Chia sẻ tài liệu hướng dẫn quản lý dược.
Trang 3Chỉ đạo
GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp
chủ biên
TS Phạm Quốc bảo Ths Phí Văn Thâm
Những người biên soạn
Mr Fred Abbatt
TS.Phạm Quốc Bảo
KS.Hà Đắc Biên
Ths Hoàng Công Chánh PGS.TS Đinh Hữu Dung KS.Nguyễn Thị Hà
TS Trần Viết Hùng
TS.Trần Quốc Kham
TS Nguyễn Văn Mạn PGS.TS Võ Xuân Minh
Trang 4Lời Giới thiệu
1 Đối tượng
Cuốn sách này được biên soạn cho cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý của các trường Đại học, Cao đẳng y tế Cuốn sách đặc biệt có ích đối các Trưởng Phòng đào tạo đại học, sau đại học, Trưởng khoa Ngoài ra, Lãnh đạo trường, các Trưởng bộ môn và Trưởng phòng Tài chính-kế toán, Giáo tài cũng có thể sử dụng cuốn sách này
2.Mục đích
Mục đích của cuốn sách là giúp cán bộ quản lý các trường Đại học, Cao
đẳng y tế, thực hiện công tác quản lý thống nhất & hiệu quả hơn Cuốn sách đưa ra các hướng dẫn cho cán bộ quản lý các trường Đại học, Cao đẳng y tế làm như thế nào để áp dụng có hiệu quả các luật, quy định, quy chế và công văn hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý các trường Cuốn sách đồng thời cũng đưa ra các kinh nghiệm, khuyến nghị về các khía cạnh quản lý hiện nay vẫn chưa có quy định, quy chế hướng dẫn cụ thể
3 Cấu trúc của cuốn sách
Cuốn sách được chia làm hai phần Phần một (chương 1) đưa ra cái nhìn tổng quan về các phương pháp quản lý thường sử dụng trong công tác quản lý của các trường Đại học, Cao đẳng y tế, chẳng hạn lập kế hoạch, giám sát,
Phần hai (từ chương 2 đến chương 14) của cuốn sách gồm các chương đề cập đến các vấn đề quản lý cơ bản của các trường Đại học, Cao đẳng y tế Đó là Quản lý đào tạo sau đại học, Quản lý chương trình đào tạo, giáo viên, sinh viên, Phần đầu tiên của mỗi chương này là danh mục các văn bản liên quan đến nội dung quản lý của một chương Tiếp theo là hướng dẫn việc tuân thủ và áp dụng các quy định, quy chế này Mỗi chương cũng sẽ có những hướng dẫn chung và khuyến nghị về những khía cạnh quản lý hiện chưa được điều chỉnh bằng các quy
định, quy chế
4.Cách sử dụng cuốn sách
Mỗi cán bộ quản lý cần có riêng một cuốn sách này cùng với quyển sách
"Các văn bản hiện hành về quản lý đào tạo cán bộ y tế" là cuốn sách tập hợp tất cả các văn bản hiện hành có liên quan đến công tác đào tạo cán
bộ y tế đang còn hiệu lực vào thời điểm quý 3 năm 2003 Các cán bộ quản lý chỉ cần đọc Phần một (chương 1) và các chương ở Phần hai có liên quan đến công việc của mình Sau đó có thể lưu giữ và tham khảo để giải quyết các vấn đề quản
lý nảy sinh
Trang 55 Cập nhật cuốn sách
Cuốn sách chỉ đề cập đến các quy định, quy chế ban hành trước tháng 10/2003 Tuy nhiên, sẽ có các quy định bổ sung hay sửa đổi sau khi ban hành tài liệu này Vì vậy, cán bộ quản lý cần lưu các văn bản mới cùng với cuốn sách Khi
sử dụng có thể ghi chú vào cuốn sách về tất cả những quy định, quy chế mới được
bổ sung hay sửa đổi cho phù hợp
Để hoàn thành tập tài liệu này, Vụ khoa học và Đào tạo đã nhận được sự giúp đỡ quý báu có hiệu quả của Tổ chức Y tế thế giới tại Hà Nội và chuyên gia của tổ chức y tế thế giới Ông Fred.Abbatt Chúng tôi cũng đã nhận được sự tham gia, đóng góp nhiệt tình của các giáo sư, các nhà giáo và cán bộ đang làm công tác quản lý đào tạo trong Ngành đặc biệt từ các trường Đại học và Cao đẳng y tế Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó
Đây là lần đầu tiên Tài liệu Hướng dẫn quản lý các trường Đại học và Cao
đẳng Y tế được biên soạn Ban biên tập cũng như các tác giả tin rằng tập tài liệu này còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc, tranh luận, nhiều nội dung chưa được đề cập hoặc đã đề cập đến nhưng chưa đầy đủ Tuy nhiên do nhu cầu cấp bách của việc đổi mới công tác quản lý hiện nay nên Vụ Khoa học & Đào tạo cố gắng xây dựng và ban hành tập tài liệu hướng dẫn này Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi
sẽ nhận được sự góp ý tận tình, quí báu của đồng nghiệp để tập tài liệu ngày càng hoàn chỉnh, thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đào tạo Ngành
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi theo địa chỉ:
Vụ Khoa học & đào tạo Bộ Y tế - 138A Giảng Võ, Hà nội
Số Fax: (04).8430015, Tel: (04).8464416/410 Email: tham@moh.gov.vn
Vụ khoa học và đào tạo
Bộ y tế
vi
Trang 6Mục lục
trangLời giới thiệu
1 Tổng quan về quản lý đào tạo
(Fred.Abbatt)
1 Phạm vi của quản lý đào tạo
2 Các mục tiêu của quản lý
1 Thời điểm áp dụng
2 Điều kiện dự thi
11 Quản lý đào tạo
11 Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá và báo cáo
13 Các phụ lục
3 Quản lý cấp bằng đào tạo chuyên khoa
sau Đại học (Ths Phạm Văn Tác)
A Các văn bản liên quan quản lý cấp bằng SĐH
B Một số điểm chính của Quy chế cấp bằng chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế
C Quy trình quản lý cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa sau
14
14151515161617202121
2224252728
39
3940
4041
vii
Trang 74 Quản lý chương trình đào tạo Đại học và Sau Đại
học(Ths Phạm Văn Tác)
A Các văn bản liên quan đến quản lý chương trình đào tạo
Đại học và Sau đại học
B Hướng dẫn thực hiện và đề xuất
1 Xây dựng chương trình giáo dục trình độ Đại học & Sau
đại học
2 Thực hiện chương trình giáo dục
3 Nội dung cốt lõi quản lý chất lượng chương trình
4 Phân công, phân cấp trong quản lý chương trình đào tạo
5.Xây dựng chương trình chi tiết và chi tiết và
chương trình tự chọn của trường
(PGS.TS.Phạm Văn Thân)
A Các văn bản pháp quy
B Hướng dẫn và đề xuất
1 Khái quát về xây dựng Và phát triển chương trình đào tạo
2 Quy trình chủ yếu trong xây dựng chương trình
II Quản lý gì trong nâng cao chất lượng đào tạo
7 Quản lý Lượng giá sinh viên
(PGS.Đinh Hữu Dung)
7 Lưu trữ các tài liệu lượng giá
8.công tác quản lý sinh viên
( TS.Trần Quốc Kham & Ths.Phạm Văn Tác)
A.Các văn bản liên quan công tác quản lý sinh viên
1 Hệ thống các văn bản pháp qui đại học, cao đẳng
42
42
4343
444445
46
474747484952
53
5356
58
585858596263646567
68
6868
viii
Trang 82 Hệ thống các văn bản pháp qui sau đại học
B Hướng dẫn và đề xuất
1 Tổ chức tiếp nhận sinh viên nhập trường
2 Tổ chức và quản lý học tập của sinh viên
3 Tổ chức và quản lý đời sống vật chất, thực hiên chính
sách đối với sinh viên
4 Tổ chức quản lý đời sống tinh thần sinh viên
5 Phối hợp với địa phương trong thực hiện quản lý sinh viên
6.Quản lý công tác khen thưởng kỷ luật
7 Quản lý công tác chuyển trường
8.Quản lý sinh viên nước ngoài và sinh viên sau tốt nghiệp
C Phân cấp quản lý
9 quản lý Công tác giáo viên
(PGS.TS Võ Xuân Minh)
A Các văn bản pháp quy
B Hướng dẫn và khuyến nghị
1 Xây dựng đội ngũ giảng viên
2 Quản lý giảng viên
3 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
10 Chuyển đổi văn bằng và trình độ đào tạo Sau đại
2 Liên thông chuyển đổi
3 Quy trình thực hiện và chế độ báo cáo
11 Danh mục và mã số đào tạo nhóm ngành sức
khoẻ (BS Nguyễn Phiên)
A Các văn bản pháp quy
B Hướng dẫn thực hiện và đề xuất
1 Một số quy định của Bộ Giáo dục&Đào tạo và
tổng cục thống kê về danh mục và mã số đào tạo
2 Giới thiệu bảng danh mục và mã số đào tạo y tế
717174
75 75 757676
77
78
7879798284
86
8687
878890
90
929292
9399
101
101
ix
Trang 9B Hướng dẫn thực hiện và đề xuất
I Những vấn đề về kế hoạch Đào tạo hiện nay
II Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo của Bộ Y tế
III Công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế
1 Quản lý công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục
2.Đào đào tạo cán bộ công chức
13 Quản lý tài chính trong các cơ sở đào tạo Đại
học (KS Nguyễn Thị Hà)
A Các văn bản liên quan đến quản lý tài chính
B Hướng dẫn thực hiện và đề xuất
I Một số vấn đề cơ bản về quản lý kế hoạch tài chính
II Công tác lập dự toán thu - chi
14 Quản lý trang thiết bị tại các trường đại học và
cao Đẳng Y-Dược (KS.Hà Đắc Biên)
A Các văn bản liên quan đến quản lý trang thiết bị
B Hướng dẫn thực hiện và đề xuất
