3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh Bắc giang, nằm ở phía Tây Nam tỉnh, cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn. Với quy mô diện tích theo ranh giới hành chính hiện nay là 66,7736 km2. Thành phố có QL1A, QL 31, TL 295B, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và đường tỉnh 398 đi qua, thuận lợi để giao lưu với Hà Nội và các đô thị lớn. Thành phố tiếp giáp với các vùng lân cận như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quế Nham thuộc huyện Tân Yên và xã Xuân Hương, thuộc huyện Lạng Giang.
- Phía Đông giáp xã Tân Dĩnh, Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang, xã Hương Gián thuộc huyện Yên Dũng.
- Phía Nam giáp xã Tân Liễu, Tiền Phong, Nội Hoàng huyện Yên Dũng - Phía Tây giáp xã Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, huyện Việt Yên. Những đặc điểm về vị trí địa lý của thành phố Bắc Giang nói trên là điều kiện rất thuận lợi để Thành phố có thể thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các dự án tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới sẽ được mở rộng, đó là xu hướng hợp lý về tổ chức lãnh thổ trong quy hoạch phát triển thành phố.
* Đặc điểm địa hình: Thành phố Bắc Giang nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00 - 80), cao độ địa hình thấp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 mét và có sông Thương chảy qua và nhiều ao hồ trong nội thành. Địa chất thành phố thuộc dạng kiến tạo bồi đắp có nguồn gốc sông biển (trầm tích sông Thương); khu vực nội thị có cường độ chịu tải tốt (R/1,5kg/cm2), không có hiện tượng trượt lở, nhiều khu vực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 trong thành phố có địa hình thấp hơn so với mực nước sông Thương vào mùa mưa lũ. Ao, hồ trên địa bàn thành phố khá nhiều nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, hẹp, nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế.
* Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa theo mùa
lại khá điều hòa và mang đặc điểm chung của vùng Đông Bắc với 4 mùa rõ rệt. Mùa đông khô, lạnh từ tháng 11 năm trước tới tháng 1 năm sau; mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 7; mùa xuân ấm, ẩm từ tháng 2 đến tháng 4; mùa thu khí hậu ôn hòa từ tháng 7 đến tháng 10.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,3o C Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 35 – 36o C, nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 39,5o C và thấp nhất là 4,8o C.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối của không khí ít biến đổi giữa các vùng và dao động không nhiều giữa các tháng trong năm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 79 - 81%. Độ ẩm không khí trung bình của các tháng mùa mưa thường cao hơn so với các tháng mùa khô.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.558 mm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 9, lượng mưa thường chiếm 80-85% tổng lượng mưa hàng năm, riêng tháng 7 và tháng 8 lượng mưa chiếm tới 55-70% tổng lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Chế độ gió mang sắc thái của gió mùa khu vực Đông Nam Á rõ rệt. Mùa đông hướng gió chiếm ưu thế là hướng Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm). Mùa hè, gió thịnh hành là gió Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10). Vào mùa hè, Bắc Giang cũng như khu vực miền Bắc chịu ảnh ưởng của Bão, lũ, thường vào những tháng 7 đến tháng 9 gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất trong vùng.
Với đặc điểm khí hậu thành phố Bắc Giang như trên cho phép bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phong phú, thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của thành phố.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42