1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lí cho học sinh lớp 4

74 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐề tài “Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lícho học sinh lớp 4” đề cập đến một số vấn đề về sử dụng “Bản đồ tư duy” trongquá trình dạy học Địa lí ở các tr

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

A PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Giả thuyết khoa học 9

7 Đóng góp mới của đề tài 9

8 Cấu trúc của đề tài 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG 11

BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 11

1.1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa lí lớp 4 11

1.1.1 Khái niệm “Bản đồ tư duy” 11

1.1.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học 12

1.1.2.1 Nhu cầu, hứng thú, động cơ họctập 12

1.1.2.2 Đặc điểm của quá trình nhậnthức 13

1.1.3 Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí cho học sinh Tiểu học 15

1.1.4 Đặc điểm cấu trúc của bản đồ tư duy 19

1.1.5 Tiến trình xây dựng bản đồ tư duy 20

1.1.6 Một số lưu ý khi vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 4 22

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa lí lớp 4 24

1.2.1 Nội dung chương trình địa lý lớp 4 24

1.2.2 Thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở Tiểu học 25

Trang 2

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ

30

CHO HỌC SINH LỚP 4 30

2.1 Quy trình vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý lớp 4 .30

2.1.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình 30

2.1.2 Các nguyên tắc sử dụng 30

2.1.3 Quy trình sử dụng 31

2.2 Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học trong phân môn Địa lí lớp 4 32

2.2.1 Vận dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ 32

2.2.2 Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy bài mới 33

2.2.3 Vận dụng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức 35

2.3 Giới thiệu một số bài vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học trong chương trình địa lí lớp 4 36

2.4 Tổ chức cho HS sử dụng BĐTD trong dạy học địa lý lớp 42.4.1 Đọc hiểu Bản đồ 53

2.5 Các hình thức thiết kế Bản đồ tư duy 56

2.5.1 Thiết kế bản đồ tư duy bằng tay 56

2.5.2 Ứng dụng phần mềm iMind Map trong thiết kế Bản đồ tư duy 57

2.5.2.1 Khởi động phần mềm 57

2.5.2.2 Tạo 1 bản đồ mới 57

2.5.2.3 Xuất ra bản đồ dạng hình ảnh 58

2.5.4 Ưu, nhược điểm của việc sử dụng phần mềm iMind Map khi tạo bản đồ tư duy 59

CHƯƠNG 3 61

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61

3.1 Mục đích thựcnghiệm 61

3.2 Nguyên tắc tiến hành thựcnghiệm 61

3.3 Đối tượng thựcnghiệm 61

3.4 Tổ chức thực nghiệm 61

Trang 3

3.5 Nội dung thựcnghiệm 62

3.6 Kết quả thựcnghiệm 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 72

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lícho học sinh lớp 4” đề cập đến một số vấn đề về sử dụng “Bản đồ tư duy” trongquá trình dạy học Địa lí ở các trường tiểu học mà đa số giáo viên còn gặp nhiềukhó khăn trong khi thực hiện Với mong muốn tháo gỡ một phần nào khó khăntrên, đem lại hứng thú cho các em học sinh và nâng cao chất lượng dạy học mônĐịa lí ở tiểu học trong thời gian tới, tôi đã tiến hành tìm hiểu nghiên cứu phântích thực trạng vận dụng “Bản đồ tư duy” ở một số trường tiểu học với tinh thầntích cực tiếp thu, tham khảo trao đổi ý kiến với các thầy, cô giáo có kinh nghiệmtrong nghề, thu thập xử lí các tài liệu, các nguồn thông tin liên quan từ đó xâydựng và thử nghiệm hệ thống nguyên tắc, quytrình sử dụng “Bản đồ tư duy”trong dạyhọc địa lí ở tiểu học để đưa ra đề tàinày

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cònnhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo và có hiệu quả của các thầy, cô giáotrong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Quảng Bình Với tấmlòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.SVương Kim Thành người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, cùng thầy, cô giáo trongkhoa; cám ơn giáo viên và các em học sinh trường Tiểu học Đồng Mỹđã hỗ trợnhiệt tình trong quá trình thực nghiệm

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, nghiên cứu, bámsát thực tiễn để đề tài có tính khả thi cao nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn,kinh nghiệm chưa nhiềunên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạnchế Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiệnhơn

Đồng Hới, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Trang 6

tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấnđấu trong những năm tới tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệuquả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiêntiến trong khu vực

Địa lí là khoa học chú trọng đến nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệgiữa các thành phần, các hiện tượng cũng như các mối quan hệ giữa con người

và tự nhiên Trong trường Tiểu học, Địa lí là phân môn của môn Lịch sử và Địa

lí, có mục tiêu cung cấp cho học sinh các biểu tượng địa lí, bước đầu hình thànhmột số khái niệm, xây dựng một số quan hệ địa lí đơn giản và rèn luyện các kỹnăng địa lí như: kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng nhận xét, so sánh, phân tíchcác mối quan hệ địa lí đơn giản Do đặc điểm kiến thức của từng bài, từngchương có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, nên việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúpcác em nắm tri thức một cách hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duymạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách khoa học, sâu sắc Các em không chỉ học tốtcác kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tếcuộc sống

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy giáo viên đã nhận thức được sựcần thiết phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức cải tiến phươngpháp dạy học Tuy nhiên việc dạy và học các môn học nói chung và Địa lí nóiriêng vẫn chưa vượt qua quỹ đạo cũ Đó là phương pháp dạy học theo kiểutruyền thống, học sinh tiếp thu kiến thức một cách bị động mà kiến thức trongchương trình Địa lí 4 đã được đưa vào dạy học với nhiều phương pháp khác nhưphương pháp trực quan, phương pháp dùng lời… Trong khi đó phương pháp

“bản đồ tư duy” là một công cụ có ưu thế để “mô hình hóa” các mối quan hệ,

Trang 7

hệ thống các đối tượng Địa lí lại hầu như không được sử dụng Một số giáo viênkhi sử dụng cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong thiết kế và hướng dẫn họcsinh khai thác tri thức.Vì vậy nếu giáo viên giúp các em biết sử dụng bản đồ tưduy cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng caohiệu quả học tập.

Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng bản đồ

tư duy vào dạy học phần Địa lí cho học sinh lớp 4”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bản đồ tư duy được mệnh danh là “Công cụ vạn năng cho bộ não” làphương pháp ghi chú để sáng tạo Phương pháp này được phát triển vào cuốithập niên 60 của thế kỉ XX, bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1942 tại Luân Đôn).Bản đồ tư duy được chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuânnăm 1947 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên “Sử dụng trí tuệ của bạn”(Use Your Head) Trong các cuốn sách này Tony Buzan còn chỉ ra bí quyết họcgiỏi ở trường, các kĩ năng học giỏi, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung Bản

đồ tư duy là một công cụ tư duy nền tảng, nó là một kĩ thuật hình họa với sự kếthợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc hoạtđộng và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của

bộ não Theo Tony Buzan thì “ Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ”

Adam Khoo là một triệu phú giàu nhất Singapore, từ một học sinh cá biệt,

có thành tích học tập kém cỏi đã vươn lên thành một học sinh giỏi toàn diện vàthành công vang dội khắp châu Á nhờ sử dụng thành công Bản đồ tư duy Trongcuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” Adam Khoo đã dạy cách sử dụng bản đồ

tư duy trong học tập để đạt hiệu quả cao, tăng cường khả năng ghi nhớ củahọc sinh.Jean-Luc Deleadriere với cuốn “Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy” đãhướng dẫn cách sắp xếp các ý tưởng trong công việc, quản lí công việchàng ngày, ghi chú hiệu quả, lập sơ đồ tư duy bằng máy tính.Như vậy, ta thấyđược hiệu quả của Bản đồ tư duy trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặcbiệt là trong giáo dục bản đồ tư duy đang được sự quan tâm của rất nhiều nhàkhoa học, nhà nghiên cứu và cả thầy cô giáo

Ở Việt Nam, bản đồ tư duy chỉ mới được biết đến trong những nămgần đây.Việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập và cuộc sống ở Việt Nam cònrất hạn chế, chưa được ứng dụng rộng rãi Đặc biệt việc vận dụng bản đồ tư duyvào trong dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng còn quá ít

Trang 8

Trong khi cả xã hội đang bức xúc với việc “đọc – chép”, thói quen “ học vẹt”của học sinh thì việc sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với các phương phápdạy học tích cực đã đem lại nhiều hiêu quả và lợi ích thiết thực.

