1. Chính sách phát triển KT-X H, điều kiện pháp lý, thị trường
2.1.1 Chuyển cư có tổ chức đi xây dựng vùng kinh tế mới trong Đổ
mới
Trong những năm này sự di chuyển của người dân có nhiều biến động. Trước hết là việc thực thi các chính sách của chương trình di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long đã tạo ra nét đa dạng về nơi di chuyển đến của dòng di cư theo kế hoạch. Ước tính trong khoảng 20 năm (1976 – 1995) có 4,8 triệu người đến các khu vực đã được hoạch định [ 98 ]. Đợt di chuyển này nằm chịu tác động của chính sách tái phân bổ dân cư từ những vùng đông dân như đồng bằng Bắc Bộ đến những tỉnh, khu vực còn thưa dân cư. Địa bàn xuất cư chủ yếu là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung; địa bàn nhập cư chủ yếu là Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình triển khai sự nghiệp di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, Nhà nước đã đề ra một loạt những chính sách hỗ trợ đối với cộng đồng dân cư nơi đến cũng như cộng đồng dân cư nơi đi. Tuy vậy những khó khăn về đầu tư, tỷ lệ dân cư rời bỏ các vùng kinh tế mới cũng ở con số đáng kể, nhiều người trong số họ chuyển trở về quê cũ, hoặc tìm đến các vùng đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, và ngay cả Hà Nội, trước khi di chuyển đến một vùng đất mới.
Trong các nghiên cứu cho thấy nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho quá trình chuyển cư. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn là những tỉnh có số người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh cao nhất – gần 24%. Những người nhập cư từ các tỉnh khu Bốn cũ tăng lên hơn hai lần, từ 7,4% năm 1994 lên 15, 3% năm 1997. Tỷ lệ ra đi từ các tỉnh
Duyên Hải Miền Trung tăng lên. Tỷ lệ nhập cư từ các tỉnh đồng bằng Sông Hồng tiếp tục giảm. Một trong những nguyên nhân chính là sự phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã làm cho Hà Nội trở thành nơi hấp dẫn khá mạnh dân cư từ khu vực này.
Bảng 2.1: Tình hình di dân tới các vùng kinh tế mới ở Việt Nam (1986- 1995) Thời kỳ Kế hoạch (triệu người) Thực hiện (triệu người % so với kế hoạch Bình quân hàng năm (triệu người)
1986 – 1990 1,60 1,15 70,6 0,23
1991 – 1995 1,00 0,82 82,0 0,16
[Nguồn: 98] Từ thống kê hàng năm cho thấy số người ra đi từ nông thôn vẫn chiếm đa số. Điều này được thực hiện với những dự án chuyển cư theo kế hoạch (di dân có tổ chức) của Nhà nước. Thực hiện di dân có tổ chức những năm 1986 - 1990 của thế kỷ XX đem lại những tác động nhất định tới việc bố trí lại dân cư trên toàn lãnh thổ (bảng 2.1).
Di dân lên xây dựng nông lâm trường và kinh tế mới ở Tây Nguyên cùng di dân tự do đã làm tăng nhanh người Việt ở Tây Nguyên và đến thời điểm tháng 11/1998 đã có 3,6 triệu người, bao gồm cư dân mới đến và dân bản địa.
Quá trình đưa dân kinh tế mới lên Tây Nguyên được triển khai ngay sau ngày giải phóng với sự đầu tư tập trung cả vốn lẫn cán bộ của các tỉnh. Nguồn xuất cư đến Tây Nguyên theo hình thức chuyển cư này chủ yếu là người Việt từ hai địa bàn chính: đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung. Trong thời gian mười năm (1981-1990) các tỉnh ở Tây Nguyên đã chủ trương hạn chế tiếp nhận mới và chủ yếu đi vào củng cố dân kinh tế mới cũ mà họ đã tiếp nhận. Trong suốt 10 năm này, cả ba tỉnh ở Tây Nguyên chỉ tiếp nhận thêm được 260 nghìn người [113].
Vào những năm 1980, một bộ phận dân chuyển cư đến Tây Nguyên đã không “trụ lại” và đã hồi cư hay chuyển cư đến nơi khác làm ăn, sinh sống khá nhiều (135 nghìn người), trong đó: Lâm Đồng 20 nghìn, Đắc Lắc: 30 nghìn, Gia Lai-Kon Tum: 85 nghìn. Cho đến năm 1991 trừ số người bỏ đi, số dân kinh tế mới được đưa lên và ổn định ở Tây Nguyên còn lại khoảng 575 nghìn. Như vậy, đã có dòng hồi cư và tái di cư thời kỳ đưa dân đi xây dựng kinh tế mới. Theo tính toán của các tỉnh, thì tỷ lệ bỏ về ở Lâm Đồng là 13% (20 nghìn người), Đắc Lắc 14,5% (30 000 người), Gia Lai- KonTum 39% (85 000 người) [113, tr. 80 – 82; 192; tr. 86-103].
