Văn nghị luận chiếm số lượng khá nhiều tiết trong chương trình Ngữ văn THCS. Ở lớp 7, các em được học nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích. Lên lớp 8, các em học văn nghị luận có sự kết hợp với tự sự và miêu tả. Lớp 9, các em được hoàn thiện hơn và đi sâu hơn các thao tác của kiểu văn này với hai kiểu bài: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Người giáo viên dạy văn lớp 9 cần đặc biệt chú trọng hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm văn nghị luận. Bởi vì các đề thi vào Trung học phổ thông hay thi học sinh giỏi thì phần văn nghị luận chiếm số lượng khá lớn trên tổng số điểm của bài thi. Khi rèn cho các em kỹ năng làm văn nghị luận, người giáo viên không đơn thuần là dạy các em viết bài mà phải hướng dẫn các em có kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. Có như vậy mới giúp các em tự tin hơn khi viết văn và khi thi sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Trang 1PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VIỆT XUÂN
Chuyên đề:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Người báo cáo: Nguyễn Thị Lan
Tổ : Khoa học xã hội
Đơn vị : Trường THCS Việt Xuân
Số điện thoại cơ quan: 0211 3838737
Việt Xuân, tháng 02 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC……….……… 2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……… 3
1 Lý do chọn đề tài……… 3
2 Mục đích nghiên cứu……….……… 4
3 Đối tượng nghiên cứu……… ……… 4
4 Phạm vi nghiên cứu… ……… ……… 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Thời gian nghiên cứu 4
7 Cấu trúc chuyên đề……… ……….……… 4
PHẦNII: NỘI DUNG……….……… 5
I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 5
1 Khái niệm về văn nghị luận 5
2 Đặc điểm của văn nghị luận 5
3 Văn nghị luận ở lớp 9 5
II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN NAY 6
1 Thực trạng 6
2 Những nguyên nhân của thực trạng 7
III: NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 7
1 Giáo viên giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn nghị luận 7
2 Rèn cho học sinh phương pháp chung khi làm một bài văn nghị luận 8
3 Hướng dẫn học sinh viết văn nghị luận theo từng kiểu bài 13
3.1 Kiểu bài nghị luận xã hội 13
3.1.1.Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống 13
3.1.2.Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 16
3.2.Kiểu bài nghị luận văn học 20
3.2.1.Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 20
3.2.2.Nghị luận về một đoạn thơ ( bài thơ ) 26
IV KẾT QUẢ - BÀI HỌC – Ý NGHĨA CỦA CHUYÊN ĐỀ 34
1 Kết quả đạt được 34
2 Bài học kinh nghiệm 34
3 Ứng dụng của chuyên đề 34
PHẦN III: KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 3Đại văn hào M.Gooc – ki đã nói “Văn học là nhân học” có nghĩa là vă nhọc chính là con người Văn học không chỉ giúp ta hiểu về cuộc đời, về conngười, về xã hội mà còn giúp ta hiểu hơn về chính bản thân mình Để rồi từ vănhọc ta biết yêu thương hơn, biết tôn trọng lẽ phải, biết ước mơ và sống có niềmtin vào tương lai Người giáo viên dạy văn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinhcách học văn, giúp các em có vốn từ Tiếng Việt, có khả năng cảm nhận vẻ đẹpcủa văn chương, biết viết bài văn trình bày những quan điểm, nhận xét, đánh giácủa mình về văn chương cũng như về đời sống xã hội; giúp các em biết vậndụng những điều được học vào thực tiễn nhằm hướng tới hoàn thiện các kỹ năng
cơ bản của bộ môn: Nghe – Đọc – Nói - Viết Với kỹ năng viết văn ở bậc Trunghọc cơ sở thì văn nghị luận được coi là một trong những kiểu bài làm văn quantrọng bởi nó đánh giá được một cách toàn diện năng lực cảm thụ cũng như khảnăng diễn đạt của học sinh
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Văn nghị luận chiếm số lượng khá nhiều tiết trong chương trình Ngữ vănTHCS Ở lớp 7, các em được học nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.Lên lớp 8, các em học văn nghị luận có sự kết hợp với tự sự và miêu tả Lớp 9,các em được hoàn thiện hơn và đi sâu hơn các thao tác của kiểu văn này với haikiểu bài: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học Người giáo viên dạy văn lớp 9cần đặc biệt chú trọng hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm vănnghị luận Bởi vì các đề thi vào Trung học phổ thông hay thi học sinh giỏi thìphần văn nghị luận chiếm số lượng khá lớn trên tổng số điểm của bài thi Khirèn cho các em kỹ năng làm văn nghị luận, người giáo viên không đơn thuần làdạy các em viết bài mà phải hướng dẫn các em có kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý,lập dàn ý trước khi viết bài Có như vậy mới giúp các em tự tin hơn khi viết văn
và khi thi sẽ đạt hiệu quả cao hơn
Trang 4Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh lớp 9 làm văn nghị luận trong cáctrường THCS hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả Là những giáo viên trực tiếpgiảng dạy Ngữ văn, nhất là môn văn lớp 9 chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào đểcác em viết được một bài văn nghị luận đúng phương pháp; cảm nhận, lý giải,phân tích, làm sáng tỏ được đúng vấn đề cần nghị luận; lời văn trong sáng giàucảm xúc để chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao Xuất phát từ những lý
do trên nên chúng tôi đã chọn chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài
văn nghị luận” để mong được trao đổi cùng đồng nghiệp về cách dạy học sinh
lớp 9 làm văn nghị luận
2 Mục đích nghiên cứu :
Giúp các em học sinh lớp 9 nắm chắc phương pháp làm văn nghị luận vớihai dạng bài: nghị luận văn học và nghị luận xã hội, biết vận dụng phương pháp
để viết thành thạo các bài văn nghị luận Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn
3 Đối tượng nghiên cứu:
Các bài tập làm văn nghị luận lớp 9 Các bài tập vận dụng phương pháplàm văn nghị luận Phần văn nghị luận của các đề thi vào THPT, đề thi HSG.Học sinh khối 9 trường THCS Việt Xuân– Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
