Tác động của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 119)

1993 1998 2002 2006 2009 Tỷ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 20

3.2Tác động của thị trường lao động.

Để hiểu rõ hơn về bản chất của dòng di chuyển dân cư vào đô thị hiện nay, cần xem xét nó qua lăng kính của thuyết thị trường lao động. Trước hết, thị trường lao động được hình thành trên nhu cầu cần lao động, nhất là lao động phổ thông làm những việc mà người dân đô thị không muốn làm hay không có thời gian để tự làm. Điều này xuất hiện trong quá trình phân công hoạt động lao động ở đô thị sâu sắc do tính chuyên nghiệp của các hoạt động lao động nghề nghiệp. Mặt khác, thành phố là nơi luôn có sự mở rộng, nên cần nhiều lao động cho các hoạt động xây dựng và là trung tâm của những vùng, miền với kinh tế-văn hóa- khoa học phát triển, nên các hoạt động lao động trên mọi lĩnh vực được chuyên môn hóa sâu sắc và rất đa dạng hoá. Trên nền tảng kinh tế-xã hội đó, nhu cầu lao động càng tăng. Hệ quả là dòng cư dân nông thôn “chảy về” những nơi cần lao động dưới những loại hình di chuyển khác nhau. Trong quá trình chuyển cư của cư dân nông thôn, không có hay thiếu việc làm cũng là nhân tố đẩy người rời

khỏi bản quán. Sự chuyển cư nông thôn đô thị cho thấy điều đó. Khi được hỏi lý do đến đây, người dân cho rằng họ đến là lý do thiếu việc làm ở quê họ.

Bảng 3.18: Tình hình lao động việc làm của người dân nông thôn ra đô thị

(%)

Giới tính Lao động việc làm

Xây dựng Xích lô, xe ôm Nhặt phế liệu Buôn bán lặt vặt Cửu vạn Các việc khác Tổng số Nam 28,0 9,0 0,8 2,3 16,8 9,8 66,5 Nữ 1,3 0,8 10,3 7,8 2,3 11,3 33,5 Tổng số 29,3 9,8 11,8 10,0 19,0 21,0 100,0 [ Nguồn: 98] Các cá nhân tham gia vào dòng chuyển cư đến đô thị chủ yếu là người nông dân, mà tại địa phương nơi đi ngoài lao động sản xuất nông nghiệp họ không có nghề khác. Điều này hạn chế họ cơ hội tìm được việc làm trong các lĩnh vực lao động cần có tay nghề. Đa phần tại đô thị họ làm trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp có tính chất giản đơn, không đòi hỏi kỹ thuật cao như xây dựng, xe ôm, thu gom phế liệu, bán dạo, cửu vạn, giúp việc gia đình (ô-sin). . .. trên thị trường lao động trôi nổi ở các thành phố. Phần đông số lao động này đã tạo thành các chợ lao động tự phát ở đô thị.

Di dân tự do nông thôn - đô thị trở thành một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến ở các thành phố, thị xã hiện nay. Nó cũng phù hợp với quy luật phát triển và tăng trưởng kinh tế kèm theo là sự di dân về nơi cần sức lao động. Hay nói cách khác, sự xuất hiện nhu cầu lao động tại đô thị tạo ra sức hút của thị trường lao động đó. Tuy những người lao động nông thôn ở thành phố luôn đặt

việc kiếm tiền lên trên hết, nhưng nghiên cứu cho thấy trong những nhóm nghề trên thu nhập của họ ở mức trung bình và thấp so với cuộc sống chung ở thành phố.

Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế và thu nhập giữa các cùng và giữa thành thị với nông thôn là nguyên nhân thúc đẩy các dòng di dân. Sự hấp dẫn, kỳ vọng dễ tìm được việc làm ở đô thị tạo ra “lực kéo” của di dân. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2006 cho thấy: Trong năm 2006 thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở đô thị đạt 1,06 triệu đồng và vẫn duy trì cao hơn 2 lần mức thu nhập này ở các vùng nông thôn. Mặc dù khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã được thu hẹp, nhưng sự chênh lệch vẫn đáng kể để kích thích sự dịch chuyển lao động và di cư trong nước [162; 163].

Khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm cho người nhập cư ở đô thị

Sự di dân diễn ra còn chịu ảnh hưởng của sự hoạt động kinh tế ở khu vực phi chính thức ở đô thị. Khu vực phi chính thức được hiểu là tổng thể các doanh nghiệp cá thể và đơn vị sản xuất không có đăng ký kinh doạnh. Như vậy, việc làm không chính thức không chỉ bao gồm việc của khu vực phi chính thức mà còn bao gồm cả việc làm thuộc khu vực không được hưởng chế độ an sinh xã hội. Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2007 cho thấy: Khu vực phi chính thức chiếm gần 25% việc làm ở quy mô toàn quốc và gần 50% việc làm phi nông nghiệp. Điều này cho thấy cơ hội việc làm trong khu vực phi chính thức này đa dạng, thu hút số lượng lớn những người di cư nông thôn đô thị đến làm việc ở đây. Khu vực phi chính thức đóng góp khoảng 20% vào GDP tổng và 25% GDP phi nông nghiệp. Để tạo ra số lượng sản phẩm đó, khu vực này thu thút mạnh lao động đến làm việc ở đây. Theo nghiên cứu của J. Cling và cộng sự (2010) khu vực không chính thức đã tạo ra 11 triệu việc làm trên tổng số 46 triệu việc làm

trên cả nước năm 2007, trong đó 43% việc làm phi nông nghiệp là do khu vực này đảm nhiệm. Khu vực này thuê 23,9% nhân công có trả lương trong tổng số 11 triệu việc làm. Nhưng khu vực này không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tự nguyện. Khu vực này có xu hướng phát triển mạnh. Sự phát triển của khu vực phi chính thức sẽ thu thút nhiều lao động từ nông thôn, bởi nhu cầu lao động của khu vực này không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Theo nghiên cứu của Viện IDS Paris thì Hà Nội có khoảng 10% những người làm việc ngoại tỉnh ở khu vực phi chính thức và con số này ở thành phố Hồ Chí Minh là 17-18%. Có thể nói, khu vực kinh tế phi chính thức ở đô thị có ảnh hưởng nhất định đến sự thu hút di cư lao động không có tay nghề hay tay nghề thấp từ nông thôn.

Bảng 3.19: Tình hình thu nhập của lao động nông thôn ở đô thị (%)

Thu nhập/ngày Nghề Xây dựng Xích lô, xe ôm Nhặt phế liệu Buôn bán vặt Cửu vạn Các việc khác Chung < 20 nghìn đ 11,3 5,0 40,5 8,8 8,8 14,5 58,8 20 – 30 nghìn 17,5 4,5 0,5 1,0 9,3 5,3 38,0 30 – 50 nghìn 0,5 0,3 - 0,3 0,8 1,0 2,8 Trên 50 nghìn - - - - 0,3 0,3 0,5 Tổng số 29,3 9,8 11,0 10,0 19,0 21,0 100 [Nguồn: 98] Đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì khu vực kinh tế phi chính thức là nguồn cung cấp việc làm cho số lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm theo thứ tự 30% và 32,9% tổng số lao động của từng thành phố. Nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ

SXKD phi chính thức với 470.000 lao động còn thành phố Hồ Chí Minh là 750.000 hộ với 1 triệu lao động. Các hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ như các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sửa chữa nhỏ... chiếm tỷ trọng trên 40%, tiếp theo là thương mại (bán buôn, bán lẻ) và một bộ phận nhỏ thuộc ngành công nghiệp và xây dựng...

