Tác động của quá trình đô thị hóa.

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 170)

8. Điều động (theo chương trình nhà nước)

3.6 Tác động của quá trình đô thị hóa.

Khái niệm đô thị hoá là quá trình bao gồm: sự mở rộng đô thị về mặt không gian, tất yếu dẫn đến sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra đô thị. Hình thành những đô thị mới do phát triển kinh tế-xã hội, phát triển các công nghiệp, các khu kinh tế mới, phát triển hạ tầng giao thông. Theo dự báo của Bộ Xây dựng,

đến năm 2015, dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số và năm 2025 khoảng 52 triệu người, chiếm 50% [226].

Kết quả khảo sát cho thấy sự đô thị hoá nông thôn kéo theo sự thành lập các “phố làng” dọc theo các trục đường giao thông (đường nhựa) tạo thành một mảng tranh màu – “phố trong làng” ở nông thôn.. Đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào xây dựng, nâng cấp, mở đường giao thông đến các xã vùng sâu, xa. Những kịch bản sau sẽ xảy ra: Sự đền bù giải phóng mặt bằng, biến đất thổ canh thành đất thổ cư hai ven đường. Việc nâng cấp đường giao thông liên huyện, xã... thì làm cho hàng hoá giao lưu, thị trường phát triển. Một mặt, tạo cơ hôi cho người nghèo tham gia thị trường; mặt khác, sẽ là hiện thực hoá khả năng xuất hiện những “tiểu đô thị”( có thể gọi là “phố quê”). Điều này có lợi cho việc kéo theo sự phát triển kinh tế ở nông thôn. Hệ quả là nảy sinh động thái chuyển cư nội địa (chỗ ở) từ nông thôn đến khu vực này. Sự mở rộng nâng cấp đường đến vùng sâu, xa . . . đường đến đâu thì kinh tế-đô thị sẽ phát triển đến đó.

Sự xây mới của các cơ sở kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp gắn liền với di dân và hình thành đô thị mới. Lý do là các khu công nghiệp mới tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực từ các nơi khác đến. Bởi việc sử dụng lao động địa phương xảy ra chỉ khi đáp ứng trình độ chuyên môn mà các doanh nghiệp sản xuất yêu cầu. Do vậy, không phải tất cả lao động dôi dư của địa phương (nơi doanh nghiệp cắm chốt) được thu hút vào thị trường này, dòng chảy lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật sẽ luôn đổ về các khu công nghiệp.

Dân số đô thị hiện nay ở Việt Nam đang tăng nhanh. Tổng Điều tra dân số và Nhà ở 2009 cho thấy: dân số của khu vực thành thị là 25436896 người, chiếm 29,6% tổng số dân cả nước. Trong thời kỳ 2004-2009 đã có luồng di dân lớn từ

nông thôn vào thành thị số nhập cư thuần từ khu vực nông thôn vào thành thị là 1395 nghìn người

Đô thị hóa và vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị là một hiện tượng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Ở các nước này dân cư ở các thành phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng trong khu vực sản xuất, vì vậy, các nước này đã phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gay gắt ở đô thị. Các tỉnh thành phố ở Việt Nam có tỷ lệ người di cư đến cao bao gồm: Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội…vv. là minh chứng cho làn sóng di cư từ nông thôn ra đô thị và khu công nghiệp. Điều này phù hợp với nhận định của Tổng cục Thống kê khi nói về mức độ tăng dân số của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ tăng dân số cao hơn mức bình thường.

Với đô thị cấp 3 hiện có xu hướng “mở” để tăng dân cư, nhằm phấn đấu nên đô thị loại 2. Đồng nghĩa với việc này là sự thu hút lao động vào các khu chế xuất, khu công nghiệp... là yếu tố tăng dân cư đô thị. Số lao động này thường là trẻ. Hệ quả tất yếu sẽ gia tăng dân số ở những thành phố mới.