4 Phạm vi nghiên cứu:
Khi tìm hiểu về phương pháp làm văn nghị luận tôi thấy đây là một vấn đềlớn Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới hướng dẫn học sinh lớp 9 làmvăn nghị luận với hai dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện chuyên đề, chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu, tìm hiểu về văn nghị luận Khảo sát điều tra thực tế học sinh.Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh đối chiếu,tổng hợp
6 Thời gian nghiên cứu:
Tháng 9 năm 2018 bắt đầu nghiên cứu, điều tra thực tế học sinh
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 nghiên cứu và dạy thựcnghiệm
Tháng 2 năm 2019 hoàn thiện chuyên đề
7 Cấu trúc của chuyên đề: Chuyên đề gồm ba phần:
- Phần đặt vấn đề: Giới thiệu về lí do, mục đích, phạm vi, phương phápnghiên cứu
- Phần nội dung:
+ Khái quát về văn nghị luận
+ Thực trạng làm văn nghị luận ở lớp 9 hiện nay
+ Những biện pháp hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận
+ Kết quả - bài học
- Phần kết luận
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
1 Khái niệm về văn nghị luận:
Nghị luận là bàn bạc, lý giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghemột tư tưởng, quan điểm nào đó Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
Có nhiều cách bàn bạc: có khi dùng bằng chứng để người ta tin tưởng hơn(chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra lí lẽ để hiểu cặn kẽ hơn (giải thích),cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận) hay chỉ ra những giá trị củamột tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm) hoặc chỉ ra những giá trị của mộthình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), cũng có khi phải giảnggiải để bình giảng một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng)
Dù là chứng minh hay bình luận, giải thích hay phân tích thì người viếtvăn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải cólập trường quan điểm đúng đắn và phải lựa chọn một phương pháp trình bày, lậpluận khoa học, phải dùng những lý lẽ, dẫn chứng và cách trình bày những lý lẽ,dẫn chứng này theo một cách thức nhất định
2 Đặc điểm của bài văn nghị luận:
2.1 Luận điểm:
Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểmcủa bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), đượcdiễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán Luận điểm là linh hồn của bài viết, nóthống nhất đoạn văn thành một khối Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đápứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết khăng khít lại vừa cần có
sự phân biệt rõ ràng Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý:luận điểm nêu trước phải chuẩn bị cho luận điểm nêu sau và luận điểm nêu sauphải tiếp tục hỗ trợ cho luận điểm đã nêu trước đó
2.2 Luận cứ:
Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ
sở cho luận điểm, làm sáng tỏ luận điểm Luận cứ phải đúng đắn, chân thật, đápứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
Trang 63 Văn nghị luận trong chương trình lớp 9.
Lớp 9 là lớp cuối cấp THCS, số lượng tiết văn trên một tuần là 5 tiết nhiềuhơn các lớp 6, 7, 8 Phần làm văn nghị luận cũng chiếm khá nhiều thời lượngvới hai dạng chủ yếu là: nghị luận xã hội và nghị luận văn học Dưới đây làbảng thống kê các tiết làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 9:
Số
t.t
1 99 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
2 100 Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
3 104-105 Viết bài tập làm văn số 5
4 108 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
5 113 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
6 114 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
7 115 Trả bài Tập làm văn số 5
8 118 Nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
9 119 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích)
10 120 Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà
11 124 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
12 125 Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
13 130 Trả bài Tập làm văn số 6 viết ở nhà
14 131 Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
15 134-135 Viết bài Tập làm văn số 7
16 144 Trả bài Tập làm văn số 7
II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN NAY.
1 Thực trạng:
Văn nghị luận các em đã được học từ lớp 7 với văn giải thích và văn chứngminh, lớp 8 các em được học cách trình bày luận điểm và kết hợp yếu tố biểucảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, lên lớp 9 các em học nghị luận xã hội
và nghị luận văn học Trong mỗi kiểu bài thường có bài tìm hiểu chung , rồihướng dẫn cách làm, có bài luyện nói, sau đó các em học sinh mới viết bài vănhoàn chỉnh trong hai tiết Song, trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy kiếnthức về văn nghị luận của các em bị hổng nhiều, dẫn đến các em chán học, cảmthấy khó Bởi vậy chất lượng bài viết của các em chưa đạt được kết quả nhưmong muốn Có những em còn nhầm lẫn giữa nghị luận văn học với nghị luận
xã hội; có em lại không xác định được vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu là gìhoặc có khi các em chưa biết xác định luận điểm trong bài văn Cách phân tíchcòn sơ sài, dẫn chứng đưa vào bài vừa thiếu lại vừa thừa Nhiều em không thuộc
Trang 7thơ để đưa vào làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận về bài thơ; không nhớ cácchi tiết trong các truyện để làm dẫn chứng trong các bài văn phân tích tác phẩmtruyện Nhiều em khi phân tích còn vòng vo không thoát ý, diễn đạt còn khôkhan, thiếu cảm xúc Nhất là bài văn nghị luận xã hội học sinh còn lúng túngnhiều Khi được hỏi về những lỗi mà các em mắc phải một số em chia sẻ rằngkhi thầy cô giảng em có hiểu nhưng khi viết thì cứ thấy khó và cảm giác khôngbiết viết thế nào cho đúng.