1 Quản lý mua sắm trang thiết bị
2 Quản lý khai thác sử dụng trang thiết bị
3 Quản lý hiện trạng trang thiết bị y tế
4 Quản lý chất lượng Trang thiết bị
102102106108108108
111
111113113115
119
120120120125125127
x
Trang 101 Tổng quan về quản lý đào tạo
Phần này sẽ đề cập đến một số phương pháp chung trong quản lý và các phương pháp này phù hợp với rất nhiều lĩnh vực của công tác quản lý trong các
trường Y -Dược Đầu tiên là phạm vi của quản lý đào tạo, đó là tất cả các hoạt
động cần được quản lý Tiếp theo, sự khác biệt giữa việc thi hành (tức là tuân thủ
đúng các quy trình được đề ra trong những tình huống thông thường) và các loại
hình quản lý không có các quy trình cố định Cuối cùng và cũng là phần quan trọng
nhất của phần một là mô tả các nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng bốn kỹ năng
quản lý chung
1 Phạm vi của quản lý đào tạo
“Quản lý đào tạo” có thể được định nghĩa như là bất kỳ công việc quản lý nào phục vụ cho quá trình đào tạo Đây là một định nghĩa rộng và rõ ràng là vượt ra ngoài công tác quản lý giảng dạy rất nhiều Ví dụ, công tác tuyển sinh là một phần của quá trình đào tạo và cần phải được quản lý, nhưng lại không liên quan gì đến giảng dạy Hướng dẫn công tác quản lý trong các trường Đại học và Cao đẳng Y tế
là lĩnh vực rộng lớn và rất khó khăn, tuy nhiên nhu cầu về quản lý thống nhất trong các trường công lập là nhu cầu cấp bách Bộ Y tế mong muốn có một cuốn tài liệu hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác quản lý đào tạo của các trường Đại học và Cao đẳng Y Dược, Nhưng vì do nhiều lý do, nên trong cuốn sách này chỉ mới đề cập được một số hoạt động trong việc quản lý các trường Y tế, đó là:
1 Tổng quan về quản lý đào tạo
2 Quản lý công tác đào tạo chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế gồm đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II và Bác sĩ Nội trú Bệnh viện
3 Quản lý cấp bằng chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế
4 Quản lý chương trình đào tạo Đại học và Sau đại học y tế
5 Xây dựng chương trình Giáo dục (còn gọi là chương trình chi tiết) và
chương trình của phần mềm do các trường đề xuất
6 Quản lý chất lượng đào tạo Đại học
7 Quản lý lượng giá sinh viên đại học
8 Công tác quản lý sinh viên
9 Quản lý công tác giảng viên
1
Trang 1110 Chuyển đổi văn bằng và trình độ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực y tế
11 Danh mục và mã số đào tạo nhóm ngành sức khoẻ
12 Quản lý kế hoạch đào tạo và đào tạo liên tục cán bộy tế
13 Quản lý tài chính trong các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng
14 Quản lý Trang thiết bị tại các trường Đại học, Cao đẳng Y tế
Trong chương 1 này của cuốn sách chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề chung nhất của công tác quản lý Các nội dung cụ thể về quản lý trường Đại học, Cao đẳng Y tế sẽ được trình bày ở các Chương tiếp sau
2 Các mục tiêu của quản lý đào tạo
Điều hiển nhiên là một trường Đại học, Cao đẳng Y tế cần được quản lý tốt Nhưng, quản lý tốt không phải chỉ dừng ở đó: nó phải trở thành phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu quan trọng hơn Đối với một trường Đại học, Cao đẳng,
mục tiêu này là đào tạo ra các sinh viên có thái độ đúng đắn và các kỹ năng tốt nhất, để từ đó họ có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao tại cộng đồng mà họ làm việc
Cán bộ quản lý của trường Đại học, Cao đẳng phải luôn luôn nhớ mục tiêu này Nên coi đó là một yếu tố cơ bản cần quan tâm khi đưa ra các quyết định quản
lý
Chẳng hạn, một trường Đại học y tế quyết định xây dựng một khu nhà mới
Có thể, trường Đại học đó còn có nhiều nhu cầu khác Ví dụ, một phòng họp lớn để sinh viên toàn trường có thể tập trung ở đó; cần nâng cấp trang thiết bị của thư viện; cần có những nơi để học sinh tự học; sửa sang ký túc xá sinh viên Việc cải tạo bất kỳ hoặc tất cả các khu nhà này đều góp phần cải thiện cơ sở vật chất của nhà trường Tuy nhiên, nếu chỉ có đủ tiền để xây dựng hoặc cải tạo một trong số ba khu nhà này thì quyết định được lựa chọn phải dựa trên đánh giá xem khu nhà nào
sẽ có tác động lớn nhất đến kỹ năng và thái độ của sinh viên
3 Hai loại hình quản lý
Người ta có thể chia quản lý ra làm hai loại:
Loại thứ nhất thường được gọi là “thi hành” Trong loại hình quản lý này, người quản lý thường thực hiện đúng các quy trình đã được xác định rõ Ví dụ, có nhiều quy định trong quy chế về việc tuyển sinh Công việc của người quản lý là thực hiện đúng và kịp thời các quy trình này Nhìn chung, việc thi hành không yêu cầu người quản lý phải sáng tạo hoặc cần có những đánh giá cá nhân Vì vậy, trong công tác tuyển sinh, bất cứ người quản lý nào thực hiện đúng các quy trình thì
đều tuyển được các sinh viên như nhau
2
Trang 12Loại hình quản lý thứ hai không có tên gọi thống nhất chung Một số gọi đó
là “giải quyết vấn đề”, hay đôi khi gọi là “quản lý sáng tạo”, hoặc “quản lý ở trình độ cao hơn” Đối với loại hình quản lý này, không có các quy trình chính xác cần tuân thủ, nhưng có các nguyên tắc chung có thể được áp dụng trong các trường hợp Thay vì phải theo đúng các quy trình, người quản lý phải dựa vào kinh nghiệm, các
kỹ năng quản lý chung và sự hiểu biết của bản thân
Một ví dụ về loại hình quản lý này là khi lãnh đạo của một trường Đại học Y quyết định cần phải dạy nội dung gì trong “phần mềm” của chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng Có một số nguyên tắc có thể được áp dụng Ví dụ, các môn học
được lựa chọn phải phù hợp với các vấn đề sức khoẻ được xem là quan trọng nhất
đối với cộng đồng xung quanh trường Đại học Y đó Tuy nhiên, không có một quy trình cố định nào mà người quản lý có thể sử dụng để đưa ra quyết định
Một ví dụ khác là việc khuyến khích, động viên giảng viên Hiển nhiên là người quản lý nên khuyến khích giảng viên làm việc nhiệt tình và say sưa hơn Tuy nhiên, không có một quy trình cố định nào để khuyến khích, động viên giảng viên: các giảng viên khác nhau sẽ được khuyến khích, động viên bởi các yếu tố khác nhau Vì vậy, người quản lý phải sử dụng hiểu biết của mình về mỗi cá nhân giảng viên và tìm cách phù hợp nhất để khuyến khích, động viên cá nhân đó
Nhìn chung, quản lý theo kiểu thi hành chủ yếu liên quan đến việc duy trì hoạt động của trường Đại học, Cao đẳng Y tế ở mức như hiện nay Quản lý ở trình
độ cao hơn liên quan đến việc nâng cao/cải thiện hoạt động của nhà trường
Hai loại hình quản lý này không phải là hoàn toàn riêng biệt và tách rời nhau Hơn thế, chúng là các cực của sự tiếp nối các loại hình quản lý Trong thực
tế, phần lớn các nhiệm vụ quản lý cần sự kết hợp của các loại hình này Chẳng hạn, khi quản lý chất lượng giảng dạy, khía cạnh thi hành liên quan đến việc phải
đảm bảo rằng tất cả giảng viên phải được dự giờ ít nhất là một lần trong mỗi học
kỳ Trong khi khía cạnh quản lý ở trình độ cao hơn lại ở chỗ người quản lý phải
chắc chắn rằng việc dự giờ phải được thực hiện tốt và những thông tin phản hồi lại
cho người giảng viên phải giúp họ dạy tốt hơn trong tương lai
Tất nhiên, người quản lý cần phải thực hiện đúng và kịp thời các quy định, quy chế Nếu họ làm được điều này, nó sẽ giúp nhà trường đạt được các mục tiêu
đào tạo với chất lượng tương đối Tuy nhiên, để đạt được chất lượng cao hơn, người quản lý cần đi xa hơn các quy trình cố định được đề ra và cần sử dụng loại quản lý
ở trình độ cao hơn
Tóm lại, thi hành là cần thiết và phải được thực hiện có hiệu quả Tuy nhiên,
điều này chưa đủ để đạt được chất lượng ở mức cao nhất có thể
Trong phần hai, mỗi chương sẽ mô tả các quy trình cần được thực hiện Sau
đó sẽ đưa ra các khuyến nghị để các hoạt động quản lý có thể được thực hiện ở mức độ cao hơn
3
Trang 134 Các kỹ năng quản lý chung
Có rất nhiều kỹ năng quản lý chung có ích đối với trường Đại học, Cao đẳng Y
tế Cũng đã có rất nhiều sách viết về chủ đề này Cuốn sách này chỉ đề cập đến 4