Giai đoạn 1975 – 1995 ở Việt Nam có Nhà nước có kế hoạch di dân lớn nhất, nhưng kế hoạch thực hiện thấp. Cụ thể là: theo kế hoạch Nhà nước mong muốn di chuyển được 4 triệu người đến các vùng kinh tế mới, nhưng chỉ tổ chức được 1,5 triệu người, đạt 3,75% kế hoạch, nhưng đã tạo ra những biến động mạnh về cơ cấu dân số tộc người ở những nơi đến [192].
Sang thời kỳ 1986-1989 tốc độ nhận dân chuyển cư theo kế hoạch ở Tây Nguyên chậm hẳn lại, “thậm chí có những thời điểm như năm 1987 – 1988 ở tỉnh Đắc Lắc, 1988-1989 ở Gia Lai – Kon Tum, các địa phương chủ trương ngừng nhận mới để đi vào củng cố số dân đã đến. Tốc độ đưa dân dân kinh tế mới lên Tây Nguyên thời kỳ này còn 26 nghìn người/năm, chưa bằng 1/3 với tốc độ bình quân của thời kỳ 1976-1980 (90000 người/năm), và nó đột ngột giảm khi có sự can thiệp của chính phủ vào tháng 4/1997. Năm 1986, dân số Tây Nguyên là 1,9 triệu người, trong đó người Việt chiếm khoảng 56%. Người Việt ở Tây Nguyên tăng cơ học và tăng tự nhiên rất nhanh, tới 7% mỗi năm [ 100, tr. 34-48; 106, tr. 237]. Trong hai năm 1987-1988 đã chuyển số dân đến Tây Nguyên là 1719 hộ, với 7782 lao động và 3514 khẩu.
Như vậy, chính sách di dân của Nhà nước ảnh hưởng đến cơ cấu dân cư ở Tây Nguyên. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước chuyển cư trong giai đoạn tập trung bao cấp là một sự nỗ lực lớn, đã tạo ra những bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu dân số và đem lại sự phân bố lại cư dân trên toàn quốc.
Bảng 2.2 : Số dân di cư theo kế hoạch nội vùng và giữa các vùng
thời kỳ 1976 – 1995 (Đơn vị tính : nghìn người) Di chuyển
nội vùng
Di chuyển giữa các vùng Nơi xuất cư Nơi nhập cư
Trung du, miền núi phía Bắc 375 26 222
Đồng bằng sông Hồng 158 689 -
Bắc Trung Bộ 512 247 -
Duyên hải miền Trung 422 200 33,5
Tây Nguyên 319 - 685
Đông Nam Bộ 656 198 175
Đồng bằng Cửu Long 686 - 244,5
Cộng 3310 1360 1360
[Nguồn: 88] Song song với dòng người đi xây dựng kinh tế mới, di cư theo kế hoạch của nhà nước, một luồng di chuyển dân cư tự phát xuất hiện một cách ồ ạt. Sự suy giảm dòng người di cư tự do vào Tây Nguyên này do có chỉ thị 268/CP, 267/CP và công điện 1157/ĐP1 ngày 14/04/1997 của Chính phủ ngăn chặn và chấm dứt dòng người chuyển cư tự do vào Tây Nguyên.
Có thể nói: Các chính sách của Nhà nước về bố trí dân cư đã tạo nên động lực cho phát triển kinh tế vùng, và qua đó nó cũng tác động đến động thái chuyển cư trong thời kỳ Đổi mới.
1. Như vậy, nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc chuyển cư ở giai đoạn này do chính sách xây dựng vùng kinh tế mới. Với phương châm phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, bố trí hợp lý dân cư giữa các vùng tạo nên sự chuyển cư theo kế hoạch.
2. Chính sách và các giải pháp của chính phủ là tác nhân ảnh hưởng mạnh đến động thái di cư trong giai đoạn trước đổi mới.
3. Do tác động của nhân tố khách quan (khí hậu, hạ tầng cơ sở chưa tốt, v.v.), nhân tố chủ quan (tình quê hương sâu đậm, v.v.) đã lôi kéo một bộ phận dân cư rời bỏ nơi mới đưa đến định cư.