Thực tế khi hướng dẫn học sinh cách làm văn nghị luận một số thầy cô vậndụng phương pháp chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh Trong giờ luyệnnói, giáo viên còn chưa đi sâu vào từng bài làm của học sinh để chỉ ra những lỗi
và cách sửa lỗi cho các em khiến một số em nhất là những em học lực yếu Bởivậy mà kết quả bộ môn còn chưa cao
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng qua bài kiểm tra về văn nghị luận
Tổng số53 học sinh khối 9 Kết quả như sau:
3 5,7 11 20,7 27 51,0 8 15,1 4 7,5 41 77,4
Kết quả đó nói lên chất lượng bộ môn văn khối 9 còn chưa cao
2 Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Đi sâu tìm hiểu việc dạy và học tôi thấy kết quả bộ môn văn chưa cao là
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng tập trung ở một số
nguyên nhân sau:
Về phía phụ huynh: Có những phụ huynh quan niệm học văn khó lựa
chọn trường đại học để thi nên hướng cho con em mình ưu tiên học các bộ
môn khoa học tự nhiên mà thường bỏ qua môn văn
Về phía học sinh: Các em coi văn là môn học dài dòng, phải thuộc lòng
nhiều, khả năng phát triển tư duy hạn chế các em dễ chán nản Các em chưa
biết cách phân bố thời gian học hợp lý giữa các phân môn: thời gian rèn luyện
viết văn ít, các em học phần văn bản nhiều hơn Do nhận thức nên phần văn
nghị luận xã hội việc nhận xét, đánh giá về các vấn đề nghị luận xã hội của
các em còn hạn chế Nhiều em lười học nên không thuộc kiến thức phần văn
bản, không thuộc thơ, đặc điểm nhân vật cũng chưa nhớ chính xác dẫn đến
khi viết văn lại không có dẫn chứng chỉ diễn xuôi một cách nôm na.Thói quen
của một số học sinh khi đọc đề không xác định rõ yêu cầu của đề, không lập
dàn ý mà cứ thế viết bài luôn nên bài viết thiếu luận điểm hoặc luận điểm còn
lộn xộn Tài liệu tham khảo của các em còn ít, có những em có sách tham
Trang 8khảo nhưng lười học, lười đọc nên vốn từ cũng như khả năng diễn đạt của các
em còn yếu
Về phía giáo viên: Đa số các thầy cô tận tâm, tận tụy hướng dẫn học sinhcách làm văn Nhưng một số thầy cô vận dụng phương pháp hướng dẫn họcsinh viết văn còn chưa phù hợp nhất là những em học lực yếu Còn ít luyệncho học sinh làm các bài tập viết đoạn văn nghị luận, bài văn nghị luận Thờigian luyện viết trên lớp không nhiều nên giáo viên cũng khó khăn trong việcsửa lỗi cho các em qua các đoạn văn, bài văn
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chúng tôi đã nghiêncứu phương pháp làm văn nghị luận cho học sinh để hướng dẫn các em cádchlàm văn Từ đó các em biết viết văn nghị luận, có được những bài viết văn tốtnhất và đạt kết quả cao nhất trong các kì thi
III: NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN
1 Giáo viên giúp học sinh nắm chắc đặc điểm của văn nghị luận.
1.1 Luận điểm - Luận cứ - Lập luận (nội dung này đã trình bày trong phần
khái quát về văn nghị luận)
1.2 Bố cục của bài văn nghị luận: Bài viết văn nghị luận có bố cục ba phần:
- Mở bài ( Đặt vấn đề) : Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài ( Giải quyết vấn đề) : Trình bày các nội dung chủ yếu để làmsáng tỏ vấn đề cần nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận
- Kết bài ( Kết thúc vấn đề) : Nêu kết luận nhằm khẳng định vấn đề
Trong bài văn nghị luận có các đoạn văn Mỗi đoạn văn có một cấu trúcriêng, chúng thường mang bóng dáng một trong những mô hình cấu trúc: tổng –phân – hợp, diễn dịch, quy nạp Ở cấp độ liên câu cũng được trình bày theomột trật tự tuyến tính Nếu trật tự các câu không phù hợp với trình tự lập luậnthì tính logic bị phá vỡ Cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu nhất là những câughép chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vế
2 Rèn cho học sinh phương pháp chung khi làm một bài văn nghị luận.
Giống như các kiểu bài văn khác, bài văn nghị luận cũng có bốn bước.Nhưng mỗi bước lại có yêu cầu, đặc điểm riêng Cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
* Tìm hiểu đề: Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để
bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó Yêu cầu củaviệc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận đểbài làm không bị sai lệch
Cách tìm hiểu đề:
- Thứ nhất: Đọc kỹ đề Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề có tínhchất định hướng làm bài về nội dung và phương pháp ( Chú ý các từ: suy nghĩ,phân tích, cảm nhận để thực hiện đúng phương pháp làm bài)
- Thứ hai: Tìm hiểu yêu cầu về kiểu bài để tránh nhầm lẫn về phương pháp
Trang 9- Thứ ba: Tìm hiểu yêu cầu về nội dung (Đây chính là tìm hiểu về vấn đề cầnnghị luận) để tránh lạc đề.
- Thứ tư: Tìm hiểu về thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận…
- Thứ năm: Tìm hiểu về phạm vi dẫn chứng cần có trong bài làm: trong thực tếhay văn học…
Ví dụ: Tìm hiểu đề bài :
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ đề làm nổi bật số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hộiphong kiến?
Với đề bài trên cần hướng dẫn học sinh xác định:
Kiểu bài: Nghị luận văn học (phân tích nhân vật)
Nội dung nghị luận: Số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hộiphong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Thao tác nghị luận chính: Phân tích, chứng minh
Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ
* Tìm ý.
Sau khi tìm hiểu đề, xác định được vấn đề nghị luận cần hướng dẫn họcsinh tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi Tùy từng kiểu bài mà có những cách tìm ýkhác nhau
Chẳng hạn với kiểu bài nghị luận xã hội thì ta tìm ý bằng cách đặt câu hỏigiải thích, bàn luận :
- Là gì? – Nghĩa là thế nào? - Tại sao lại thế?
- Vấn đề đó thể hiện trong cuộc sống và trong văn học ra sao?
- Vấn đề đó có ý nghĩa với cuộc sống con người và bản thân như thế nào? Còn với kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( phân tích nhân vật ) thì lại
có cách đặt câu hỏi như sau:
- Nhân vật đó là người như thế nào?
- Nhân vật đó được biểu hiện qua những đặc điểm cụ thể nào? (cuộc đời,tính cách, số phận )
- Những đặc điểm ấy được bộc lộ qua hoàn cảnh, tình huống cụ thể nào?
- Những chi tiết nghệ thuật nào thể hiện đặc điểm chủ đề của nhân vật?
- Nhân vật đó tiêu biểu cho hạng người nào và có vai trò gì trong việc thểhiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm?
Bước 2: Lập dàn bài:
Đây là bước có vai trò quan trọng giúp cho học sinh lập được khung cơ bảncủa bài viết theo một hệ thống luận điểm Bởi vì các luận điểm trong dàn ýchính là nội dung sơ lược của bài văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý, lôgic
Mở bài: Mục đích của mở bài là giới thiệu vấn đề nghị luận, vấn đề sẽ viết
trong bài
Khi viết mở bài thường là trả lời được câu hỏi: Bài viết này định viết vềvấn đề gì? Dẫn chứng lấy ở đâu? Phương pháp luận chủ yếu là gì?
Trang 10Thân bài: Phân tích, lý giải, chứng minh, bàn luận để làm rõ vấn đề nghị
luận đã nêu ở phần mở bài
Phần thân bài phải đủ ý, các ý phải được trình bày một cách rõ ràng, sắpxếp các ý theo một trình tự hợp lý
Mỗi ý trong phần thân bài được coi là một luận điểm Có luận điểm lớn lạiđược chia thành những luận điểm nhỏ và mỗi luận điểm thường được trình bàybằng một đoạn văn
Các đoạn văn trong phần thân bài phải đảm bảo tính liên kết về nội dung vàhình thức
Kết bài: Phần kết bài thường là:
Khái quát, khẳng định lại vấn đề nghị luận
Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân
Phần kết bài có vai trò tạo tính hoàn chỉnh cho bài viết Khi viết, cần chú ýcân xứng, phù hợp, tạo tính hô ứng chặt chẽ với phần mở bài
Bước 3: Viết bài: Đây là bước quan trọng, đánh giá được khả năng cảm nhận,
phân tích và kĩ năng diễn đạt của học sinh qua một bài văn hoàn chỉnh
Cách viết phần mở bài: Mở bài ở dạng đầy đủ thường có ba ý:
- Dẫn đề: Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc lời dẫn ( có thể vào thẳng vấn đề
mà không cần lời dẫn)
- Nêu vấn đề: Đây là nội dung sẽ làm sáng tỏ ở thân bài
- Giới hạn vấn đề: Về phương pháp, dẫn chứng
Có hai cách viết mở bài: Trực tiếp và gián tiếp
Mở bài trực tiếp : Là nêu trực tiếp vấn đề nghị luận.