Hệ thống đô thị tăng nhanh về số lượng (từ chỗ cả nước chỉ có hơn 600 đô thị các loại ở cuối thế kỷ trước, nay đã tăng lên hơn 750 đô thị các loại) và chất lượng sống đô thị cũng được cải thiện rõ rệt (diện tích ở đầu người trong cuối những năm 90 của thế kỷ trước chỉ đạt trung bình trên dưới 2-3 m2/người, nay đã tăng lên từ 15 đến 20 m2/người trở lên). Điều kiện sống tốt, cơ hội thu nhập cao hơn – ở đô thị sẽ tác động “cuốn hút” người dân di cư đến làm ăn sinh sống. Các dòng dịch cư từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng và rất khó kiểm soát [233].

Môi trường đô thị với lối sống năng động, đa dang các hoạt động lao động, việc làm đã hấp dẫn các dòng dân cư di chuyển đến làm ăn, sinh sống. Những

người sung mãn nhất coi Hà Nội có môi trường kinh tế tốt nhất để lập nghiệp, còn những người dưới 19 tuổi đến Hà Nội để học tập; còn những người già đến Hà Nội để hội nhập gia đình. Việc làm ở đô thị dễ dàng tìm kiếm, điều đó thúc đẩy người dân đên làm ăn ở thành thị. Khoảng 1/4 số người di dân kiếm được việc làm trước khi đến Hà Nội; 37% khác kiếm được việc làm sau khi đến; còn 39% không kiếm được việc làm sau khi đến. Số người nhập cư ở đô thị không kiếm được việc làm là những người không muốn làm việc, học tập hoặc vì những lý do gia đình hoặc không thể làm việc được [ 64].

Nhìn chung, cư dân nông thôn di chuyển vào đô thị là do nhiều nguyên nhân khác nhau. trước hết là nguyên nhân kinh tế (khó khăn về điều kiện kinh tế, không có việc làm, điều kiện nhà ở khó khăn, ...) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Những nghiên cứu về di dân chỉ ra rằng: hơn 50% di dân thông thường nói đây là nguyên nhân chính khiến họ di chuyển đến Hà Nội; và 92% di dân mùa vụ nói như vậy.

Nhiều nghiên cứu đó đi đến kết luận rằng chính tình trạng nghèo đói, thu nhập bấp bênh, biến động giá cả, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, thiếu đất canh tác... đó đẩy nhanh tiến trình di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn. Nói cách khác, lao động di cư nhằm mưu cầu cuộc sống tốt hơn.Nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, người di cư là gúp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các đô thị (họ được trả công thấp hơn, làm những công việc mà cư dân đô thị lâu năm chưa chắc đó chịu làm) song những đóng góp của họ chưa được ghi nhận, thừa nhận đầy đủ. Con số được đưa ra tại hội thảo do uỷ ban Các vấn đề xã hội Quốc hội công bố cách đây không lâu cho biết dân nhập cư đóng góp cho thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30% GDP mỗi năm [218]

Lao động nhập cư đang đáp ứng phần lớn nhu cầu lao động phục vụ phát triển công nghiệp ở các đô thị. Đông đảo trí thức nhập cư đóng góp chất xám cho các thành phố. Nhiều gia đình ở các đô thị sẽ gặp khó khăn khi không kiếm được người giúp việc nhà (“ôsin”) mà đa số họ là ở quê lên”[277].

Nguyên nhân chính khiến dân số thành thị tăng nhanh là do sự mở rộng của thị trường lao động đã tác động tới lượng dân di cư. Thời kỳ di cư mạnh nhất là giai đoạn 2004 - 2009 do lượng khu chế xuất, khu công nghiệp được mở ra ở nhiều nơi. Điều này đã góp phần phân bố lại dân số. Trong 5 năm này, lượng di cư tới địa bàn hành chính cùng cấp huyện tăng 275000 người, di cư cùng tỉnh tăng 571000 người, di cư khác tỉnh tăng 1,4 triệu người và di cư khác vùng tăng hơn 1 triệu người. Số dân nhập cư thuần từ nông thôn vào thành thị tăng xấp xỉ 1,4 triệu người. Rõ ràng sự phát triển kinh tế nhanh ở các đô thị đang góp phần phân bố lại dân cư. Trong nghiên cứu về thị trường lao động và đô thị hoá ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thực hiện hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta giai đoạn 2011- 2020 khẳng định thực tế này [234].