Số liệu thống kê năm 2007 cho biết, khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam mang lại hơn 11 triệu việc làm, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động cả nước và chiếm gần một nửa số lao động phi nông nghiệp. Đáng chú ý là số việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm cao nhất (43%), tiếp đến ngành thương mại (31%) và dịch vụ (26%). Ước tính khu vực kinh tế phi chính thức đóng góp khoảng 20% cho GDP [163]. Như vậy, khu vực kinh tế phi chính thức phát triển sẽ luôn tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người nhập cư vào đô thị. Nó trở thành nhân tố thu hút lao động nhập cư từ nông thôn.

Khu công nghiệp chế xuất thu hút dòng lao động nhập cư

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, trong số lao động di cư, chiếm 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm và 47% là để cải thiện điều kiện sống. Về cơ bản họ đã tìm được việc làm; 75% cho rằng tình trạng việc làm của họ tốt hơn rất nhiều trước khi di cư. Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh và chủ yếu từ nông thôn đến các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cao. Nơi thu hút nhiều dân di cư chính là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, theo một điều tra khác của Viện Khoa học lao động và xã hội. Trong các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lao động di cư cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội (chiếm tới 70%). Theo Ban Chính sách kinh tế - xã hội (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, hiện cả nước

có hơn 150 khu công nghiệp, phân bố ở 55 tỉnh, thành trên cả nước và đến năm 2015 sẽ có thêm 109 khu nữa hình thành. Các khu công nghiệp, khu chế xuất có khoảng 1 triệu người lao động đang làm việc, trong đó có 700 nghìn người lao động di cư từ các tỉnh khác đến. Cụ thể, 19% lao động di cư đến Tây Nguyên, 18% đến thành phố Hồ Chí Minh và 17% đến khu công nghiệp Đông Nam bộ là dân di cư xuất phát từ vùng đồng bằng sông Hồng “đất chật người đông”[239]. Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến 70% số công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp là người lao động nhập cư và phụ nữ chiếm 60% trong số đó. Với hành trang, trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề hạn chế, họ rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm nơi đô thị. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy thuộc ngành da giày và dệt may chiếm số lượng khá lớn. Điều đó thu hút nữ lao động di cư về đây. Việc phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất thu hút lực lượng lao động nông thôn, nhất là lao động nữ.

Hộp 3.4: Nhu cầu nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa ra dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong năm 2010, theo đó thành phố Hồ Chí Minh sẽ cần 280.000 lao động. Tuyển dụng nhiều nhất là lao động ngành dệt may, giày da (chiếm 19%), kế đó là công nghệ thông tin, viễn thông (chiếm 7,75%) cùng các ngành: quản lý, quản trị, hành chính, văn phòng, cơ khí xây dựng, điện, điện tử... [266]

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, trong giai đoạn 2000-2008 sự tăng trưởng việc làm trong nông nghiệp thấp: trung bình cư mỗi 1% tăng trưởng sản lượng chỉ tạo ra 0,17% mức tăng việc làm. Trong những năm 2000-2008 trong khi có 7,8 triệu việc làm được tạo ra thì đóng góp của khu vực nông nghiệp là

âm (– 0,6 triệu việc làm). Điều này cho thấy sự thiếu việc làm ở nông thôn, nhất là đối với người nông dân. Như vậy, có sự di chuyển lao động khỏi lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào các lĩnh vực hoạt động lao động khác. Nơi thu hút lao động đó là các khu công nghiệp, đô thị và khu vực kinh tế tư nhân. Đây là khu vực phát triển năng động, thu hút lao động nông thôn đến tìm kiếm việc làm.

Kết quả Tổng điều tra năm 2009 cho thấy: Di cư nông thôn đến thành thị: 1 943 nghìn người; Di cư thành thị đến nông thôn: 548 nghìn người; Số nhập cư thuần của thành thị : 1395 nghìn người; Ảnh hưởng của cư dân nông thôn-thành thị đến tỷ lệ gia tăng dân số: nông thôn là – 0,23%, thành thị là 0,57 % [14, tr. 85]. Như vậy, có dòng di cư mạnh từ nông thôn về đô thị trong những năm 2000- 2009.

