1 Số NNT trong kế hoạch kiểm tra trụ sở NNT 7 8 93 0
4.3.2. Các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập cá nhân
Xuất phát từ các câu hỏi đặt ra ở phần mở đầu, xuất phát từ hạn chế và nguyên nhân công tác kiểm tra thuế của Chi cục thuế thành phố Bắc Giang và xuất phát từ định hướng chung của ngành thuế, định hướng của Chi cục thuế về công tác kiểm tra thuế TNCN và ý kiến đóng góp của lãnh đạo các phòng thuộc Cục thuế và Chi cục thuế thành phố Bắc Giang, Tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
4.3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
* Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng kiểm tra thuế của Chi cục thuế
Công tác đào tạo lực lượng kiểm tra thuế của Chi cục thuế phải đảm bảo mục tiêu: lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ áp dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu quản lý thuế, kiểm tra thuế. Để có được điều này, công tác bồi dưỡng cán bộ thuế cần được tiến hành theo ba cấp độ: Đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu và đào tạo nâng cao theo từng loại đối tượng và phải có kiểm tra sát hạch trong mỗi đợt đào tạo, cụ thể:
- Công chức mới tuyển dụng cần được bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về quản lý thuế, nghiệp vụ kê khai và kế toán thuế, kiểm tra thuế đảm bảo thực hiện tốt những công việc cơ bản trong hoạt động kiểm tra thuế, đồng thời bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm pháp luật, phương pháp giao tiếp ứng sử văn minh, lịch sự với NNT
- Cán bộ kiểm tra thuế phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng lĩnh vực, đối tượng … và các kỹ năng khác như tin học, ngoại ngữ để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101 - Lực lượng lãnh đạo đội trưởng đội kiểm tra, các trưởng đoàn kiểm tra phải được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, tổ chức điều hành hoạt động kiểm tra thuế khoa học và hiệu quả
* Tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ thuế có hành vi vi phạm pháp luật thuế.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức bộ máy và cán bộ công chức thuế theo Pháp lệnh cán bộ công chức, 10 điều kỷ luật của ngành cũng như những điều cần “Xây” và những điều cần “chống” trong Chi cục thuế. Kiên quyết xử lý các cán bộ công chức thuế lợi dụng các thủ tục về thuế để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tự đặt ra các thủ tục về thuế trái với quy định… đồng thời xử lý trách nhiệm liên đới của Thủ trưởng cơ quan thuế theo chế độ công vụ.
* Tăng cường số lượng cán bộ kiểm tra thuế.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra thuế, Chi cục thuế cần tăng cường lực lượng kiểm tra thuế đủ mạnh đảm bảo lực lượng kiểm tra thuế chiếm từ 25% - 30% tổng số cán bộ công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuế. Song song với việc làm trên, Chi cục thuế cần có kế hoạch bố trí, sắp xếp và luân chuyển cán bộ kiểm tra thuế một cách hợp lý, không làm ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng kiểm tra NNT.
4.3.2.2. Các giải pháp liên quan đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra thuế
theo cơ chế người nộp thuế
Do nguồn lực và chi phí của Chi cục thuế có hạn, mà nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng tăng (số NNT tăng lên, phạm vi quy mô kinh doanh của NNT ngày càng phức tạp …) nên Chi cục thuế không thể áp dụng phương pháp kiểm tra truyền thống là kiểm tra tất cả các tờ khai thuế, tất cả các NNT… Cơ chế kiểm tra trong mô hình tự khai, tự nộp thuế được chuyển từ cơ chế kiểm tra thuế nhằm vào tất cả NNT hiện hành sang cơ chế kiểm tra thuế theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới kiểm tra, không có gian lận thì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 không kiểm tra (được gọi là kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế) nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của NNT, đồng thời giảm các chi phí không cần thiết cho Chi cục thuế. Theo đó, Chi cục thuế cần phải lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra; sau đó lập kế hoạch chi tiết cho từng đối tượng kiểm tra để đảm bảo cuộc kiểm tra mang lại hiệu quả cao; tiếp theo xử lý tốt sau kiểm tra tức là truy thu được toàn bộ số tiền thuế gian lận đã phát hiện và cuối cùng tổng kết hiệu quả đánh giá công tác kiểm tra. Cụ thể:
* Lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra thuế
Đối tượng cần kiểm tra thuế có thể được xác định từ các bộ phận trong Chi cục thuế, từ thông tin khác ngoài Chi cục thuế, từ kết quả các cuộc kiểm tra khác và từ hệ thống đánh giá rủi ro của cơ quan thuế hoặc từ kinh nghiệm của các cán bộ có kinh nghiệm làm công tác kiểm tra thuế lâu năm để xác định “Dấu hiệu” của sự không tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Những thông tin cơ bản về NNT cần được thường xuyên cập nhật gồm:
+ Thông tin về đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức của NNT
+ Thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Thông tin về tình kê khai, nộp thuế
+ Thông tin về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật thuế nói riêng
+ Các thông tin khác...
