Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)Giáo án môn Toán lớp 1 (T19-35)
Trang 1Tuần 19 Tên Bài Dạy : MƯỜI MỘT- MƯỜI HAI
Ngày Dạy :9-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh nhận biết :
- Số mười một gồm một chục và một đơn vị
- Số mười hai gồm một chục và hai đơn vị
- Biết đọc, viết các số đó Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bó que tính và các que tính rời
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ Có 10 quả trứng là có mấy chục quả trứng ?
+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
+ Gọi 2 học sinh lên bảng viết tia số
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu 11,12
Mt : Học sinh nhận biết cách viết, đọc số 11, 12
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
- Số 12 gồm một chục và 2 đơn vị
1- Giới thiệu số 11 :
-Học sinh lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời
Giáo viên gắn lên bảng 1 bó chục que tính và
một que tính rời
-Hỏi :Mười que tính và một que tính là mấy que
tính ?
-Giáo viên lặp lại : Mười que tính và một que
tính là mười một que tính
-Giáo viên ghi bảng : 11
-Đọc là : mười một
-Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị Số 11 có 2 chữ số
1 viết liền nhau
2- Giới thiệu số 12 :
-Giáo viên gắn 1 chục que tính và 2 que tính rời
-Hỏi : 10 que tính và 2 que tính là bao nhiêu que
tính ?
-Giáo viên viết : 12
-Đọc là : mười hai
- Số 12 gồm : 1 chục và 2 đơn vị Số 12 có 2 chữ
số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau : 1 ở bên
-Học sinh làm theo giáo viên
-11 que tính
-Học sinh lần lượt đọc số 11
- Học sinh làm theo giáo viên -12
-Học sinh lần lượt đọc số : 12
Trang 2trái và 2 ở bên phải
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh biết viết các số đo Bước đầu nhận
biết số có 2 chữ số :
-Bài 1 : Đếm số ngôi sao rồi điền số vào ô trống
-Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
-Bài 3 : Dùng bút màu hoặc bút chì đen tô 11
hình tam giác, tô 12 hình vuông (Giáo viên có thể
chỉ yêu cầu học sinh gạch chéo vào các hình cần
tô màu )
-Bài 4 : Điền đủ các số vào dưới mỗi vạch của
tia số
-Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu
-Học sinh tự làm bài -1 học sinh sửa bài trên bảng -Học sinh tự làm bài – chữa bài
-Học sinh làm bài, chữa bài
-Học sinh tự làm bài – chữa bài trênbảng lớp
4.Củng cố dặn dò :
- Hôm nay em học bài gì ?
- Số 11 được viết như thế nào ? Số 12 được viết như thế nào ?
- Cho học sinh đọc : 11, 12
- Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà tập viết số 11, 12 và tia số từ 0 đến 12
- Chuẩn bị bài hôm sau
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : MƯỜI BA- MƯỜI BỐN
Trang 3MƯỜI LĂMNgày Dạy :10-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh nhận biết :
- Số 13 gồm một chục và 3 đơn vị
- Số 14 gồm một chục và 4 đơn vị
- Số 15 gồm một chục và 5 đơn vị
- Biết đọc, viết các số đó Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Các bó chục que tính và các que tính rời
+ Bảng dạy toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Viết số 11, 12 ( 2 em lên bảng – Học sinh viết bảng con ) Đọc số 11, 12
+ Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
+ Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
+ Số 11 đứng liền sau số nào ? Số nào đứng liền sau số 11 ?
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 13, 14, 15
Mt : Học sinh đọc, viết được số 13, 14, 15 Nắm
được cấu tạo số
1- Giới thiệu số 13 :
-Giáo viên gắn 1 bó chục que tính và 3 que tính rời
lên bảng
-Hỏi học sinh : Được bao nhiêu que tính
-Giáo viên nói : 10 que tính và 3 que tính là 13 que
tính
-Giáo viên ghi bảng : 13
-Đọc : mười ba
-Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị Số 13 có 2 chữ số
-Chữ số 1 và 3 viết liền nhau, từ trái sang phải
2- Giới thiệu số 14, 15 :
-( Tiến hành tương tự như số 13 )
Hoạt động 2 : Tập viết số
Mt : Học sinh Viết được số 13, 14, 15
-Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con các số
13, 14, 15 và đọc lại các số đó
Lưu ý : Học sinh không được viết 2 chữ trong số
quá xa hoặc quá sát vào nhau
-Học sinh làm theo giáo viên
-13 que tính
-Học sinh đọc lại
- Học sinh viết và đọc các số : 13, 14, 15
Trang 4Hoạt động 3 : Thực hành
Mt: Làm được các bài tập trong SGK
- Cho học sinh mở SGK
Bài 1 : a) Học sinh tập viết các số theo thứ tự
từ bé đến lớn
b) Học sinh viết các số vào ô trống
theo thứ tự tăng dần, giảm dần
-Giáo viên sửa sai chung
Bài 2 : Học sinh đếm ngôi sao ở mỗi hình rồi
điền số vào ô trống
-Giáo viên nhận xét, đúng sai
Bài 3 : Học sinh đếm số con vật ở mỗi tranh
vẽ rồi nối với số đó
-giáo viên nhận xét chung
Bài 4 :
-Học sinh viết các số theo thứ tự từ 0 đến 15
-Giáo viên củng cố lại tia số, thứ tự các số liền
trước, liền sau
-Học sinh mở SGK
-Học sinh tự làm bài -3 học sinh lên bảng chữa bài
-Học sinh tự làm bài -1 học sinh sửa bài trên bảng
-Học sinh tự làm bài – 1 em chữa bài ( miệng )
-Học sinh tự làm bài
- 1 học sinh lên bảng chữa bài
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét, tiết học – Hỏi củng cố bài
-Số 13 gồm có mấy chục, mấy đơn vị ?
-Số 14 gồm có mấy chục, mấy đơn vị ?
-Số 15 được viết như thế nào ?
- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài tập đọc số , viết số
- Chuẩn bị bài 16, 17 , 18 , 19
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : MƯỜI SÁU - MƯỜI BẢY
MƯỜI TÁM - MƯỜI CHÍN
Ngày Dạy :11-1-2007
Trang 5I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
- Nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19 ) gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 6, 7, 8, 9 )
- Nhận biết mỗi số đó có 2 chữ số
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Các bó chục que tính và các que tính rời
+ Bảng dạy toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi học sinh lên bảng viết số 13, 14, 15 và đọc số đó (Học sinh viết bảng con )
+ Liền sau 12 là mấy ? Liền sau 14 là mấy ? Liền trước 15 là mấy ?
+ Số 14 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Số 15 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
+ 1 học sinh lên bảng đền số vào tia số ( từ 0 đến 15 )
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu 16, 17, 18, 19
Mt : Học sinh nhận biết mỗi số ( 16, 17, 18, 19 )
gồm 1 chục và 1 số đơn vị ( 6, 7, 8, 9)
Nhận biết mỗi số có 2 chữ số
-Giáo viên gắn 1 bó chục que tính và 6 que rời
lên bảng Cho học sinh nêu số que tính
- 10 que tính và 6 que tính là mấy que tính ?
-16 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
-Cho học sinh viết vào bảng con số 16
-Số 16 gồm mấy chữ số ? Chữ số 1 chỉ hàng
nào ? Chữ số 6 chỉ hàng nào ?
-Gọi học sinh lần lượt nhắc lại
-Giới thiệu số : 17, 18, 19
-Tương tự như số 16
-Cần tập trung vào 2 vấn đề trọng tâm :
Số 17 gồm 1chục và 7 đơn vị
17 gồm có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 7
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh làm được các bài tập ứng dụng
trong SGK.
-Cho học sinh mở SGK
-Nêu yêu cầu bài 1 : Viết các số từ 11 đến 19
-Bài 2 : học sinh đếm số cây nấm ở mỗi hình rồi
điền số vào ô trống đó
-Học sinh làm theo giáo viên -16 que tính
-16 que tính -1 chục và 6 đơn vị
-Học sinh viết : 16
-16 có 2 chữ số, chữ số 1 và chữ số 6 ở bêntay phải 1 Chữ số 1 chỉ 1 chục, chữ số 6 chỉhàng đơn vị
-1 số học sinh nhắc lại
- Học sinh mở SGK Chuẩn bị phiếu bài tập
-Học sinh tự làm bài -1 Học sinh lên bảng chữa bài -Cho học sinh tự làm bài -Sửa bài trên bảng lớp
Trang 6-Hướng dẫn học sinh nhận xét tranh tìm cách
điền số nhanh nhất, căn cứ trên tranh đầu tiên
Bài 3 :
-Cho học sinh đếm số con vật ở mỗi hình vạch 1
nét nối với số thích hợp ( ở dãy các 6 số và chỉ có
4 khung hình nên có 2 số không nối với hình
nào )
-Giáo viên nhận xét học sinh sửa bài
Bài 4 :
-Học sinh viết vào dưới mỗi vạch của tia số
-Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh
-Học sinh tự làm bài -1 học sinh lên bảng chữa bài
-Viết chữ số đẹp, đúng
4.Củng cố dặn dò :
- Hôm nay em học bài gì ?
- 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Số 17 được viết bằng mấy chữ số ? Là những chữ số nào ?
- Số 18 đứng liền sau số nào và đứng liền trước số nào ?
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà tập viết số , đọc số Hoàn thành vở Bài tập
- Chuẩn bị cho tiết hôm sau : Hai mươi , Hai chục
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : HAI MƯƠI – HAI CHỤC
Ngày Dạy :12-1-2007
I MỤC TIÊU :
Trang 7+ Giúp học sinh :
- Nhận biết mỗi số lượng 20 20 là còn gọi là hai chục
- Biết đọc, viết số đó
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Các bó chục que tính
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Đọc các số 16, 17, 18 ( 2 em ) Liền sau 17 là số nào ?
+ Số 19 đứng liền sau số nào ? Số 18 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
+ 19 có mấy chữ số ? là những chữ số nào ?
+ 2 em lên bảng viết dãy số từ 11 đến 19
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 20
Mt : Học sinh nhận biết số 20, biết đọc số, viết số.
20 còn gọi là hai chục
-Giáo viên gắn lên bảng 1 bó chục que tính và gắn
thêm 1 bó chục que tính nữa Được tất cả bao
nhiêu que tính
-Giáo viên nói : hai mươi còn gọi là hai chục
-Hướng dẫn viết bảng con : Viết chữ số 2 trước rồi
viết chữ số 0 ở bên phải 2
-Lưu ý : Viết số 20 tương tự như viết số 10
-Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
-Số 20 có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0
-Cho học sinh viết xong đọc lại số
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh làm được các bài tập ứng dụng trong
-Bài 2 : Học sinh trả lời câu hỏi
-Giáo viên nêu câu hỏi như bài tập
-Ví dụ : số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị
Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị
-1 học sinh làm theo và nói :
1 chục que tính thêm 1 chục que tính là 2 chục que tính 10 que tính thêm 10 que tính là hai mươi que tính
-Học sinh lặp lại – 5 em
-Học sinh viết vào bảng con
-Học sinh mở SGK -Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 -Học sinh tự làm bài
-2 em lên bảng viết
-Học sinh trả lời miệng
-Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
-Học sinh tự làm bài -1 Học sinh lên bảng chữa bài
Trang 8-Cho học sinh làm vào phiếu bài tập
Bài 3 :
-Viết số vào mỗi vạch của tia số rồi đọc cá số đó
Bài 4 :
-Học sinh viết theo mẫu : Số liền sau của 15 là 16
-Giáo viên cho học sinh sửa bài trên bảng lớp
-Cho học sinh tự làm bài
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài, hoàn thành vở bài tập
- Chuẩn bị bài 14 + 3
5 Rút kinh nghiệm :
Tuần 20 Tên Bài Dạy : PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
Ngày Dạy :16-1-2007
I MỤC TIÊU :
Trang 9+ Giúp học sinh :
- Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20
- Tập cộng nhẩm ( dạng 14 + 3 )
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Các bó chục que tính và các que tính rời
+ Bảng dạy toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Đếm xuôi từ 0 đến 20 và ngược lại ?
+ 20 là số có mấy chữ số , gồm những chữ số nào ?
+ Số 20 đứng liền sau số nào ? 20 gồm mấy chục mấy đơn vị ?
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy phép cộng 14 + 3
Mt : Bước đầu biết cách đặt tính và biết phương
pháp cộng bài tính có dạng 14 + 3
-Giáo viên đính 14 que tính ( gồm 1 bó chục và 4
que rời ) lên bảng Có tất cả mấy que tính ?
- Lấy thêm 3 que rời đính dưới 4 que tính
-Giáo viên thể hiện trên bảng :
Có 1 bó chục, viết 1 ở cột chục
4 que rời viết 4 ở cột đơn vị
thêm 3 que rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị
-Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta gộp 4
que rời với 3 que rời ta được 7 que rời Có 1 bó
chục và 7 que rời là 17 que tính
-Hướng dẫn cách đặt tính ( từ trên xuống dưới )
-Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 ( ở cột
đơn vị )
-Viết + ( dấu cộng )
-Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó
-Tính : ( từ phải sang trái )
4 cộng 3 bằng 7 viết 7
Hạ 1, viết 1
14 cộng 3 bằng 17 ( 14 + 3 = 17 )
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh biết làm tính cộng (không nhớ )
trong phạm vi 20
-Cho học sinh mở SGK
-Bài 1 : Tính ( theo cột dọc )
-Học sinh luyện làm tính
-Sửa bài trên bảng lớp
-Học sinh làm theo giáo viên -14 que tính
-Học sinh làm theo giáo viên
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
-Học sinh để SGK và phiếu bài tập
-Học sinh tự làm bài và chữa bài
-Học sinh nêu yêu cầu bài -Nêu cách nhẩm
+
Trang 10-Bài 2 : Học sinh tính nhẩm – Lưu ý : 1 số cộng
với 0 bằng chính số đó
Bài 3 : học sinh rèn luyện tính nhẩm
-Cho 2 học sinh lên bảng làm bài
-Hướng dẫn chữa bài
-Học sinh tự làm bài – Chữa bài
-Học sinh tính nhẩm
14 cộng 1 bằng 15 Viết 15
14 cộng 2 bằng 16 Viết 16
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà làm các bài tập trong vở Bài tập toán
- Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập
5 Rút kinh nghiệm :
Trang 11Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP
Ngày Dạy :17-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng và tính nhẩm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ – phiếu bài tập
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ : 13 + 2 =
+ 2 học sinh lên bảng : 16 + 3 =
+ Học sinh làm vào bảng con ( tổ 1 , 2 ) ( tổ 3 , 4 )
+ Nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Ôn tập kĩ năng thực hiện phép
-Em hãy nêu cách cộng 13 + 4
-Giáo viên lưu ý học sinh khi đặt tính
cần viết số đơn vị thẳng cột để sau nàykhông nhầm lẫn cột chục với cột đơn vị
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mt : Học sinh luyện tập làm tính cộng và tính
nhẩm
-Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách nêu yêu
cầu bài 1
-Bài 1 : Đặt tính rồi tính
-Cho 4 em lên bảng làm tính 2 bài / em
-Giáo viên sửa sai chung
-Bài 2 : Tính nhẩm
-Viết 13 Viết 4 dưới số 3 ở hàng đơn vị,viết dấu cộng bên trái rồi gạch ngang ởdưới
-Cộng từ phải sang trái 3 cộng 4 bằng 7 :viết 7 1 hạ 1 viết 1
-Học sinh mở SGK, nêu yêu cầu bài 1
-Học sinh đặt tính theo cột dọc rồi tính (từphải sang trái )
-Học sinh tự sửa bài
- Học sinh tự làm bài -Nhẩm theo cách thuận trên nhất
Cách 1 : 15 cộng 1 bằng 16 ghi 16
Cách 2 : 5 cộng 1 bằng 6 ; 10 cộng 6bằng 16 – ghi 16
15 4
Trang 12- 4 em lên bảng chữa bài
Bài 3 :Tính
-Hướng dẫn học sinh thực hiện từ trái sang
phải ( tính hoặc nhẩm ) và ghi kết quả cuối
cùng
-Bài 4 : Học sinh nhẩm tìm kết quả mỗi phép
cộng rồi nối phép cộng đó với số đã cho là kết
quả của phép cộng ( có 2 phép cộng nối với số
16 Không có phép cộng nào nối với số 12 )
-Gọi học sinh lên bảng chữa bài
-Học sinh làm bài
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh tích cực hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà tập làm toán vào vở nháp
-Hoàn thành vở Bài tập
- Chuẩn bị bài : Phép trừ có dạng 17 -3
5 Rút kinh nghiệm :
Trang 13Tên Bài Dạy : PHÉP TRỪ CÓ DẠNG 17 – 3
Ngày Dạy :18-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
- Biết làm tính trừ (không nhớ ) trong phạm vi 20
- Tập trừ nhẩm (dạng 17 – 3 )
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bó chục que tính và các que tính rời
+ Bảng dạy toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ : 15 + 0 = 10 + 2 + 2 =
+ 3 học sinh lên bảng : 11 + 4 = 12 + 1 + 0 =
+ Học sinh dưới lớp làm vào bảng con
+ Nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy phép trừ 17 + 3
Mt : Học sinh biết đặt tính, nắm được phương
pháp trừ bài tính có dạng 17 – 3
-Giáo viên đính 1 chục và 7 que tính lên bảng
-Giáo viên lấy bớt 3 que tính để xuống dưới
-Hỏi : 17 que tính lấy bớt 3 que tính, còn lại mấy
que tính?
-Hướng dẫn đặt tính và làm tính trừ
-Đặt tính ( từ trên xuống )
-Viết 17 rồi viết 3 thẳng cột với 7 ( ở hàng đơn
vị ) – viết dấu trừ
-Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó
-Tính từ phải qua trái
* 7 trừ 3 bằng 4 viết 4
* Hạ 1 viết 1
-Vậy 17 – 3 bằng 14
-Học sinh để trước mặt 1 bó chục ( bên trái )
7 que tính bên phải -Học sinh làm như giáo viên -14 que tính
-Học sinh quan sát lắng nghe, ghi nhớ
-Vài em lặp lại cách trừ
12 5
17 3-
Trang 14Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh vận dụng làm bài tập
-Cho học sinh mở SGK – Giáo viên nêu lại phần
bài học trong sách
-Bài 1 : Học sinh tự nêu yêu cầu bài tập
-Cho 4 em lên bảng làm bài
-Chia 3 dãy, mỗi dãy làm 2 phép tính trên bảng
con
-Sửa bài chung cả lớp
-Bài 2 : Nêu yêu cầu bài tập
-Cho học sinh làm bài vào vở Bài tập toán
-Cho học sinh tự chữa bài
-Nhận xét chung
Bài 3 :Trò chơi
-Treo bảng phụ lên bảng
-2 đội cử đại diện lên viết số còn thiếu vào ô
trống Đội nào viết nhanh, đúng chữ số đẹp là đội
đó thắng
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
-Học sinh mở SGK
-4 em lên bảng làm bài -Học sinh nhận xét, sửa bài trên bảng -Nêu lại cách thực hiện
-Học sinh tự làm bài -Học sinh lần lượt chữa bài
-Mỗi bài 2 em thực hiện đua chơi :
16 151 2 3 4 5
và :
19 136 3 1 7 4
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét, tiết học tuyên dương học sinh tích cực hoạt động tốt
- Dặn học sinh về nhà tiếp tục tập làm tính và tính nhẩm hoàn thành vở Bài tập toán
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
5 Rút kinh nghiệm :
13
2
Trang 15Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP
Ngày Dạy :19-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh : - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép trừ (dạng 17 – 3 )
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ ghi bài tập 3 , 4 / 111
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ : 15 – 5 =
+ 2 học sinh lên bảng : 18 – 2 =
+ Học sinh làm vào bảng con ( tổ 1 , 2 ) ( tổ 3 , 4 )
+ Nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Luyện tập làm toán
Mt : Học sinh thực hành làm tính trừ (dạng 17 – 3 )
.
-Giáo viên giới thiệu bài và ghi đầu bài
-Hỏi : Em hãy nêu cách đặt tính bài 14 – 3 và nêu
cách tính
Hoạt động 2 : Làm bài tập
Mt :Rèn kỹ năng thực hiện phép trừ ( dạng 17 – 3 )
-Cho học sinh mở SGK
-Bài 1 : Học sinh đặt tính theo cột dọc rồi
tính
- Bài 2 :Học sinh tính nhẩm theo cách thuận
tiện nhất : Ví dụ : 17 – 2 = ?
-Có thể nhẩm ngay : 17 – 2 = 15
-Có thể nhẩm theo 2 bước : 7 – 2 = 5
10 + 5 = 15
-Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp :
17 bớt 1 được 16 ; 16 bớt 1 được 15
-Giáo viên hướng dẫn chữa bài
-Bài 3 : Học sinh thực hiện các phép tính từ
-Viết 14 Viết 3 dưới 4 ( theo cột đơn vị ) viết dấu – ( dấu trừ ) Kẻ vạch ngang rồithực hiện phép tính từ phải sang trái Các sốphải viết thẳng cột
4 trừ 3 bằng 1 viết 1
1 hạ 1 viết 1 Vậy : 14 – 3 = 11
-Học sinh điểm SGK trước mặt
-Học sinh tự làm bài
- 3 em lên bảng chữa bài
-Học sinh tự làm bài -4 em lên bảng 2 bài / 1 em
-Học sinh tự làm bài
- 12 + 3 – 1 = 17 – 5 + 2 =
15 + 2 – 1 = 16 – 2 + 1 =
18 3
Trang 16trái sang phải ( hoặc nhẩm ) rối ghi kết quả
cuối cùng vào
-Giáo viên sửa sai chung
-Bài 4 : Học sinh trừ nhẩm rồi nối với số
thích hợp ( là kết quả của phép trừ đó )
-Nhẩm : 15 – 1 = 14
-Nối : 15 – 1 với 14
-Giáo viên sửa sai chung trên bảng lớp
-3 em lên bảng chữa bài
-Học sinh cử đại diện nhóm lên tham gia chơitrò chơi
4.Củng cố dặn dò :
- Hôm nay em học bài gì ? Khen học sinh tích cự hoạt động
- Dặn học sinh học lại bài, làm các bài tập ở vở Bài tập toán
- Chuẩn bị bài : Phép trừ có dạng 17 - 7
5 Rút kinh nghiệm :
Tuần 21
Trang 17Tên Bài Dạy : PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7
Ngày Dạy :23-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
- Biết làm tính trừ (không nhớ ) bằng cách đặt tính rồi tính
- Tập trừ nhẩm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bó một chục que tính và một số que tính rời
+ Bảng phụ dạy toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhận xét bài làm trong vở Bài tập toán
+ Sửa bài 4/ 11 Điền dấu + , - vào ô trống để có kết quả đúng
+ 2 em lên bảng sửa bài
+ Giáo viên nhận xét, hướng dẫn cách thử để chọn dấu đúng
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ dạng 17-7
Mt : HS biết cách làm tính trừ dạng 17 – 7
a) Thực hành trên que tính
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy que tính
-Giáo viên hỏi : còn bao nhiêu que tính
b) Học sinh tự đặt tính và làm tính trừ
-Đặt tính ( từ trên xuống dưới )
-Viết 17 rồi viết 7 thẳng cột với 7 ( ở cột đơn vị )
-Viết dấu – ( Dấu trừ )
-Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó
-Tính : ( từ phải sang trái )
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Luyện tập làm tính trừ nhẩm
-Cho học sinh mở SGK
-Bài 1 :
-Học sinh lấy 17 que tính ( gồm 1 bó chụccà 7 que tính rời ) rồi tách thành 2 phần :phần bên trái có 1 bó chục que tính vàphần bên phải có 7 que tính rời Sau đóhọc sinh cất 7 que tính rời
- Còn 10 que tính
-Học sinh tự nêu cách tính
-Học sinh mở SGK
-Học sinh nêu yêu cầu bài 1
17 710-
17 7-
Trang 18-Học sinh luyện tập cách trừ theo cột dọc
-Giáo viên quan sát, nhận xét, bài học sinh làm
Nhắc lại cách đặt tính theo thẳng cột
-Bài 2 :
-ho học sinh tính nhẩm theo cách của từng cá
nhân, không bắt buộc theo 1 cách
-Sửa bài trên bảng lớp
Bài 3 :
-Đặt phép tính phù hợp với bài toán
-Cho học sinh đọc tóm tắt đề toán
*Có : 15 cái kẹo
-Đã ăn : 5 cái kẹo
-Còn : … cái kẹo ?
-Giáo viên sửa sai chung trên bảng lớp
-Học sinh tự làm bài vào bảng con
- 5 em lên bảng làm 2 bài / 1 em
-Học sinh nêu yêu cầu bài : tính nhẩm -Học sinh làm bài vào phiếu bài tập
- Trả lời miệng : còn 10 cây kẹo
4.Củng cố dặn dò :
- Hôm nay em học bài gì ?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực hoạt động
- Dặn học sinh làm tính vào vở tự rèn Làm các bài tập ở vở Bài tập
- Chuẩn bị trước bài : Luyện tập
5 Rút kinh nghiệm :
TUẦN :
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP
Ngày Dạy :24-1-2007
Trang 19I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện phép trừ và tính nhẩm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ ghi bài tập 4, 5 / 113 Phiếu bài tập
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài 3/ 13 Vở Bài tập toán 3 học sinh lên bảng
12 – 2 & 11 13 & 17 – 5 18 - 8 & 11 -1
15 – 5 & 15 17 & 19 – 5 17 - 7 & 12 -2
+Nhắc lại cách thực hiện biểu thức
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ
Mt : Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện phép trừ
và tính nhẩm
- Cho học sinh mở SGK
-Bài 1 :
-Đặt tính theo cột dọc rồi tính ( từ phải sang trái )
-Giáo viên hướng dẫn sửa bài
- Lưu ý : học sinh viết số thẳng cột
-Bài 2 :
-Cho học sinh nhẩm theo cách thuận tiện nhất
-Cho học sinh nhận xét, từng cặp tính Nhắc lại quan
hệ giữa tính cộng và tính trừ
-Cho học sinh chữa bài
Bài 3 : Tính
-Học sinh thực hiện các phép tính ( hoặc nhẩm ) từ
trái sang phải rồi ghi kết quả cuối cùng
-Cho học sinh tham gia chơi Giáo viên gắn 3 biểu
thức lên bảng Mỗi đội cử 1 đại diện lên Đội nào
gắn dấu nhanh, đúng là đội đó thắng
-Giáo viên quan sát, nhận xét và đánh giá thi đua
của 2 đội
-Giải thích vì sao gắn dấu < hay dấu > , dấu =
Bài 5 : Viết phép tính thích hợp
-Treo bảng phụ gọi học sinh nhìn tóm tắt đọc lại đề
-Học sinh mở SGK Nêu yêu cầu bài 1 -Học sinh nêu lại cách đặt tính
-Tự làm bài
-Học sinh nêu yêu cầu : Tính nhẩm
10 + 3 = 13 ; 15 + 5 = ; 17 – 7 =
15 - 5 = 10 ; 15 - 5 = ; 10 + 7 =
-Học sinh làm vào phiếu bài tập
-Học sinh nêu yêu cầu bài -Học sinh tự làm bài
-3 em lên bảng sửa bài
16 – 6 & 12
11 & 13 – 3
15 – 5 & 14 – 4 -Học sinh nêu được cách thực hiện
-Học sinh tìm hiểu đề toán cho biết gì ? Đề
Trang 20toán
* Có : 12 xe máy
- Đã bán : 2 xe máy
-Còn : … xe máy ?
-Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu đề và tự ghi phép tính
thích hợp vào ô trống
toán hỏi gì ? -Chọn phép tính đúng để ghi vào khung
12 – 2 = 10
Trả lời : còn 10 xe máy
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động
- Dặn học sinh về nhà ôn bài làm toán vở Bài tập
- Chuẩn bị trước bài : Luyện tập chung
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày Dạy :25-1-2007
I MỤC TIÊU :
Trang 21+ Giúp học sinh :
- Rèn luyện kỹ năng so sánh các số
- Rèn luyện kỹ năng cộng , trừ và tính nhẩm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ bài tập 2, 3, / 114 SGK
+ Vở kẻ ô li
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài 3/ 13 Vở Bài tập toán 3 học sinh lên bảng
12 – 2 & 11 13 & 17 – 5 18 - 8 & 11 -1
15 – 5 & 15 17 & 19 – 5 17 - 7 & 12 -2
+Nhắc lại cách thực hiện biểu thức so sánh
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Rèn kĩ năng so sánh số và tính
nhẩm
Mt : Rèn kỹ năng so sánh các số Kỹ năng cộng ,
trừ và tính nhẩm
-Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài
-Cho học sinh mở SGK
-Bài 1 : Điền số vào mỗi vạch của tia số
-Cho học sinh đọc lại tia số
-Bài 2 : Trả lời câu hỏi
-Dựa vào tia số yêu cầu học sinh trả lời
-Số liền sau của 7 là số nào ?