Ví dụ 1 : Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mở bài như sau:
Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long là một truyện
ngắn đặc sắc được sáng tác năm 1970 trong chuyến ông đi thực tế ở Lào Cai.Qua tình huống truyện hợp lí, chất văn xuôi nhẹ nhàng, nhân vật anh thanh niêntrong tác phẩm được hiện lên với bao phẩm chất tốt đẹp
Ví dụ 2: Đề 2: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Lời nhắcnhở của người xưa có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua thực tểcuộc sống
Mở bài gián tiếp: Là dẫn dắt từ ý có liên quan gần gũi với vấn đề (có
thể từ ý chung, khái quát đến ý riêng, cụ thể; có thể dẫn dắt từ đề tài, chủ đề liênquan đến vấn; có thể từ một câu thơ hay lời hát…) rồi sau đó mới nêu vấn đềnghị luận Cách này dài, khó nhưng nếu làm tốt sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫnngười đọc ngay khi tiếp cận bài văn
Ví dụ đề 1: Dẫn dắt vấn đề từ một khổ thơ:
“Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Trang 11Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Một nhà thơ đã từng viết như vậy Song chỉ đến khi đọc truyện ngắn “
Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, tiếp xúc với các nhân vật
trong tác phẩm ta mới thấm thía hơn ý nghĩa của những vần thơ trên Đặc biệtnhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc hình ảnh về một conngười lao động bình thường mà có ý nghĩa cao đẹp
Ví dụ đề 2: Trong đời sống hiện nay, không mấy ai không bị hấp dẫn bởi vẻ
đẹp bên ngoài, bởi danh vọng, địa vị Bàn về mối quan hệ giữa bản chất bêntrong và hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ trên qua thực
tế cuộc sống
Những điều cần tránh khi mở bài:
Tránh dẫn dắt vòng vo, xa quá với vấn đề nghị luận
Tránh đẫn dắt các ý không liên quan đến vấn đề
Tránh xa vào các ý cụ thể , chi tiết mà mình định viết ở thân bài
Yêu cầu của một mở bài hay:
Ngắn gọn trong dẫn dắt và giới hạn, nêu vấn đề nghị luận chính xác (Nhất
là nghị luận xã hội)
Đầy đủ thông tin về vấn đề, phạm vi, thao tác
Độc đáo: Cách nêu vấn đề bất ngờ, khác lạ nhưng lại gần gũi, tự nhiêntránh văn hoa, vụng về, gượng ép
Cách viết phần thân bài: Phần thân bài là giải quyết vấn đề qua hệ thống
luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng, cách lập luận của người viết Phần này gồm một
số đoạn văn liên kết với nhau Mỗi đoạn văn thường triển khai một luận điểm.Trong dàn bài các em đã xác định được luận điểm, khi viết văn từ các luậnđiểm đó giáo viên hướng dẫn các em khái quát luận điểm bằng một câu văn Cách triển khai luận điểm trong phần thân bài: Thông thường mỗi luậnđiểm trình bày bằng một đoạn văn Tuy nhiên có những luận điểm lớn giáo viênhướng dẫn học sinh chia ra những luận điểm nhỏ cho phù hợp
Có các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn như: Diễn dịch, quynạp, móc xích, tổng –phân – hợp Với văn nghị luận thường viết theo cách:tổng – phân – hợp, diễn dịch, quy nạp Tuy nhiên các luận điểm trong bài vănphải được trình bày một cách linh hoạt nên có thể trình bày tất cả các cách
- Khi viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp cần theo trình tự: Câu nêuluận điểm hay còn gọi là câu chủ đề của đoạn (câu 1), rồi sau đó kết hợp đưadẫn chứng, các câu sau dùng lý lẽ, lập luận phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏluận điểm Câu kết đoạn khái quát lại, có thể nâng cao vấn đề
Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Luận điểm thứ nhất là: Bức tranh mùa xuân thiên nhiên
Ta có thể hướng dẫn học sinh cách viết như sau:
Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân thiên nhiên: ( 1)
“Mọc giữa dòng sông xanh
Trang 12Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”” (2)
Mùa xuân được hiện lên qua tâm hồn của nhà thơ là những hình ảnh “dòng
sông xanh”, “hoa tím biếc” và tiếng “chim chiền chiện” hót vang trời (3) Chỉ
vài nét phác họa, tác giả đã gợi ra một bức tranh phong cảnh mùa xuân tươi tắnthơ mộng, đậm phong vị xứ Huế.(4) Bức tranh có không gian thoáng đãng, cómàu sắc tươi tắn, hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi vui, cảnh vật tràn đầy sứcsống.(5) Hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình, bộc lộ cảm xúc vui tươi trongtrẻo, bộc lộ cái nhìn trìu mến của nhà thơ với cảnh vật mùa xuân.(6) Đặc biệt,cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong một động tác trữ tình đón nhận vừa trân
trọng vừa tha thiết khi ông dang tay đón cả mùa xuân vào lòng mình (7) “Từng
giọt” ở đây có thể hiểu là giọt sương hay giọt mưa xuân long lanh trong ánh
sáng trời xuân.(8) Nhưng nếu gắn với hai câu thơ trên lại có thể hiểu đó là giọt
âm thanh của tiếng chim chiền chiện.(9) Hiểu theo cách này, câu thơ có sựchuyển đổi cảm giác thật kỳ diệu: Từ thính giác sang thị giác và xúc giác.( 10)
Âm thanh tiếng chim hiện ra thành hình khối (giọt), thành ánh sáng và sắc màu(long lanh).(11) Hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa lànhạc, vừa là họa, diễn tả được niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnhmùa xuân của đất trời.(12) Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quanvới cuộc sống ông mới có thể đón nhận và viết về bức tranh mùa xuân hay nhưvậy.(13)
Trong đoạn văn trên câu (1) là nêu luận điểm
Khổ thơ (2) trích dẫn là dẫn chứng
Các câu tiếp sau là phân tích dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm
Câu cuối (13) là câu kết đoạn
- Khi viết đoạn văn diễn dịch là: Câu chủ đề được nêu ở đầu đoạn văn Cáccâu sau là lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý của câu chủ đề
Ví dụ: Tình yêu thương có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống (1) Khi ta đem
tình yêu thương đến cho người khác và khi ta được người khác yêu thương thì
cả ta và người ấy đều thấy vui sướng, hạnh phúc.(2) Được đón nhận tình yêuthương của nhau, chúng ta sẽ thấy như được tiếp thêm sức mạnh, cho ta thêmlòng tin yêu cuộc sống.(3) Ta được đón nhận tình yêu thương từ nơi nhau là ta
đã biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau để sống tốt, để sống với nhau trong tình
thân ái, yêu thương.(4) Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Người với người sống để yêu
nhau”.(5) Đặc biệt tình yêu thương còn cảm hóa được cái xấu, cái ác, là nhịp
cầu xóa bỏ những ngăn cách, hận thù
Đoạn văn trên được trình bày theo cách diễn dịch Câu (1) nêu luận điểm.Còn các câu sau (2,3,4,5) làm sáng tỏ luận điểm
Trang 13Trên đây chỉ là hai cách thường sử dụng để viết đoạn văn triển khai luận điểm, mỗi thầy cô có những cách khác nhau để hướng dẫn học sinh sao cho hiệuquả.