TS Trần Đình Châu cùng với TS.Đặng Thị Thu Thủy là hai tác giả đầutiên phổ biến “Bản đồ tư duy” tới hệ thống các trường phổ thông ở ViệtNam.Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa chuyên đề phươngpháp dạy học bằng bản đồ tư duy thành một trong năm chuyên đề tập huấncho giáo viên.Tuy nhiên việc đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng “Bản đồ tưduy” vào dạy học phân môn Địa lí ở Tiểu học vẫn chưa được quan tâm đúngmức

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Địa lí 4 là phân môn trong môn học Lịch sử và Địa lí 4 nhằm cung cấpcho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về vị trí địa lí và hoạt độngsản xuất của các vùng miền ở Việt Nam, trang bị cho các em những kiến thức

cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ trẻ Tuy nhiên trênthực tế nhiều phụ huynh học sinh thậm chí là giáo viên vẫn cho rằng môn họcnày là phụ không nên chuyên tâm để ý đến, môn Lịch sử và Địa lí nói chungcũng như phân môn Địa lí nói riêng nên thường bị cắt giảm thời lượng để giànhcho các môn học chính như Toán, Tiếng Việt Chính vì vậy khi dạy học GVthường không sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, chưa gây hứng thúhọc tập cho các em

Vì vậy thực hiện khóa luận này tôi đề xuất một số phương pháp thiết kếbản đồ tư duy và vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học một số bài trongphân môn địa lí cho học sinh lớp 4 nhằm kích thích khả năng tư duy, sáng tạo,gây hứng thú học tập, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu góp phần nâng cao hiệu quảdạy học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

 Tìm hiểu về vấn đề thiết kế và vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy họcphần Địa lí cho học sinh lớp 4

Đề xuất một số bài có sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí 4 cóhiệu quả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung Địa lí 4 đề cập đến 3 vấn đề chính: Thiên nhiên và hoạt độngsản xuất của con người ở miền núi và trung du; Thiên nhiên và hoạt động sảnxuất của con người ở miền đồng bằng; Vùng biển Việt Nam

Tuy nhiên trong thời gian hạn hẹp cũng như để nghiên cứu nội dung được

cụ thể hơn nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu về phần “Thiên nhiên và hoạtđộng sản xuất của con người ở miền đồng bằng”

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, kế thừa và phát huy lí luận đềtài đi trước Việc nghiên cứu cơ sở lí luận giúp tôi có căn cứ để thiết kế và vậndụng bản đồ tư duy phù hợp với từng bài học trong chương trình địa lí 4

 Phương pháp điều tra, khảo sát

Về các trường tiểu học điều tra, khảo sát thực tế việc sử dụng bản đồ

tư duy trong dạy học địa lí Thu thập các thông tin, các số liệu thống kê và cácvấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.Tham khảo ý kiến giáo viên vàcác chuyên viên tiểu học về hướng nghiên cứu của đề tài Tiến hành thựcnghiệm để xem xét hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng bản đồ tư duy địa lí

ở tiểu học theo hướng dạy học tích cực

6 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng tốt bản đồ tư duy vào dạy học phân môn Địa lí 4 sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học

7 Đóng góp mới của đề tài

Trang 10

Góp phần cụ thể hóa hệ thống cơ sở lí luận của việc vận dụng bản đồ

tư duy vào dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4 ở tiểu học theo hướng dạy học tíchcực, góp phần đánh giá thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học đia lí ởtiểu học

Giới thiệu phần mềm thiết kế bản đồ tư duy iMind Map, đưa ra cách thức

và quy trình sử dụng bản đồ tư duy dạy học Địa lí ở tiểu học theo hướng dạy họctích cực Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên sư phạm để vận dụngvào dạy học Địa lí hiệu quả

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo Đề tàibao gồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy vàodạy học phân môn Địa lí lớp 4

Chương 2: Vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy học phần Địa lí cho học sinh lớp 4Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG

BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4

1.1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa lí lớp 4

1.1.1 Khái niệm “Bản đồ tư duy”

“Bản đồ tư duy” (BĐTD) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc vàhình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.Ở giữa BĐTD là một ý tưởng hayhình ảnh trung tâm,ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằngcác nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm

Trong cuốn “Sử dụng trí tuệ của bạn” do Lê Huy Lâm dịch đã định nghĩa:

“Bản đồ tư duy (mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năngghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hayphân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh”.Khác với máytính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính thì não bộ còn có khả năng tạo sựliên kết giữa các dữ liệu với nhau.Phương pháp này khai thác cả hai khả năngnày của bộ não

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép bằng cách dùng “Bản đồ tưduy” tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đốitượng liên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách biểu diễn như vậy, các dữliệu được ghi nhớ, hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, “Bản đồ tư duy” biểu thị toàn

bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều.Nó chỉ ra dạngthức của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm có liên quan vàcách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn

Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bản đồ tư duy hay còn gọi

là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợpviệc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích

cực nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng Đặc biệt BĐTD là một sơ đồ

rất mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêmhoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh,các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể

Trang 12

hiện” nó theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa nănglực sáng tạo của mỗi người.

1.1.2 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học

1.1.2.1 Nhu cầu, hứng thú, động cơ họctập

Về hứng thú học tập của học sinh tiểu học, các nhà tâm lí học cho rằng: "Ởtiểu học phần lớn học sinh chưa hứng thú chuyên biệt với từng môn học Việccác em tiểu học thích môn nào, bài nào là phụ thuộc vào khả năng sư phạm củagiáo viên" Các nhà nghiên cứu còn cho thấy: "Động cơ học tập không sẵn có,cũng không thể áp đặt từ ngoài vào mà phải hình thành dần trong quá trình họcsinh ngày càng đi sâu vào chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự hướng dẫn củagiáo viên"

Như vậy, muốn công tác giáo dục đạt kết quả thì việc gây hứng thú, tạođộng cơ cho các em trong từng tiết học, môn học là hết sức cần thiết không thể

thiếu được K.Đ.U.Sinki đã nói: "Một sự học mà chẳng có hứng thú gì cả chỉ biết hoạt động bằng sức mạnh cưỡng bức thì giết chết mất lòng ham muốn học tập của cá nhân" Học sinh tiểu học hứng thú, động cơ liên quan chặt chẽ với

thành tích học tập.Thành tích mang lại niềm vui, sự thỏa mãn.Điều đó, sẽ thúcđẩy hoạt động học tập của các em đạt hiệu quả caohơn

Lớp 4 là thời gian mở đầu cho giai đoạn học tập thứ hai Trên cơ sở “nhịp cầu”nối giai đoạn 1 với giai đoạn 2 ở lớp 3 thì đầu lớp 4 là một bước tiến phát triểnnhảy vọt trong hoạt động học tập sâu của học sinh Đồng thời tạo tiền đề chohọc sinh hoàn thành hoạt động học tập cuối chương trình tiểu học ở lớp 5 Hoạtđộng học tập ở lớp 4 diễn ra theo sự phát triển tâm lí của các em, phụ thuộc vào

sự giảng dạy của giáo viên đứng lớp nói riêng và sự tác động của giáo dục từnhà trường, gia đình và xã hội nói chung Sự tác động từ giáo dục của nhàtrường, gia đình và xã hội là sự tác động của nội dung, phương pháp và tổ chứchoạt động giáo dục.Va trong sự tác động đó thì tác động giáo dục từ phía nhàtrường giữ vai trò chủ đạo

Từ trên, cho thấy trong dạy học địa lí việc tổ chức vận dụng "Bản đồ tưduy" cho học sinh một cách phù hợp sẽ góp phần kích thích nhu cầu, hình thànhđộng cơ đúng đắn, hứng thú học tập cho học sinh Tuy nhiên, để làm được điều

đó trước hết cần phải dựa vào đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh.Có dựatrên cơ sở đó thì mới biết được khả năng nhận thức, mức độ hình thành kĩ năngtương ứng của các em để giáo viên hướng dẫn, điều khiển các em hình thành kĩ

Trang 13

năng tương ứng với năng lực củamình.