Hệ thống thông tin này được thu thập từ trong và ngoài ngành thuế, xử lý và cập nhật, lưu giữ trên hệ thống máy tính; được phân cấp khai thác, sử dụng một cách hợp lý cho từng cấp quản lý và cho từng bộ phận chức năng
Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá rủi ro phải được thực hiện dựa trên cơ sở NNT có các chứng từ và tài khoản, báo cáo tài chính để tiến hành phân tích. Đối với các hộ kinh doanh cá thể, những đối tượng phải chịu thuế TNCN lần đầu tiên sẽ không lưu giữ chứng từ và tờ khai thuế của họ và khi kê khai thường rất đơn giản. Rủi ro lớn nhất đối với các hộ kinh doanh gia đình loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 vừa và nhỏ không phải là họ sẽ mắc các sai sót kỹ thuật khi lập tờ khai, mà là ở chỗ họ sẽ khai giảm đáng kể thu nhập của mình
Trong trường hợp này thì việc phân tích, đánh giá rủi ro có thể được giới hạn dựa trên:
- Rà soát tài liệu được lưu trong hồ sơ của NNT
Kiểm tra, rà soát tờ khai thuế TNCN đối chiếu với kết quả kiểm tra quyết toán thuế TNCN, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm trước để có biện pháp yêu cầu kê khai thuế phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của hộ...
- Đánh giá lợi nhuận đạt được dựa trên hiểu biết của cán bộ kiểm tra thuế và các phương pháp tính thuế khoán của Chi cục thuế
- Trắc nghiệm về mức độ hợp lý của tờ khai thuế
- Kiểm tra các chỉ tiêu kê khai thuế như doanh thu lớn nhưng số thuế nộp ít, có cùng quy mô kinh doanh nhưng số thuế nộp ít hơn… những lĩnh vực có dấu hiệu, tiềm ẩn kê khai không đầy đủ như hoạt động khai thác đất, đá, cát, sỏi… hàng nhập… Xây dựng ngưỡng quản lý theo từng loại hình kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn… nhằm phát hiện kịp thời những tờ khai thuế bất hợp lý, không kê khai đầy đủ doanh thu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Lập kế hoạch kiểm tra thuế chi tiết cho từng trường hợp
Để cuộc kiểm tra thuế đạt kết quả cao, ngoài việc xác định được đúng đối tượng cần kiểm tra, đòi hỏi xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp kiểm tra, do đó phải có sổ tay kiểm tra. Nội dung chủ yếu của sổ tay kiểm tra thuế gồm:
+ Tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế
+ Đề xuất các bước công việc cụ thể khi tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104 + Các bước công việc cụ thể khi tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT
+ Công việc kiểm tra thuế theo đơn tố giác hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp kiểm tra giúp xác định mục đích và mục tiêu của cuộc kiểm tra thuế cũng như đưa ra các chỉ dẫn trong suốt cuộc kiểm tra của mình, qua đó đảm bảo tiến hành kiểm tra một cách hiệu quả. Bởi một số kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp kiểm tra
+ Được ghi chép lại trên giấy tờ
+ Xác định một cách rõ ràng phạm vi của cuộc kiểm tra
+ Chỉ ra rằng đã phân tích, đánh giá rủi ro, đã rà soát các thông tin cần tiết, đã xác định các lĩnh vực có rủi ro và ghi lại những câu hỏi cần lưu ý
+ Xác định rõ các chứng từ cụ thể cần thu nhập và các câu hỏi để giải đáp những thắc mắc
+ Đưa ra khung thời gian
+ Phân tích chi phí/ lợi ích (đối với những cuộc kiểm tra có thời gian dài cần ra hạn). Nên cân nhắc về chi phí cơ hội khi tiếp tục kiểm tra NNT này mà không chuyển sang kiểm tra NNT khác. Để có kết quả phân tích đánh giá rủi ro chính xác về tình trạng tuân thủ pháp luật về thuế của NNT, ngoài những thông tin do NNT cung cấp, thông tin do bản thân ngành thuế thu thập trong quá trình quản lý, cơ quan thuế cũng cần phải truy cập, tham chiếu với các thông tin khác liên quan đến NNT do các cơ quan, tổ chức chuyên ngành nắm giữ.