4. Xuất hiện dòng di cư tự do đến Tây Nguyên và Đông Nam bộ – tạo ra động thái đặc thù cho di cư nội địa ở Việt Nam.
Qua những số liệu trên cho thấy chính sách di dân của Nhà nước đã phát huy trước thời Đổi mới, nhưng chính sách đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới gặp phải những khó khăn, cản trở nhất định từ các nguồn lực chi phí cho di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, và nó chịu ảnh hưởng của dòng di cư tự do.
2.1.2 – Di cư tự phát của cư dân nông thôn giai đoạn 1986-2000.
2.1.2.1 - Chuyển cư tự phát nông thôn - nông thôn 1986-2000.
Di chuyển dân cư tự do là một luồng chuyển cư tự phát nằm ngoài kế hoạch di chuyển dân cư của Nhà nước. Nó hình thành từ lâu trong lịch sử di cư. Trong xã hội truyền thống, việc rời bỏ quê hương bản quán tìm nơi sống mới không phải là một hiện tượng chưa từng xảy ra bao giờ. Những nghiên cứu về di dân trong lịch sử đã chứng tỏ điều đó.
Quá trình diễn ra dòng di cư tự do trước Đổi mới đã diễn ra nhưng còn lẻ tẻ. Đặc trưng chuyển cư tự do này chủ yếu là cư dân các dân tộc ít người (Tày, Nùng, Dao, ...) thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như : Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, v.v. Hướng di chuyển chủ yếu từ các tỉnh miền
Bắc, Bắc Trung bộ vào khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, . . Quy mô di chuyển thuờng theo gia đình và dòng họ là chính. Từ 1976 đến 1990, thí dụ như ở Đắc Lắc có hơn 30000 người nhập cư, Lâm Đồng – 22000 người, Gia Lai – Kon Tum – ít hơn, chừng 3000 người. Tính chung di dân tự do đến Tây Nguyên khoảng 55 nghìn người [113, tr. 119].
Theo “Điều tra cơ bản và xác định giải pháp giải quyết tình trạng di cư tự do đên Tây Nguyên và một số tỉnh khác” của Cục Định canh, định cư và Viện kinh tế Nông nghiệp (1996) cho thấy: Nếu năm 1986 chỉ có 6650 người nhập cư tự do vào Tây Nguyên thì sáu năm sau (1994) có tới trên 75000 người. Riêng Đắc Lắc, điểm cư trú của người Tày, Nùng đã trải ra ở 15 huyện, 47 xã, 89 thôn bản [83, tr. 62].
Trong các tỉnh khu vực Tây Nguyên thì Đắc-Lắc là tỉnh nhận nhiều cư dân di chuyển tự do. Theo số liệu điều tra của Chi cục định canh định cư Đăk-Lắk, nếu so với số hộ di dân theo kế hoạch thì di dân tự do nhiều gấp 1,46 lần so với di dân theo kế hoạch, hoặc cứ 2 hộ di dân theo kế hoạch thì có 3 hộ di dân tự do. Dân di cư tự do cư trú ở gần 200 điểm (chỉ tính những điểm có từ 30-50 hộ trở lên) thuộc tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Điểm nổi bật là ở tất cả các điểm có dân di cư theo kế hoạch là có di dân tự do. Ngoài ra dân di chuyển tự do còn đến những vùng mà di dân theo kế hoạch hoạch không được phép đến như ở những khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng trồng của công việc lâm trường, rừng đã giao cho các hộ gia đình quản lý, v.v.. Thời kỳ 1986- 1990: có 18338 hộ, với 91 658 khẩu. Dân di cư tự do tiếp tục tăng mạnh, chiếm 27,47% tổng số hộ di cư tự do, bình quân mỗi năm có 3667 hộ, gấp 2,5 lần so với cùng thời kỳ trước và gấp 7 lần thời kỳ 1976-1980. Thời kỳ này có thêm nhiều tỉnh có dân di cư tự do như Quảng Ninh, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh duyên hải miền
Trung, một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thời kỳ 1991-1995: có 35 580 hộ - 166277 khẩu. Dân di cư tự do tăng mạnh, bình quân mỗi năm có 7116 hộ, gấp 1,94 lần so với thời kỳ trước đó. Số hộ đến định cư ở thời kỳ này chiếm 49,42 % tổng số hộ di cư tự do. Giai đoạn này có thêm dân tộc H’Mông của các tỉnh Thanh Hóa, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lao Cai, Yên Bái di chuyển vào. Năm 1996 dân di cư tự do có 6081 hộ - 29577 khẩu, năm 1997 - có 1728 hộ - 7284 khẩu [192].