Số liệu thống kê công bố ngày 21/7/2010 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số bình quân của Hà Nội trong giai đoạn 1999-2009 là 2%/năm, cao gấp 2,2 lần tỷ lệ tăng dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và hơn 1,66 lần so với tỷ lệ tăng trung bình của cả nước.

Một trong những yếu tố tác động đến tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội cao hơn so với cả nước là hiện tượng di cư từ các địa phương về Hà Nội. Theo một nghiên cứu về di cư, tính đến tháng 5/2005, số hộ khẩu khẩu tạm trú chiếm 9,5% tổng dân số Hà Nội, và số nhập cư vào Hà Nội giai đoạn 1994-1999 là 196930 người. Trong số đó, Hà Tây (cũ) là tỉnh đứng đầu trong số 10 tỉnh có nhiều

người di cư về Hà Nội. Năm 2008, số người nhập cư vào Hà Nội là 34768 người, số người xuất cư là 21981. Tỷ số di cư thuần chiếm 3,9%.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng dân số Hà Nội hiện nay cứ 20 người thì có 1 là người dân nhập cư. Con số này rất thấp nếu so với tỉnh Bình Dương cứ 3 người có 1 người nhập cư, và thành phố Hồ Chí Minh cứ 8 người có 1 người chuyển từ tỉnh khác đến sinh sống, làm việc. Nhưng nó cho thấy, Hà Nội chỉ là tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố có lượng người di cư đến nhiều nhất, sau các tỉnh Bình Dương (340 người di cư/1000 dân), thành phố Hồ Chí Minh (136 người di cư/1000 dân), Đà Nẵng (77 người di cư/1000 dân), Đồng Nai (66 người di cư/1000 dân), Đắc Nông (66 người di cư/1000 dân). Xu hướng dân số và “đất chật, người đông” ở Hà Nội và cũng như các thành phố khác sẽ vẫn còn tiếp tục gia tăng trong một vài năm tới, khi mà luồng di cư từ nông thôn ra đô thị, từ các tỉnh về thủ đô vẫn không ngừng chảy. Bên cạnh hiện tượng di cư lao động, cần tính đến hiện tượng di cư giáo dục, đó là học sinh, sinh viên từ các địa phương có xu hướng lựa chọn các trường trung học, cao đẳng, đại học danh tiếng và có uy tín ở Hà Nội để theo học. Trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của cả nước, Hà Nội có mật độ tập trung cao nhất. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 126 cơ sở đào tạo cho học sinh, sinh viên, trong đó có 56 trường đại học (chiếm trên 37% trong tổng số 150 trường của cả nước), 28/226 trường cao đẳng, 39/81 trường trung học chuyên nghiệp. Về số lượng sinh viên, Hà Nội có khoảng 800000 sinh viên, chiếm hơn 46% tổng số sinh viên trên cả nước (1.719.499 sinh viên). Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học trọng điểm có quy mô sinh viên lớn.... Và sau khi tốt nghiệp các trường này, các cử nhân ít hoặc không muốn trở lại quê hương, khiến cho mật độ dân số ở Hà Nội càng trở nên dày đặc hơn [156].

Đô thị hoá không chỉ đơn thuần là quá trình dịch cư từ nông thôn ra thành thị và dịch cư nghề nghiệp mà còn bao hàm các quá trình dịch cư khác, đa chiều, đa cấp độ như các dòng dịch cư đô thị - đô thị, đô thị -vùng ven, đô thị - nông thôn, ... với các mức độ khác theo từng hoàn cảnh của từng đô thị. Các nhân tố kinh tế vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo nên quá trình đô thị hoá, tuy nhiên các nhân tố khác phi kinh tế như văn hoá, lịch sử, lối sống... ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới đặc tính đô thị hoá của mỗi vùng.