Vấn đề đặt ra là, để người dân nông thôn ly nông bất ly hương, cần tạo môi trường phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế dân doanh ngay tại địa bàn nông thôn. Có thể nói, đô thị và các khu kinh tế mở là những thị trường lao động có nhu cầu thu thu hút lao động đến làm việc, chính nó là nhân tố tạo ra sức hút lao động di chuyển về đây.

Trong quá trình Đổi mới, người dân nông thôn đã trở nên năng động hơn trong những hoạt động kinh tế. Họ đã tận dụng mọi cơ hội để tăng thu nhập cho gia đình. Cái gốc của di dân chính là đói nghèo. Vì thế, khi tham gia vào các quan hệ xã hội nơi đến, địa vị xã hội của người nghèo bộc lộ ra, và nó là cơ sở để quyết định những địa vị xã hội – lao động việc làm của của người di cư. Những nỗ lực của người nghèo nhằm tăng thu nhập là để “cải tạo” địa vị kinh tế của gia đình họ ở thôn quê (nếu là di dân mùa vụ), và để nâng cao đời sống sống kinh tế (khi đến định cư ở nơi khác).

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến người di cư là do sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2000-2007, lao động trong khu vực ngoài quốc doanh chiếm khoảng 90% lực lượng lao động có việc làm và khu vực này đã tạo được khoảng 91% việc làm. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thu hút lao động, trong số đó phần lớn là lao động từ nông thôn có tay nghề, có chuyên môn kỹ thuật.

Di cư từ nông thôn ra thành thị và đô thị hóa đang tăng nhanh do sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa hai khu vực. Dân thành thị tăng hàng năm với mức trung bình 3,2% từ năm 2000 đến 2008, trong khi dân số nông thôn tăng với mức 0,6%. Thanh niên chiếm đa số trong những người di cư và phần lớn chuyển đến các thành phố hoặc khu công nghiệp để tìm kiếm các cơ hội việc làm.

Năm 2000, tổng số các khu công nghiệp và các khu chế xuất trên toàn quốc là 65. Đến năm 2006, số lượng các khu công nghiệp trong cả nước tăng lên 145, tập trung nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, đã tạo ra 918 ngàn cơ hội việc làm trong năm. Đất đai canh tác ở nơi xuất cư bị suy giảm do chuyển gia cho xây dựng các khu công nghiệp, do dân số gia tăng, v.v., đã tạo nên sức đẩy người dân tham dự vào dòng chuyển cư đến nơi mới.

Thị trường lao động (nơi có nhu cầu lao động) thu hút dòng chuyển cư ở nông thôn theo các hướng nông thôn-nông thôn và nhất là nông thôn-đô thị. Đây là động thái chuyển cư năng động trên phạm vi cả nước. Chính cơ hội thị trường này sẽ mở ra khả năng là thay đổi địa vị kinh tế của những người lao động khi họ có được việc làm. Nhưng về khía cạnh khác làm giảm sút địa vị của họ - từ địa vị là chủ (ở tại gia) sang địa vị “làm thuê” (tại hiện trường lao động). Thị trường lao động, việc làm đem lại thu nhập cao hơn nơi bản quán đã thu hút người dân đến tìm việc, làm ăn và cư trú. Thị trường lao động tạo cơ hội cho mọi thành

phần lao động với tay nghề khác nhau đến làm ăn và tạo ra, làm tăng thu nhập cho gia đình họ. Và hơn thế, thị trường này tạo ra một sự bình đẳng với mọi người tham gia vào nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Động lực chủ yếu của làn sóng di cư là để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn và tìm việc làm tại các thành phố đang phát triển và các khu công nghiệp đang mở rộng tại Việt Nam.

Những vùng có điều kiện thuận lợi về đất đai đã thu hút người dân đến khai khẩn và tạo lập cuộc sống. Trong những năm Đổi mới và cho đến nay, dòng di cư chủ yếu vẫn là vào Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.

Muốn kiểm soát được sự di chuyển của cư dân nông thôn, biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tạo ra việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp để đáp ứng

Một phần của tài liệu Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 119)