NHỮNG YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở SÓC SƠN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 35)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

3.2. NHỮNG YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở SÓC SƠN

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, diện tích tự nhiên 30.65 lha, dân số 270.000 người với trên 60.000 hộ gia đình, nông dân chiếm 90,15%.

Đất nông nghiệp toàn huyện là 13.000 ha (chiếm trên 40% diện tích đất tự nhiên ), đất lâm nghiệp 6.630 ha. Đây là điều kiện rất có lợi về trồng trọt, phát triển chăn nuôi, nhất là kinh tế trang trại. Nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác bằng cách xây dựng các mô hình thâm canh hiệu quả được coi là khâu đột phá ở nhiều xã thời gian qua.

Phát huy lợi thế "3 vùng" (đồi gò, đất trũng và đất giữa) Sóc Sơn tập trung sản xuất chuyên canh, phát triển các mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm tại vùng đồi gò, thâm canh lúa và thủy sản ở vùng đất trũng ven sông, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa tại các vùng đất giữa phía nam và trung tâm huyện; xây dựng một số thương hiệu sản phẩm gắn với lợi thế của từng xã như chè, rau sạch, bò thịt, lợn nạc, gà đồi;

Hiện toàn huyện có khoảng 130 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới, với tổng diện tích sử dụng 750ha đất, bình quân mỗi trang trại là: 5,09ha, trên địa bàn 26 xã, thị trấn trong toàn huyện, chủ yếu tập trung ở 9 xã vùng đồi gò là: Minh Trí, Minh Phú, Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến và Hiền Ninh.

Kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị hàng hoá lớn, khẳng định, phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn, phù họp với điều kiện của một địa phương có tính đặc thù “bán sơn địa” như ở Sóc Sơn.

Bên cạnh những tích cực, kinh tế trang trại ở Sóc Sơn còn bộc lộ một số hạn chế như, giá trị sản phẩm hàng hoá và mức thu nhập bình quân lha canh tác còn thấp. Các mô hình còn đơn điệu, kém hiệu quả. Hầu hết các chủ trang trại đều chọn hướng phát triển theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, hoặc theo kinh nghiệm “quảng canh”, nên chưa đủ “tầm” so với nguồn tiềm năng sẵn có.

Sóc Sơn vẫn là huyện còn nhiều hộ nghèo và thu nhập trung bình thấp so với các quận, huyện của Thủ đô. Sóc Sơn được Thành ủy "đặc cách" ra Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế - xã hội, và đây được coi là đòn bẩy quan trọng tạo sức bật mới cho vùng đất

đồi gò của Thủ đô. Cơ cấu kinh tế của Sóc Sơn có sự chuyển dịch manh mẽ, theo hướng từ Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

Năm 2011, thành phố Hà Nội phê duyệt “Chương trình Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011-2015” với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng. Sóc Sơn nằm trong vùng được thành phố tập trung đầu tư hỗ trợ về giống, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn thịt.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w