1.1.2.2 Đặc điểm của quá trình nhậnthức

Để tổ chức dạy học địa lí có hiệu quả theo đúng tinh thần dạy học tích cựccần phải xem xét đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh Trên cơ sở

đó, biết được khả năng nhận thức, mức độ tìm tòi, sáng tạo của học sinh

Khi bắt đầu đến trường Tiểu học: Trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giáccủa mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết Nếunhư điểm đặc trưng về tâm lí của học sinh lớp 1, 2 là những bước chuyển từ hoạtđộng vui chơi của lứa tuổi mầm non sang hoạt động học tập của học sinh, thì ởhọc sinh lớp 4, 5 có những đặc điểm tâm lí mới được hình thành và phát triểnphù hợp với hoạt động học tập ở cuối bậc tiểu học Hoạt động học tập rất quantrọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em.Hoạt động học tập là hoạt động hoàntoàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực, nhờ đó mà phát triểntâm lý nhân cách Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có hoạt động khácnhư vui chơi, lao động Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển tâm lý của học sinh Tiểu học

Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu họcphản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy rakhi chúng trực tiếp tác động lên giác quan.Tri giác giúp cho trẻ địnhhướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới.Tri giác còn giúp cho trẻđiều chỉnh hoạt động một cách hợp lý.Trong sự phát triển tri giác của họcsinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hìnhthành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắngnghe

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểuhọc còn còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế.Sự tập trungchú ý của trẻ còn thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phântán trong quá trình học tập Vào cuối tuổi học sinh tiểu học, các em đã nắmđược kỹ thuật tri giác, phân biệt được những dấu hiệu chủ yếu và quan trọng của

sự vật.Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình.Trong sựchú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã địnhlượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoànthành công việc trong khoảng thời gian quy định Biết được điều này các nhàgiáo dục nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ

Trang 14

và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầuhay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quantrọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục Vì vậy, việc sử dụng đồ dùngdạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh Nhu cầuhứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viêncần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh.

Sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học được chia làm hai giai đoạn:giai đoạn lớp 1,2, tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế Ở giai đoạn lớp 3,

4, 5 phát triển tư duy trực quan hình tượng, học sinh năm được các mối quan hệcủa khái niệm và tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành Tuy nhiên năng lực tư duycủa trẻ còn bị hạn chế bởi sự ràng buộc với những vật chất cụ thể, thọc sinh gặpkhó khăn trong tư duy trừu tượng

Tưởngtượng củahọcsinhtiểu họcđãpháttriểnphongphúhơnsovớitrẻmầmnonnhờcóbộnãopháttriểnvà

vốnkinhnghiệmngàycàngdầydặn.Tuynhiênởlớp2hìnhảnhtưởngtượngcòn

đơngiản,chưabềnvữngvàdễthayđổi.Ởcuốituổi tiểuhọc,tưởngtượngsángtạođãbắtđầuhoànthiện,từnhữnghìnhảnhcũtrẻ đãtáitạo ranhữnghìnhảnhmới.Tưởngtượngsángtạotươngđốipháttriểnởgiaiđoạncuốituổitiểuhọc,trẻ bắtđầupháttriểnkhảnănglàmthơ,làmvăn,vẽtranh, Đặcbiệt,tưởngtượngcủa cácemtronggiai đoạnnàybị chi phối mạnhmẽbởi cácxúccảm,tìnhcảm,nhữnghìnhảnh,sựviệc, hiện tượngđềugắnliềnvớicácrungđộngtìnhcảmcủa cácem Sựphát triển của tưởng tượng chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể.Tưởng tượng của trẻ ở giai đoạn này phát triển theo xu hướng rút gọn và kháiquát hơn Đặc điểm này được phát triển song song với ghi nhớ có ý nghĩa

Về ghi nhớ: ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh Đầu độtuổi các em thiên vè ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh ghi nhớ máy móc, họcthuộc lòng các tri thức có trong sách vở.Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từngữ và ghi nhớ về hình tượng càng phát triển.Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớnhiều Tuy nhiên có những em không nhớ được tài liệu do không hiểu kién thứchoặc không chú ý học tập Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan –hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc Nắm được điềunày, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọivấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữdùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ

Trang 15

thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghinhớ kiến thức.

Từ những đặc điểm trên ta thấy quá trình dạy học phân môn Địa lí có thểkhơi dậy ở trẻ cảm xúc, hứng thú học tập với phương pháp vận dụng bản đồ tưduy để đạt được hiệu quả tốt nhất

1.1.3 Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí cho học sinh Tiểu học

1.1.3.1 Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học ở Tiểu học

“Bản đồ tư duy” chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liêntưởng (các nhánh), có thể vận dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy học kiếnthức mới,củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thứcsaumỗichương, mỗi học kì, tóm lược một cuốn sách, …cũng như lập kế hoạch công tác

“Bản đồ tư duy” là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nólà một

kĩ thuật hình hoạ với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phùhợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai tháctiềm năng vô tận của bộ não Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óchướng tới lối suy nghĩ mạch lạc.Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vựcnghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não Theo Tony Buzan thì “một hình ảnh cógiá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hìnhảnh Màu sắc mang đến cho “Bản đồ tư duy” những rung động công hưởng,mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sángtạo”

Ở vị trí trung tâm, “Bản đồ tư duy” là một hình ảnh hay một từ khoá thểhiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâmtoả ra các nhánh chính, ta gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phânnhánh đến các nhánh phụ, gọi là nhánh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sựphân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối vớinhau Chính sự liên kết này, sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trungtâm một cách đầy đủ và rõràng

Theo một số kết quả nghiên cứu, “Bản đồ tư duy” giúp thể hiện ra bênngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động: Khi có một thông tin mới đượcđưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng ta cần kết nối với các thông tin cũ đãtồn tại trướcđó

Việc sử dụng các từ khoá, chữ số, màu sắc và hình ảnh sẽ đem lại một công

cụ lớn vì huy động được cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động Sự kết hợpnày, sẽ tăng cường các liên kết giữa hai bán cầu não và kết quả là tăng cường trí

Trang 16

tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não “Bản đồ tư duy” là một công cụ hữuích trong học tập và giảng dạy ở trường phổ thông đặc biệt là học sinh Tiểu học

vì chúng giúp học sinh và giáo viên trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõràng, suy nghĩ, sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của bài họchay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ,đưa ra ý tưởng mới Do sự kết hớp giữa đường nét, màu sắc, chữ viết và hìnhảnh liên tưởng nên “Bản đồ tư duy” như một “bức tranh hội hoạ - kiến thức”.Lứatuổihọcsinhtiểuhọclàlứatuổihọcmàchơi,chơimàhọc,tòmò,hiếu động.Sựhứng thú, khả năng tập trung chú ý của học sinh thường được kích thích bởinhững hình ảnh đẹp mắt - “Bản đồ tư duy” phát huy được thế mạnh đó Kiểu ghichép của “Bản đồ tư duy” thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc được tuântheo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng, giúp dễ dàng phát triển ýtưởng và không bỏ sót ý tưởng Việc xây dựng được một hình ảnh thể hiện mốiliên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt:Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…

“Bản đồ tư duy” vừa giúp nhìn được khái quát toàn bộ vấn đề, vừa giúp nhìnđược cái cụ thể trong cái tổng thể đó

Có thể khái quát lại vai trò của “Bản đồ tư duy” với ba ý chính sau:

a “Bản đồ tư duy” giúp học sinh học được phương pháphọc.

Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biệnpháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấymột số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em này thường họcbài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết cáckiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó và nhữngphần sau này Phần lớn học số sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớpkhông biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớcủa mình Sử dụng thành thạo “Bản đồ tư duy” trong dạy học, học sinh sẽ họcđược phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tưduy

b “Bản đồ tư duy” giúp học sinh học tập một cách tíchcực

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớlâu và in đậm cái mà do chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ củamình Vì vậy, việc sử dung “Bản đồ tư duy” giúp học sinh học tập một cách tíchcực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não

Trang 17

Việc học sinh tự vẽ “Bản đồ tư duy” có ưu điểm là phát huy tối đa tính sángtạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội hoạ, sở thích của học sinh, các em tự

do chọn màu sắc, đường nét, các em tự “sáng tác” nên trên mỗi “Bản đồ tư duy”thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và “Bản đồ tưduy” do các em tự thiết kế nên các em yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình

“Bản đồ tư duy” giúp học sinh ghi chép có hiệu quả Do đặc điểm của “Bản đồ

tư duy” nên người thiết kế “Bản đồ tư duy” phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắpxếp bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic Vì vậy, sử dụng “Bản đồ tưduy” sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệuquả

c “Bản đồ tư duy” giúp giáo viên quản lí hiệu quả

Sử dụng “Bản đồ tư duy” giúp giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhàtrường lập kế hoạch công tác và có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉtiêu, phương pháp, biện pháp và dễ theo dõi quá trình thực hiện, đồng thời có thể

bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp một cách rất dễ dàng so với việc viết kếhoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ “Bản đồ tư duy” có thể vậndụng được bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.Cóthể thiết kế “Bản đồ tư duy” trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể thiết kếtrên phần mềm “Bản đồ tưduy”

