Chuồng trại và vệ sinh phòng, chống dịch

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 31)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

3.1.6. Chuồng trại và vệ sinh phòng, chống dịch

Chăn nuôi bò thịt ở nước ta, khi mở rộng quy mô thì cái khó nhất gặp phải là không có bãi chăn thả cho bò. Nuôi nhốt đi liền với việc đầu tư xây dựng chuồng trại.

Chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát là ưu tiên hàng đầu đảm bảo cho bò không bị mắc bệnh và thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt, ...

Khảo sát chuồng trại nuôi bò của 285 hộ chăn nuôi bò thịt trong 2 xã và công tác vệ sinh phòng dịch cho đàn bò, kết quả như sau:

Bảng 3.5. Chuồng trại và công tác vệ sinh phòng dịch cho đàn bò Xã Minh Trí (133) Xã Băc Son (152) Chung (285) N % N % N %

1. Tiều chuân chuông trại

Kiên cố 0 -

0 -

Tận dụng 43 32,3 37 24,3 80 28,1 Đảm bảo tránh rét mùa đông, nắng nóng mùa hè 90 67,7 115 75,7 205 71,9 Có máng ăn, uống phù hợp 90 67,7 115 757 205 71,9

Thuận tiện cho vệ sinh 90 67,7 115 75,7 205 71,9

Có Hầm biogas 7 5,3 13 8,6 20 7,0

2. Vệ sinh phòng dịch cho đàn bò Tiêm phòng các bệnh

nguy hiểm

90 67,7 115 75,7 205 71,9

Tây nội kí sinh trùng 90 67,7 115 75,7 205 71,9

Tiêu độc, khử trùng thường xuyên 90 67,7 115 75,7 205 71,9 Tiêu độc, khử trùng khi có dịch đe dọa 109 82,0 132 86,8 241 84,6

+ Tại Minh Trí có 90 hộ trên 133 hộ đảm bảo được nhiều tiêu chí khi xây dựng chuồng trại nuôi bò ( đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có máng ăn máng uống phù họp về kích cỡ, thiết kế...; chuồng trại thuận tiện cho công việc vệ sinh chất thải..) cũng như thực hiện quy trình vệ sinh phòng dịch cho đàn bò, chiếm tỷ lệ 67,7%. Kết quả cũng tương tự ở xã Bắc Sơn, VỚĨ115 trên 152 hộ nuôi bò đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản về điều kiện chuồng trại chăn nuôi và quy trình vệ sinh phòng dịch.

+ Trong cả 2 xã không có chuồng trại xây dựng kiên cố.

+ Tỷ lệ hộ nuôi bò xây hầm biogas để xử lí phân thấp (7%), đây đều là những hộ có chăn nuôi các loại vật nuôi khác nữa. Mặc dù, các nhà khoa học khuyến cáo mỗi gia đình

nuôi 3-5 con bò có thể xây 1 bể từ 5-7 m3 thì có thể sử dụng gas đun nấu và thắp sáng cho gia đình 5-6 khẩu, đồng thời đảm lại bảo vệ sinh môi trường.

Trong chăn nuôi phương châm là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay, đinh kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo. Đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần/năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng,... Tuy nhiên, công tác này mới được trên 70% hộ chăn nuôi quan tâm thực hiện. Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là mặt tích cực vì người nuôi bò thường suy nghĩ chủ quan về dịch bệnh trên đàn bò.

Tại địa phương cũng có một hệ thống dịch vụ thú ý khá tốt, việc phòng bệnh và trị bệnh cho đàn bò được quan tâm, chi phí thú y hợp lý, góp phần hạn chế việc lây lan và những thiệt hại do dịch bệnh gây nên. Đặc biệt là tạo ra tư tưởng an tâm để người dân đầu tư phát triển chăn nuôi. Những năm gần đây, tỷ lệ bò chết do bệnh dịch không đáng kể. Đạt được kết quả đó phải kể đến sự hoạt động có hiệu quả của đội ngũ cán bộ thú y, hiện nay số cán bộ thú y xã có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 16,7%, số còn lại đều có trinh độ trung cấp thú y.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại vùng gò đồi huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội (Trang 31)