Do mở rộng các thành phố, “cho đến nay, về không gian đô thị luôn có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn theo kiểu "xôi đỗ". Nông thôn có lúc còn "chế ngự" đô thị. Sự chuyển đổi kinh tế - xã hội đã dẫn đến nhiều biến đổi của vùng ven đô ở các thành phố lớn: khi có sự thay đổi về ranh giới hành chính, những làng xã lọt vào đô thị cũng có sự thay đổi lớn về cấu trúc dân cư, một bộ phận dân cư nông thôn thuộc làng xã được xác nhận với một khu vực dân cư đô thị mới được hình thành, tạo thành một đơn vị hành chính cơ sở mới là phường hoặc lớn hơn tương đương cấp quận.

Dịch cư tại chỗ trở thành hình thức phổ biến ở các đô thị, nhất là những đô thị lớn và có sức tăng trưởng nhanh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... Đó là việc đô thị hóa lan tỏa từ các thành phố này kéo dần quá trình sát nhập các vùng nông thôn lân cận trước đây trở thành các cấu thành mới của đô thị. Hình thức dịch cư này đã làm gia tăng dân số đô thị của nhiều thành phố lên đến 20-30%, thậm chí có nơi lên tới 50%, tạo ra sự bùng phát dân số đô thị chưa từng thấy so với trước đây. Nguyên nhân là do sự “phát triển, mở rộng” của đô thị.

Đối với các khu vực nông thôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn, nông dân thường dịch chuyển ra thành phố theo mùa vụ, cố định thường

xuyên, nhiều trường hợp đã trở thành di chuyển lâu dài. Các vấn đề dịch cư vào các đô thị lớn, sự gia tăng giàu nghèo ở đô thị, vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp, sự liên kết bền vững đô thị - nông thôn.

Chính vì những đặc điểm riêng biệt đó mà làng xã không dễ dàng xoá bỏ, bị biến mất trong quá trình đô thị hoá. Trái lại trong quá trình mở rộng đô thị, khi phần xây dựng mới là nhằm vào các khu vực đất nông nghiệp được thu hồi thì các làng xã vẫn tồn tại và chuyển đổi thành các điểm dân cư đô thị theo những quy luật của quá trình đô thị hoá, nó tồn tại như một thành phần đi liền với sự phát triển của đô thị. Các làng xã lọt vào nội đô đã để phát triển tự phát. Sự phát triển của phần đô thị bao bọc lấy làng xã đã tạo thành các ốc đảo trong lòng đô thị.

Đô thị hóa với tư cách mở rộng thành thị - thực chất là một cuộc dịch cư theo địa lý. Sự tác động của quá trình đô thị hoá tới các làng xã vùng ven là rất lớn, chủ yếu với các nguyên nhân:

 Việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị  Sự hình thành các khu công nghiệp mới

 Quá trình tự chuyển đổi nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...)  Quá trình nhập cư từ bên ngoài vào làng xã ven đô mới chuyển sang đô thị

(giãn dân nội thành hoặc dân từ các tỉnh ngoài nhập về)

Trong quá trình đô thị hoá, sự dịch chuyển dân cư diễn ra khá phức tạp. Tuy nhiên có thể phân thành 2 dòng cơ bản: 1 - Dịch cư địa lý từ ngoại tỉnh đô thị. bao gồm những người có ý định định cư lâu dài tại thành thị: như sinh viên mới ra trường ở lại tìm việc làm, các cán bộ chuyển chỗ làm, …), dân nhập cư tạm thời, theo thời vụ (lực lượng khá đông sinh viên đang học tập, thợ xây dựng, dịch

vụ, thợ lao động giản đơn, người buôn bán trung chuyển hàng hoá từ các vùng nông nghiệp gần kề...); 2 - Sự chuyển cư trong nội thành, nội thành - ngoại thành. Rõ nét nhất là sự dịch cư từ vùng trung tâm vào các làng xã đô thị hóa vùng ven. Người dân nội thành mua đất trong các làng xã đô thị hoá để xây nhà, thoả mãn nhu cầu về nhà ở.

Các khu công nghiệp mới xây dựng ở vùng ven đô và ngoại thành cũng làm tăng thêm lượng dân cư tập trung vào làng xã vùng ven. Khoảng cách gần tới nhà máy của các làng xã cũng là một yếu tố thuận lợi cho người công nhân cư trú. Thu hút lực lượng lao động đáng kể, tạo ra các làng dịch vụ về nhà trọ cho

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 170)