PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 44 - 47)

Từ những kết quả của quá trình nghiên cứu về thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở các xã trọng điểm vùng gò đồi Sóc Sơn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Điểm mạnh:

- Chăn nuôi bò thịt của nông hộ ở địa phương có nhiều tiến triển khả quan: qui mô chăn nuôi đạt mức cao (6,9con/hộ ); Trong cơ cấu con giống, bò Vàng Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp (10,0%); 90% còn lại là bò lai nhóm Zebu, trong đó có con lai Brahman, con lai Droumaster, đây là nhưng giống bò thịt có nhiều ưu điểm nổi trội. - Tỷ lệ TTNT trên đàn bò đạt cao: 20% lượng bò cái nền trong diện sinh sản năm

2010; 25% năm 2011 và 38% năm 2012. số lượng bò đực giống tại địa phương đang giảm mạnh.

- Nghề chăn nuôi bò của nông hộ có sự thay đổi đáng kể về mục tiêu chăn nuôi, tập trung chủ yếu vào chăn nuôi lấy thịt; chăn nuôi sinh sản và lấy thịt, rải rác chỉ còn một số hộ làm nghề vận chuyển thô sơ mới dùng đến sức kéo trâu, bò.

- Nguồn thức ăn phong phú: cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây màu, rơm lúa...

- Yêu cầu về chuồng trại và quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn bò đạt mức khá ( 67,7% hộ chăn nuôi thực hiện.)

- Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò thịt khá cao, đây là ưu điểm lớn để các hộ tập trung sản xuất bò thịt, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế.

2. Hạn chế:

- Phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và các điều kiện thuận lợi có thể khai thác được và chưa mang tính sản xuất hàng hóa rõ nét.

- Chưa có kế hoạch chủ động tạo nguồn thức ăn để mở rộng quy mô chăn nuôi, thể hiện qua diện tích trồng cỏ còn thấp; chuồng trại chủ yếu tận dụng và tạm bợ.

- Nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào nhưng còn bị lãng phí do các hộ không chế biến bảo quản hoặc không quen sử dụng cho bò.

- Thị trường tiêu thụ lệ thuộc vào thương lái nên người chăn nuôi dễ bị động và tiềm ẩn rủi ro về giá, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm sút.

dụng.

- Chưa có hộ chăn nuôi hay trang trại nào áp dụng mô hình chăn nuôi thâm canh công nghiệp - cơ sở cho việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w