muốn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai Công tác lập kế hoạch có thể đơn giản
hay phức tạp Thí dụ một kế hoạch đơn giản là quyết định thời gian và địa điểm cuộc họp Ví dụ một kế hoạch phức tạp hơn là quyết định thời gian biểu cho bài giảng, làm việc nhóm nhỏ và thực hành trong một năm của chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa
Thông thướng, quá trình lập kế hoạch liên quan đến ba bước:
- Phân tích thực trạng, tức là mô tả thực trạng của công việc và để xem có vấn đề gì hay không Nếu có vấn đề, thì trong phân tích thực trạng phải phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề đó;
- Xác định mục tiêu, tức là mô tả điều mà ta mong muốn đạt được trong tương lai;
- Quyết định các hoạt động cần tiến hành để đạt được mục tiêu, phải suy nghĩ xem cần thực hiện những hoạt động nào để thay đổi tình trạng hiện nay để
đạt tới mức độ mà mình mong muốn trong tương lai
Các bước này được minh hoạ bằng các ví dụ sau đây
Ví dụ 1: Lập kế hoạch một cuộc họp
4
Trang 14Ví dụ về lập kế hoạch này có vẻ quá đơn giản mà nhiều người quản lý có lẽ nghĩ rằng nó không đáng được gọi là một kế hoạch hoặc dùng các cụm từ như phân tích tình huống Điều này có thể đúng Tuy nhiên, ví dụ rất đơn giản này cũng thường được làm không tốt, có thể vì một số cán bộ quản lý không nghĩ về nó như
là một kế hoạch, và kết quả là không phải tất cả mọi người cần tham dự cuộc họp nhất trí về thời gian họp
Ví dụ 2:Lập kế hoạch thời gian biểu
Thực trạng có thể là:
- Chương trình đào tạo đã nêu rõ các môn cần được dạy;
- Có các quy đinh, quy chế về tiêu chuẩn giờ giảng đối với mỗi giảng viên;
- Mỗi giảng viên chỉ có chuyên môn để dạy một số môn học mà thôi;
- Có khó khăn trong việc tìm các giảng viên kiêm nhiệm cho một số môn học;
Mục tiêu là phải có được một thời gian biểu đủ số lượng tiết giảng dạy cho mỗi môn học trong chương trình và bố trí được giảng viên cho các buổi giảng
Các hoạt động cần thực hiện là suy nghĩ và thảo luận để xây dựng thời gian biểu (Quy trình này được đề cập kỹ hơn trong chương 3)
Bất cứ khi nào các cán bộ quản lý phải lập kế hoạch về một vấn đề gì, họ cần nhớ đến quy trình lập kế hoạch chung này Tuy nhiên, quy trình này rất linh hoạt và phải được áp dụng một cách phù hợp với từng tình huống – lập kế hoạch không phải là một quy trình cố định cứng nhắc
4.2 Chu trình quản lý
5
Xác định vấn đề
Lập kế hoạch về giải pháp
Trao đổi thông tin về
kế hoạch đó
Thực hiện kế hoạch
Xác định mục tiêu
Quyết định hoạt
động
Chưa xong
Khởi đầu
Trang 15Lập kế hoạch thường được coi như là một phần của “Chu trình quản lý” Chu trình quản lý này được áp dụng trong các tình huống giải quyết vấn đề và trong quản lý dự án Một trường Đại học, Cao đẳng Y tế không phải thường xuyên xây dựng một kế hoạch chính thức Nhưng lại thường xuyên phải giải quyết một vấn đề
được coi như là đã có trong kế hoạch Ví dụ, một giảng viên bị ốm hoặc không thể lên lớp vì một lý do nào đó Cán bộ quản lý của trường phải quyết định thay đổi lịch giảng như thế nào để giải quyết được vấn đề này
Một vấn đề khác có thể là: Rất nhiều sinh viên đạt điểm kém trong kỳ thi kết thúc học phần nào đó trong chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa Cả hai tình huống trên đều có thể quản lý được tốt hơn nếu các cán bộ quản lý suy nghĩ về vấn
đề theo Chu trình quản lý Những người khác nhau trình bày chu trình quản lý theo những cách hơi khác nhau Tuy nhiên, tất cả các cách trình bày này nói chung đều tương tự như mô hình trên
Sử dụng quy trình quản lý để giải quyết vấn đề sinh viên đạt điểm kém trong kỳ thi, cán bộ quản lý của trường Đại học, Cao đẳng có thể làm như sau:
a Xác định vấn đề
Giả sử các nhà quản lý đã xem điểm thi của học phần đó và nhận thấy rằng
điểm thi rất kém Bước tiếp theo là xác định bản chất của vấn đề một cách chi tiết hơn Cán bộ quản lý cần đánh giá chính xác xem điểm thi kém đến mức độ nào và quyết định liệu vấn đề này có xảy ra với sinh viên khoá tiếp theo hay không? Giả
sử cán bộ quản lý xác định vấn đề tương tự có thể xẩy ra đối với sinh viên khoá tiếp theo nếu không có hoạt động can thiệp nào được thực hiện Đối với ví dụ này, không cần quan tâm đến việc cán bộ quản lý nên làm gì đối với các sinh viên khoá hiện nay
b Lập kế hoạch giải quyết
Để lập kế hoạch giải quyết, người cán bộ quản lý cần tuân thủ 3 bước của
quy trình lập kế hoạch đề cập đến ở trên Họ cần phân tích tình huống bằng cách
đặt câu hỏi chẳng hạn như:
- Bài thi có phù hợp với mục tiêu học tập không?
- Có đủ thời gian để giảng dạy học phần này không?
- Thời gian biểu cho học phần này có cấu trúc hợp lý không?
- Phương pháp dạy học có phù hợp không?
- Giảng viên có đủ kiến thức về môn học này không?
- Giảng viên có sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học dự kiến không?
Giả sử kết quả phân tích tình huống đưa ra kết luận rằng kiến thức của giáo viên về môn học đó không đủ và kỹ năng giảng dạy yếu
6
Trang 16Mục tiêu của kế hoạch thường trở nên hiển nhiên một khi hoàn thành việc
phân tích tình huống Trong ví dụ này: Mục tiêu là các giảng viên phải nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy (với giả thiết là không có các giảng viên khác thay thế) Hoạt động để thực hiện mục tiêu này sẽ liên quan đến việc đào tạo lại cho giảng viên bằng một số hình thức nào đó
c Trao đổi thông tin về kế hoạch
Thông tin về kế hoạch trong ví dụ này bao gồm việc thảo luận với các giảng viên có liên quan Mục đích của cuộc thảo luận sẽ giúp các giảng viên nhận ra những hạn chế của mình và khuyến khích họ, nhờ đó họ muốn nâng cao nhận thức
và kỹ năng giảng dạy của mình
Đồng thời cũng cần có thông tin về việc tổ chức các khoá đào tạo lại cho những giảng viên này Điều này là cần thiết để mọi người (cả trong và ngoài trường) hiểu khoá đào tạo lại cần đạt được cái gì
d Triển khai các hoạt động
Các giảng viên sẽ được tham dự các khoá đào tạo về chuyên môn và về mặt nghiệp vụ
e Giám sát các hoạt động
Các cán bộ quản lý nhà trường cần giám sát xem các giảng viên có tham gia khoá đào tạo hay không cũng như khoá đào tạo có dẫn đến việc nâng cao kiến thức và kỹ năng giảng dạy hay không
f Đánh giá
Các cán bộ quản lý nhà trường sẽ đánh giá các kết quả của kế hoạch theo hai cách Cách thứ nhất, họ sẽ quan sát, hoặc yêu cầu người khác quan sát, buổi lên lớp của các giảng viên này trong khoá học tiếp theo Họ sẽ đánh giá xem liệu buổi lên lớp này có đạt trình độ yêu cầu chưa Cách thứ hai, họ sẽ quan tâm đặc biệt đến kết quả thi của học phần mà khoá sinh viên trước đó đạt kết quả rất kém
Sử dụng các thông tin này, họ sẽ quyết định liệu kế hoạch có thành công hay không trong việc giải quyết vấn đề Nếu kế hoạch không thành công, các cán
bộ quản lý sẽ phải làm lại quy trình quản lý này và tìm một giải pháp tốt hơn cho vấn đề đó
Trong ví dụ trên, vấn đề được giải quyết bằng cách tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý Trong các tình huống khác, một số bước trong quy trình quản lý có thể rất đơn giản và người quản lý sẽ hoàn thành các bước đó rất nhanh và lúc đó
họ có thể cảm thấy dường như mô hình này quá phức tạp Tuy nhiên, mô hình này,
có thể ở dạng đơn giản hoá, sẽ giúp cán bộ quản lý giải quyết nhiều tình huống không có quy trình xác định trước
7
Trang 174.3 Trao đổi thông tin
Thông thường, khi có các vấn đề xảy ra, mọi người hay đổ lỗi cho việc thiếu trao đổi thông tin Chắc chắn là trao đổi thông tin đầy đủ giữa cán bộ quản lý, giảng viên, các công chức nhà trường và sinh viên là rất quan trọng, mặc dù nó không phải là nguyên nhân của tất cả các vấn đề xảy ra trong nhà trường
Các quy đinh, quy chế không đề cập đến vấn đề trao đổi thông tin một cách chi tiết Vì vậy cán bộ quản lý phải sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình để quyết định trao đổi thông tin vào lúc nào và như thế nào Một số nguyên tắc của trao đổi thông tin có hiệu quả được gợi ý là:
4.3.1 Trao đổi thông tin – với ai?
Hiển nhiên, cán bộ quản lý cần trao đổi thông tin với tất cả các nhóm trong nhà trường Tuy nhiên, trao đổi thông tin ngoài nhà trường cũng là vấn đề Lãnh
đạo nhà trường đại diện cho trường trong các mối quan hệ với ngành y tế, với các
bộ, sở khác và với cộng đồng địa phương
Trường Đại học, Cao đẳng Y tế sẽ có khả năng phục vụ tốt hơn các nhu cầu của cộng đồng nếu cán bộ quản lý nhà trường dành thời gian tại cộng đồng thảo luận các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với lãnh đạo cộng đồng và người bệnh Cán
bộ quản lý cần lắng nghe các ý tưởng và ý kiến của người dân, những người sẽ hưởng lợi từ công tác đào tạo của nhà trường Việc trao đổi thông tin này không phải là một cuộc khảo sát chính thức về nhu cầu y tế Do vậy nên sử dụng cách tiếp cận ít hình thức hơn
Trong lĩnh vực y tế, cán bộ quản lý nhà trường cần gặp gỡ những người giám sát quản lý các Bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên y tế khác trong công việc hàng ngày của họ sau khi họ đã hoàn thành việc học tập Thông tin phản hồi từ những người này là rất quý báu về chất lượng đào tạo và cũng đưa ra những gợi ý có ích
để cải tiến công tác đào tạo
Cán bộ quản lý nhà trường cũng nên có thảo luận thường xuyên với cán bộ quản lý của các cơ sở y tế có sinh viên của nhà trường thực hành ở đó Thường có một số mâu thuẫn (hay mâu thuẫn tiềm tàng) giữa nhà trường và những cơ sở y tế này Các mâu thuẫn có thể được giải quyết (hoặc ngăn ngừa) một cách dễ dàng hơn nếu có được mối quan hệ cá nhân tốt giữa cán bộ quản lý nhà trường và cán
bộ quản lý các cơ sở y tế
4.3.2.Các chức năng của trao đổi thông tin
Cán bộ quản lý thường xuyên cung cấp thông tin hoặc chỉ đạo tới mọi người
trong nhà trường Đây là một chức năng của trao đổi thông tin Nhưng các chức
năng khác cũng rất quan trọng Một số chức năng quan trọng hơn được đề cập sau
đây:
8
Trang 18đưa ra
Cung cấp thông tin chỉ là một phần của trao đổi thông tin Một cán bộ quản
lý giỏi cũng sẽ thường xuyên kiểm tra xem thông tin có được hiểu và các mệnh lệnh
có được chấp nhận không Lý do tại sao việc chấp nhận lại quan trọng là vì người nhận mệnh lệnh có thể biết lý do tại sao mệnh lệnh đó lại khó hoặc không thể thực hiện Các khó khăn phải được thảo luận trước khi quá trình đưa mệnh lệnh hoàn thành
b Thuyết phục
Thuyết phục không phải chỉ là cung cấp thông tin Mục đích của thuyết phục
là đạt được sự nhất trí với một ý tưởng hoặc quyết định Thuyết phục thường liên
quan đến các lý luận logic – cung cấp bằng chứng hoặc lý do minh chứng cho ý tưởng hoặc quyết định Thuyết phục cũng còn liên quan đến tình cảm Ví dụ, cán
bộ quản lý nhà trường có thể kêu gọi sự mẫn cán của các giảng viên đối với nhà trường hoặc các thái độ khác Thuyết phục có thể liên quan đến thoả hiệp – “Anh
sẽ làm việc mà tôi muốn anh làm nếu tôi làm một việc khác mà anh muốn chứ?”
Chìa khoá cho việc thuyết phục thành công là người quản lý phải tìm được lý
do làm cho người đang được thuyết phục sẽ chấp nhận ý tưởng hoặc quyết định Chỉ đơn giản nhắc lại những lý luận chung chung mà người quản lý cho là đã đủ thuyết phục thì không phải là cách tiếp cận tốt
Tóm tắt trên cho thấy rằng có rất nhiều kỹ thuật có thể được sử dụng Nếu chỉ rõ ràng không thôi thì chưa đủ Cán bộ quản lý cần phải hiểu tâm lý của người
mà mình đang cố thuyết phục
c Khuyến khích, động viên
Các mục trước cũng đã đề cập đến sự cần thiết của việc người quản lý khuyến khích, động viên cán bộ (và sinh viên) trong trường Sự khuyến khích, động
viên diễn ra chủ yếu thông qua hình thức tiếp xúc/giao tiếp của cán bộ quản lý –
mặc dù khuyến khích vật chất cũng là rất quan trọng Một trong những cách hay dùng để động viên cán bộ là khen ngợi họ khi họ hoàn thành tốt công việc
d Tìm kiếm ý tưởng hoặc thông tin
Các chức năng trao đổi thông tin đề cập đến ở trên chủ yếu tập trung vào
việc truyền đạt từ cán bộ quản lý đến những người khác Nhưng cán bộ quản lý nhà
9
Trang 19trường cũng cần đưa ra câu hỏi và lắng nghe xem người khác nói gì Một điểm trong trao đổi thông tin hiệu quả là biết im lặng và chú ý nghe những điều mà người khác nói
Trên đây chỉ là một giới thiệu ngắn gọn về trao đổi thông tin Nhưng nó cũng
có thể đã đủ để cán bộ quản lý trường Đại học, Cao đẳng Y tế nhận thấy yêu cầu phải suy nghĩ về mục đích trao đổi thông tin của mình và dành một ít thời gian suy nghĩ về cách mà họ sử dụng để đạt được các mục tiêu trước khi bắt đầu nói hay viết
Chìa khoá cho các cuộc họp thành công là chủ toạ tốt Người chủ toạ thường có các trách nhiệm sau:
- Chuẩn bị chương trình làm việc trước khi cuộc họp diễn ra và thông báo cho những người dự họp về các nội dung của chương trình làm việc Chủ toạ có thể mời những người dự họp bổ sung những vấn đề của họ vào chương trình, cuộc họp
- Suy nghĩ về kết quả cần đạt được cho mỗi nội dung của chương trình làm việc Nhìn chung, mục đích của mỗi nội dung chương trình cuộc họp có thể là cung cấp thông tin để đưa ra quyết định hoặc để tìm kiếm ý tưởng hoặc gợi ý Nếu chủ toạ không biết rõ mục đích của các nội dung chương trình làm việc thì cuộc họp sẽ không đi đến đâu cả Cuộc họp chắc chắn
sẽ diễn ra lâu hơn cần thiết và có thể không đạt được bất kỳ mục tiêu hiệu quả nào
- Kiểm soát việc thảo luận diễn ra trong cuộc họp Điều này có nghĩa là
đảm bảo chỉ từng người nói một và đảm bảo tất cả mọi người có cơ hội phát biểu (tất nhiên không nói quá dài), và đảm bảo mọi thảo luận diễn
ra phải liên quan đến nội dung chương trình làm việc (và mục đích của mục đó);
- Ghi biên bản cuộc họp về tất cả các quyết định đã thông qua cũng như tất cả các đề xuất;
- Gửi biên bản cuộc họp cho tất cả các thành viên tham dự sớm nhất sau cuộc họp
Trang 20Cán bộ quản lý trường Đại học, Cao đẳng Y tế nên cố gắng nâng cao kỹ năng truyền đạt của bản thân mà không chỉ giới hạn trong những hướng dẫn này
Để làm được điều này, họ nên đọc những sách khác về truyền thông hoặc quan sát mọi người giao tiếp với nhau như thế nào Trên nữa, họ cần rút kinh nghiệm của bản thân để tìm ra phương pháp giao tiếp nào là tốt nhất trong công việc hàng ngày của mình
4.4 Giám sát
“Giám sát” là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý có liên quan tới hai
bộ phận:
- Thu thập thông tin về cách thức tiến hành công việc của Nhà trường
- Tiến hành các hoạt động trên cơ sở các thông tin đó
sử dụng sách trong thư viện không, sinh viên có thích các buổi học trên lớp không Nói ngắn gọn, bất cứ khi nào một cán bộ quản lý giỏi đi ra ngoài văn phòng của mình, họ sẽ liên tục quan sát xem điều gì đang xảy ra
Cả cách thu thập thông tin chính thức và không chính thức đều quan trọng
4.4.2 Tiến hành các hoạt động
Nếu chỉ tiến hành thu thập thông tin không thôi thì điều này không có ích gì:
nó chỉ có ích khi thông tin thu được dẫn đến hoạt động Công việc đầu tiên là quyết
định xem các thông tin cho thấy khía cạnh công việc đó của nhà trường có được làm tốt hay không Ví dụ, nếu chi tiêu trong một tháng ít hơn hoặc bằng với dự trù chi tiêu cho tháng đó, thì thông tin đó cần xem xét Nếu chi tiêu lớn hơn so với dự trù thì thông tin đó là chưa được Nếu sinh viên không sử dụng sách trong thư viện hoặc không thích các buổi lên lớp, thì thông tin đó cần xem xét, v.v
Khi thông tin cho thấy công việc đó được thực hiện tốt thì cần phải khen ngợi người chịu trách nhiệm làm việc đó hoặc ít nhất phải nói với người đó là mình biết
đó là một công việc tốt
11
Trang 21Khi thông tin cho thấy công việc đó được làm chưa tốt, thì cần phải có các quyết định tiếp theo Nếu vấn đề không lớn, thì thông thường chỉ cần nhắc nhở hoặc có mệnh lệnh đơn giản là đủ Khi vấn đề nghiêm trọng hơn, thì cần được giải quyết theo quy trình quản lý đã được đề cập trong Mục 4.2
4.4.3 Kết luận
Người quản lý giỏi phải biết điều gì đang xảy ra trong nhà trường mình và phải có hành động kịp thời để giải quyết các vấn đề Quá trình giám sát này là một phần công việc hàng ngày của những người quản lý giỏi - đó không phải là việc chỉ
được làm hàng tháng một lần
4.5 Đánh giá
Đánh giá nhiều khi được hiểu cũng tương tự như giám sát Cả hai việc đều liên quan đến thu thập thông tin và đưa ra quyết định (hoặc tiến hành hoạt động) trên cơ sở các thông tin đó Trong thực tế, không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại họat động quản lý này Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một số điểm khác biệt sau:
- Nhìn chung, đánh giá được thực hiện cho toàn bộ kế hoạch hoặc một phạm vi công việc lớn, trong khi giám sát được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn;
- Nhìn chung, đánh giá có phạm vi rộng hơn và phải cân nhắc rất nhiều yếu
tố Giám sát thường chỉ quan tâm đến một số ít các yếu tố;
- Nhìn chung, đánh giá được tiến hành một lần vào cuối kỳ kế hoạch hoặc chỉ vài lần trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch (mặc dù thông tin có thể được thu thập liên tục trong suốt quá trình kế hoạch)
Những điểm trên không phải là những khác biệt rõ ràng Trong thực tế, những người khác nhau sử dụng thuật ngữ “giám sát” và “đánh giá” theo các cách khác nhau
4.5.1 Cần phải đánh giá cái gì?
Thông thường, có ba khía cạnh của kế hoạch hoặc công việc mà cán bộ quản lý cần đánh giá:
- Kế hoạch: Người đánh giá phải trả lời các câu hỏi liên quan đến kế hoạch chẳng hạn như: phân tích thực trạng đã đầy đủ chưa và đã xác định được các nguyên nhân cơ bản của vấn đề chưa? Nếu đạt được các mục tiêu đề ra thì liệu vấn đề có được giải quyết không? Liệu các hoạt động đề ra có đạt được các mục tiêu không?
- Quá trình: Người đánh giá cần mô tả các hoạt động cần làm và quyết định các hoạt động này có được thực hiện đúng như trong kế hoạch không (kế hoạch có
được thực hiện không?) Nếu các hoạt động thực hiện khác so với kế hoạch thì
12
Trang 22những thay đổi đó có phù hợp với kế hoạch không? (Phần đánh giá này phụ thuộc vào thông tin thu thập được trong quá trình giám sát thực hiện kế hoạch)
- Tác động Các câu hỏi quan trọng cần đặt ra ở đây là “mục tiêu đề ra nào
đã đạt được?” và “tác động tổng thể của kế hoạch là gì?” Một lần nữa, người đánh giá cần thu thập thông tin để trả lời những câu hỏi này
4.5.2 Các quyết định đánh giá
Nói chung, đánh giá có thể dẫn đến hai loại quyết định
Loại quyết định thứ nhất liên quan đến lợi ích tổng thể của kế hoạch Các quyết
định có thể là:
- Kế hoạch có thành công hay không
- Kế hoạch có đáng tiền để thực hiện hay không
- Kế hoạch này có nên áp dụng lại ở các địa điểm khác hay vào các thời gian khác không
Đánh giá được thiết kế để dẫn tới loại quyết định này được gọi là đánh giá tổng kết Nó thường chỉ diễn ra vào cuối kế hoạch
* Loại quyết định thứ hai liên quan đến thay đổi việc thực hiện kế hoạch như thế nào Các quyết định có thể về:
- Các mục tiêu kế hoạch đề ra có cần thay đổi không, các phương pháp làm việc hoặc các hoạt động thực hiện kế hoạch có cần thay đổi không;
- Có cần thêm thời gian hoặc nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra không
Đánh giá được thiết kế để dẫn tới các quyết định loại này gọi là đánh giá tác nghiệp Đôi khi đánh giá tác nghiệp được thực hiện vào cuối kỳ kế hoạch, từ đó có thể hướng dẫn thực hiện các kế hoạch tương tự được triển khai ở những nơi khác Còn thông thường đánh giá tác nghiệp được tiến hành trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có thể điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đó
Cả hai loại đánh giá tổng kết và đánh giá tác nghiệp nên được thiết kế từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch hoặc công việc Điều này sẽ giúp cho việc thu thập các thông tin phù hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch
4.5.3.Kết luận
Đánh giá là một phần rất quan trọng của quy trình quản lý Nó là công cụ cơ bản để đưa ra quyết định liên quan đến chất lượng công việc được làm và làm thế nào để nâng cao chất lượng đó./
13
Trang 232 Quản lý công tác Đào tạo chuyên khoa sau đại học
Đào tạo cán bộ y tế có trình độ sau đại học là nhu cầu hết sức cần thiết và bức súc nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành y tế; chuyên khoa cấp I (CKI), chuyên khoa cấp II(CKII) đã được đào tạo từ những năm 70 của thế kỷ trước và
đào tạo Bác sĩ Nội trú bệnh viện (BSNTBV) đã được tiếp tục ngay từ những năm khán chiến chống Pháp Đây là một trong những phương thức đào tạo chuyên khoa sau đại học, chuyên gia giỏi của Ngành Hình thức đào tạo này đã được chính thức công nhận tại Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30.8.2000 của Chính Phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục Các loại hình đào tạo này cùng với đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ là 5 loại hình đào tạo sau đại học trong lĩnh vực y tế Việc chuyển đổi giữa các loại hình đào tạo từ CKI,CKII, BSNTBV sang thạc sỹ, tiến sỹ và ngược lại đã được Bộ giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế thống nhất quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2003/TTLT/BGD&ĐT-BYT ngày 01.7.2003
Chương này đề cập đến những nội dung cụ thể để giúp các cơ sở đào tạo CKI, CKII, BSNTBV thực hiện thống nhất các quy định của Bộ y tế
A.Các văn bản liên quan đến đào tạo chuyên khoa sau đại học
- Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP, ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- Quyết định số: 1635/2001/ QĐ-BYT, ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành Quy chế đào tạo Bác sĩ Nội trú bệnh viện
- Các quyết định số: 1636/ 2001/QĐ-BYT và số 1637/2001/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I và đào tạo chuyên khoa cấp II sau đại học
- Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy chế Đào tạo sau đại học
- Quyết định số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/01/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy chế Tuyển sinh sau đại học
- Quyết định số 4305/QĐ-BYT, ngày 14.8.2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bằng tốt nghiệp chuyên khoa I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa II, bằng tốt nghiệp nội trú bệnh viên trong lĩnh vực y tế
14
Trang 24- Quyết định số 4306/QĐ-BYT Ngày 14.8.2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa II, bằng tốt nghiệp nội trú bệnh viên trong lĩnh vực y tế
B Hướng dẫn thực hiện và đề xuất
1 Thời điểm áp dụng
Các khoá tuyển sinh, đào tạo trước năm 2001 thực hiện theo Quy chế đã ban hành; các khoá tuyển sinh, đào tạo từ năm 2001 thực hiện theo Quy chế đào tạo BSNTBV, CK I, CK II ban hành tại Quyết định số 1635/2001/QĐ-BYT, 1636/2001/QĐ-BYT, 1637/2001/QĐ-BYT ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế (được gọi tắt là các Quy chế đào tạo BSNTBV, Quy chế 1636 và Quy chế 1637)
2 Điều kiện dự thi tuyển
2.1 Bác sĩ Nội trú bệnh viện
Đối tượng tuyển sinh là các Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Bác sĩ Y học dân tộc, Nhi hệ chính quy tốt nghiệp đại học chưa quá 12 tháng đạt loại khá trở lên, phải có điểm thi kết thúc môn học chuyên ngành dự thi đạt từ khá trở lên (chỉ tính điểm thi lần thứ nhất)
Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (không tính dừng học tập vì lý do sức khoẻ hoặc do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn)
Các điều kiện khác thực hiện theo Điều 3 của Quy chế đào tạo BSNTBV
2.2 Chuyên khoa cấp I
Thực hiện theo Điều 2 của Quy chế 1636
- Đối tượng tuyển sinh đào tạo thuộc các chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Nhi phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tương ứng Bác
sĩ đa khoa xin dự thi các chuyên khoa trên và các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Mắt phải có chứng chỉ định hướng chuyên khoa, có bảng điểm đính kèm ghi rõ số đơn
vị học trình (ĐVHT) của từng học phần Cơ sở đào tạo định hướng chuyên khoa phải xây dựng chương trình đào tạo định hướng chuyên khoa có khối lượng kiến thức từ 20-30 ĐVHT tuỳ theo từng chuyên ngành
Các chương trình định hướng chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền
có phần chuyên môn tương ứng phần chuyên môn trong chương trình đào tạo đại học Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền hệ chính qui đã được ban hành và không ít hơn 50 ĐVHT
15
Trang 25Điều kiện để một cơ sở đào tạo đại học được đào tạo định hướng chuyên khoa là:
+ Có đội ngũ giảng viên chuyên ngành tương ứng theo quy chế đào tạo chuyên khoa I
+ Có cơ sở vật chất và bệnh viện thực hành đảm bảo chất lượng
+ Có chương trình, chương trình chi tiết, tài liệu dạy/học phù hợp
Để đảm bảo chất lượng, Bộ Y tế thẩm định và cho phép các cơ sở có đủ
điều kiện đào tạo định hướng chuyên khoa Chỉ chấp nhận các chứng chỉ chuyên
khoa định hướng thuộc các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế đã thẩm định và cho phép
đào tạo
- Có thâm niên công tác trong chuyên ngành từ 12 tháng trở lên và hiện
đang công tác đúng chuyên khoa xin dự thi, áp dụng cho cả đối tượng trong hoặc ngoài biên chế Nhà nước, thâm niên công tác được tính từ khi có quyết định hoặc hợp đồng dài hạn phân công nhiệm vụ công tác chuyên môn đúng chuyên khoa