* Tiến hành kiểm tra thuế
Kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết. Do phần lớn phương tiện thanh toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt, không lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán đầy đủ nên không có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105 số liệu để đối chiếu với số liệu về thu nhập trong tờ khai thuế và khó xác minh thông tin với bên thứ ba. Thông thường hộ gia đình, cá nhân kinh doanh gian lận thuế thông qua việc che dấu toàn bộ hoặc một phần thu nhập hoặc kê khai không đúng các khoản chi phí, kê khai người phụ thuộc ở nhiều nơi khác nhau. Chính vì vậy việc kiểm tra phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng, khi cần có thế xác minh, đối chiếu mới mang lại hiệu quả cao.
* Tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra thuế
Hoạt động tham gia, kiểm tra thuế chỉ thực sự có hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, Chi cục thuế thành phố Bắc Giang cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng đã kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế. Những trường hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, Chi cục thuế cần phải theo dõi chặt chẽ và phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh
Để thực hiện hiệu hiệu quả công tác này, Chi cục thuế cần trích một khoản kinh phí để chi phối hợp công tác với các lực lượng hỗ trợ, phối hợp công tác xử lý sau kiểm tra (tổ chức thu nợ thuế, cưỡng chế thu nợ thuế …) như Công an, Kiểm sát, Toà án …
* Tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra của Chi cục thuế
Định kỳ (quý/năm), Chi cục thuế phải tiến hành đánh giá tình hình tổ chức hoạt động kiểm tra để đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra và tiến độ thực hiện kế hoạch quý, năm để từ đó rút kinh nghiệm, rút ra được những dấu hiệu vi phạm mang tính phổ biến hoặc cá biệt; để tổ chức hoạt động kiểm tra thuế tốt hơn và tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106
4.3.2.3. Các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ Người nộp thuế
Chi cục thuế TPBG cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế trong toàn dân, các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh giúp họ hiểu rõ các quy định trong chính sách thuế TNCN, từ đó nâng cao ý thức tự giác, tự tuân thủ pháp luật của NNT. Mặt khác, Chi cục thuế cần triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế theo hướng coi NNT là khách hàng của Chi cục thuế và Chi cục thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của NNT, người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Để công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT đạt kết quả tốt, Chi cục thuế cần phải thực hiện:
- Phân chia các nhóm NNT khác nhau theo các tiêu chí như quy mô, ngành nghề, sở hữu để xác định những nhu cầu chung của nhóm đối tượng để có thể cung cấp đầy đủ, hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ mà nhóm người nộp thuế có nhu cầu
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền để tránh nhàm chán như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thuế, xây dựng các tiểu phẩm vui, các phóng sự về công tác quản lý thuế… Tổ chức hội thảo, trao đổi về thuế trên đài, báo và các phương tiện thông tin đại chúng theo định hướng trong từng thời kỳ. Định kỳ tổ chức đối thoại và giải đáp vướng mắc về thuế tại cơ quan thuế các cấp
- Kiện toàn bộ máy thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đủ mạnh, đặc biệt là ở các cơ sở giao dịch trực tiếp với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp không những giỏi nghiệp vụ thuế mà còn phải hiểu biết chế độ kế toán, tài chính doanh nghiệp và văn hoá giao tiếp, ứng xử.
4.3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác
* Tăng cường phối hợp với các ban ngành khác tại địa phương trong việc điều tra, phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến NNT
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107 Thông thường địa bàn hoạt động của NNT rất rộng và họ có liên quan tới nhiều đối tượng và các cơ quan Nhà nước khác trong xã hội, nên để đạt được hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước khác. Cụ thể:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng như: Ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng, ngành giáo dục, ngành y tế… để khai thác chống thất thu trên các lĩnh vực: Vận tải tư nhân, xây dựng tư nhân, dịch vụ dạy học luyện thi, dịch vụ khám chữa bệnh, cho thuê nhà, cho thuê cửa hàng cửa hiệu…
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, hội đồng tư vấn thuế Phường, Xã, chi bộ Đảng, tổ dân phố để tuyên truyền, vận động và kết hợp với Công an Phường, Xã kiểm tra, rà soát hộ kinh doanh trên địa bàn đối chiếu số hộ giữa số hộ điều tra thống kê với số hộ đang quản lý thu thuế