Các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại Sóc Sơn •Giải pháp về quy hoạch vùng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 40)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại Sóc Sơn •Giải pháp về quy hoạch vùng

Giải pháp về quy hoạch vùng

Nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, trước mắt cần rà soát, quy hoạch lại các vùng chăn nuôi bò cho phù họp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sinh thái.

- Phát triển chăn nuôi bò thịt thâm canh cao áp dụng cho những xã gần đường giao thông để phát huy ưu thế về chất lượng giống và trình độ dân trí cũng như kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt vỗ béo, nhưng bị hạn chế về bãi chăn thả.

- Phương thức chăn nuôi bò thịt bán thâm canh (kết họp chăn thả với trồng cỏ thâm canh, bổ xung thức ăn tại chuồng) nên áp dụng cho các xã có diện tích đất chăn nuôi nhiều để khai thác tiềm năng về đất đai và và bãi chăn tự nhiên.

Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò thịt

(1) Giải pháp về giống.

Để phát triển chăn nuôi bò thịt và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi thì cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình cải tạo đàn bò địa phương ( cải tạo về tầm vóc, tăng trọng lượng cơ thể, nâng cao tỷ lệ thịt xẻ). Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò của địa phương thông qua phương pháp phối giống trực tiếp với bò đực giống lai có 75% máu Zêbu trở lên, trong đó sử dụng trọng tâm là giống lai sind (đây là giống chịu được điều kiện kham khổ, dễ nuôi) để tạo ra đàn bò lai có tỷ lệ máu ngoại cao.

(2) Thức ăn chăn nuôi

- Quy hoạch để quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng cỏ chăn thả, đảm bảo tính cân đối giữa diện tích chăn thả với quy mô chăn nuôi trong tương lai.

- Hướng dẫn nông hộ các biện pháp kỹ thuật để xử lý, chế biến một số loại thức ăn bổ sung như: hỗn họp khoáng, tảng liếm urê, ri mật, tận dụng nguồn thức ăn tinh sẵn có và rẻ tại địa phương để chế biến thức ăn tinh hỗn họp bổ xung cho bò và vỗ béo bò thịt. Các hộ chăn nuôi cũng phải cân đối cụ thể giữa quy mô đầu con và khả năng giải quyết thức ăn cho đàn bò.

- Các gia đình phải dành diện tích đất thích họp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ Ruzi...có năng suất cao nhằm chủ động thức ăn thô xanh cho bò. Thâm canh cỏ để có năng suất 200 - 250 tấn chất xanh/ha đủ nuôi thâm canh 13 - 15 con bò hoặc bán thâm canh 20 - 30 con. Phát triển cỏ họ đậu để cải thiện chất lượng cỏ.

(3) Chăm sóc nuôi dưỡng

Hướng dẫn cho nông dân các quy trình kỹ thuật về chăm sóc và nuôi dưỡng bò tốt hơn thông qua các hoạt động cụ thể như sau:

- Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật họp vệ sinh, chuồng phải có máng ăn, máng uống để bổ sung thêm thức ăn và nước uống cho bò vào ban đêm.

- Thường xuyên tắm chải, diệt ve,...

- Cho uống nước đầy đủ, nhất là ban đêm tại chuồng,

- Bổ sung thêm thức ăn tinh (cám, khoai, sắn,...) và các loại thức ăn củ quả cho bò, nhất là những tháng thiếu cỏ và những ngày bò phải cày kéo, làm việc,

- Hướng dẫn cách nuôi dưỡng bò bằng khẩu phần ăn cân đối (gồm có đủ các loại: thức ăn xanh, thức ăn tinh, thức ăn thô khô, hỗn họp khoáng và nước),

- Làm các tảng liếm và các bánh đa dinh dưỡng để bổ sung thêm dinh dưỡng và khoáng cho bò

Nhằm đảm bảo cho công tác phòng, chữa bệnh kịp thời cho đàn bò của huyện cũng như để việc triển khai các hoạt động thú y được thống nhất, đồng

bộ và có hiệu quả, cần thực hiện các hoạt động sau:

- Duy trì và phát triển những thành tựu của công tác thú y trong thời gian qua, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các quy trình vệ sinh phòng bệnh, tổ chức tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ. Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thú y từ huyện xuống các thôn, đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho công tác chuẩn đoán bệnh cho trạm thú y, sớm phát hiện bệnh dịch và phòng chữa bệnh, dập tắt dịch kịp thời.