-Số liền sau của 9 là số nào ?
-Số liền sau của 10 là số nào ?
-Số liền sau của 19 là số nào ?
-Giáo viên chỉ lên tia số để củng cố thứ tự các
số trong tia số Lấy số nào đó trong tia số cộng
1 thì có số đứng liền sau
-Bài 3 : Trả lời câu hỏi
-Số liền trước của 8 là số nào ?
-Số liền trước của 10 là số nào ?
-Số liền trước của 11 là số nào ?
-Số liền trước của 1 là số nào ?
-Củng cố thứ tự số liền trước là số bé hơn số
liền sau Lấy 1 số nào đó trừ 1 thì có số liền sau
Bài 4 : Đặt tính rồi tính
-Cho học sinh làm vào vở kẻ ô li
-Lưu ý học sinh đặt tính đúng, thẳng cột
-Sửa bài trên bảng
-Học sinh mở SGK Nêu yêu cầu bài 1 -Học sinh tự làm bài
- 2 em lên bảng điền số vào tia số -3 em đọc lại tia số
-Học sinh trả lời miệng
- 1 học sinh lên bảng gắn số còn thiếuthay vào chữ nào của mỗi câu hỏi
-Học sinh trả lời miệng
-1 em lên gắn số phù hợp vào chữ nàotrong câu hỏi
-Học sinh lấy vở tự chép đề và làm bài
-Học sinh nêu yêu cầu của bài
Trang 22 Bài 5 : Tính
- Giáo viên nhắc lại phương pháp tính
- Cho học sinh thực hiện từ trái sang phải
- 11 + 2 + 3 = ?
- Nhẩm : 11 cộng 2 bằng 13
- 13 cộng 3 bằng 16
- Ghi : 11 + 2 + 3 = 16
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
-Nêu cách tính từ trái sang phải
-Học sinh tự làm bài vào vở
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh giỏi – phát biểu tốt
- Dặn học sinh ôn lại bài – làm tính trong vở Bài tập
- Chuẩn bị trước bài : Bài Toán Có Lời Văn
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Ngày Dạy :26-1-2007
I MỤC TIÊU :
Trang 23+ Giúp học sinh :
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn thường có :
Các số ( gắn với các thông tin đã biết )
Câu hỏi ( Chỉ thông tin cần tìm )
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Các tranh như SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Đếm từ 0 đến 10 , từ 10 đến 20 Số nào đứng liền sau số 13 ?
+ Số nào đứng liền trước số 18 ?
+ Số nào ở giữa số 16 và 18 ?
+ Từ 0 đến 20 số nào lớn nhất ? Số nào bé nhất ?
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài toán có lời văn
Mt : Học sinh bước đầu nhận biết bài toán có lời văn
thường có các số , câu hỏi.
1) Giới thiệu bài toán có lời văn :
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ rồi
viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm để có bài toán
-Giáo viên hỏi : Bài toán đã cho biết gì ?
-Nêu câu hỏi của bài toán ?
-Theo câu hỏi này ta phải làm gì ?
Bài 2 :
- Cho học sinh quan sát tranh điền số còn thiếu trong
bài toán và đọc bài toán lên cho các bạn nghe
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc bài toán
-Bài toán còn thiếu gì ?
-Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi
-Sau mỗi lần học sinh nêu câu hỏi giáo viên cho học
sinh đọc lại bài toán
-Lưu ý : Trong các câu hỏi đều phải có :
- Từ “ Hỏi “ ở đầu câu
-Học sinh tự nêu yêu cầu của bài -Có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang đi tới Hỏi cótất cả bao nhiêu bạn ?
-Học sinh đọc lại bài toán sau khi đã điềnđầy đủ các số
-Có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa Hỏi có tất cảbao nhiêu bạn ?
-Tìm xen có tất cả bao nhiêu bạn ?-Học sinh nêu yêu cầu của bài toán : viết sốthích hợp vào chỗ chấm để có bài toán -Có 5 con thỏ, có thêm 4 con thỏ đang chạytới Hỏi có tất cả mấy con thỏ
- Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ nữa -Có tất cả mấy con thỏ
- Tìm số thỏ có tất cả
-Học sinh đọc : Có 1 gà mẹ và 7 gà con Hỏi
…
-Bài toán còn thiếu câu hỏi
-Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà ?-Học sinh đọc lại bài toán
Trang 24-Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ “ Tất cả “
-Viết dấu ? ở cuối câu
Bài 4 :
-Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tự điền số
thích hợp, viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm tương tự
như bài 1 và bài 3
-Cho học sinh nhận xét bài toán thường có các số và
có dấu hỏi
Hoạt động 2 : Trò chơi
Mt : Luyện tập đặt bài toán theo tranh
-Giáo viên treo tranh : 3 con nai, thêm 3 con nai
-Yêu cầu học sinh đặt bài toán
-Cho chơi theo nhóm Giáo viên giao cho mỗi nhóm
2 tranh, yêu cầu học sinh thảo luận Cử đại diện đọc
2 bài toán phù hợp với tranh Nhóm nào nêu đúng
nhất nhóm đó thắng
-Có 4 con chim đậu trên cành , có thêm 2con chim bay đến Hỏi có tất cả bao nhiêucon chim ?
-Có 3 con nai, thêm 3 con nai.Hỏi có tất cảmấy con nai
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động
- Dặn học sinh ôn lại bài, tập đặt bài toán và giải bài toán
- Chuẩn bị trước bài : Bài Toán Có Lời Văn
5 Rút kinh nghiệm :
Tuần 22 Tên Bài Dạy : GIẢI BÀI TOÁN
CÓ LỜI VĂNNgày Dạy :30-1-2007
I MỤC TIÊU :
Trang 251) Giúp học sinh bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn :
Tìm hiểu bài toán : - Bài toán đã cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ? ( tức là bài toán đòi hỏi phải làm gì ? )
Giải bài toán : - Thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết nêu trong câu hỏi
- Trình bày bài giải ( Nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số )
2) Bước đầu tập cho học sinh tự giải bài toán
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Sử dụng các tranh vẽ trong SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài tập 2, 3 / 15 vở Bài tập
+ Học sinh đọc bài toán, nêu câu hỏi của bài toán phù hợp với từng bài
+ Bài toán thường có những phần gì ?
+ Nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách giải toán có lời văn
Mt :HS biết cách giải toán và cách trình bày bài giải
-Cho học sinh mở SGK
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng :
- Muốn biết nhà An nuôi mấy con gà ta làm
như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài giải
như SGK
-Cho học sinh nhận biết bài giải có 3 phần :
- Lời giải , phép tính, đáp số
-Khi viết phép tính luôn có tên đơn vị sau kết quả
phép tính Tên đơn vị luôn đặt trong ngoặc đơn
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Bước đầu học sinh giải được bài toán – Học sinh
viết vào tóm tắt
Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu
bài toán, viết số thích hợp vào phần tóm tắt
dựa vào tóm tắt để nêu câu trả lời cho câu hỏi
-Hướng dẫn học sinh tự ghi phép tính, đáp số
-Gọi học sinh đọc lại toàn bộ bài giải
Bài 2 :
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh nêu bài
toán, viết số còn thiếu vào tóm tắt bài toán
-Học sinh mở sách đọc bài toán : Nhà Ancó 5 con gà, Mẹ mua thêm 4 con gà Hỏinhà An có tất cả mấy con gà ?
-Học sinh nêu lại tóm tắt bài
-Ta làm tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9.Vậy nhà An nuôi 9 con gà
-Vài học sinh lặp lại câu trả lời của bàitoán
-Giáo viên ghi bài giải lên bảng Hướngdẫn học sinh cách đặt câu lời giải
-Đọc lại bài giải
-An có : 4 quả bóng Bình có : 3 quả bóng -Cả 2 bạn : … quả bóng ?
-2 em đọc
-Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3
Trang 26-Đọc lại bài toán
-Hướng dẫn tìm hiểu bài toán cho biết gì ? Bài toán
hỏi gì ? Muốn tìm số bạn có tất cả ta làm tính gì ?
-Cho học sinh tự giải vào vở
Bài 3 :
-Hướng dẫn học sinh đọc bài toán
-Cho học sinh tự giải bài toán
-Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng
bạn nữa Hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu bạn
?
- Học sinh đọc : Đàn vịt có 5 con ở dưới ao
và 4 con ở trên bờ Hỏi đàn vịt có tất cảmấy con ?
-Học sinh tự giải bài toán
BÀI GIẢI :
Số vịt có tất cả là :
5 + 4 = 9 (Con vịt ) Đáp Số : 9 con vịt
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh giỏi, phát biểu tốt
- Dặn học sinh xem lại các bài tập Làm vào vở tự rèn
- Hoàn thành vở Bài tập toán
- Chuẩn bị trước bài : Xăng ti mét – Đo độ dài
5 Rút kinh nghiệm :
TUẦN :
Tên Bài Dạy : XĂNG TI MÉT - ĐO ĐỘ DÀI
Ngày Dạy :31-1-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
Có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, ký hiệu của xăng ti mét ( cm ) Biết đo độ dài củađoạn thẳng với đơn vị là xăng ti mét trong các trường hợp đơn giản
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Trang 27+ Giáo viên và học sinh có thước vạch con ( hộp thiết bị ) Các bài tập 2,3,4 / trên bảng lật Cácbảng nhỏ với hình vẽ AB = 1cm , CD= 3 cm , MN = 6 cm
+ Tranh bài 3 trang 16 vở Bài tập toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài tập 3 / 16 vở Bài tập giáo viên viết sẵn trên bảng
+ Treo tranh yêu cầu học sinh nhận xét và nêu số còn thiếu và câu hỏi cho bài toán
+ Gọi 1 học sinh lên giải bài toán Giáo viên hỏi học sinh : Muốn giải bài toán ta cần nhớđiều gì ? (Tìm hiểu bài toán – Xem đề cho biết gì, hỏi gì ? ) Bài giải có mấy phần ? ( lờigiải, phép tính, đáp số ) Giáo viên nhận xét bài sửa của học sinh Chốt bài
+Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đầu bài
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu xăng ti mét
Mt :Học sinh có khái niệm ban đầu về độ dài, tên
gọi, ký hiệu cm
-Yêu cầu học sinh đưa thước và bút chì để kiểm tra
-Cho học sinh họp đội bạn quan sát thước và nêu
được
-Giáo viên giới thiệu cây thước của mình ( giống
học sinh) gắn lên bảng Giới thiệu vạch 0 trên
thước và lưu ý trước vạch 0 có 1 đoạn nhỏ để tránh
nhầm lẫn khi đo
-Giáo viên rê que chỉ lên cây thước giới thiệu với
học sinh : Từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm, từ vạch 1
đến vạch 2 là 1 cm, từ vạch 2 đến vạch 3 là 1 cm …
-Yêu cầu học sinh rê đầu bút chì từng vạch trên
thước
-Hỏi : Từ vạch 3 đến vạch 4 là mấy cm ?
-Từ vạch 5 đến vạch 6 là mấy cm ?
-Từ vạch 8 đến vạch 9 là mấy cm ?
Hoạt động 2 :
Mt : Biết đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là cm
trong các trường hợp đơn giản
- Các em đã biết từng cm trên thước Đây là
thước có vạch chia từng cm (gắn chữ ) Xăng
ti mét viết tắt là cm ( gắn câu )
- Giáo viên đưa ký hiệu cm cho học sinh đọc
- (Giáo viên giới thiệu mặt thước có vạch
nhỏ )
- Gắn tranh đoạn AB có độ dài 1 cm Giới
thiệu cách đặt thước, các đo, đọc số đo
- Giới thiệu 1 cm được viết số 1 trước rồi đến
-Học sinh cầm thước, bút chì đưa lên -Học sinh nêu : thước có các ô trắng xanhvà bằng nhau Có các số từ 0 đến 20
-Học sinh quan sát, theo dõi, ghi nhớ
-Học sinh rê bút nói : từ vạch 0 đến vạch 1là 1 cm , từ vạch 1 d89ến vạch 2 là 1 cm …-1 cm
-1 cm
- 1cm
-Học sinh lần lượt đọc xăng ti mét
-Học sinh tự đo trong SGK tự nêu số đo,giáo viên thao tác trên hình để xác định lời
Trang 28ký hiệu cm
- Đọc là một xăng ti mét
- Lần lượt đến đoạn MN = 6 cm
- Cho học sinh đọc lại phần bài học trên bảng
Nghỉ 5 phút
Hoạt động 3 : Thực hành
Mt : Học sinh biết đo độ dài đoạn thẳng trên bài tập
Bài 1 : Học sinh viết vào vở Bài tập toán ký
-Giáo viên hướng dẫn sửa bài
Bài 3 : Đặt thước đúng – ghi đúng , sai – ghi
sai
-Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
-Hướng dẫn học sinh quan sát tranh đoạn thẳng và
cách đặt thước đúng sai
-Giáo viên kết luận về cách đặt thước khi đo
Bài 4 : Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết
các số đo
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo 1 đoạn
thẳng ( mẫu )
-Giáo viên sửa bài trên bảng lật
học sinh : Đoạn MN dài 6 cm
-Học sinh làm bài vào SGK( bút chì )-1 em lên bảng làm bài
-Học sinh tự làm bài vào SGK ( bút chì )
- 1 học sinh lên bảng sửa bài và giải thích
vì sao đúng , vì sao sai ?
- Học sinh tự làm bài trong SGK ( bút chì )
-1 em lên bảng sửa bài
4.Củng cố dặn dò :
- Hôm nay em học bài gì ? – xăng ti mét viết tắt là gì ?
- Đọc các số : 3 cm , 5 cm , 6 cm
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập ở vở bài tập
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
5 Rút kinh nghiệm :
Ngày Dạy :1-2-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán và trình bày bài giải
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Trang 29+ Tranh như SGK Bảng phụ ghi tóm tắt bài toán
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Xăng ti mét viết tắt là gì ? Đọc các số sau : 2 cm , 7 cm
+ Viết : 5 cm , 6 cm , 4 cm
+ Đo đoạn thẳng AB ( 5 cm ) BC ( 7 cm ) EI (4 cm ) 3 học sinh lên bảng đo
+ Giáo viên nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 :Luyện kĩ năng giải toán
Mt :Rèn luyện kỹ năng giải toán và trình bày bài toán
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tập dượt tự giải bài
toán
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tự đọc đề
toán
-Cho học sinh trao đổi ý kiến, lựa chọn câu lời giải
thích hợp nhất rồi viết vào bài giải
-Cho học sinh đọc lại bài toán và bài giải
-Tiến hành như bài 1
-Cho chọn lời giải phù hợp nhất rồi viết vào bài giải
-Học sinh đọc lại bài toán và bài giải
-Có : 5 hình vuông
-Có : 4 hình tròn
-Có tất cả : … hình vuông và hình tròn
-Học sinh đọc lại bài toán và bài giải
-Học sinh tự đọc bài toán, quan sáttranh vẽ
-Điền số vào tóm tắt rồi nêu lại tóm tắtđề
-Học sinh nêu lời giải
Bài giải : Số cây chuối trong vườn có tất cả là :
12 + 3 = 15 ( Cây chuối ) Đáp số : 15 Cây chuối
Bài giải :
Số bức tranh có tất cả là :
14 + 2 = 16 ( Bức tranh ) Đáp số : 16 Bức tranh
-Học sinh đọc bài toán -Tự tìm hiểu bài toán và câu trả lời -Học sinh tự ghi bài giải
Bài giải : Số hình vuông và hình tròn có tất cả
Trang 30là :
5 + 4 = 9 ( Hình ) Đáp số : 9 hình
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh làm bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
5 Rút kinh nghiệm :
Trang 31
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP
Ngày Dạy :2-2-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh :
-Rèn luyện kỹ năng giải và trình bày bài giải của bài toán có lời giải
-Thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài với đơn vị đo xăng ti mét
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ ghi bài 4/122/ SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhận xét bài làm của học sinh (vở bài tập )
+ Sửa bài 4/18 Cho 2 em lên đo lại 2 đoạn thẳng và ghi số đo dưới đoạn thẳng đó + Nhận xét, sửa sai chung Giáo viên nhắc lại cách đo đoạn thẳng
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 :Luyện kĩ năng trình bày bài giải
Mt :Rèn kỹ năng giải và trình bày bài giải của
bài toán có lời văn
1 Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự giải
bài toán
Bài 1 : Học sinh tự đọc bài toán
-Học sinh tự nêu tóm tắt rồi viết số thích hợp vào
chỗ chấm để có
Tóm tắt:
Có : 4 bóng xanh
Có : 5 bóng đỏ
Có tất cả : … quả bóng?
Bài 2 : Tương tự bài 1
- Học sinh đọc lại bài toán và bài giải
Bài 3 : Thực hiện tương tự bài 2
-Nhìn tóm tắt – học sinh đọc được bài toán
“ Có 2 con gà trống và 5 con gà mái Hỏi có tất
cả bao nhiêu con gà ?
-Học sinh tự giải bài toán
Bài giải : Số quả bóng của An có tất cả là :
4 + 5 = 9 ( quả bóng ) Đáp số : 9 Quả bóng
- Học sinh tự nêu tóm tắt :
Có : 5 bạn nam
Có : 5 bạn nữ
Có tất cả : … bạn ? -học sinh tự giải bài toán
Bài giải : Số bạn của tổ em có tất cả là :
5 +5 = 10 ( Bạn) Đáp số : 10 Bạn.
-Học sinh tự giải bài toán
Bài giải : Số con gà có tất cả là :
2 + 5 = 7 ( con gà )
Trang 32 Bài 4 : Giáo viên hướng dẫn học sinh
cách cộng (trừ ) hai số đo độ dài rồi thực
hiện cộng trừ theo mẫu của SGK
- Cộng ( trừ ) các số trong phép tính
-Viết kết quả kèm theo tên đơn vị ( cm )
-Giáo viên treo bảng phụ gọi 2 học sinh lên sửa
bài
-giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
Đáp số :7 con gà
-Cho học sinh tự làm bài
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh ôn luyện giải toán, đo đoạn thẳng
- Làm bài tập trong vở Bài tập toán
- Chuẩn bị bài : Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
5 Rút kinh nghiệm :
Tuần 23
Trang 33Tên Bài Dạy : VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
Ngày Dạy :6-2-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm, để vẽ các đoạn thẳng cóđộ dài cho trước
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Giáo viên và học sinh sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng ti mét
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Giáo viên cho học sinh sửa bài tập 3, 4 / 19 / Bài tập
+ 1 học sinh lên bảng làm bài 3/19 2 học sinh lên bảng làm bài 4 / 19
+ Học sinh nhận xét bài của bạn Giáo viên sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 :Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài
cho trước
Mt :Hướng dẫn học sinh các thao tác vẽ đoạn thẳng có
độ dài cho trước
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt thước lên tờ giấy
trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm
trùng với vạch 0 Chấm 1 điểm trùng với vạch 4
-Dùng bút nối từ điểm 0 đến điểm ở vạch 4, thẳng theo
mép thước
-Nhấc thước ra viết A vào điểm số 0 và B vào điểm số
4 của đoạn thẳng Ta đã vẽ được đoạn thẳng
-AB có độ dài 4 cm
-Giáo viên đi xem xét hình vẽ của học sinh, giúp đỡ học
sinh yếu
Hoạt động 2 : Thực hành
Mt : Học sinh biết vẽ đoạn thẳng có số đo cho trước
Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn vẽ các đoạn thẳng
có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm
-Yêu cầu học sinh tập các thao tác như trên và tập đặt
tên các đoạn thẳng
-Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu
Bài 2 :
-Cho học sinh nêu tóm tắt của bài toán rồi nêu bài
toán và tự giải miệng
-Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán
-Học sinh tự giải bài toán
-Học sinh lấy vở nháp , thực hiện từngbước theo sử hướng dẫn của giáo viên
Trang 34-1 học sinh lên sửa bài
-Giáo viên nhận xét , sửa sai chung
-Bài 3 :
-Nêu yêu cầu của bài tập Giáo viên giải thích rõ õ
yêu cầu của bài
5 +3 = 8 ( cm) Đáp số : 8cm
-Học sinh tự suy nghĩ vẽ theo nhiều cách(trên bảng con )
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh tích cực hoạt động
- Dặn học sinh ôn bài , hoàn thành vở bài tập
- Chuẩn bị bài cho ngày hôm sau : Luyện tập chung
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày Dạy :7-2-2007
Trang 35I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh củng cố về :
-Đọc , viết, đếm các số đến 20
-Phép cộng trong phạm vi các số đến 20
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Phiếu bài tập , bảng phụ kẻ các bài tập 1,2,3,4/124/ SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 học sinh lên vẽ các đoạn thẳng có độ dài : 9 cm, 7 cm, 10 cm
+ Sửa bài tập 3/20 / vở Bài tập 1 em lên bảng
+ Vẽ đoạn thẳng AO dài 3 cm Đoạn thẳng OB dài 5 cm để có đoạn thẳng AB dài 8 cm
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 : Làm bài tập
Mt :Củng cố đọc, viết, đếm các số đến 20 , phép
cộng trong phạm vi các số đến 20
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài tập
Bài 1 :
-Giáo viên cho học sinh tự làm bài
-Khuyến khích học sinh viết theo thứ tự từ 1 đến 20
và viết theo thứ tự mà học sinh cho là hợp lý nhất
Chẳng hạn có thể nêu 2 cách viết như sau :
Bài 2 : Học sinh tự nêu nhiệm vụ “ Điền số
thích hợp vào ô trống “
-Khi chữa bài nên cho học sinh đọc, chẳng hạn :
+ 2 + 3
-Đọc là : Mười một cộng hai bằng mười ba, mười ba
cộng ba bằng mười sáu
Bài 3 : Cho học sinh nêu bài toán, nêu tóm
tắt rồi tự giải và tự viết bài giải
-Học sinh tự nêu nhiệm vụ : Viết các số từ 1đến 20 vào ô trống rồi tự làm và chữa bài
- 1 em lên bảng chữa bài
- Học sinh tự làm bài
-1 Học sinh lên bảng chữa bài
Trang 36-Chẳng hạn :
-Tóm tắt :
Có : 12 bút xanh
Có : 3 bút đỏ
Tất cả có : … bút ?
Bài 4 : Cho học sinh tự giải thích mẫu,
chẳng hạn
13 + 1 = 14 Viết 14 vào ô trống
-Học sinh đọc bài toán và tự giải
-Bài giải :
Số bút có tất cả là :
12 + 3 = 15 bút Đáp số : 15 bút
-Học sinh tự làm bài rồi chữa bài
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh ôn lại bài làm các bài tập ở vở Bài tập
- Chuẩn bị bài ngày mai : Luyện tập chung
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày Dạy :8-2-2007
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh củng cố :
Trang 37-Kỹ năng cộng trừ nhẩm so sánh các số trong phạm vi 20, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
-Giải bài toán có lời văn có nội dung hình học
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ ghi bài tập 2, 4/125
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài 3/21 / Vở Bài tập : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài toán Gọi 2 em lênbảng 1 em ghi tóm tắt bài toán, 1 em trình bày bài giải
+ Học sinh nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 :Luyện tập thực hành
Mt :Rèn kỹ năng cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong
phạm vi 20 Vẽ Đoạn thẳng có độ dài cho trước Giải
bài toán có lời văn có nội dung hình học
- Giáo viên cho học sinh mở SGK
Bài 1 :
-Khuyến khích học sinh tính nhẩm
-Khi sửa bài nên cho học sinh đọc các phép tính và
kết quả tính Chẳng hạn : 11 + 4 + 2 = 17 đọc là :
mười một cộng bốn bằng mười lăm, mười lăm cộng hai
bằng mười bảy
Bài 2 :
-Yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ phải làm
Bài 3 :
-Khi chữa bài có thể cho học sinh đổi vở cho nhau để
kiểm tra độ dài đoạn thẳng, vẽ được có đúng bằng 4
cm không ?
Bài 4 :
-Vì bài toán được tóm tắt bằng hình vẽ, nên theo hình
vẽ của SGK thì độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ
dài của đoạn thẳng AB và BC Đọc đó có bài giải như
sau :
-Học sinh mở sách-Học sinh nêu yêu cầu : “ Tính “ Học sinhtự làm bài
-1 học sinh lên bảng chữa bài
-Học sinh tự nêu nhiệm vụ (đọc “ lệnh “)rồilàm và chữa bài
-Khi chữa bài học sinh khoanh vào a) Số lớn nhất
b) Số bé nhất
-Học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi tựlàm
- 1 em lên bảng chữa bài
-Cho học sinh tự làm bài và chữa bài
1 8 1 0
Trang 38Bài giải : Độ dài đoạn thẳng AC là :
3 + 6 = 9 ( cm ) Đáp số : 9 cm
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh ngoan
- Xem lại bài học Làm bài tập vở Bài tập toán
- Chuẩn bị bài : Các số tròn chục
5 Rút kinh nghiệm :
Tên Bài Dạy : CÁC SỐ TRÒN CHỤC
Ngày Dạy :9-2-2007
I MỤC TIÊU :
+ Bước đầu giúp học sinh :
-Nhận biết về số lượng, đọc viết các số tròn chục ( từ 10 đến 90 )
Trang 39-Biết so sánh các số tròn chục
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ 9 bó que tính mỗi bó có 1 chục que tính
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài 3/22/ Vở Bài tập 2 em lên bảng vẽ hình và ghi số đo trên mỗi hình :
+Giáo viên kiểm tra đúng sai
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3 Bài mới :
Hoạt động 1 :Giới thiệu các số tròn chục
Mt :Học sinh nhận biết số tròn chục từ 10 đến 90
1 Giới thiệu số tròn chục :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó ( 1 chục )
que tính và nói :” có 1 chục que tính “
-Giáo viên hỏi : 1 chục còn gọi là bao nhiêu ?
-Giáo viên viết : 10 lên bảng
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nói : “Có 2 chục que
tính “
- 2 chục còn gọi là bao nhiêu ?
-Giáo viên viết 20 lên bảng
- 3 chục còn gọi là bao nhiêu ?
-Giáo viên viết 30 lên bảng
-Cho học sinh quan sát hình trong SGK để nêu được
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt tương tự như
trên đến 90
Hoạt Động 2 :
Mt : biết thứ tự các số tròn chục, so sánh các số
trìon chục
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm theo chục từ 1
chục đến 9 chục và đọc theo thứ tự ngược lại
-Yêu cầu học sinh đọc các tròn chục theo thứ tự từ
10 đến 90 và ngược lại
-Học sinh lấy 1 bó que tính và nói có 1 chục que tính
-Cá nhân - đt
-10 em đọc – đt
Trang 40-Giáo viên giới thiệu : Các số tròn chục từ 10 đến
90 là những số có 2 chữ số Chẳng hạn : 30 có 2
chữ số là 3 và 0
Hoạt Động 3 : Thực hành
Mt: Học sinh thực hành làm tính : đọc số , viết số ,
so sánh số
Bài 1 : Hướng dẫn học sinh nêu cách làm
bài rồi làm bài và chữa bài trên bảng lớp
-Giáo viên cho học sinh chữa bài trên bảng lớp
Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận
xét dãy số tròn chục theo thứ tự từ bé đến
lớn ( a) và thứ tự lớn đến bé (b)
Bài 3 : So sánh các số tròn chục
-Giáo viên lưu ý các trường hợp
-Học sinh nêu yêu cầu :Điền dấu < , > ,
=vào chổ trống-cho học sinh tự làm bài-3 em lên bảng chữa bài
4.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
- Dặn học sinh tập viết số , đọc số Làm bài tập ở vở Bài tập
- Chuẩn bị bài hôm sau : Luyện tập
5 Rút kinh nghiệm :
Tuần 24 Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP
Ngày Dạy :
I MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh:
- Củng cố về đọc,viết, so sánh các số tròn chục