Trong khi đó, lại phải chú ý nhiều hơn đến mặt hạn chế, tác động tiêu cực của nó đối với đề bài có yêu cầu trình bày trước hiện tượng “nghiện” Internet trong thanh niên – học sinh hiện n
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG"
Trang 2PHẦN I - MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống đề cập và có liên quan tới nhiều phương diện của đời sống ( bao gồm đời sống tự nhiên và xã hội) Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động tới đời sống xã hội
Tính chất đa dạng, phong phú của hiện tượng đời sống cũng được thể hiện trong nội dung
đề bài Không chỉ đề cập tới những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn lưu ý học sinh những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán
Cũng giống như yêu cầu đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…), từ đó thể hiện thái độ, sự đánh giá của bản thân cũng như đề xuất các ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống Để miêu tả hiện tượng, học sinh có thể giải thích sơ lược hiện tượng nếu cần thiết, từ đó trình bày các biểu hiện của hiện tượng
Khi phân tích nguyên nhân, có thể phân tích theo hai nhóm nguyên nhân – chủ quan và khách quan để bài viết có hệ thống và chặt chẽ
Học sinh cần xác định cách viết linh hoạt trước đề bài về một hiện tượng đời sống, tránh cách làm bài máy móc, chung chung Ví dụ: cùng liên quan đến một hiện tượng đời sống như “Internet” đối với thanh niên - học sinh hiện nay, tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài
mà xác định “liều lượng” của các ý Chẳng hạn đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vai trò của Internet, cần nhấn mạnh tác dụng, vai trò quan trọng của Internet Trong khi đó, lại phải chú ý nhiều hơn đến mặt hạn chế, tác động tiêu cực của nó đối với đề bài có yêu cầu trình bày trước hiện tượng “nghiện” Internet trong thanh niên – học sinh hiện nay… Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng học sinh chưa chú ý đến dạng đề bài này đồng thời các em chưa biết cách nhận dạng yêu cầu của đề bài, cũng như chưa biết cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi và thể nghiệm, qua đề tài khiêm tốn này tôi muốn đề xuất một phương án nhằm hướng dẫn học sinh nhận dạng đề và cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống
2 Mục đích nghiên cứu.
- Giúp giáo viên nhận thấy việc hướng dẫn học sinh nhận diện đề và phương pháp làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống là hợp lý và cần thiết
Trang 3- Giúp học sinh nhận diện được đề và có phương pháp làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả cao
3 Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
4 Đối tượng nghiên cứu.
Môn Ngữ văn lớp 9 ; Học sinh khối 9
5 Phạm vi nghiên cứu:
* Giới hạn đối tượng nghiên cứu : Chỉ nghiên cứu về việc giúp học sinh nhận diện
đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Giới hạn địa bàn nghiên cứu : Khối lớp 9, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên
* Giới hạn về khách thể khảo sát : Toàn bộ học sinh khối lớp 9, bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau
6 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp thu thập số liệu : Điều tra thống kê ( Số mẫu : 37)
- Phương pháp xử lý số liệu : ( Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS11.5 )
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với chương trình đổi mới, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9
7 Đóng góp của đề tài.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn Ngữ văn lớp 9, lớp 11
và lớp 12
- Làm tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 9, lớp 11 và lớp 12
PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN
ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
I Cơ sở của việc chọn sáng kiến.
1. Cơ sở lí luận.
Trang 4Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt Chỉ thị số 14 (4-1999)
Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.’’