Chú ý: Các đoạn văn trong phần thân bài phải được trình bày mạch lạc,
phải có sự liên kết chặt chẽ, giữa các đoạn văn cần có từ liên kết
Cách viết phần kết bài:
Phần kết bài bao giờ cũng là một đoạn văn Đoạn văn kết bài có ý khái quátlại toàn bộ vấn đề đã trình bày ở phần trên, có thể nâng cao,có thể còn hướngcho ta một thái độ, một bài học trong cuộc sống
Ví dụ: Phần kết bài của đề: Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Qua phần phân tích trên ta thấy “Bếp lửa” là một bài thơ hay, tràn đầy
những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, về tấm lòng kính yêu của người cháuđối với bà.(1) Tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể, đẹp đẽ, hài hòa giữa tình cảm giađình và tình yêu đất nước.(2) Giọng thơ trầm lắng, sâu sắc của nhà thơ BằngViệt đã đánh thức trong lòng chúng ta thái độ trân trọng kỉ niệm tuổi thơ, trântrọng kính yêu người bà và có tình yêu quê hương đất nước.(3)
Đoạn văn trên: Câu (1) khẳng định lại nội dung
Câu (2) nâng cao nội dung
Câu (3) bài học liên hệ bản thân
Bước 4: Đọc lại bài và soát lỗi:
Sau khi hướng dẫn học sinh viết bài xong, giáo viên nên hướng dẫn các
em thói quen đọc lại bài và sửa những lỗi như : Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặtcâu, lỗi liên kết giữa các phần trong bài xem đã hợp lý chưa Nếu cần thiết vàhợp lý phải chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh
3 Hướng dẫn học sinh kĩ năng viết văn nghị luận theo từng kiểu bài.
3.1 Kiểu bài nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội nhằm
thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra,góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhânvăn, thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội
Để viết tốt bài văn nghị luận xã hội, người học sinh ngoài những kĩ nănglàm văn nghị luận thông thường còn cần có vốn từ phong phú có những hiểubiết nhất định về xã hội
3.1.1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
3.1.1.1.Hướng dẫn chung:
Đây là kiểu bài bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống có ý nghĩađối với xã hội, đáng khen , đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ
- Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng
có vấn đề, phân tích mặt đúng, sai, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân,giải pháp và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết
Trang 14- Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõràng, luận cứ phải xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh
- Tìm ý: Giáo viên hướng dẫn các em tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi:
Sự việc hiện tượng ấy là như thế nào?
Những biểu hiện (thực trạng) của sự việc hiện tượng ấy ra sao?
Nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng đó?
Tác hại hoặc tác dụng của sự việc hiện tượng đó là gì?
Những giải pháp để khắc phục ( nếu là hiện tượng xấu) Những biện pháp
để phát huy (nếu là hiện tượng tốt)
Bài học nhận thức
Bước 2: Lập dàn bài: giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài:
Dàn bài khái quát:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến
sự việc, hiện tượng đó
- Đánh giá tác hại của sự việc hiệntượng (nếu sự việc, hiện tượng xấu)tác dụng của sự việc hiên tượng (nếu
là sự việc hiện tương tốt)
- Những giải pháp khắc phục (hoặcbiện pháp phát huy)
Kết bài:
- Kết luận, khẳng định hoặc phủ địnhvấn đề
- Bài học hoặc lời khuyên
Bước 3: Viết bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài văn theo dàn ý đã
lập
Bước 4: Đọc lại bài và soát lỗi.
Trang 153.1.1.3 Vận dụng vào đề bài cụ thể:
Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn Nhiều bạn vì mải chơi
mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác Hãy nêu ý kiến của em
về hiện tượng đó
Bước 1 :Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý:
Về kiểu bài: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống Thao tác chủ yếulà: giải thích, chứng minh, bình luận, đánh giá tổng hợp vấn đề
Nội dung: Bàn về hiện tượng trò chơi điện tử đối với học sinh
Phạm vi dẫn chứng: Thực tế cuộc sống nhất là trong học đường
Các ý trong bài là:
- Giải thích khái niệm trò chơi điện tử.
