GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở SÓC SƠN 1Căn cứ của các giãi pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 38)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở SÓC SƠN 1Căn cứ của các giãi pháp

Quan điểm và mục tiêu phát triển.

Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác, sử dụng họp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, đưa chăn nuôi bò thịt

thành một ngành kinh tế có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của huyện, nhằm các mục tiêu:

- Tăng nhanh số lượng và chất lượng các sản phẩm thịt bò và bê, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân trong vùng và các vùng lân cận.

- Phát triển quy mô chăn nuôi bò thịt một cách hợp lý, tùy theo điều kiện chăn nuôi của hộ và điều kiện cụ thể ở mỗi vùng sinh thái. Hình thành các trang trại chăn nuôi bò ở những nơi có điều kiện, tập trung chủ yếu ở vùng giữa, vùng cao.

- Tăng nhanh tốc độ cải tạo đàn bò, phấn đấu đến năm 2015 đạt mức 60%.

- Giải quyết tốt các vấn đề về thức ăn và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tất cả các hộ nuôi bò đều biết cách xử lý chế biến thức ăn gia súc nhằm tận dụng tối ưu các nguồn phụ phẩm sẵn có cho chăn nuôi. Khoảng 70% số hộ chăn nuôi có thể sử dụng được các kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hiện có và trồng cỏ để giải quyết đủ thức ăn và nâng cao quy mô chăn nuôi bò của hộ.

- Làm tốt công tác thú y và phòng trừ dịch bệnh, 100% số bò được tiêm phòng định kỳ hàng năm, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y để đảm bảo an toàn về dịch bệnh và sức khỏe cho đàn bò.

- Tất cả các hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển chăn nuôi bò đều được giúp đỡ.

- Tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến nông, đảm bảo 60% số hộ nuôi bò được tham dự các lóp tập huấn và tư vấn về kỹ thuật nhằm phát triển chăn nuôi bò.

Căn cứ đưa ra giải pháp

- Công tác giống còn yếu kém, chất lượng giống bò chưa đảm bảo, số lượng con giống và tinh bò còn thiếu, nên làm chậm tốc độ cải tạo đàn bò địa phương.

- Nhiều nguồn thức ăn sẵn có cho chăn nuôi bò sử dụng lãng phí, phần lớn các hộ chăn nuôi chưa biết kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc, do đó tình trạng thiếu thức ăn cho bò vẫn sảy ra (đặc biệt vào vụ đông), giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hiện có cho bò thấp.

- Việc chăm sóc và nuôi dưỡng bò hiện nay của hộ nông dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến bò sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất và chất lượng bò không cao.

- Hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt chưa được đa dạng hóa, chủ yếu là chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ, thiếu các hình thức chăn nuôi có quy mô lớn tập trung như: trang trại lớn, nông trường chăn nuôi, các hợp tác xã chăn nuôi.

- Một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện và thành phố chậm triển khai hoặc đã triển khai nhưng không hiệu quả, làm cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi, hoạt động đầu tư, hỗ trợ cho người chăn nuôi chậm thực thi.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 38)