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để tăng khả năng thực hành, vận dụng lý thuyết khi làm bài cho
HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng việc hướng dẫn các em nhận diện đề và cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống ngay từ cấp Trung học cơ sở
(THCS) sẽ tạo tiền đề để khắc sâu kiến thức, làm bước đệm vững chắc cho các em ở cấp Trung học phổ thông (THPT)
2 Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế, văn nghị luận nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng được đưa vào chương trình phổ thông ở cả hai cấp học
(THCS và THPT) với vị trí trọng yếu trong thể loại văn bản, được lựa chọn đưa vào tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thành lập
Nhưng nhìn chung, chương trình THCS chỉ mang tính giới thiệu và thực hành ở mức độ
sơ giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng nghị luận này Đến cấp THPT, chương trình lớp 11 có tập trung vào nghị luận về một hiện tượng đời sống nhưng chỉ mang tính tích hợp cho đến lớp 12 mới chỉ tái hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết Vì thế, trong quá trình dạy học cả hai cấp học, tôi nhận thấy thực tế đến lớp 12 học sinh vẫn còn rất mơ hồ với việc nhận diện dạng đề và phương pháp làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, vì vậy để các em nắm vững kiến thức về cách nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống nhằm làm bước đệm vững chắc cho các em học ở chương trình THPT, trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, tôi mạnh dạn áp dụng ý tưởng của mình về việc giúp các em nhận diện đề và phương pháp làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
và bước đầu đã có hiệu quả
II Đặc điểm nghiên cứu.
Trang 51 Tình hình nghiên cứu
Cùng hướng với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập tới như:
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT phần nghị luận xã hội NXB Giáo dục 2008 -Nguyễn Hoàng Vinh
Đề tài này ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu hướng dẫn học sinh nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống để giảng dạy phần kiến thức liên quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng kiến thức xã hội trong bài thực hành làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống Đo lường bằng hai cách: kết quả kiểm tra đánh giá
về điểm số và tìm hiểu nhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên hướng dẫn nhận diện đề và cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống trong dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh)
2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng
Trường PTDT NT Tây Nguyên năm học 2010-2011 khối lớp 9 (01 lớp) có tổng sĩ số là
37 học sinh trong đó:
Về thành phần dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 39,2%, đa số là dân tộc thiểu số chiếm 60,8%
do đặc trưng của trường dân tộc nội trú đối tượng tuyển là học sinh đồng bào dân tộc
(Bảng phân bố phần trăm thành phần dân tộc học sinh được nghiên cứu)
(%)
Dân tộc %
Gia Lai 2,0
Khơ me 4,0
M Nông 17,7 H’ Mông 2,0
Trang 6Mường 2,0
Tổng số 100,0
Về độ tuổi sau khi khảo sát thống kê:
(Bảng phân bố phần trăm độ tuổi học sinh được nghiên cứu)
(%)
Độ tuổi %
Tổng
Số học sinh có độ tuổi 15 chiếm tỉ lệ cao nhất (55,4%), độ tuổi 16 đứng thứ 2 (38,3%), độ tuổi tương đối lớn đối với học sinh lớp 9 là 17chiếm tỉ lệ ( 4,2%) Ngoài ra, HS ở độ tuổi
18 chiếm tỉ lệ thấp (2,1%) Có sự khác biệt độ tuổi của học sinh do đặc điểm có nhiều em
đi học muộn, chủ yếu các em là dân tộc thiểu số Đặc điểm về độ tuổi cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu bài của học sinh
Về học lực học kì 1: học lực chiếm đa số đó là học sinh có mức học TB (48,0%), Số học sinh còn yếu chiếm tới 33,3%, Học sinh khá chiếm tỉ lệ 13,7%, học sinh giỏi chỉ đạt 1,0% Tỷ lệ học sinh trung bình và yếu còn cao, vẫn còn học sinh kém
(Bảng phân bố phần trăm học lực học kì I của học sinh được nghiên cứu)
(%)
Trang 7Học lực %
Trung bình 48,0
Tổng số 100,0
Về hạnh kiểm học kì 1 :
(Bảng phân bố phần trăm hạnh kiểm học kì I của học sinh được nghiên cứu)
(%)
Hạnh kiểm %
Trung
Tổng số 100,
0 Hạnh kiểm học sinh cũng ảnh hưởng đến hứng thú trong học tập, các em có hạnh kiểm tốt thường ngoan, chăm học, chịu học và từ đó có kết quả học tập cao, có hứng thú ham
mê học tập Ngược lại, những học sinh có hạnh kiểm chưa tốt thường ý thức học tập kém, học yếu và có tư tưởng chán học Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá và trung bình còn cao đòi hỏi giáo viên cần quan tâm hơn về tâm lí học sinh và đầu tư bài giảng để luôn tạo được sự mới lạ, lôi cuốn thu hút sự tham gia tích cực của học sinh
III Hệ thống lí thuyết làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
1 Khái niệm.
Trang 8Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, phù hợp với trình độ nhận thức của HS như : nhận thức về vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,
2 Các thao tác lập luận cơ bản.
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
3 Nội dung cơ bản.
- Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận
- Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi, mặt hại …của hiện tượng đời sống
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó
CHƯƠNG 2 HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1 Nhận diện đề.
