1. Chính sách phát triển KT-X H, điều kiện pháp lý, thị trường
1.2.5 Lý thuyết mạng lưới di cư.
Việc tham gia của các cá nhân vào trong quá trình di cư không có nghĩa là tách rời khỏi các mối liên hệ xã hội khác. Mỗi cá nhân khi di chuyển từ nơi cư
trú này đến nới cư trú khác luôn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ, mối liên hệ xã hội khác nhau với nơi xuất cư [3; 5; 9; 273].
Theo thuyết mạng lưới di cư, những người di cư có những thông tin về nơi họ sẽ đến như thông qua các kênh thông tin của người quen, thân, bạn bè hoặc họ đã từng ở hay đi qua nơi đó. Mặt khác, những người di chuyển đến nơi mới vẫn có những ràng buộc (mối liên hệ) nhất định với nơi xuất cư của họ. Bằng những cách liên hệ nhất định họ thông báo về địa phương cho người quen, gửi tiền hay quay về nơi cũ và lại ra đi sau những khoảng thời gian nhất định v.v... Đó là những mối liên hệ nhất định với quê hương bản quán (nơi đi) của mình. Thậm chí, họ còn trở về gánh vác những công việc nhất định giúp người thân, hay thuần tuý là thăm hỏi, và chính họ có điều kiện tạo cơ hội hình thành những mối liên hệ xã hội để lôi kéo người khác tham gia vào di cư. Những sự liên hệ này tạo ra một “mạng lưới xã hội” của người di cư. Trong trường hợp thuận lợi, họ sẽ tính kế làm ăn lâu dài, và lôi kéo người thân (gia đình) của họ làm ăn sinh sống ở nơi định cư mới. Các chỉ báo của “mạng lưới xã hội” gồm“Đã từng sống ở đây, trước đây đã đến thăm; qua người thân giới thiệu; qua bạn bè giới thiệu; qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua cơ quan giới thiệu việc làm của nhà nước; qua cơ quan giới thiệu việc làm của tư nhân; qua người sử dụng lao động; qua nguồn khác” [167, V, tr. 55-58]. Một mạng lưới di cư liên quan đến sự hình thành các dạng di chuyển của người di cư, nhất là hình thành những quyết định hình thức di cư. Vấn đề ở chỗ vận dụng chúng để xác định chỉ báo đo lường tác động của mạng lưới di cư đến người tham gia di cư.