Việc sử dụng “Bản đồ tư duy” giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quáttoàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh tíchcực học tập Đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nộidung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung củaphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà BộGiáo dục và Đào tạo phátđộng

1.1.3.2 Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4

Quán triệt những đổi mới về mục tiêu, chương trình Địa lí lớp 4 được thiết

kế thành hai mảng lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau Các bộ phận cơ bản nàycủa chương trình có mục đích cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bảnvề:

- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du,gồm: Vị trí, đặc điểm địa hình, khí hậu cũng như hoạt động sinh hoạt, sản xuấtcủa con người ở dãy Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên

- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng, baogồm: Tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằn Nam Bộ (vị trí địa lí và giới hạn,đặc điểm tự nhiên, dân cư, hoạt động kinhtế, các thành phố lớn)

Trang 18

- Vùng biển Việt Nam, bao gồm: Biển, đảo và quần đảo cũng như các tàinuyên khoáng sản ở Việt Nam

Tất cả những kiến thức này đều có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau,đòi hỏi ở người học không chỉ khả năng tiếp nhận thông tin đơn thuần mà cần biếtcách phân tích, so sánh, liên kết các vấn đề để tìm ra kiến thức phù hợp vớichương trình mới, sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện đểgiáoviên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác và tích cực Nếu như sáchgiáo khoa cũ được trình bày theolối thông báo - giải thích - minh hoạ thì cáchtrình bày sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhậnthứcchohọcsinh,phảikhaitháckênhhình,kênhchữđểcóthêmkiếnthức mới

Khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạyhọc bộ môn cũng phải đổi mới theo Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theođịnh hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trongcách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy Theo đó, giáo viêncần đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ trong bài dạy, vừa để làm rõ nộidung kiến thức ẩn chứa ở kênh hình, kênh chữ, cũng như tìm ra cách thức vàphương pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh cách tự khai thác và lĩnh hội kiếnthức Bên cạnh việc chú ý phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn ( kĩ nănglàm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí…), việc rèn luyện kĩnăng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề…cũng hết sức quan trọng và đặc biệt là kĩ năng phát triển tưduy

Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàngđầu của mục tiêu giáo dục.Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và

tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà cònphải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó Việc xây dựng được một

“hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi íchđáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng

và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các

“hình ảnh liên kết” là “Bản đồ tưduy” Vì thế, “Bản đồ tư duy” có tác dụng rấtlớn trong dạy học Địa lí cho học sinh lớp 4 Qua quá trình nghiên cứu, thửnghiệm tôi thấy rằng việc vận dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy học Địa lí lớp 4 làrất cần thiết và có hiệu quả tốt Bên cạnh giúp học sinh hiểu và ghi nhớ đặc điểmcác vùng miền tốt hơn tốt hơn thì việc vận dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy họcĐịa lí lớp 4 còn rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc cũng như sắp xếp cuộc

Trang 19

sống một cách khoa học hơn, tập luyện sự kiên trì và phát triển trí tưởng tượng,sáng tạo hiệu quả, khai thác tối đa ý đồ của sách giáo khoa, đồng thời giảm sựnhàm chán trong cáchhọc.

Với phương pháp bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên sẽgiúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học Tùy theotừng bài học mà bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bàihọc - trung tâm bản đồ như các chủ đề về miền núi và trung du, miền đồng bằng,đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ,… Giáo viên giúp học sinh tái hiệnnhững kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học như: vị trí, giao thông, hoạtđộng sản xuất… những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kếtthúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sángtạo, sinh động trên bản đồ Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổngthể, bản đồ tư duy còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn

đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các

ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học Sau khi hoàn thiện, học sinhnhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiếnthức bài học.Đồng thời, học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dunglượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tậphiệuquả

Chúng ta có thể khái quát tác dụng của “Bản đồ tư duy” trong dạy học Địa

lí 4 qua các ý sau:

- Tiết kiệm thời gian, côngsức

- Cung cấp bức tranh tổng thể về đặc điểm của các vùng miền qua từngbài học

- Tổ chức và phân loại các loại hình sản xuất

- Kích thích tiềm năng sáng tạo của họcsinh

- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễdàng

- Tạo hứng thú trong giờhọc

1.1.4 Đặc điểm cấu trúc của bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu:

Thứ nhất: Đối tượng được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinhthành một hình ảnh trung tâm

Trang 20

Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏarộng thành các nhánh Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ýcàng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.

Thứ ba: Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóatrên một dòng liên kết Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắnkết với những nhánh có thứ bậc cao hơn

Thứ tư: Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau

Ngoài ra màu sắc, hình ảnh, kích thước, mã số có thể được sử dụng đểlàm nổi bật và phong phú bản đồ tư duy, khiến nó có thêm sức thu hút, hấp dẫn,

cá tính Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệ là sức gợinhớ thông tin

1.1.5 Tiến trình xây dựng bản đồ tư duy

"Bản đồ tư duy" sẽ giúp chúng ta trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ lạikiến thức.Từ đó, sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lạimộtbài học, một chủ đề nào đó theo cách hiểu của mình Tuy nhiên, chỉ khi nào các emhọcsinhtựmìnhthiếtlậpbảnđồtưduyvàsửdụngnótronghọctậpthìmớithấyrõ được hiệuquả khó có thể diễn tả được bằng lời của "Bản đồ tư duy", qua đó các emsẽthíchhọchơnvàđặcbiệtlàcảmnhậnđượcniềmvuicủaviệchọc

Trước tiên, chúng ta cho học sinh làm quen với "Bản đồ tư duy" Giáoviên có thể cho học sinh làm quen, đọc hiểu "Bản đồ tư duy" bằng cách giớithiệu cho học sinh một số "Bản dồ tư duy" cùng với sự dẫn dắt của giáo viên đểcác em nhận biết Cho học sinh nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu một vài bản đồ tưduy và tập cho học sinh thuyết trình, diễn giải mạch nội dung kiến thức hàmchứa trong bản đồ tư duy đó.Khi các em đã thành thạo thì chỉ cần nhìn vào bản

đồ tư duy, bất kì một học sinh nào cũng thuyết minh được một cách trôi chảy,mạch lạc

Sau khi học sinh đã làm quen với bản đồ tư duy thì chúng ta tiến hành chocác em tập vẽ "Bản đồ tư duy" Để dạy học sinh vẽ "Bản đồ tư duy", giáo viên

có thể tiến hành theo những cách sau:

-Hoàn thiện các "Bản đồ tư duy" do giáo viên đã vẽsẵn

- Sử dụng các "Bản đồ tư duy" thiếu nhánh, thiếu nội dung học sinh dùngbút chì, bút màu vẽ thêm nhánh, điền thêm kiến thức, vẽ thêm hình ảnh liêntưởng Cần để học sinh vẽ thật thoải mái, sau đó gắn lại "tác phẩm" của mình

và hoàn thiện lại sao cho bố cục vừa gọn vừa đẹpmắt

Trang 21

- Và cuối cùng là thực hành vẽ "Bản đồ tư duy" trên giấy, vở, bìa, bảngphụ Để hoàn thành một "Bản đồ tư duy" thì chúng ta cần tiến hành qua 4 bước:

Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khóa, keyword)

Là tên của một bài hay một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khaithác hoặc là một hình ảnh, hình vẽ mà chúng ta cần pháttriển

Quy tắc vẽ chọn từ trung tâm:

- Cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ýkhác

- Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc ưathích

- Không nên đóng khung hoặc che mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần đượclàm nổi bật, dễnhớ

- Có thể bổ sung hình vẽ vào chủ đề nếu chủ đề không rõràng

-Chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu "500đồng"

Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1(tiêu đề phụ)

Các nhánh cấp 1 thể hiện nội dung chính của chủ đề đó Quy tắc vẽ tiêu

đề phụ:

Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trungtâm

Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác

có thể được vẽ tỏa ra một cách dễdàng

Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3

Bước 3 là quá trình lặp lại bước 2, các cụm từ ghi trên nhánh cấp 1 bao giờcũng đóng vai trò từ khóa của nhánh đó Các nhánh con cấp 2, 3 của mỗinhánh cấp 1 chính là các nhánh con của nhánh con trước nó hay nói rõ hơn, làcác ý của nội dung của các nhánh con trướcđó

Bước 4: Hoàn thiện "Bản đồ tư duy"

"Bản đồ tư duy" là một sơ đồ mở, mỗi người có thể vẽ theo mỗi cách khácnhau, màu sắc khác nhau sao cho vừa truyền tải được nội dung kiến thức, vừaphù hợp với năng khiếu thẩm mĩ riêng Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung, thêm

Trang 22

bớt nhánh, tô màu nếu cầnthiết.

