Mô hình quản lý thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở chi cục thuế thành phố bắc giang (Trang 94 - 96)

1 Số NNT trong kế hoạch kiểm tra trụ sở NNT 7 8 93 0

4.2.4. Mô hình quản lý thuế

Quản lý thuế là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện, thông qua việc tổ chức, điều hành bộ máy ngành thuế, thực hiện hệ thống chính sách pháp luật thuế và hệ thống các qui trình quản lý thu để động viên một phần thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách Nhà nước nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiết của Nhà nước

Quản lý thuế được thực hiện theo những mô hình quản lý nhất định. Lịch sử quản lý thuế cho thấy có 3 mô hình quản lý thuế cơ bản: mô hình quản lý theo sắc thuế, mô hình quản lý thuế theo chức năng và mô hình quản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 lý thuế theo đối tượng nộp thuế. Mỗi mô hình có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế, tuỳ thuộc vào đặc điểm chính trị - kinh tế- xã hội và trình độ quản lý mà các quốc gia áp dụng mô hình quản lý thuế phù hợp, có thể là một trong số các mô hình cơ bản hoặc mô hình quản lý thuế kết hợp 2 hoặc cả 3 mô hình.

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006, Việt Nam áp dụng mô hình quản lý hỗn hợp, quản lý theo đối tượng, theo sắc thuế và theo chức năng. Với mô hình này, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế là cơ cấu hỗn hợp của giữa các phòng/ban quản lý theo đối tượng, phòng/ban theo chức năng và theo sắc thuế. Việc phân định không rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong quản lý, có những công việc bị chồng chéo, nhiều phòng/ban cùng thực hiện (như thanh tra, tuyên truyền hồ trợ); Tuy nhiên lại có những công việc không do bộ phận nào đảm nhiệm (như xử lý tờ khai chậm, đôn đốc nợ, cưỡng chế, giám sát kê khai…). Đồng thời với mô hình tổ chức như thế, cán bộ thuế không có điều kiện để được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao trình độ; cơ quan thuế khó xây dựng được chỉ tiêu đánh giá chất lượng công việc cho từng bộ phận/ từng cán bộ; khả năng ứng dụng tin học vào các công việc chuyên sâu theo từng chức năng cũng hạn chế.

Từ 01/7/2007 đến nay, Việt Nam áp dụng mô hình quản lý thuế theo chức năng (Tuyên truyền và hỗ trợ; Xử lý tờ khai; Thanh tra, kiểm tra thuế và Quản lý nợ và cưỡng chế thuế) và quản lý theo sắc thuế (Thuế TNCN). Theo mô hình này, bộ máy quản lý thuế được tổ chức theo các nhóm chức năng và quản lý theo sắc thuế thu nhập cá nhân. Quản lý theo chức năng, mỗi bộ phận thực hiện một công việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như: Đăng ký thuế, xử lý tờ khai thuế và kế toán thuế, thanh tra thuế, kiểm tra thuế, thu nợ… Mô hình này thích ứng với mọi sự thay đổi về người nộp thuế và tạo sự kiểm tra chéo giữa các cán bộ thuế ở các bộ phận khác nhau, hạn chế tiêu cực nên giảm nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế. Đồng thời khắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 phục được sự trùng lặp về chức năng kiểm tra giữa các phòng ban và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra thuế. Ở Chi cục thuế TPBG thực hiện mô hình QLT cụ thế

Hộp 4.6 Mô hình QLT ở Chi cục thuế TPBG

Việc áp dụng mô hình quản lý thuế theo chức năng là tiên tiến, ngăn ngừa tiêu cực, giảm nguy cơ gian lận về thuế, chống thất thu NSNN. Nhưng với nguồn nhân lực, vật lực như hiện tại việc áp dụng mô hình này gặp không ít khó khăn.

Theo Ông Diêm Đăng Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế TPBG - Cục thuế tỉnh Bắc Giang nhận định.

Nguồn: Phỏng vấn Cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở chi cục thuế thành phố bắc giang (Trang 94 - 96)