KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 181)

8. Điều động (theo chương trình nhà nước)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1 - Kết luận:

Xã hội càng phát triển hình thức chuyển cư càng đa dạng. Xã hội luôn tái cấu trúc để phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Xu hướng chung trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển, xu hướng chuyển cư nông thôn-nông thôn chiếm ưu thế. Nhưng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa xu hướng di chuyển dân cư nông thôn-đô thị sẽ gia tăng, sự di chuyển dân cư nội nông thôn vẫn tồn tại và xu hướng tăng trở lại.

Tái định cư vùng lòng hồ thuỷ điện là một trong những loại hình đặc thù của động thái chuyển cư. Tái định cư dân cư vùng lòng hồ ở hình thức di vén không đem lại hiệu quả cao thường làm cho địa vị xã hội-kinh tế của họ suy giảm.

Nghèo đói là nguyên nhân sâu xa và căn bản làm nảy sinh và xuất hiện các dạng chuyển cư của cư dân nông thôn. Động cơ tham gia di cư là tìm kiếm thu nhập cao, tăng thu nhập cho gia đình ở những khu vực xã hội khác nhau trong di cư nông thôn nông thôn, còn đô thị, khu công nghiệp phát triển luôn là miền đất hứa để một bộ phận cư dân nông thôn đến tìm việc làm, tăng thu nhập.

Sự mở rộng đô thị, tăng cường chức năng kinh tế-văn hóa-xã hội của đô thị làm cho đô thị càng trở nên hấp dẫn và thu hút cư dân nông thôn ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng dân cư.

Quá trình Đổi mới làm cho người dân nông thôn đã trở nên năng động. Tận dụng thời gian nông nhàn người dân nông thôn di cư đến nơi có cơi hội việc làm đem lại thu nhập cao.

Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế và thu nhập giữa các cùng và giữa thành thị với nông thôn là yếu tố thúc đẩy các dòng di dân. Người di cư

luôn kỳ vọng tìm kiếm được những mối lợi trong đời sống đô thị: cả về mặt vật chất (tiền của) và về mặt phi vật chất (kiến thức, tay nghề, cơ hội sống, v.v.).

Đất đai canh tác ở nơi xuất cư bị suy giảm đã tạo nên sức đẩy người dân tham dự vào dòng chuyển cư, thúc đẩy một bộ phận dân cư nông thôn đi tìm cơ hội sống mới.

Thị trường lao động tạo cơ hội cho mọi thành phần lao động với tay nghề khác nhau đến làm ăn và tạo ra, làm tăng thu nhập cho gia đình họ. sẽ luôn “hút” người lao động chuyển đến làm ăn sinh sống..

Phát triển làng nghề là nhân tố tạo ra thị trường lao động mở ở nông thôn, là tác nhân gây ra dòng di động lao động con lắc ở nông thôn.

Mạng lưới xã hội giữ vai trò quan trọng trong quyết định di cư, đảm bảo thực hiện di chuyển thành công.

Những người có học vấn cao vẫn tự quyết định di chuyển cao hơn những người có trình độ thấp; người có học vấn phổ thông cao hơn thường tự quyết định tham gia di chuyển chiếm tỷ lệ cao hơn và mang tính quyết đoán hơn.

Nhóm trẻ tuổi với sức khoẻ sung mãn luôn là những thành phần chiếm số đông trong các dòng chuyển cư. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi dưới 30 tham gia nhiều nhất.

Yếu tố giới chi phối sự ra quyết định di cư của những người tham gia di cư thành công: Nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ trong khi ra quyết định ra đi và quyết định định cư ở nơi đến.

2 - Kiến nghị

Để hạn chế các dòng chuyển cư của cư dân nông thôn, vấn đề cốt lõi là sự phát triển kinh tế tại chỗ, giải quyết tốt bài toán lao động, việc làm cho người dân nông thôn tại bản địa để giải quyết tận gốc nguyên nhân di cư - xoá được đói nghèo, giảm khoảng cách khác biệt giữa nông thôn đô thị.

Cần có một chương trình tạo việc làm, đào tạo nhân lực ở vùng thu hồi đất chuyển giao cho sự phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị một cách sâu sát và cụ thể đối với lao động tại chỗ. Với những vùng nằm trong quy hoạch cần có chính sách cụ thể trong việc tạo ra các việc làm cho người dân nông thôn, một mặt chuyển dần người dân sang các dịch vụ xã hội, mặt khác xây dựng những chính sách cụ thể cho những người lao động cao tuổi khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm khi mất đất sản xuất nông nghiệp.

Muốn kiểm soát được sự di chuyển của cư dân nông thôn, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tạo ra việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu được lao động sản xuất của người dân tại nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển các hoạt động kinh tế và tạo việc làm, đi đôi với đào tạo ngành nghề cho các lao động ở nông thôn.

Hạn chế thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài. Trong những trường hợp thu hổi phải tạo cơ hội phát triển cho các hộ gia đình, không chỉ cần thời gian, mà về mặt vật chất, chú ý đến việc đền bù giải phóng mặt bằng tương xứng với hay sát với giá thị trường để người dân có nguồn lực tạo ra hoạt động kinh tế mới trong cơ chế thị trường.

Cần ban hành các quy chế pháp luật cụ thể, tăng cường tuyên truyền pháp luật đến người dân, hình thành hệ thống “văn phòng” làm chức năng quản lý hoạt động thuê và sử dụng lao động làm thuê. Phát triển các trung tâm hướng nghiệp, tăng trách nhiệm của các doanh nghiệp, các công ty khi sử dụng đất trên địa bàn nông thôn làm cơ sở sản xuất, chế biến.

Cần có sự đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với dân cư, nhất là tại địa phương xuất cư, nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng để có cơ sở dữ liệu đoán định được xu thế chuyển cư, một cơ chế linh động đối với nới đến của người tham gia vào quá trình chuyển cư.

Để tránh sự đột ngột đối với người dân bị thu hồi đất ở nông thôn chuyển giao cho phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất hay mở rộng phát triển đô thị, cần có chính sách đề bù thỏa đáng với mức chi phí cao, có thể theo giá cả thị trường cho quyền sử dụng đất, kèm theo đó là kế hoạch trung hạn và dài hạn công khai, minh bạch. Giải pháp này cần thiết bởi trong vòng 5 năm trở lên người dân được biết đất canh tác bị thu hồi họ có đủ thời gian để chuyển đổi hoạt động lao động việc làm cho phù hợp. Cùng với kế hoạch thu hồi đó, cần triển khai đồng bộ việc tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực của nông thôn trên địa bàn sẽ thu hồi. Mặt khác, cũng cần có cơ chế chính sách, an sinh xã hội cho những lao động cao tuổi khó có cơ hội chuyển đổi lao động việc làm khi mất tư liệu sản xuất chính là đất canh tác. Việc tạo cơ hội việc làm đồng bộ, phát triển ngành nghề thủ công, hỗ trợ vốn trợ giúp phát triển dịch vụ, v.v. sẽ hạn chế được dòng xuất cư từ nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa diễn ra trên phạm vi nông thôn. Cũng cần có giải pháp an sinh xã hội cụ thể cho người sẽ hết tuổi lao động trên địa bàn đất đai sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi.

Với tái định cư vùng lòng hồ cần có các phương án di dân tỉ mỉ và cụ thể, để giải phóng nhanh vùng lòng hồ cần kết hợp với tuyên truyền, vận động, tổ chức cho người dân tham gia trong việc lập quy hoạch ở những nơi nhà nước dự định đưa dân đến tái định cư.

Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp hiện còn chưa được khảo cứu đầy đủ trong luận án này như: 1/ di cư lao động quốc tế thời hội nhập vào WTO; 2/ Các hình thức di cư xuyên biên giới trong sự giao lưu kinh tế, trong các hoạt động kinh tế-du lịch; 3/ Vấn đề tái di cư “hậu tái định cư” vùng lòng hồ; 4/ Hệ quả kinh tế-văn hóa-xã hội của di cư đến các khu công nghiệp và vùng kinh tế phát triển; 5/ Di cư và phát triển cộng đồng ở nông thôn...

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 181)