"Bản đồ tư duy" chú trọng tới kênh hình, màu sắc và các ví dụ, không đưa

ra các phát biểu bằng lời về các tính chất, quy tắc nên khi thiết kế một "Bản đồ

tư duy" cần lưuý:

Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh chủ đề Vì một hình ảnh ở trung tâm sẽgiúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấnhơn

Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích nãonhư hìnhảnh

Nối các nhánh cấp 1 đến với hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đếncác nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2 bằng các đường kẻ.Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.Khi chúng ta nối các đường với nhau sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do

bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liêntưởng

Mỗi từ/ hình ảnh/ ý nên đứng độc lập và được nằm trên một dòngkẻ

Nên tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màusắc )

Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì các đườngcong được tổ chức rõ ràng thu hút được sự chú ý của mắt hơn rấtnhiều

Bố trí các thông tin đều quanh các hình ảnh trungtâm

Tóm lại, cách lập một bản đồ tư duy được thể hiện qua hình dưới dây:

1.1.6 Một số lưu ý khi vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 4

Vận dụng BĐTD trong dạy địa lí lớp 4 là một trong những kĩ thuật dạyhọc tích cực đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy BĐTD giúp HS có thể tự tìmkiếm, phát hiện và chiếm lĩnh các kiến thức, nội dung, vấn đề liên quan, từ đó

HS thực sự là chủ thể hoạt động tích cực trong quá trình học tập Tuy nhiên, đểđảm bảo BĐTD phát huy tối đa tác dụng của nó, GV cần lưu ý:

 Nghiên cứu kĩ hệ thống các nội dung bài học ở SGK, hiểu thấu đáotrọng tâm của bài dạy, lựa chọn câu hỏi và lập BĐTD tổng thể cho toàn bài hoặcBĐTD bộ phận cho một hay một số nội dung thích hợp

 GV cần dự kiến trước cách trình bày BĐTD trên bảng lớp cho khoa

Trang 23

học, đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh để lúng túng, thiếu hụt các nhánh hay chồngchéo các nhánh làm mất tính tầng bậc lôgíc củaBĐTD.

 Chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi như dựa vào lược

đồ xác định vị trí địa lí,… để HS động não phát triển, bổ sung ý kiến Trong quátrình lập BĐTD, các ý kiến của HS phải được tôn trọng và ghi nhận, sau đó, GVgợi ý để sắp xếp, điều chỉnh hoàn thiện bản đồ Như vậy, GV đóng vai trò làngười hướng dẫn, HS là chủ thể của hoạt động, tìm kiếm và phát hiện kiến thứcmới trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã có của mỗi HS GV không nên xâydựng bản đồ rồi giảng giải để HS công nhận, điều này mang tính hình thức, ápđặt không hiệuquả

 Tùy vào trình độ, năng lực, kĩ năng lập BĐTD của từng HS hoặc tùyvào mức độ khó dễ của từng bài tập, GV có thể vẽ trước BĐTD cầm tay kết hợp

từ từ theo tiến trình bài giảng hoặc yêu cầu HS tự vẽ BĐTD theo cách hiểu riêngcủa mình Các bước tiến hành lập BĐTD nội dung các bài tập như trên chỉ thựchiện trong giai đoạn đầu, khi HS chưa thành thạo với việc lập BĐTD Còn khi

HS đã có kĩ năng tự lập BĐTD một cách thuần thục, GV không nhất thiết phảithực hiện đầy đủ các bước mà tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ta có thể lược bớtmột số bước Để giúp HS có kĩ năng lập BĐTD một cách thành thạo, GVcần:

+ Giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng BĐTD: Bản đồ thứbậc, bản đồ mạng, bản đồ chuỗi, bản đồ quan hệ toàn bộ, một phần…

+ Đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS lập bản đồ (thấy được quan hệ giữa từkhóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với chủ đềnhỏ)

+ Khuyến khích HS phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành bảnđồ

- Vẽ BĐTD tổng thể cho toàn bộ bài chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời giannên GV có thể sử dụng giấy A4, phiếu học tập, bảng nhóm,… cho HS giải bàitập vào đó rồi gắn lên bảng thay cho vẽ các nhánh tương ứng của BĐTD trênbảng lớp GV cũng có thể kết hợp với hình thức tổ chức dạy học theonhóm, nhất

là đối với những BĐTD khá phức tạp, hơi khó để HS cùng hỗ trợ, hợp tác cùngnhau hoàn thành BĐTD Thông qua đó, các em có thêm điều kiện rèn kĩ nănggiao tiếp, trình bày, chia sẻ, hợp tác và mở rộng kiến thức về địa lí các vùngmiền cũng như một số nét đẹp văn hóa của nước ta

- Để HS có thói quen và kĩ năng tự lập BĐTD trong việc trình bày bàigiải các nội dung bài tập nói riêng và vận dụng trong phân môn địa lí nói chung,

GV nên hướng dẫn HS ngay từ những tiết học đầu tiên cách lập BĐTD (nếu có

Trang 24

thể) GV cũng nên khuyến khích HS sử dụng tranh ảnh hoặc hình tự vẽ phù hợp

để thể hiện từ khóa hoặc sử dụng các màu sắc khác nhau để trình bày nộidung trong cùng một cấp vì tính hấp dẫn của các hình ảnh, màu sắc… sẽ gây ranhững kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp choviệc ghi nhớ được bền lâu và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phântích, xử lí, rút ra kết luận và giúp cho việc mở rộng vốn tri thức địa lí một cách

dễ dàng, có hệ thốnghơn

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy phân môn Địa

lí lớp 4

1.2.1 Nội dung chương trình địa lý lớp 4

1.2.1.1 Mục tiêu dạy học địa lí lớp 4

 Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa

lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng đại lí cụ thể của đất nước ở miềnnúi và trung du, miền đồng bằng và duyên hải

 Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa línhư: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năngnhận xét, so sánh, phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơngiản

 Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen hamhiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệmôi trường

1.2.1.2 Nội dung chương trình Đia lí lớp 4

* Phần Địa lí lớp 4 gồm những nội dung chính như sau:

1 Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du

Bài 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn

Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Bài 4: Trung du Bắc Bộ

Bài 5 :Tây Nguyên

Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

Bài 7-8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

Bài 9: Thành phố Đà Lạt

Bài 10: Ôn tập

2 Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng

Trang 25

Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Bài 13-14: Hoạt động sản xuát của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ

Bài 15: Thủ đô Hà Nội

Bài 16: Thành phố Hải Phòng

Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ

Bài 19-20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh

Bài 22: Thành phố Cần Thơ

Bài 23: Ôn tập

Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

Bài 25-26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải

miền Trung

Bài 27: Thành phố Huế

Bài 28: Thành phố Đà Nẵng

3 Vùng biển Việt Nam

Bài 29: Biển, đảo và quần đảo

Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam

Bài 31-32: Ôn tập

1.2.2 Thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở Tiểu học

1.2.2.1 Tình hình dạy học phân môn Địa lí ở trường tiểu học

Qua dự giờ và quan sát việc dạy, học ở trường tiểu học cho thấy: Mặc dùđội ngũ giáo viên đã có nhiều cố gắng cải tiến phương pháp dạy học, song nhìnchung, phần lớn giáo viên vẫn dạy Địa lí bằng hệ thống phương pháp cũ, chủyếu giảng giải và hỏi đáp (chiếm tỉ lệ 90%) Thực chất của phương pháp này là:giáo viên giảng giải - học sinh nghe, giáo viên ghi bảng - học sinh chép vào vở,giáo viên chỉ bản đồ - học sinh theo dõi, giáo viên hỏi - một vài học sinh trả lời.Giáo viên cố gắng chủ động truyền thụ tri thức một cách rõ ràng, mạch lạc nộidung bài học Địa lí đã soạn sẵn, còn trò chủ động tiếp thu và ghi nhớ nội dung

mà giáo viên truyền đạt, đồng thời kết hợp trả lời câu hỏi mà giáo viên nêu ra

Về nhà trò học thuộc lòng những ý chính tóm tắt giáo viên ghi trên bảng.Quátrình dạy và học cứ thế bình lặng diễn ra mà không tạo được không khí học tậpsôi nổi, kích thích hứng thú cũng như tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt

Trang 26

động học tập một cách tích cực, chủđộng.

Giáo viên lên lớp không có tài liệu tham khảo, chủ yếu truyền thụ tri thứctrong sách giáo khoa mà chưa nâng cao, mở rộng tri thức của bài học.Đặc biệttình trạng dạy chay còn khá phổ biến, chỉ có một số ít giáo viên có thói quenchuẩn bị đồ dùng dạy học Địa lí

Một số giáo viên đã cố gắng làm cho lớp học sinh động hơn bằng cách tạokhông khí học tập sôi nổi trong tiết học, thông qua tổ chức một số trò chơi liênquan đến nội dung bài học Địa lí, đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời Songphần lớn các câu hỏi chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự tác động, kích thích

tư duy học sinh

Từ thực trạng trên cho thấy, việc dạy học Địa lí ở trường tiểu học còn đangtồn tại nhiều vấn đề song phải nói đến là việc vận dụng phương pháp bản đồ tưduy vào dạy học địa lí

Đây là phương pháp hỗ trợ rất tốt cho việc dạy - học mà phần lớn giáoviên còn chưa biết tận dụng

1.2.2.2 Nhận thức của giáo viên về vai trò bản đồ tư duy trong quá trình dạy học

Bảng 1: Các mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của

"Bản đồ tư duy" trong quá trình dạy học Địa lí.

4 Cung cấp nguồn kiến thức quan trọng 38 76

5 Ảnh hưởng đến tiến trình dạy của giáo viên 0 0

6 Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học

Sinh

8 Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian 2 4

Trang 27

9 Có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy

của học sinh

10 Giờ học sôi nổi, làm bài học thêm sinh động 50 100

Từ kết quả điều tra, khảo sát cho thấy rằng đa số giáo viên đánh giá caotầm quan trọng và sự cần thiết của việc vận dụng "Bản đồ tư duy" vào dạy họcphân môn Địa lí ở tiểu học 72% giáo viên được hỏi cho rằng "Bản đồ tư duy"trong quá trình dạy học Địa lí là rất cần thiết và quan trọng

Theo đánh giá của giáo viên tiểu học, 96% ý kiến cho rằng "Bản đồ tưduy" là phương pháp làm sáng tỏ nội dung bài dạy Giờ học sôi nổi, bài họcthêm sinh động chiếm 100% Kích thích hứng thú học tập và nâng cao hieewujquả giờ dạy đều chiếm 94%.Và 76% ý kiến cho rằng vận dụng phương phápbản đồ tư duy là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và phát triển tư duy củahọcsinh

Qua ý kiến đánh giá của giáo viên tiểu học cho phép khẳng định mức độcần thiết và vai trò của việc vận dụng "Bản đồ tư duy" nhằm nâng cao hiệu quảdạy học Địa lí ở tiểuhọc

1.2.2.3 Thực trạng vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong quá trình dạy học địa lí lớp 4

Bảng 2: Mục đích vận dụng "Bản đồ tư duy"

1 Để hình thành kĩ năng thuyết trình cho học sinh 50 100

2 Giúp học sinh tìm kiếm tri thức, tự do sáng tạo 50 100

4 Giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững nội dung bài 47 94

Từ trên ta thấy, nhìn chung giáo viên nắm được mục đích của việc vận

Trang 28

dụng phương pháp bản đồ tư duy vào trong quá trình dạy học Địa lí 100% ý kiếncho rằng vận dụng "Bản đồ tư duy" với mục đích để giúp học sinh tìm kiếm trithức, tự do sáng tạo 100% ý kiến "Bản đồ tư duy" được dùng với mục đích củng

cố kiến thức đã học Để thay đổi không khí lớp học chiếm 94% Và 100% ý kiến

về việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy với mục đích hình thành kĩ năngthuyết trình cho học sinh giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững nội dung bài họcchiếm 94% Và không có ý kiến nào cho việc vận dụng "Bản đồ tư duy" với mụcđích minh họa cho bài giảng

Như vậy, nhận thức về việc vận dụng phương pháp bản đồ tư duy của giáoviên còn chưa đồng đều, chưa nhất quán ý kiến.Đa số giáo viên nhận thức đượcgần đúng mục đích của việc vận dụng "Bản đồ tư duy".Song điều đáng lưu ý làgiáo viên chưa nhận thấy rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phương pháp nàytrong việc phát triển tư duy, khả năng diễn đạt của học sinh tiểu học.Đây chính

là nguyên nhân vì sao giáo viên tiểu học còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đềvận dụng phương pháp bản đồ tư duy vào trong dạy học Địa lí làm sao cho cóhiệuquả

1.2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa

lí ở Tiểu học

Nhìn chung, việc dạy học Địa lí hiện nay còn nhiều mặt tồn tại, phải khắcphục Song mặt tồn tại quan trọng nhất trong dạy học Địa lí lại chưa được quantâm đúng mức đó là vấn đề vận dụng phương pháp bản đồ tư duy cho học sinh.Đây là công cụ cơ bản nhất vừa giúp học sinh học tập bằng con đường tự lĩnhhội tri thức, đồng thời giúp học sinh khai thác nguồn kiến thức quan trọng trongmỗi bàihọc

Tuy vậy, phần lớn giáo viên nhận thức đúng và đánh giá cao vai trò củaviệc sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí là phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng hứng thú học tập, từ đó hiệu quảdạy học được nâng cao Mặc dù vậy, phần lớn giáo viên còn lúng túng khi sửdung phương phápnày

Về vai trò của "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí, đặc biệt là các bài ôntập, hệ thống hóa kiến thức của một chương Phần lớn giáo viên đánh giá cao

Trang 29

tầm quan trọng và sự cần thiết của "Bản đồ tư duy" nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc, giúp học sinh ghi nhớ kiến một cách chính xác, đầy đủ, không bỏ sót thôngtin Đặc biệt, bản đồ tư duy có vai trò phát triển tư duy và khả năng diễn đạt củahọcsinh.

Tóm lại: Trong chương 1, đã đưa ra được lịch sử nghiên cứu của việc vậndụng phương pháp bản đồ tư duy vào dạy học, đưa ra được một số khái niệm cơbản về phương pháp dạy học, về tư duy, về “Bản đồ tư duy” và một số vấn đề về

sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí ở lớp 4, phân tích cơ sở

lí luận và thực tiễn của đề tài Từ việc nghiên cứu các vấn đề lí luận và kết quảkhảo sát thực trạng cho phép khẳng định sự cần thiết phải sử dụng "Bản đồ tưduy" cho học sinh theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinhtrong quá trình dạy học Địa lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểuhọc Để kiểm chứng tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn của Bản đồ tư duy trongdạy học Địa lí, tôi sẽ tìm hiểu việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học các bàiĐịa lí ở lớp4

Trang 30

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ

CHO HỌC SINH LỚP 4 2.1 Quy trình vận dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý lớp 4

2.1.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình

2.1.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Khi xây dựng “Bản đồ tư duy” trong dạy học địa lí, giáo viên cần đảm bảocác nguyên tắc sau:

 Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức của bài học để vận dụng

“Bản đồ tư duy” cho phù hợp, tránh quá tải về phương tiện trong một giờ học,đồng thời xem xét lúc nào thì nên sử dụng “Bản đồ tư duy” để tạo hứng thú họctập cho họcsinh

Phải có phương pháp dạy học khác kết hợp đồng thời với “Bản đồ tưduy” như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng giải, phương pháp vấnđáp…

Phải đảm bảo sử dụng từ khóa gợi mở: từ khóa gợi mở sẽ khiến não ghinhớ được nhiều kiến thức hơn Nếu trên mỗi nhánh viết đầy đủ cả câu thì nhưvậy sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não, não của các em sẽ mấthết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh Vì vậy, cần đảm bảo trênmỗi nhánh chỉ viết một, hai từ khóa địa lí mà thôi Khi đó, giáo viên cũng nhưhọc sinh sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của các em sẽ được kích thích làmviệc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nângcao khả năng ghi nhớ của học sinh

2.1.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với logic nhận thức

Tri giác của học sinh vẫn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết.Tư duy củatrẻ là tư duy cụ thể, thiên về hình thức, tưởng tượng còn tản mạn, ít tổ chức.Sựtập trung chú ý còn kém, khả năng phân tích chưa cao Nên khi thiết kế bản đồ

tư duy, cần chú ý đến khâu chuẩn bị, phải lựa chọn các từ khóa ngắn gọn, trọngtâm, có thể thêm màu sắc, hình ảnh hấp dẫn, sinh động thu hút chú ý cho họcsinh Bản đồ tư duy phải phù hợp với khả năng của học sinh, cho học sinh tự dosáng tạo, không ép buộc, hình thức với học sinh

2.1.2 Các nguyên tắc sử dụng

Trang 31

- Phải sử dụng “Bản đồ tư duy” như là nguồn cung cấp kiến thức chứ khôngchỉ để minh hoạ cho bài giảng Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh đượclàm việc với “Bản đồ tư duy” để các em có thể tìm hiểu kiến thức bằng chínhhoạt động củamình.

- Trước khi sử dụng cần giải thích cho học sinh hiểu: sử dụng “Bản đồ tưduy” nhằm mục đích gì? Chúng ta cần tạo lập “Bản đồ tư duy” ở những nộidung bài học nào? Cách thức sử dụng chúng rasao?

- Sử dụng “Bản đồ tư duy” đúng lúc, đúng chỗ và đủ cườngđộ

+ Đúng lúc: Đưa vào lúc cần sử dụng nó, không nên quá lạm dụng làmloãng kiến thức bài học

+ Đúng chỗ: Đảm bảo cho tất cả các học sinh trong lớp đều được quan sát

“Bản đồ tư duy” một cách rõ ràng, đầy đủ

+ Đủ cường độ: Tuỳ từng đối tượng học sinh, thời lượng thích hợp, đảmbảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập của học sinh

2.1.3 Quy trình sử dụng

Để việc vận dụng "Bản đồ tư duy" trong dạy học Địa lí ở tiểu học đạt kếtquả cao, giáo viên cần chú ý những điểm sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị bài dạy với "Bản đồ tư duy"

- Tìm hiểu nội dung bài dạy trong sách giáo khoa, sách giáo viên, các tàiliệu tham khảo khác để xác định những nội dung kiến thức cơ bản của bài học

và những kĩ năng cần rèn luyện, bổ sung cho họcsinh

- Xác định nội dung bài dạy để sử dụng "Bản đồ tư duy" sao cho hợplí

- Xem xét, kiểm tra, sử dụng "Bản đồ tư duy" thành thạo để nắm được quytrình, cách thức làmviệc

- Suy nghĩ, dự tính cách thức hướng dẫn học sinh tạo ra bản đồ tư duy theohướng tích cực hóa hoạt động nhận thức (Cần tổ chức cho học sinh tạo lập bản

đồ tư duy ở nội dung bài học nào? Cần hướng dẫn học sinh học sinh các bước để

sử dụng ra sao? Phải có những câu hỏi, bài tập nào thông qua đó chiếm lĩnh trithức, rèn luyện kĩ năng )

- Xác định thời điểm, thời gian vận dụng "Bản đồ tư duy" trong dạy họcĐịa lí một cách hiệuquả

Giai đoạn 2: Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ tư duy

Để lập được “Bản đồ tư duy” giáo viên cần phải nghiên cứu nội dung

Trang 32

chương trình giảng dạy để lựa chọn các bài tổ hợp, đơn vị kiến thức có khả nănglập “Bản đồ tư duy” Với mỗi nội dung kiến thức sẽ tạo lập được một “Bản đồ tưduy” tương ứng Khi thiết kế giáo viên biết rằng không phải bài học nào cũng cóthể lập được “Bản đồ tư duy” nên cần lựa chọn các bài phù hợp để thiết kế.Bước 1:Giáo viên định hướng cho học sinh biết mình sẽ phải làm việc với

"Bản đồ tư duy" ở những nội dung bài học nào? Nhằm mục đích gì?

Bước 2:Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi, bài tập.Bước 3:Trên cơ sở hệ thống câu hỏi, bài tập và sự hướng dẫn của giáo viên,học sinh tiến hành tạo lập "Bản đồ tư duy" theo từng cá nhân, nhóm hoặc cả lớp.Qua việc thảo luận nhóm các em có thể nắm vững được nội dung cần đạt

Bước 4:Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả làm việc với "Bản đồ

tư duy", thảo luận, trao đổi để đi đến kết quả đúng về kiến thức, kĩ năng, cách làm.Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá

- Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra Kiểm tra việc nắm vững kiến thức

và kĩ năng của học sinh, đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện nâng cao chấtlượng họctập

- Xây dựng nội dung kiểm tra: phù hợp với mục tiêu bài học (kiến thức, kĩnăng, thái độ) Kết hợp đánh giá khả năng tái hiện kiến thức và kĩ năng sáng tạo,

tư duy của họcsinh

- Tổ chức kiểm tra: Đề kiểm tra gồm câu hỏi tự luận và câu hỏitrắcnghiệm

- Đánhgiákiểmtra:Bằngđiểmvàbằngnhậnxét,chúýđánhgiátừngcánhân

- Người đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh,học sinh tự đánh giámình

2.2 Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học trong phân môn Địa lí lớp 4

2.2.1 Vận dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ

Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 4-6 phút nên yêu cầucủa GV thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trảlời câu hỏi GV thường yêu cầu HS tái hiện lại một phần nội dung bài học bằngcách gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi GV sẽ chấm điểm tùy vàoi mức độ thuộcbài của học sinh.Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “họcvẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài Do đó cần phải có sự thay đổi trongviệc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần

Trang 33

nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu” Cách làm này vừa tránh được việc họcvẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng hoc tập.

Đối với phân môn Địa lí lớp 4, sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài

cũ vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của HS đối với bài học

cũ Các bản đồ tư duy thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin,yêu cầu học sinh điền và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tinvới từ khóa trung tâm hoặc gọi HS lên bảng vẽ (báo cáo) BĐTD đã chuẩn bịtrước hoặc có thể vẽ trực tiếp nội dung kiến thức đã học…

Như vậy dễ kiểm tra và học sinh cũng hào hứng, tích cực xung phong trảlời, không khí lớp học vui vẻ, tiếp thu bài tốt Sau khi hoàn thành, các em đọc lạikiến thức trên BĐTD đó

Ví dụ : Vận dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ bài ‘‘Đồng bằng Bắc Bộ’’

GV treo bản đồ tư duy còn thiếu thông tin lên bảng, yêu cầu HS dựa vào kiếnthức đã học điền vào dấu … trên bản đồ rồi rút ra nhận xét

2.2.2 Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy bài mới

Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày GV thay vì gạchchân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện mộtphần hoặc toàn bộ nội dung bài một cách rất trực quan

Sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học hômnay, GV có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ,dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường đểhoàn thành bài tập Cuối cùng, GV cùng HS hoàn thiện được một bản đồ tư duykiến thức theo ý muốn của mình.Có thể tiến hành theo hai cách sau:

Cách 1:

Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong sách giáo khoa, đưa ra tìnhhuống có vấn đề trước khi cho HS đọc

Trang 34

Bước 2: GV và HS tìm hiểu, phân tích đặt tên các chủ đề(hoặc GVchọn trước tên chủ đề cần nghiên cứu cho HS thiết lập BĐTD với các từ khóa đó).

Bước 3: GV hướng dẫn HS vẽ BĐTD theo các nội dung chính

Bước 4: Chia nhóm, giao việc khai triển các nhánh của BĐTD theo ý của

HS (có thể tất cả các nhóm cùng chung nội dung hoặc mỗi nhóm có nội dung khác nhau tùy theo mục tiêu, nội dung bài và đối tượng HS).

Bước 5: HS báo cáo, trình bày BĐTD của nhóm mình

Bước 6: Nhận xét, đánh giá, bổ sung thêm cho bạn

Bước 7: GV chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ, có thể đưa ra BĐTD đãchuẩn bị, gọi HS đọc lại

Tuy nhiên GV cũng có thể thiết kế sẵn BĐTD theo mục tiêu bài họcnhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung Sau đó, GV giao việc cho HS dưới dạngphiếu học tập để HS vẽ hoặc viết tiếp …Từ đó, các em rút ra kiến thức khoa họccần ghi nhớ của bài học

Cách 2: Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở rồi từ từ hình thành một BĐTD.

Ví dụ :Khi dạy bài thành phố Đà Nẵng – Địa lí lớp 4, GV có thể cho HSlĩnh hội kiến thức mới theo BĐTD dưới đây:

Bước 1: Vào bài GV đưa ra các tình huống có vấn đề.

Ví dụ : GV cho học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồthành phố Đà Nẵng như trong sách giáo khoa, sau đó gọi học sinh lên chỉ vị tríđịa lí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ

- GV : Từ vị trí địa lí đó, các em hãy tìm hiểu xem, thành phố Đà Nẵng cónhững đặc điểm gì nổi bật ? Có những loại phương tiện giao thông nào có thểđến được Đà Nẵng? Đến đó bằng con đường nào? Ở đó có những loại hàng hóanào được mua bán, chuyên chở, giao lưu…? Vì sao Đà Nẵng lại thu hút được

Trang 35

nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến như vậy? Thành phố Đà Nẵng còn

có tên gọi nào khác?

- GV cho cả lớp đọc thầm các nội dung trong sách giáo khoa Sau đóhướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích, đặt tên cho từng chủ đề

Ví dụ : Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu là bài gì? (Thành phố ĐàNẵng) Vậy tên chủ đề chính các em có thể đặt là gì? (Thành phố Đà Nẵng hoặc

Đà Nẵng…) GV vừa hỏi vừa vẽ trên bảng lớp, trực tiếp trên phần mềm hoặcgiấy tooky…

GV hỏi : Thành phố Đà Nẵng có những đặc điểm nào nổi bật? (HS hoàn toàn trả lời được vì các em vừa được đọc hoặc GV đã dặn các em chuẩn bị bài từ hôm trước hoặc bằng vốn hiểu biết của các em….).

Bước 2: Sau khi hướng dẫn đặt tên các chủ đề xong GV yêu cầu tiếp:

- Lệnh : Bây giờ cô chia lớp mình thành các nhóm 4 ( có thể là nhóm ngẫu nhiên, cũng có thể chia nhóm theo đối tượng …Tùy theo mục đích của giáo viên), các em đọc thầm các nội dung trong sách giáo khoa kết hợp vốn hiểu

biết của mình làm rõ những đặc điểm nổi bật của Đà Nẵng bài bằng sơ đồ tư duyứng với tên mỗi chủ đề các em vừa đặt Trong thời gian 10 - 15 phút Hết thờigian, đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả trước lớp (Có thể giao việc cho mỗinhóm một nội dung, sau đó các nhóm báo cáo để ghép lại thành BĐTD có nộidung hoàn chỉnh của cả bài…)

- Học sinh thực hành theo nhóm Giáo viên theo dõi, giúp đỡ nhóm còngặp khó khăn

- Từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp Các nhóm khác bổ sung Trưngbày sản phẩm của nhóm Giáo viên có thể đặt câu hỏi theo nội dung bài để làm

rõ và sâu hơn kiến thức trọng tâm hoặc để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, kỹnăng sống cho các em thông qua môn học Ví dụ :

/?/ Ở Đà Nẵng những loại hàng hóa nào được xuất khẩu ra thị trường và phảinhập khẩu măt hàng nào là chủ yếu? Vì sao em biết?

/?/ Khi đến Đà Nẵng tham quan du lịch, các em cần chú ý điều gì để góp phầnbảo vệ môi trường ?

GV có thể đưa ra sơ đồ tư duy chuẩn của mình đã thiết kế trước, đưa ra điều

bỡ ngỡ mong muốn học sinh tìm hiểu thêm

2.2.3 Vận dụng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức

Trang 36

GV cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức bài học thông quamột sơ đồ tư duy do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc sơ dồ

tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện Giáo viên cóthể giới thiệu sơ đồ tư duy khác của học sinh vẽ tay chuẩn bị ở nhà (vì sơ đồ tưduy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung mộtkiểu sơ đồ tư duy, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm

về đường nét vẽ và hình thức nếu cần

Phù hợp với kiến thức, củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thìdạng bài tập thích hợp là cho HS tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ý muốnsáng tạo của mình với màu sắc tùy ý, có thể bản đồ thiếu nội dung kiến thức cụthể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học như vừa tiếp thu trong bài học, hoạtđộng cá nhân hoặc nhóm Tuy nhiên các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nộidung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâmcủa bài học

2.3 Giới thiệu một số bài vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học trong chương trình địa lí lớp 4

Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

- Xác định mục tiêu bài học: Sau bài học, HS có thể:

+ Xác định được vị trí địa lí của đông bằng Bắc Bộ trên lược đồ

+ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi, đất đai củađồng bằng Bắc Bộ

- Xác định nội dung bài dạy vận dụng phương pháp bản đồ tư duy

+ Vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, đất đai

- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS làm việc với bản đồ tư duy.Giai đoạn 2: Tổ chức hướng dẫn cho HS làm việc với bản đồ tư duy

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn

Làm việc theo cặp khai thác kiến thức từ lược đồ đồng bằng Bắc Bộ

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với “Bản đồ tư duy”, cáchtạo lậpchúng

Bước 2: Phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn, giải thích nội dungphiếu họctập

Bước 3: Học sinh thảo luận theo yêu cầu trong phiếu học tập và tự tạo bản

đồ tư duy cho riêng nhómmình

Trang 37

Bước 4: Học sinh trình bày kết quả làm việc trướclớp.

Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận theo “Bản đồ tư duy” đãsáng tạo Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến Giáo viên sửa chữa và giúphọc sinh hoàn chỉnh phần trình bày cũng như “sản phẩm” của học sinh.Giáo viênkết luận

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên

Thảo luận nhóm tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên đồng bằng Bắc Bộ, đồngthời quan sát hình 2, 3, 4 trong SGK cho biết cảnh quan đó chụp ở những khuvực nào của đồng bằng Bắc Bộ

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK đểtìm hiểu về tự nhiên của đồng bằng Bắc Bộ

Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho họcsinh

Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ?

Câu 2: Kể tên các sông chính ở đồng bằng Bắc Bộ và chế độ nước của cácsông này như thế nào?

Câu 3: Loại đất chính ở đồng bằng Bắc Bộ là gì? Diện tích đồng bằng Bắc

Bộ là bao nhiêu?

Bước 3: Học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi của phiếu họctập

Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp

Giáo viên chốt bằng bản đồ tư duy đã được chỉnh sửa của học sinh: Đồngbằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của nước ta, do sông Hồng vàsông Thái Bình bồi đắp nên

Củng cố bài học: Giáo viên tổ chức cho học sinh tổng kết nội dung bài họcbằng phương pháp bản đồ tư duy (làm việc cánhân)

Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá

Căn cứ vào mục tiêu bài học kiểm tra, đánh giá

Ngày đăng: 16/02/2019, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TonyBuzan.DịchgiảLêHuyLâm,Sơđồtưduy,NXBTổnghợpTP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơđồtưduy
Nhà XB: NXBTổnghợpTP.HCM
2. Tony BuZan (2011), Lập sơ đồ tư duy, NXB Lao động xãhội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập sơ đồ tư duy
Tác giả: Tony BuZan
Nhà XB: NXB Lao động xãhội
Năm: 2011
3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2009), Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Tạp chí khoa học giáo dục, số chuyên đề thiết bị dạyhọc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bản đồ tư duygóp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Năm: 2009
4.Đặng Thị Thu Thủy, Hướng dẫn sử dụng phần mềm bản đồ tư duy , Tạp chí thiết bị giáo dục (11/2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng phần mềm bản đồ tư duy
5. Bùi Phương Nga, Phạm Thị Sen, Nguyễn Minh Phương, Dạy tự nhiên xã hội ở bậc tiểu học, Tập 2 lớp 4,5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy tự nhiênxã hội ở bậc tiểu học
6. I.F. Kharlamop (1878, 1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Tập I, II, NXB GD -HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực của học sinh nhưthế nào
Nhà XB: NXB GD -HN
7. Nguyễn Thị Thúy, Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học địa lí 5, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học địa lí 5
8. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2009), Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Tạp chí khoa học giáo dục, số chuyên đề thiết bị dạyhọc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bản đồ tư duygóp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Năm: 2009
9. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mĩ Trinh (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi vàtâm lí học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mĩ Trinh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
11. Tony BuZan (2011), Sử dụng trí nhớ của bạn, Nhà xuất bản tổng hợpThành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng trí nhớ của bạn
Tác giả: Tony BuZan
Nhà XB: Nhà xuất bản tổnghợpThành phố Hồ ChíMinh
Năm: 2011
12. Jean – Luc Deleadriere (2009), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy
Tác giả: Jean – Luc Deleadriere
Nhà XB: Nhàxuất bản tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh
Năm: 2009
13. Joice Wycoff (2010), Ứngdụng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản lao động HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứngdụng bản đồ tư duy
Tác giả: Joice Wycoff
Nhà XB: Nhà xuất bản laođộng HàNội
Năm: 2010
14. Bùi Văn Huệ (1997), Tâm lí học tiểu học, NXBGD HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXBGD HàNội
Năm: 1997
10. Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 (2011),NXB giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w