Trước bất cứ đề nghị luận nào, giáo viên đều phải hướng dẫn học sinh đọc kỹ, gạch chân những từ quan trọng và tự đặt ra câu hỏi
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận ?
Đối với đề bài dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống có ba dạng :
- Dạng 1 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực
- Dạng 2 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực
Trang 9- Dạng 3 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả tính chất tích cực và tiêu cực
Vì vậy, việc giúp các em nhận diện được đề bài yêu cầu thuộc dạng nào là rất quan trọng
2 Thực hành tìm ý và lập dàn ý.
Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic, khoa học, giúp người viết làm chủ nội dung và thời gian
Đối với mỗi dạng, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý và lập dàn ý khác nhau Tùy thuộc vào mỗi dạng đề bài để có dàn ý khái quát cho phù hợp
a Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng
b Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại… của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
c Kết bài
- Tóm tắt chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vấn đề
Hoặc có thể lập dàn ý dựa vào hệ thống từ khóa đặt cho mỗi phần
Đặt từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
Mở bài: Gợi – Đưa – Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra.
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý ).
Trang 10 Thân bài : Thực – Nguyên – Hậu – Biện
+ Thực : nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận.
+ Nguyên : là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó ( nguyên nhân khách quan
và chủ quan )
+ Hậu : là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả
xấu
+ Biện : là Biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu
quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt)
Kết bài : Tóm – Rút – Phấn
+ Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận.
+ Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
+ Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận.
3 Hướng dẫn cụ thể.
3.1 Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.
Đề bài : Ý kiến của anh / chị về nạn bạo hành trong xã hội.
* Gợi ý :
- Miêu tả hiện tượng :
+ Nạn bạo hành – sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác
+ Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội : Không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội ; phụ nữ, trẻ em thường là nạn nhân của nạn bạo hành
- Nguyên nhân của hiện tượng :
+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người
+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực ( nhất là tầng lớp thanh thiếu niên) + Do áp lực cuộc sống
+ Do sự thiếu kiên quyết trong việc xử lí nạn bạo hành
- Tác hại to lớn của hiện tượng
+ Làm tổn hại tới sức khỏe, tinh thần của con người
+ Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ
Trang 11- Ý kiến, thái độ của bản thân.
+ Cần lên án đối với nạn bạo hành
+ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành
+ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành
3.2 Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.
Đề bài: Hãy trình bày ý kiến của anh / chị về một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay.
* Gợi ý:
- Đây là dạng đề “mở”, HS có thể tùy theo cảm nhận của mình, chọn một nếp sống đẹp đang được chú ý trong xã hội hiện nay
- HS có thể chọn một nếp sống đẹp, từ đó tiến hành các bước giống như trên ( miêu tả nếp sống đẹp; phân tích những tác động tích cực của nếp sống đẹp đối với xã hội, nguyên nhân của hiện tượng; thái độ, ý kiến của người viết về nếp sống đẹp)
- Sau đây là một số gợi ý về nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay:
+ Sự đồng cảm và sẻ chia
+ Sự hưởng ứng “ giờ trái đất”
+ Thái độ kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống
+ Sự tôn vinh những tấm gương dũng cảm, hiếu học, hiếu thảo
+ Sự xuất hiện của các phong trào, các chương trình, các cuộc vận động về an toàn giao thông, giữ gìn môi trường, cảnh quan đô thị…( chẳng hạn phong trào tiếp sức mùa thi của sinh viên các trường Đại học, chương trình ngôi nhà ước mơ, vượt lên chính mình do đài truyền hình TPHCM thực hiện…)
3.3 Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Đề bài:
Hiện nay Ngành Giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
* Gợi ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề