Lý thuyết di động xã hội.

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28)

Trong quá trình nghiên cứu về di chuyển dân cư, một điều cần nhận thấy rằng nơi sinh, nơi cư trú cũng là những thành tố cấu thành địa vị xã hội của mỗi cá nhân, nhóm xã hội di cư xét trong tương quan với các thành viên khác có

nguồn gốc bản địa (chính cư). Theo quan niệm truyền thống, sự thay đổi nơi cư

trú, khác với nơi cá nhân, hay nhóm xã hội đó được sinh ra luôn bị xã hội quy gán cho một cái tên “dân ngụ cư”, và như vậy địa vị xã hội của anh ta luôn được đánh giá là không ngang bằng với những người “chính cư” (dân gốc). Địa vị (status) xã hội của mỗi chủ thể hành động được xác định như là sự xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội. Sự chuyển đổi địa vị xã hội cư trú của họ tạo ra và là sự biểu hiện của quá trình thay đổi địa vị xã hội-cư trú, và điều đó cho thấy sự di động xã hội của chủ thể hành động đó.

Chuyển cư cũng dễ tạo ra một sự thay đổi về nghề nghiệp, lao động việc làm của người tham gia di cư. Đó cũng là cơ sở để đánh giá và xem xét sự di động xã hội của nhóm xã hội này. Vận dụng thuyết di động xã hội để làm sáng tỏ bản chất xã hội của quá trình thay đổi này của người di cư.

Trong quá trình sống hoạt động, các cá nhân hay một nhóm xã hội đều có địa vị xã hội xác định về gốc gác được sinh ra. Nhưng khi di chuyển sang một địa phương khác, yếu tố này xác định cho cá nhân hay nhóm đó một địa vị xã hội mới. Sự thay đổi này được xác định như là một sự di động xã hội, bởi “sự di động xã hội là sự vận động của cá nhân, đôi khi là nhóm xã hội, giữa những vị trí trong hệ thống tầng lớp xã hội trong nội bộ xã hội “ [203, p. 454].

Khi xét về địa vị cư trú của những người di chuyển nơi cư trú, địa bàn hoạt động lao động của họ cho họ thuộc vào một trong hai tầng lớp xã hội sau: bộ phận đang cư trú tại nơi được sinh ra (dân gốc, bản địa) và bộ phận “người không-phải là - dân gốc” (ngụ cư). Sự chuyển đổi địa vị xã hội của những người chuyển cư ở nơi mới được coi là một sự di động xã hội.

Sự thay đổi về địa vị nghề nghiệp lao động, việc làm về mặt xã hội cũng là dấu hiệu của sự di động xã hội của cá nhân hay nhóm xã. Sự thay đổi địa vị xã hội của họ trong thang bậc của hệ thống xã hội có thể quan sát được. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực như các nghiên cứu của Nakao và Treas (1994) chỉ ra cách đánh giá các địa vị xã hội nghề nghiệp - việc làm bằng cách ghi nhận đánh giá khác nhau về uy tín của các nghề nghiệp. Vận dụng vào nghiên cứu chuyển cư để đo thang bậc giá trị (uy tín) của việc làm cũng sẽ cho thấy sự thay đổi địa vị xã hội của người di chuyển trong lĩnh vực lao động việc làm. Nghiên cứu quá trình di chuyển của dân cư cần nhìn nhận dưới ánh sáng của lý thuyết di động xã hội sẽ giúp làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng xã hội đó [203, pp. 11- 13].

1.2.3- Lý thuyết chức năng-cơ cấu

Từ góc độ khác cho thấy sự di, dịch chuyển dân cư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội là một chức năng của hệ thống xã hội.

Nếu hệ thống được hiểu là “tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ mật thiết với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất”, và quan hệ chặt chẽ với môi trường thì mỗi xã hội là một hệ thống thống nhất, bởi nó thoả mãn những nguyên lý của một hệ thống: 1) xã hội bao gồm các chủ thể hoạt động thực tiễn (các cá nhân, các nhóm, các giai cấp, dân tộc, các thế hệ, v.v..) 2) với các quan hệ, liên hệ xã hội qua lại với nhau, chia

sẻ các phương thức hoạt động nhất định, có phương thức kiểm soát, chi phối, điều chỉnh lẫn nhau trong hoạt động, và 3) có mối liên hệ (liên thông và mở) chặt chẽ với môi trường của hệ thống đó. Quá trình di chuyển của người di cư thể hiện thành một bộ phận của hiện thực khách quan, và chính quá trình đó diễn ra “nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của hệ thống”[208, p. 99].

Sự đổi mới về kinh tế ở Việt Nam đã mở ra một cơ hội mới nhằm huy động mạnh mẽ mọi tiềm năng, sức người, sức của cho sự phát triển đất nước đồng thời cũng tạo cơ sở cho sự di dộng mạnh mẽ về dân cư và lao động. Kinh tế thị trường đã tạo ra những đòi hỏi khách quan cho việc hình thành thị trường lao động để rồi chính thị trường lao động lại là động lực lôi kéo người lao động tạo thành các dòng di chuyển cư. Để nghiên cứu chuyển cư, cần xem xét mọi nhân tố, điều kiện tác động đến sự lựa chọn mục tiêu của họ khi quyết định ra đi, mục tiêu ở nơi đến, sự lựa chọn việc làm ở nơi mới (đến), những suy nghĩ, định hướng trước và sau khi chuyển đến cũng như quyết định hồi cư hay ở lại nơi họ đến v.v...

Lý thuyết hệ thống của T. Parsons là một cách tiếp cận cần thiết trong nghiên cứu chuyển cư bởi hệ thống xã hội như là một hệ thống các cá nhân tương tác với nhau trong một hoàn cảnh mà ít nhất cần có yếu tố vật chất hoặc môi trường, những chủ thể hành động (actors) được khuyến khích theo xu hướng thoả mãn. Mối quan hệ giữa họ và với hoàn cảnh của họ được xác định trong một hệ thống các biểu trưng được cấu trúc và cùng chia sẻ về mặt văn hoá” [208, pp. 5-6]. Ông đã đưa ra quan niệm của mình về phức hợp (complex) địa vị-vai trò với tư cách là sự thống nhất nền tảng của hệ thống xã hội [208, p. 103]. “Địa vị gán cho một vị trí cấu trúc trong hệ thống xã hội, và vai trò, theo ông, là cái mà người hành động (actor) làm ở trong vị trí đó trong quan hệ với những người

hành động khác nằm trong mối liên kết với tầm quan trọng về chức năng đối với hệ thống [208, p. 25]. Nhờ cách tiếp cận này cho phép xem xét địa vị xã hội của những nhóm xã hội khác nhau trong quá trình chuyển cư, cho biết họ chiếm giữ vị trí xã hội nào trong hệ thống xã hội nơi đi, nơi đến cũng như họ có vai trò gì trong các hệ thống này.

Theo T. Parsons, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội tham gia trong quá trình chuyển cư đều phải tuân thủ những chức năng mang tính mệnh lệnh (imperative) của hệ thống xã hội: 1) hoà nhập, 2) đạt mục tiêu, 3) hội nhập, 4) duy trì khuôn mẫu. Điều này có nghĩa là người tham gia di cư phải hoà nhập vào môi trường văn hoá, môi trường xã hội mới, phải lựa chọn cho mình những khuôn mẫu hành động (và là khuôn mẫu văn hoá) sao cho phù hợp với môi trường văn hoá-xã hội của nơi đến.

Sự di chuyển thành công phụ thuộc vào nhiều những nhân tố, điều kiện khách quan của cả nơi ra đi và nơi đến. Cụ thể ở đây là những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường sinh thái tự nhiên đều chi phối quá trình rời khỏi bản quán, cũng như nơi đến của người di cư. Quyết định chuyển tới của họ còn phụ thuộc vào chính đặc trưng cá nhân (sức khoẻ, dự định, toan tính, lựa chọn, hiểu biết cá nhân, v.v.). Chính sự di chuyển của cư dân là một quá trình xã hội khách quan, nó đáp ứng nhu cầu của hệ thống – cung cấp nhân lực, tái phân bố lại dân cư, v.v. và nó tác động lại hệ thống xã hội cả ở nơi đến và nơi đi. Chính quá trình di, dịch chuyển dân cư tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống xã hội, trước hết là cơ cấu xã hội – dân số, và kéo theo các cấu trúc khác của hệ thống xã hội.

1.2.4 – Lý thuyết “đẩy – kéo” nhấn mạnh những tiềm năng về việc làm do phát triển sản xuất, điều kiện sống thuận lợi do môi trường tự nhiên đem lại, phát triển sản xuất, điều kiện sống thuận lợi do môi trường tự nhiên đem lại, những cơ hội sống, điều kiện sống, những sức hấp dẫn nơi đến luôn là những

nhân tố tạo ra sức hấp dẫn đối với người di cư. Điều này cho phép vận dụng lý thuyết “đẩy- kéo” của dân số học vào nghiên cứu chuyển cư. Nội dung cơ bản của lý thuyết “đẩy-kéo” được E.G Ravenstein (trình Hiệp hội thống kê Hoàng gia Anh ngày 17 tháng 3 năm 1885 và công bố vào năm 1889) dưới tên gọi “Những quy luật di cư” (The laws of Migration). E. Ravenstein thống kê một số những luận điểm mang tính thiết yếu quan trọng trong học thuyết của mình nhằm giải thích di cư như một xu hướng nảy sinh trên những điều kiện do hiện diện của một loạt các biến số [207]. Ông nhấn mạnh đến khoảng cách di chuyển của người chuyển cư (migrant, chỉ ra rằng thông qua một số biến số tác động trực tiếp: các trung tâm đô thị mang tính hấp đẫn đối với họ. Nhân tố quan trọng thứ tư là sự di chuyển có tính toán hoặc là dòng di cư có định hướng. Ông phát hiện các tác nhân: thứ nhất, sự phát triển công nghệ, thương nghiệp làm gia tăng dòng di chuyển; thứ hai - là sự đòi hỏi có nhu cầu vật chất “tốt hơn” của người di cư [207, pp. 241-301]. Từ lý thuyết của ông vận dụng vào nghiên cứu chuyển cư ở Việt Nam hiện nay có thể đưa ra đưa ra mô hình “đẩy – kéo” sau.

Những biến số tác động là sự phát triển công nghệ, đô thị hoá, thị trường, nhu cầu lao động thời vụ, điều kiện văn hoá -xã hội. Sự ra đi của người dân liên quan đến họ hàng, bạn bè người thân, kinh nghiệm của chính người di cư.

Mô hình 1.1: Mô hình “đẩy-kéo” Nơi xuất cư

(Nơi đi) (Quá trình di chuyển)

Nơi định cư

(Nơi đến)

Nhân tố đẩy: Thu nhập thấp, đất sản xuất suy giảm, thiếu việc làm. dư thừa lao động, nông nhàn, . . Ý muốn chủ quan

Yếu tố văn hóa-lối sống

Nhân tố tác động

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28)