2.3 Chuyên khoa cấp II
Thực hiện theo Điều 2 của Quy chế 1637
Đối tượng tuyển sinh đào tạo CK II phải có bằng CK I của các cơ sở đã được
Bộ Y tế thẩm định và cho phép đào tạo
3 Hồ sơ xin dự tuyển và hồ sơ học viên
Cơ sở đào tạo chỉ ghi tên vào danh sách dự thi những thí sinh có đủ hồ sơ
có các thông tin như họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh thống nhất với tất cả các giấy tờ quy định theo Điều 4 của Quy chế đào tạo BSNTBVđối với thí sinh dự thi BSNTBV; Điều 3 của Quy chế 1636 đối với thí sinh dự thi CK I; Điều 3 của Quy chế 1637 đối với thí sinh dự thi CK II và đủ điều kiện dự thi Sau khi công bố danh sách thí sinh dự thi và gửi giấy báo thi, các cơ sở đào tạo không được tiếp nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi
Khi nhập học, hồ sơ của học viên phải được kiểm tra đối chiếu bản sao bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm và các giấy tờ khác theo quy định với văn bản gốc, người kiểm tra phải ghi rõ họ, tên, ngày kiểm tra, ký xác nhận và chịu trách nhiệm
về việc kiểm tra hồ sơ
4 Hình thức, thời gian đào tạo và cơ sở đào tạo
4.1 Đào tạo BSNTBV thực hiện theo Điều 5, 6 của Quy chế đào tạo BSNTBV
16
Trang 264.2 Đào tạo CK I: thực hiện theo Điều 4, 5 của Quy chế 1636
Riêng hình thức đào tạo chứng chỉ có thể được tổ chức tại các địa phương nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau đây và được Bộ Y tế thẩm định, cho phép
đào tạo
+ Có đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy/học: phòng học, phòng thí nghiệm, phương tiện giảng dạy, giáo trình và tài liệu các môn chuyên ngành, các môn chung, các môn cơ sở và hỗ trợ
+ Có cơ sở thực hành cho các môn tin học, các môn cơ sở có trang thiết bị của phòng thực hành, thực tập tương ứng với phòng thực hành, thực tập của cơ sở
được giao nhiệm vụ đào tạo CK I
+ Bệnh viện hoặc cơ sở thực hành có đủ các khoa phòng chuyên môn, đủ
số giường bệnh ít nhất 10 giường bệnh chuyên khoa/01 học viên, đủ trang thiết bị,
được cơ sở đào tạo đề nghị là cơ sở thực hành và được Bộ Y tế công nhận
4.3 Đào tạo CK II: thực hiện theo Điều 4, 5 của Quy chế 1637
4.4 Tiêu chuẩn giảng viên:
Giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm hoặc thỉnh giảng-gọi chung là giảng viên phải có một trong các chức danh hoặc học vị sau: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoặc CK II (Riêng giảng viên là tiến sĩ, CK II đào tạo BSNTBV, CK II phải có đủ 5 năm thâm niên kể từ khi tốt nghiệp), giảng viên các môn Ngoại ngữ, Khoa học cơ bản ít nhất phải là giảng viên chính trở lên Các tiêu chuẩn khác thực hiện theo các Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Quy chế đào tạo sau
đại học được ban hành theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08/6/2000 của Bộ Giáo dục & Đào tạo (gọi tắt là Quy chế đào tạo sau đại học)
Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận giảng viên kiêm nhiệm; giảng viên thỉnh giảng có sự chấp thuận bằng văn bản và ghi rõ chủ đề hoặc bài giảng đảm nhiệm
5 Thi tuyển
5.1 Chỉ tiêu tuyển sinh
Sau khi có chỉ tiêu kế hoạch, Hiệu trưởng căn cứ vào năng lực và nhu cầu
đào tạo để phân bổ chỉ tiêu cho từng chuyên ngành, báo cáo Bộ Y tế và công bố
cho thí sinh, cho các cơ sở khác theo thông báo tuyển sinh
5.2 Tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của các Hội đồng và các Ban trong công
tác tuyển sinh đối với mỗi bậc học thực hiện theo Điều 7, 10 của Quy chế đào tạo BSNTBV, Điều 6 của Quy chế 1636 đối với CK I , Điều 6 của Quy chế 1637 đối với
CK II và các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 tại Quy chế Tuyển sinh sau đại học được
17
Trang 27ban hành theo Quyết định số 02/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 29/01/2001 (được gọi tắt
là Quy chế tuyển sinh sau đại học)
5.3 Đề thi
5.3.1 Thi tuyển BSNTBV: Các môn thi tuyển gồm: Toán, Ngoại ngữ, Môn Y học cơ sở và môn chuyên ngành Môn Y học cơ sở thi môn Sinh lý đối với thí sinh thi tuyển các chuyên ngành hệ Nội, thi Giải phẫu đối với thí sinh thi tuyển các chuyên ngành hệ Ngoại
hệ nội hoặc hệ ngoại), tỉ lệ các môn chuyên ngành này không ít hơn 50% khối lượng đề thi
- Môn chuyên ngành có thể kết hợp cả hai hình thức thi viết và vấn đáp
- Thời gian làm bài cho môn Toán, môn cơ sở và chuyên ngành là 180 phút Thời gian làm bài của môn ngoại ngữ 120 phút, dạng thức ra đề thực hiện theo quy
định tại phụ lục 1 Quy chế tuyển sinh sau đại học
5.3.2 Thi tuyển CK I, CK II: Thực hiện theo Điều 6 của Quy chế 1636, 1637.Thời gian làm bài cho mỗi môn thi tối thiểu 120 phút, tối đa 180 phút Chủ tịch Hội đồng thi tuyển sinh CK I, CK II quyết định thời gian làm bài cho mỗi môn thi
và chịu trách nhiệm về nội dung đề thi của cơ sở mình
Riêng đề thi Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) thời gian làm bài là
120 phút, dạng thức ra đề thực hiện theo quy định tại phụ lục 1 Quy chế tuyển sinh sau đại học
Miễn thi môn ngoại ngữ cho các học viên đã tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài (đã học tập/thi tốt nghiệp/bảo vệ luận văn, luận
án bằng một trong ngoại ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức), hoặc có chứng chỉ IELTS, TOEFL quốc tế đạt 6,0 điểm, 550 điểm trở lên trong thời hạn một năm kể
từ ngày dự thi lấy chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển CK II
18
Trang 285.3.3 Nội dung đề thi : Nội dung đề thi ngoại ngữ bao gồm cả phần chuyên ngành
Nội dung các môn thi khác: Phải đảm bảo các kiến thức cơ bản đã được học
ở trình độ đại học đối với thi tuyển BSNTBV, CK I; các kiến thức cơ bản đã được học ở chương trình CK I đối với thi tuyển CK II Có tính khoa học, chính xác, chặt chẽ Không ra đề chỉ tập trung vào một phần của chương trình Lời văn, chữ, số phải rõ ràng Tránh sai sót; phân loại, đánh giá được năng lực của thí sinh Phù hợp thời gian làm bài
5.3.4 Đối với đề thi theo câu hỏi trắc nghiệm: Phải có ngân hàng đề thi bao phủ toàn bộ chương trình đào tạo của môn thi, đo lường được đúng mục tiêu học tập và
đạt từ 10 đến 15 câu hỏi cho 1 tiết đã được học ở trình độ đại học đối với thi tuyển BSNTBV, CK I hoặc chương trình CK I đối với thi tuyển CK II Sau mỗi năm, ngân hàng câu hỏi nên sửa chữa nội dung và hình thức
Cần đảm bảo các nguyên tắc sau về kết cấu câu hỏi của đề thi trắc nghiệm:
- Ngân hàng câu hỏi đủ lớn và đảm bảo chất lượng; chính xác và mỗi câu chỉ có một đáp án đúng
- Phân bố nội dung thi trong toàn bộ nội dung học tập và tránh bỏ sót các mục tiêu học tập
- Bố cục, thời gian làm bài của một đề thi trắc nghiệm
- Có phần mền quản lý ngân hàng câu hỏi và xử lý nhanh chóng khi ra đề thi
để có sự phân bố các loại câu hỏi thích hợp, đảm bảo chính xác và bí mật
Bộ câu hỏi trước khi được Hiệu trưởng phê duyệt để sử dụng vào các kỳ thi chính thức, phải được thông qua bộ môn và có thử nghiệm trước
5.3.5 Quy trình ra đề thi, quy trình in và phân phối đề thi áp dụng Điều 18, 19 của Quy chế tuyển sinh sau đại học
Trang 295.5 Công tác chấm thi, chấm lại và thẩm tra việc chấm lại (phúc khảo)
Thực hiện các Điều 25, 26, 27, 28, 29 của Quy chế tuyển sinh sau đại học
5.6 Việc khen thưởng và xử lí vi phạm về công tác tuyển sinh thực hiện theo
Chương V của Quy chế tuyển sinh sau đại học
6 Xét tuyển và công nhận thí sinh trúng tuyển
6.1 Chính sách ưu tiên đối với thí sinh dự thi CK I hoặc CK II
Thực hiện theo Khoản 1, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh sau đại học
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 1 điểm cho môn cơ sở
đối với CK I và cộng thêm 1 điểm cho môn ngoại ngữ đối với CK II Không cộng
điểm ưu tiên cho môn chuyên ngành Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên
6.2 Điều kiện trúng tuyển
6.2.1 Điều kiện trúng tuyển BSNTBV
Thực hiện theo Điều 9 Quy chế đào tạo BSNTBV
Riêng điểm thi các môn chuyên ngành được tính như sau:
+ Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Nội, Ngoại, Sản, Nhi: môn chuyên ngành
dự thi đạt điểm 7,0 trở lên
+ Các chuyên ngành khác: môn chuyên ngành đạt điểm 7,0 trở lên; trong đó phần chuyên ngành phải đạt điểm là 3,5 trở lên hoặc đạt điểm tối đa là 5,0
6.2.2 Điều kiện trúng tuyển CK I: Thực hiện theo Điều 7 của Quy chế 1636
6.2.3 Điều kiện trúng tuyển CK II :Thực hiện theo Điều 7 của Quy chế 1637
6.3 Xét tuyển và công nhận trúng tuyển
Chậm nhất 45 ngày, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng, cơ sở đào tạo báo cáo thống kê kết quả thi tuyển sinh và đề nghị điểm chuẩn xét tuyển theo từng chuyên ngành Căn cứ tổng chỉ tiêu và chỉ tiêu theo từng chuyên ngành đã được phân bổ, Bộ Y tế sẽ xem xét, phê duyệt Sau khi được phê duyệt điểm chuẩn, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo căn cứ điểm chuẩn, lập danh sách đề nghị Bộ Y tế công nhận trúng tuyển (các văn bản đề nghị công nhận trúng tuyển đính kèm Phụ lục 1)
20
Trang 30Không xét vớt và đề nghị trúng tuyển quá chỉ tiêu kế hoạch được giao và chỉ tiêu cho từng chuyên ngành đã được xác định trước khi thi Nếu không đủ số lượng trúng tuyển theo quy định, cũng không hạ thấp các điều kiện để xét tuyển
6.4 Triệu tập thí sinh trúng tuyển:
Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển, Hiệu trưởng ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển
Các cơ sở đào tạo khai giảng năm học mới chậm nhất vào tháng 10 hàng năm
7 Chế độ cử tuyển CK I
Chế độ cử tuyển đào tạo CK I được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-UBDT&MN, ngày 26/02/2001
7.1 Đối với cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo được giao hoặc đề nghị được đào tạo CK I theo chế độ cử tuyển phải biên soạn chương trình bổ túc 30 đơn vị học trình và tài liệu học tập kèm theo về những kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên khoa đào tạo ở bậc
đại học (theo tỉ lệ 5, 10, 15 đơn vị học trình) trình Bộ Y tế phê duyệt trước khi đào
tạo
7.2 Đối với địa phương cử cán bộ đi học theo diện cử tuyển
Hàng năm UBND tỉnh có nhu cầu đào tạo CK I theo chế độ cử tuyển, lập kế hoạch, số lượng, chuyên khoa cần đào tạo trước ngày 31/7 hàng năm để Bộ Y tế tổng hợp, phân bổ chỉ tiêu cho từng tỉnh, từng trường đào tạo Sau khi đã thống nhất giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh về vấn đề trên, UBND tỉnh có quyết định cử đi học
CK I theo chế độ cử tuyển và phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật
7.3 Đối với thí sinh được cử đi học theo diện cử tuyển
Các thí sinh được cử đi học theo chế độ cử tuyển phải học bổ túc 30 đơn vị học trình như quy định tại Điều 8 của Quy chế 1636, sau khi học xong các thí sinh phải tham dự kỳ kiểm tra, nếu đạt mới được xét vào học
8 Chương trình đào tạo
8.1 Chương trình đào tạo
Gồm 2 phần: Chương trình khung và chương trình chi tiết Phần thực hành
chiếm 50% số đơn vị học trình của toàn khoá học
Chương trình chi tiết có một số đề mục chính như sau:
- Tên môn học, tên học phần, tên bài hoặc chủ đề
21
Trang 31- Tài liệu tham khảo
Đầu khoá học, năm học cơ sở đào tạo phải thông báo cho học viên chương trình đào tạo, kế hoạch học tập, chỉ tiêu tay nghề, thời gian thi, kiểm tra
Trưởng bộ môn có trách nhiệm bố trí giảng viên, phê duyệt kế hoạch giảng dạy của giảng viên thực hiện kế hoạch giảng dạy, đào tạo ở mỗi năm học, khoá học
Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo thống nhất quản lý chương trình đào tạo
8.2 Luận văn BSNTBV, CK II và người hướng dẫn
Sau khi xem xét đề nghị của bộ môn, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết
định giao đề tài luận văn BSNTBV, CK II cho học viên và người hướng dẫn học viên thực hiện luận văn Luận văn phải thể hiện được sự vận dụng phương pháp nghiên cứu, những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và phương pháp giải quyết những vấn đề đã lựa chọn
Người hướng dẫn luận văn BSNTBV, CK II là giảng viên chuyên ngành và
có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của bản Hướng dẫn này
9 Đánh giá các môn học/học phần, thi tốt nghiệp, luận văn, luận án
9.1 Đối với đào tạo BSNTBV:
Thực hiện theo Điều 12,14 của Quy chế đào tạo BSNTBV
9.2 Đối với đào tạo CK I:
Thực hiện theo Điều 10,11 của Quy chế 1636
22
Trang 32Có thể xét công nhận các chứng chỉ Triết học, Tin học do các cơ sở đã
được Chính phủ cho phép đào tạo sau đại học cấp, được bảo lưu 5 năm, kể từ ngày thi lấy chứng chỉ
9.3 Đối với đào tạo CK II:
Thực hiện theo Điều 9, 10 của Quy chế 1637
Có thể xem xét công nhận các chứng chỉ Phương pháp giảng dạy, Phương pháp nghiên cứu khoa học do các cơ sở đào tạo Y-Dược được Chính phủ cho phép
đào tạo sau đại học, thời gian bảo lưu 5 năm, kể từ ngày thi để được cấp chứng chỉ
9.4 Hội đồng thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp, chấm luận văn, luận án
Hiệu trưởng cơ sở đào tạo thành lập Hội đồng thi kết thúc môn học/học phần, thi tốt nghiệp cho CK I, các Tiểu ban thi tốt nghiệp Hội đồng chấm luận văn, luận án do Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp thành lập
Thành viên Hội đồng đánh giá kết thúc môn học/học phần các môn y học cơ
sở, môn hỗ trợ, môn chuyên ngành, chấm thi tốt nghiệp môn chuyên ngành hoặc thành viên chấm luận văn kể cả thành viên ngoài cơ sở đào tạo là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của bản Hướng dẫn này
Chấm thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp môn chuyên ngành, môn ngoại ngữ phải xây dựng đáp án và thang điểm chấm thi, các ý nhỏ chấm điểm đến 0,25 (trừ các môn thi bằng phương pháp trắc nghiệm) thông qua Tiểu ban chấm thi và
được Chủ tịch Hội đồng chấm thi phê duyệt Trưởng tiểu ban chấm thi xây dựng phiếu chấm và tổ chức chấm hai vòng độc lập, mỗi bài thi do hai giám khảo chấm
và thống nhất điểm của bài thi, trong trường hợp không thống nhất được điểm của bài thi, hai giám khảo trình Chủ khảo quyết định
Cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Y tế các quyết định thành lập: Hội đồng thi tốt nghiệp CK I, các tiểu ban thi tốt tốt nghiệp: BSNTBV, CK I, CK II, chấm luận văn, chấm môn chuyên ngành và chấm ngoại ngữ, lịch thi tốt nghiệp trước khi tổ chức thi tốt nghiệp 15 ngày
9.5 Điều kiện dự thi kết thúc môn học, khiếu nại về điểm chấm và xử lí vi phạm
trong quá trình đánh giá môn học/học phần, thi tốt nghiệp theo Điều 9; Điều 28 của Quy chế đào tạo sau đại học
9.6 Điều kiện để bảo vệ luận văn, luận án
9.6.1 Bác sĩ Nội trú bệnh viện:
Học viên phải hoàn thành chương trình đào tạo BSNTBV như đã quy định và kết quả đánh giá các môn học/học phần đạt điểm từ 6,0 trở lên Riêng các môn chuyên ngành phải đạt từ điểm 7,0 trở lên
Các vấn đề khác, thực hiện theo Điều 11 Quy chế đào tạo sau đại học
23
Trang 339.6.2 Chuyên khoa cấp II: Hoàn thành chương trình đào tạo và kết quả đánh giá các môn học/học phần như đã quy định tại Điều 10 của Quy chế 1637
Các vấn đề khác, thực hiện theo Điều 11 Quy chế đào tạo sau đại học
10 Công nhận tốt nghiệp
10.1 Công nhận tốt nghiệp BSNTBV:
Học viên phải hoàn thành chương trình đào tạo, đạt điểm kết thúc môn học/học phần và các môn thi tốt nghiệp theo Điều 11,12,13,14 Quy chế đào tạo BSNTBV
Công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Điều 15 của Quy chế đào tạo BSNTBV
Cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Y tế kết quả học tập, thi tốt nghiệp, bản chính luận văn tốt nghiệp của học viên và công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận tốt nghiệp
(các văn bản đề nghị công nhận tốt nghiệp đính kèm Phụ lục 2)
Các học viên có điểm thi tốt nghiệp của từng môn hoặc luận văn đạt dưới 7,0 sẽ bị xoá tên khỏi danh sách BSNTBV và chuyển kết quả học tập tới Hội đồng thi tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 và Hội đồng thi tốt nghiệp thạc sĩ để xem xét, báo cáo đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận tốt nghiệp chuyên khoa
cấp 1 hoặc cao học theo quy chế hiện hành
Các học viên không hoàn thành chương trình đào tạo BSNTBV: không đủ
điều kiện tạm dừng học tập, không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp hoặc vi phạm các quy chế đào tạo sau đại học, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Y tế để xoá tên khỏi danh sách BSNTBV
10.2 Công nhận tốt nghiệp CK I, CK II:
Học viên phải hoàn thành chương trình đào tạo, đạt điểm kết thúc môn học/học phần và các môn thi tốt nghiệp theo Điều 10, 11, 12 Quy chế 1636 đối với
CK I và Điều 9, 10, 11 Quy chế 1637 đối với CK II
Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế uỷ quyền ký quyết định công nhận tốt nghiệp CK I, báo cáo Bộ Y tế quyết định công nhận tốt nghiệp, kết qủa
học tập và thi tốt nghiệp, các vấn đề khác về công nhận tốt nghiệp thực hiện theo
Điều 12 của Quy chế 1636
Các cơ sở đào tạo chưa được Bộ Y tế uỷ quyền công nhận ký quyết định công nhận tốt nghiệp CK I, báo cáo Bộ Y tế kết quả học tập, thi tốt nghiệp của học
viên và đề nghị Bộ Y tế công nhận tốt nghiệp (các văn bản đề nghị công nhận tốt
nghiệp CK I đính kèm Phụ lục 2)
24
Trang 34Cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Y tế kết qủa học tập, thi tốt nghiệp CK II, bản
chính luận văn tốt nghiệp (các văn bản đề nghị công nhận tốt nghiệp CK II đính
kèm Phụ lục 2), học viên hết thời hạn học tập (có ý kiến đề nghị của cơ sở đào
tạo) để Bộ Y tế xem xét quyết định, các vấn đề khác về công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Điều 11 của Quy chế 1637
11 Quản lý đào tạo
- Mọi học viên không được vắng mặt không lý do các buổi thực hành, thường
trú hoặc trực bệnh viện theo quy định của Bộ môn, cơ sở đào tạo hoặc bệnh viện
- Trong quá trình học tập, nếu được cử đi thực tập ở nước ngoài thì thời gian không quá một năm và phải học với khoá kế tiếp, các lý do kéo dài thời gian thực tập quá một năm đều không được chấp nhận
Các vấn đề khác thực hiện theo điều 16, 17 Quy chế đào tạo BSNTBV
11.1.2 Đối với CK I, CK II: Theo điều 13, 14 Quy chế 1636 đối với CK I và theo
điều 12, 13 Quy chế 1637 đối với CK II
11.2 Quản lý giảng viên:
Một giảng viên có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của bản Hướng dẫn này phụ trách trực tiếp học viên theo quy định do Trưởng bộ môn phân công bằng văn bản
Trưởng bộ môn có trách nhiệm bố trí, kiểm tra, đôn đốc giảng viên:
Thực hiện kế hoạch giảng dạy đã được phân công, đảm bảo đúng kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt kể cả giảng viên thỉnh giảng
Thực hiện đúng các quy chế về đào tạo sau đại học và những văn bản hướng dẫn về thi tuyển sinh, đánh giá môn học/học phần, thi tốt nghiệp và chấm luận văn
Thực hiện nhiệm vụ phụ trách học viên, hướng dẫn học viên làm luận văn theo đúng tiến độ đã đặt ra
Trưởng bộ môn đề xuất giảng viên kiêm nhiệm hoặc thỉnh giảng, giám khảo chấm thi tuyển sinh, đánh giá môn học/học phần, thi tốt nghiệp, người hướng dẫn luận văn cho học viên để Hiệu trưởng xem xét ra quyết định công nhận; đề xuất
25
Trang 35thành viên Hội đồng chấm luận văn để Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp xem xét quyết định
Các nhiệm vụ, quyền lợi khác của giảng viên thực hiện theo Điều 19, 20 của Quy chế đào tạo BSNTBV; Điều 16, 17 của Quy chế 1636 đối với CK I và Điều 15,16 của Quy chế 1637 đối với CK II và các quy định hiện hành
11.3 Quản lý đào tạo
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo cần chú ý kiện toàn về tổ chức và công tác quản lý đào tạo sau đại học
Các chuyên viên chuyên trách phải có phẩm chất, năng lực, trình độ thích hợp để thực hiện công tác quản lý sau đại học; phân công người tổng hợp, quản lý công tác đào tạo sau đại học Ngành Y tế, thực hiện các công việc cơ bản sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo cho khoá học, năm học của từng chuyên ngành
+ Lập hồ sơ khoá học:
- Hồ sơ tuyển sinh, trúng tuyển
- Sổ theo dõi kế hoạch dạy/học của giảng viên, học viên theo từng môn học, năm học
- Sổ điểm theo dõi kết quả học tập của các học viên theo khoá học, môn học, (sổ điểm cần ghi rõ tên môn học, số đơn vị học trình, họ tên học viên,
điểm của từng lần thi, sổ điểm phải có chữ ký của chuyên viên chuyên trách và Trưởng phòng hoặc Ban đào tạo sau đại học, nếu có sửa chữa phải ghi bằng chữ
và có chữ ký xác nhận của Trưởng bộ môn và Trưởng phòng hoặc Ban đào tạo sau
Hồ sơ của học viên được bảo quản, lưu giữ tại cơ sở đào tạo trong quá trình
đào tạo và sau khi kết thúc khoá học kể cả các học viên không hoàn thành kế hoạch học tập theo đúng các quy định về lưu trữ
- Các quyết định và các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền liên quan đến khoá học
+ Lập báo cáo thường xuyên, định kỳ và kết thúc khoá học
+ Quản lý và lưu trữ hồ sơ khoá học, chương trình khung, chương trình chi tiết kế hoạch dạy/học, hồ sơ cá nhân của từng học viên, các tài liệu về kỳ thi tuyển sinh và các văn bản khác có liên quan đến khoá học
26
Trang 36+ Cơ sở đào tạo phải bảo quản và lưu trữ: bài thi tuyển sinh trong suốt khoá học, bài thi kết thúc môn học là 05 năm Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập hội đồng xét huỷ bài thi tuyển sinh khi kết thúc khoá học và bài thi kết thúc môn học khi hết thời hạn lưu trữ
11.4 Xử lý vi phạm
Mọi vi phạm của học viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo sau đại học Ngành Y tế đều được xử lý theo Điều 25 của Quy chế đào tạo BSNTBV; Điều 22 của Quy chế 1636; Điều 21 của Quy chế 1637; Điều 41 của Quy chế đào tạo sau
đại học và các quy định tại bản Hướng dẫn này
Ngoài các vi phạm được xử lý theo các quy định trên, học viên BSNTBV sẽ
bị xoá tên khỏi danh sách BSNTBV nếu:
- Học viên nữ sinh con trong thời gian học tập
- Học viên vi phạm chế độ thường trú hoặc trực bệnh viện lần thứ hai (lần thứ nhất bị cảnh cáo trước toàn trường)
12 Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá và báo cáo
Cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra về các nội dung: Chương trình, chương trình đào tạo chi tiết, kế hoạch dạy/học; việc thực hiện kế hoạch của giảng viên và học viên về dạy /học lý thuyết, thực hành, chỉ tiêu tay nghề, thường trú, trực tại bệnh viện thực hành; việc đánh giá học viên sau mỗi môn học, học phần hoặc thi tốt nghiệp và báo cáo Bộ Y tế
Sau khi kiểm tra, thanh tra, kết thúc năm học, khoá học cơ sở đào tạo cần
tự đánh giá dựa trên các văn bản quy định của Nhà nước có liên quan đến đào tạo, quản lý đào tạo sau đại học Ngành Y tế, các quy trình, chương trình đào tạo đã
được cơ sở đào tạo xây dựng để rút kinh nghiệm đối với cơ sở đào tạo, khoa, bộ môn, giảng viên trong và ngoài cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về lâm sàng trong lĩnh vực y học của người học, của cơ
sở sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp
Bộ Y tế tiến hành kiểm tra, thanh tra các cơ sở đào tạo về việc tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo sau đại học Ngành Y tế và bản Hướng dẫn này trong quá trình tổ chức thi tuyển sinh, quản lý, đào tạo, tốt nghiệp Trước mắt sẽ tập trung kiểm tra về chương trình khung, chương trình chi tiết, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất cho đào tạo
Thực hiện chế độ báo cáo như các điểm quy định trên đây tại bản Hướng dẫn này
Bộ Y tế khuyến khích các cơ sở đào tạo sử dụng hệ thống tin học trong quản
lý đào tạo
27
Trang 372.1 Biên bản của Hội đồng tuyển sinh
2.2 Danh sách và kết quả thi tuyển (có mẫu đính kèm)
2.3 Danh sách đề nghị công nhận trúng tuyển (có mẫu đính kèm)
2.4 Biên bản chấm phúc khảo môn (có mẫu đính kèm phụ lục 1) thực hiện sau khi đã hoàn thiện việc tổ chức chấm lại tại Điều 28 Quy chế tuyển sinh sau đại học
28