Trong dòng di cư tự do của người dân tộc thiểu số nổi lên hiện tượng đáng quan tâm: Trước hết, do họ biết các thông tin về nơi đến từ anh em, họ hàng và người nhà, từ bạn bè, truyền thông đại chúng và tự tìm hiểu vì có những người đã từng biết về nơi đó, hay đã đi qua vùng đất đó [146, tr. 91]. Riêng với đồng bào dân tộc ít người di cư còn có sự tác động của tập quán du cư du canh của họ. Đây là tác nhân quan trọng đến quyết định di cư.
Bảng 2.3: Số người di cư tự do từ một số tỉnh miền núi phía Bắc và phía Nam từ 1976-1998 Tỉnh Hộ Khẩu (người) 1. Cao Băng 18882 97812 2. Lạng Sơn 8469 41483 3. Lao Cai 2408 15151 4. Thái Nguyên 1310 7845 5. Bắc Cạn 1154 5439 6. Quảng Ninh 1968 4913 7. Vĩnh phúc 717 4092 [Nguồn: 17] Có thể nhận xét rằng:
Tây Nguyên là nơi hội tụ chủ yếu của dòng di cư tự do. Và đây là hiện tượng nổi bật của động thái chuyển cư trong thời kỳ đổi mới.
Di dân tự do là hiện tượng xã hội mang tính quy luật. Bất luận thời đại nào cũng có. Quy luật này chi phối một bộ phận cư dân nông thôn tìm đến nơi cư trú mới có điều kiện sống tốt hơn.
Bên cạnh tiến trình di dân có tổ chức, di dân tự do ở giai đoạn này đã diễn ra sôi động như kết quả khảo sát của chúng tôi đã chỉ ra điều đó. Những thông tin thu được trong việc khảo sát xã hội học tại một vùng cư dân vùng sâu, vùng xa sát biên giới ở Tây Nguyên về hiện tượng đó kiểm chứng nhận định trên.
Kết quả khảo sát xã hội học tại xã Ia-Lốp (Ea-súp, Đắc Lắc) thể hiện ở bảng sau (xem bảng 2.4). Từ bảng 2.4 cho thấy có 6 % những di chuyển cư đến đây là trước khi đất nước bước vào Đổi mới. Rõ ràng, chế độ tập trung bao cấp, quản lý hộ khẩu chặt chẽ của thời kỳ đó cũng không ngăn chặn được những người có ý định rời bỏ quê hương để định cư ở nơi họ mong muốn. Kết quả này trùng hợp với những nhận định của các nhà nghiên cứu đã công bố trong những công trình nghiên cứu trưóc.
Bảng 2.4: Chuyển cư của người dân nông thôn tại địa bàn khảo sát Stt Thời gian đến Số người Tỷ lệ Cộng
1 Trước 1986 12 6,0 6,0 2 1986-1989 41 20,5 26,5 3 1990 - 1999 122 61,0 87,5 4 Từ 2000 đến nay 25 12,5 100,0 5 Cộng 200 100,0 [Nguồn : 53] Như vậy, Tây Nguyên là một miền đất chịu tải và sự dồn ép đến của quá trình chuyển cư tự do. Hiện tượng này xuất hiện ngay cả trước khi chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ kinh tế thị trường
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu thống kê về di dân tự do ở ba tỉnh Tây
Nguyên giai đoạn 1990-1997
Tỉnh Thời kỳ 1976-1989 Thời kỳ 1990 – 1997
Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu
Đắc Lắc 5 100 30 000 34 000 166 700
Lâm Đồng 5 200 23 600 * 31 500 144 400 **
GiaLai 1 300 8 000 8 500 37 000
(Ghi chú : * - Riêng Lâm Đồng tính đến năm 1985 và ** tính đến năm 1996) [Nguồn: 83, tr.121].
Thời kỳ trước và sau năm 1986 hiện tượng chuyển cư tự do đã trở thành một hiện tượng xã hội mang tính thời sự cao. Dòng di cư tự do này được ngăn chặn và suy giảm khi có Công điện của chính phủ. Như vậy, sự can thiệp kịp thời của nhà nước là nhân tố quan trọng để điều tiết hiện tượng xã hội này (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6: Di dân tự do vào Đắc Lắc giai đoạn 1986-1996
Thời kỳ Số hộ Số khẩu Bình quân
số hộ/năm So thời kỳ trước (số lần) 1986 – 1990 18.338 91.658 3.667 2,5 1991 - 1995 35.580 166.227 7.116 1,94 1996 6.081 29.577 6.081 - 1997 1.728 7.284 1.728 - [Nguồn: 192] Như vậy, chuyển cư tự phát “nông thôn - nông thôn” là quy luật xã hội mang tính lịch sử. Động lực chính của nó xuất phát từ nhu cầu về tư liệu