- Nêu những biểu hiện của trò chơi điện tử.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc học sinh mải chơi điện tử mà saonhãng học tập
- Đánh giá tác dụng - tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh
- Biện pháp khắc phục hiện tượng đó
- Bài học cho bản thân và cho mỗi người
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết:
* Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.
Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển nhất là các chứcnăng của máy tính điện tử
Học sinh hôm nay cũng có nhiều trò chơi hiện đại tiêu biểu là trò chơi điện
tử Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng việc học tập
Chúng ta cùng nhau suy nghĩ về hiện tượng này
*Thân bài:
1 Giải thích trò chơi điện tử: là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện
tử thường được gọi là game
2 Những biểu hiện thực tế của trò chơi điện tử:
- Các quán điện tử có ở mọi nơi từ thành thị đến các nẻo đường thôn xóm
- Món tiêu khiển hấp dẫn đó thu hút mọi đối tượng đặc biệt là học sinh
- Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày để chơi mà quên học thậm chí bỏ học đểchơi và trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến các trò chơi đó Hơn nữa nhiều bạn mảichơi mà bỏ học và mắc nhiều sai lầm khác
3 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh mải chơi điện tử màsao nhãng học tập có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do:
- Trò chơi điện tử hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút
- Do bản thân mỗi người chưa có ý thức tự chủ, bị bạn bè rủ rê
- Do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái
4.Tác dụng - tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh
• Trò chơi điện tử có thể giúp giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng
• Học sinh ham mê điện tử quá thì rất nguy hại:
Trang 16- Mất thời gian khiến học sinh sao nhãng học tập, kết quả học tập kém,trốn học, bỏ học.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: cận thị, mệt mỏi Chơi game nhiều các emcòn sống với thế giới ảo, đầu óc mụ mẫm, thiếu thực tế Bố mẹ lo lắng,kinh tế thiệt hại Có khi còn mắc tệ nạn xã hội
5 Những giải pháp khắc phục:
- Mỗi học sinh cần tự giác học tập không chơi điện tử
- Gia đình quản lí con em chặt chẽ
- Nhà trường, các tổ chức xã hội cần có các sân chơi lành mạnh
- Các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử
Đây là đoạn văn mở bài theo cách dẫn dắt vấn đề từ ý chung, ý khái quát(câu1, 2), rồi đến nêu cụ thể vấn đề cần nghị luận và giới hạn dẫn chứng (câu 3,4)
Viết phần thân bài: Phần thân bài gồm có nhiều đoạn văn nên mỗi đoạn có
những cách triển khai phù hợp tạo tính linh hoạt, tạo sự liên kết chặt chẽ Dùtriển khai theo cách nào thì mỗi đoạn văn cũng làm sáng tỏ một luận điểm
Ví dụ: Đoạn văn triển khai luận điểm: Tác hại của trò chơi điện tử đối vớihọc sinh:
Học sinh ham mê điện tử sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường.(1) Thật vậy,khi chơi điện tử nhiều học sinh sẽ sao nhãng học tập, chán học trốn tiết, bỏ học.(2) Như vậy, vô tình sự ham chơi nhất thời có thể hủy hoại tương lai chính bảnthân các em.(3) Ham chơi điện tử ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe: mắt cận thị,người mệt mỏi.(4) Chơi điện tử còn khiến cho tâm hồn bị đầu độc, sống với thếgiới ảo trong các trò chơi với đầy bạo lực chém giết cùng những mưu mô, thủđoạn.(5) Hơn nữa, ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, làmthay đổi nhân cách con người: dối trá, trộm cắp.(6) Có những bạn nói dối bố mẹ
đi học nhưng lại đi chơi điện tử, có bạn chơi điện tử muộn học lại nói dối cô làhỏng xe.(8) Có bạn còn lấy gạo của mẹ đem bán để có tiền chơi điện tử…(9)Và
Trang 17khi bị ảnh hưởng nội dung không lành mạnh trong trò chơi, nhiều bạn còn mắcvào các tệ nạn xã hội (10)
Đây là một đoạn văn trong phần thân bài được trình bày theo cách diễn dịch.Câu (1) của đoạn nêu luận điểm về tác hại của trò chơi điện tử Các câu sau làm
rõ những tác hại với các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể
Viết phần kết bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần kết bài cũng bằng
một đoạn văn
Tóm lại, trò chơi điện tử rất nguy hại nên mỗi học sinh chúng ta cần xác định
được nhiệm vụ của mình là học tập và tránh xa trò chơi điện tử Cùng với cácbạn hãy nêu cao khẩu hiệu “nói không với trò chơi điện tử” để môi trường họctập của chúng ta được trong sạch, lành mạnh hơn
Đoạn văn kết bài vừa khái quát lại vấn đề lại vừa mở ra ý liên hệ, bài học,phương hướng hành động cho bản thân và cho mọi người Đoạn văn có từ liênkết, số lượng câu tương ứng, cân đổi với phần mở bài