- Tiến hành tập huấn về thú y để hộ có thể chủ động phát hiện và điều trị được một số bệnh thông thường cho bò.

- Tiếp thu và phát triển mạnh các hình thức xã hội hoá công tác thú y có hiệu quả. Tổ chức thử nghiệm các hoạt động vệ sinh phòng dịch mang tính cộng đồng để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

- Thực hiện công tác kiểm dịch nghiêm túc trong vận chuyển và giết mổ gia súc để trách làm bệnh dịch lan rộng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động của người kinh doanh..

(5) Hệ thống khuyến nông

Các hoạt động chủ yếu để nâng cao được kiến thức cho người chăn nuôi là:

- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về khuyến nông và phát triển nông thôn cho các cán bộ của hệ thống khuyến nông.

- Đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan khuyến nông để tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Xây dựng hệ thống dịch vụ khuyến nông rộng khắp đến tận các cơ sở thôn xã, để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ và kỹ thuật.

- Tổ chức các lóp tập huấn, tư vấn về kỹ thuật, tham quan các mô hình trình diễn,... để phổ biến kiến thức và các kỹ thuật về chăn nuôi, thú y, phòng và trị một số bệnh thông thường cho bò.

- Xây dựng các ”câu lạc bộ khuyến nuôi bò" là những người có cùng sở thích để thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau,... Đồng thời thông qua đó để các cán bộ khuyên nông chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hình thành mạng lưới liên kết của nhóm sở thích ở các xã với trung tâm khuyến nông huyện.

Giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt

Với mục tiêu cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi có quy mô phù họp với điều kiện chăn nuôi của hộ ở từng vùng, phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong hộ, các giải pháp chính cần thực hiện trong thời gian tới về tổ chức sản xuất như sau:

- Phát triển hình thức tổ chức chăn nuôi hộ nông dân với quy mô nhỏ: Hình thức chăn nuôi của hộ vẫn là hình thức tổ chức sản xuất thích hợp cho hiện tại và tương lai ở Sóc Sơn. Mục tiêu của sản xuất là tận dụng các bãi chăn tự nhiên hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rỗi để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cho gia đình.

- Hình thức tổ chức chăn nuôi hộ nông dân theo kiểu trang trại: Hình thức này được thực hiện chủ yếu ở các hộ có điều kiện kinh tế khá giả và ở những vùng có điều kiện về chăn thả.

- Ngoài ra, cần hình thành và phát triển các hình thức chăn nuôi kiểu họp tác xã, hình thức chăn nuôi liên doanh, liên kết kinh tế giữa các trạng trại ở các huyện lân cận, các hộ có điều kiện để phát triển chăn nuôi bò thịt.

Thị trường tiêu thụ

Nhằm xây dựng thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm bò thịt, cũng như nâng cao vị thế của người chăn nuôi khi tham gia vào thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường, cần phải thực hiện các hoạt động cụ thể như sau:

- Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ bên ngoài, tăng sức canh tranh của sản phẩm thông qua giá, chất lượng, số lượng sản phẩm đối với các sản phẩm bò thịt ởvùng lân cận và có thể cho xuất khẩu.

- Cần tạo mối liên kết họp tác chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, người chăn nuôi và các đối tượng bao tiêu sản phẩm, hạn chế tư thương ép giá, gây thiệt hại cho người sản xuất.

- Trong tương lai cần phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, đó là một giải pháp rất quan trọng, mặc dù có thể gặp nhiều khó khăn về nguồn lực.

- Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin thị trường chính thống từ huyện xuống các xã, thôn và tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận được dễ dàng.

Nhóm giải pháp về chính sách

- Chính sách đất đai

Khuyến khích các địa phương tận dụng các diện tích thừa và chuyển một phần diện tích đất nông lâm nghiệp sang trồng cỏ. cấp hoặc cho phép các hộ dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển chăn nuôi bò thịt có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Quy hoạch phát triển kinh tế vùng, tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung, thuận tiện cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội của vùng.

- Chính sách đầu tư và chế độ hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho người chăn nuôi

- Chính sách tín dụng ưu đãi

Giúp cho người dân tiếp cận được với tất cả các nguồn tín dụng với thời hạn vay trung hoặc dài hạn, hạn mức vay hợp lý đủ để đầu tư cho phát triển chăn nuôi bò theo quy mô chăn nuôi của hộ và chu kỳ sinh trưởng và phát triển của bò

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w