Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt của nông hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

3.1.5. Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt của nông hộ

Thức ăn dùng nuôi bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin.

Tuy nhiên, bò là loài gia súc ăn cỏ, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày thì cỏ và thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, bình quân một năm, bò sử dụng 9.125kg cỏ tươi/con (25kg/ngày/con) [1], đó là những loại thức ăn rẻ tiền, thậm chí không cần phải mua, nhưng lại có khả năng tăng trọng khá cao. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải tính đến diện tích đồng cỏ phù họp, bảo đảm thức ăn cho đàn bò. Có thể nói số lượng, chất lượng thức ăn thô xanh và diện tích trồng cỏ là các yếu tố quyết định đến kết qủa chăn nuôi bò thịt.

Bên cạnh diện tích đất để trồng cỏ có năng suất chất lượng cao, hộ chăn nuôi cũng cần có kế hoạch dự trữ các loại rơm rạ, cỏ khô để làm thức ăn cho bò trong vụ đông xuân.

Bảng 3.4. Nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt trong nông hộ và tỷ lệ sử dụng

Loại thức ăn Xã Minh Trí

(133) Xã Băc Sơn (152) Chung (285) N % N % N %

l.cỏ tự nhiên 133 100 152 100 285 100

2.Cỏ trông 31 23,3 62 40,8 93 32,6

3.Cây ngô tận dụng 133 100 152 100 285 100

4.Cây ngô trông nuôi bò 15 11,3 29 19,1 44 15,4

5.Cây màu tận dụng 133 100 152 100 285 100

6.Rơm lúa tươi 133 100 152 100 285 100

7.Thức ăn ủ chua/ rơm đã kiềm hóa

0 -

0 -

0 -

8.Bã bia 50 37,6 40 26,3 90 31,6

9.Thức ăn tinh (tự phôi) 113 85,0 129 84,9 242 84,9

lO.Thức ăn bổ sung 15 11,3 29 19,1 44 15,4

11. Thức ăn hỗn họp hoàn chỉnh

15 11,3 29 19,1 44 15,4

+ 100% hộ chăn nuôi sử dụng cỏ tự nhiên để nuôi bò thịt, mức độ sử dụng thường xuyên và tỷ lệ tối thiểu 50% nhu cầu thức ăn thô của bò. cỏ tự nhiên tận thu, chất lượng và số lượng phụ thuộc mùa vụ nên không ổn đỉnh, thêm vào đó diện tích đất đai bị chuyển đổi mục đích sử dụng ngày càng nhiều nên nguồn thức ăn này sẽ ngày càng khan hiếm. Chăn nuôi bò thịt nếu lệ thuộc quá nhiều vào nguồn cỏ tự nhiên sẽ không tồn tại, ngoài ra một điểm yếu nữa của nguồn thức ăn này là khó kiểm soát mức độ an toàn về hóa chất bảo vệ thực vật.

+ Yào mùa vụ thu hoạch ngô hoặc các loại cây màu khác, 100% hộ chăn nuôi cũng sử dụng những bộ phận của cây dùng được để cho bò ăn.

+ Rơm tươi cũng được 100% hộ chăn nuôi sử dụng, tuy nhiên mức độ sử dụng không đáng kể, chỉ cho bò ăn thêm khi hộ gia đình bận thu hoạch mùa vụ.

+ Dù phấn đấu trở thành vùng tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa song hầu hết các hộ chăn nuôi chưa áp dụng tiến bộ kĩ thuật để kiềm hóa rơm hay ủ chua thức ăn để nuôi bò.

+ Mới có 1/3 số hộ nuôi bò thịt dành đất để trồng cỏ, đây đều là những hộ có quy mô chăn nuôi trên 10 đầu con, có đất đai, có vốn và có sự quyết tâm làm giàu từ nuôi bò thịt. 15% hộ trồng cây ngô để lấy thân, lá làm thức ăn cho bò.

+ Một số hộ chăn nuôi sử dụng thêm thức ăn hỗn họp hoàn chỉnh, loại dùng nuôi và vỗ béo bò thịt. Thức ăn dảm bảo hàm lượng Protein, Khoáng, Xơ thô. Không có hoóc môn và hàm lượng kháng sinh theo quy định hiện hành. Ví dụ C41; C42; FF42...Thức ăn hỗn họp đầy đủ dinh dưỡng, không pha trộn các loại nguyên liệu khác.

+ Bã bia cũng được trên 30% hộ chăn nuôi sử dụng nuôi bò.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 29 - 31)