Chú ý: Trên lớp có thể không đủ thời gian để các em thực hành viết cả bài
văn, giáo viên hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn, tham khảo các đoạn vănmẫu, sứa các lỗi mà các em mắc phải Giao cho các em về nhà hoàn thiện cácphần còn lại để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh sau đó kiểm tra, sửa lỗi chocác em
Bước bốn: Đọc lại bài văn và sửa lỗi
Ngoài các bài văn kiểm tra theo chương trình, đối với những bài tập viết văn,giáo viên nên có các hình thức kiểm tra để uốn nắn các em kịp thời nhằm đạtđược kết quả tốt nhất
3.1.2 Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
3.1.2.1 Hướng dẫn chung:
Đây là kiểu bài văn nghị luận bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lý, một vấn đềđạo đức, một quan điểm nhân sinh Các tư tưởng đó có tính khái quát, tính quyluật cao
Về nội dung: Bài nghị luận phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lý bằngcách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, chỉ ra chỗ đúng, chỗsai của vấn đề đó, nhằm khẳng định quan điểm của người viết
Về hình thức: Ngoài các yêu cầu chung của một bài nghị luận, bài nàynghiêng về việc nêu khái niệm, lí lẽ nhiều hơn, lời văn chính xác, sinh động
3.1.2.2 Hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: Xác định được vấn đề cần nghị luận, phạm vi dẫn
chứng, các luận điểm cần có, thao tác nghị luận
Tìm ý theo các câu hỏi: Câu hỏi giải thích: Là gì? Nghĩa là thế nào? Vấn đề
đó là gì? Tại sao lại thế? Muốn như thế thì phải làm gì? Vấn đề đó biểu hiệntrong thực tế, văn học ra sao? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với xã hội, bảnthân? Những tư tưởng lệch lạc vấn đề là gì? Bài học rút ra? Tùy theo yêu cầucủa đề mà có các ý cho phù hợp
Bước 2: Dàn ý của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí có 3 phần:
Trang 18Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng
đạo lí trong bối cảnh cuộc sống riêng,
2 Nhận định, đánh giá ( tức là bìnhluận) vấn đề tư tưởng đạo lí
- Bộc lộ ý kiến: vấn đề đúng hay sai,vấn đề hoàn toàn đúng hay đúng mộtphần
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng
tỏ vấn đề theo quan điểm, đánh giácủa người viết ( trả lời câu hỏi: tại saođúng? tại sao chưa đúng? Đúng mộtphần hoặc sai một phần như thế nào?Kết hợp lí lẽ, dẫn chứng để phân tích,
lí giải)
- Vấn đề có ý nghĩa, tác dụng như thếnào? Có cần bổ sung gì?
- Vấn đề thể hiện trong mỗi hoàn cảnhnhư thế nào? Có thể so sánh, đối chiếu
Đề bài: Suy nghĩ của em về câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trang 19Bước 1:Tìm hiểu đề, tìm ý:
Đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Vấn đề nghị luận là con người sống trong một cộng đồng phải biết yêuthương nhau
Dẫn chứng lấy trong thực tế cuộc sống và văn học
Các ý trong bài:
Giải thích câu ca dao
Bàn luận, đánh giá về câu ca dao là hoàn toàn đúng Phân tích, lý giải đểlàm sáng tỏ vấn đề tư tưởng
Đặt vấn đề trong bối cảnh xưa và nay
Phê phán các tư tưởng lệch lạc không biết thương yêu, đùm bọc nhau
Những phương hướng, hành động đúng từ câu ca dao
Bước 2:Lập dàn bài:
*Mở bài:
- Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta là đoàn kết
- Trích dẫn: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Vấn đề: Trong một cộng đồng xã hội người ta sống với nhau tuy có thểkhông cùng họ hàng ruột thịt, nhưng cùng một môi trường sống thì phải biếtthương yêu đùm bọc lẫn nhau
* Thân bài:
1: Giải thích
Bầu, bí: là hai cây khác nhau về hình dáng, màu sắc của lá cây, hoa trái,
nhưng cùng loại thân mềm, giây leo, đều phải dựa vào giàn mà bò để phát triểnsinh sống
Giàn: nơi ở, điều kiện sống, phát triển của bầu bí…
Tuy chúng khác giống nhưng phải thương lấy nhau vì chung một giàn, chungđiều kiện sống Bầu bí thương nhau là không chen lấn, chiếm chỗ của nhau trêngiàn
Câu ca dao gửi một lời khuyên: Mượn hình ảnh ẩn dụ bầu bí câu ca dao
muốn khuyên người đời: Người ta tuy dòng họ, huyết thống khác nhau nhưngcùng sống với nhau trong một làng xóm, quê hương, đất nước thì phải đoàn kếtthương yêu nhau, che chở cho nhau
2: Đánh giá - Bàn luận về vấn đề tư tưởng trong câu ca dao:
- Câu ca dao là lời khuyên đúng đắn
+ Sống yêu thương, đoàn kết ta sẽ có sức mạnh để cùng phát triển, cùng xâydựng kinh tế, bảo vệ đất nước
+ Nếu trong cùng một tập thể, cùng một làng, xóm mà không đùm bọc yêuthương nhau thì khó có thể tồn tại lâu dài được
Dẫn chứng: Tinh thần đoàn kết đùm bọc của nhân dân ta đã làm nên nhữngchiến công vĩ đại, bảo vệ được non sông đất nước và cuộc sống cho mỗi dân tộcnhư hội nghị Diên Hồng thời Trần là khối đoàn kết vua tôi triều đình và nhân