Để nghiên cứu quá trình chuyển cư cần vận dụng những nguyên lý mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chỉ ra: muốn nghiên cứu xã hội, trước hết, phải xuất phát từ những tiền đề hiện thực: 1) từ con người hiện thực; 2) từ hoạt động thực tiễn của họ và 3) từ những điều kiện hiện thực của họ [ 117; T1, tr. 267 - 269 ].
Quá trình di chuyển dân cư của mỗi thời đại, của một xã hội . . . đều hình thành trên nền tảng kinh tế-xã hội nhất định, thuộc một hình thái kinh tế - xã hội nhất định - do tác động của những điều kiện, những yếu tố, những nhân tố khác nhau về mặt lịch sử làm nảy sự nảy sinh những quyết định ra đi của họ.
Những nhân tố này bao hàm những nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân
tố chủ quan chính là những nhận thức về hoàn cảnh, điều kiện sống, môi trường
sống, mục đích của bản thân họ, kỳ vọng cũng như ước muốn mà họ đã chọn .v.v. để quyết định rời bỏ (tạm thời hoặc vĩnh viễn) nơi bản quán của mình. Đó cũng có thể là những toan tính cá nhân định hình trên cơ sở của đời sống hiện tại của họ .v.v..
Những nhân tố khách quan là những yếu tố của môi trường sống, điều kiện sống, do tác động của người thân, và thậm chí do sự hấp dẫn của những nơi đến như những “miền đất hứa”, do tác động của bạn bè, người thân, của mức sống của nơi họ định đến nhập cư, v.v.. Tất cả những nhân tố này tạo thành những áp lực xã hội dồn ép, bứt họ ra khỏi nơi “chôn nhau, cắt rốn”, mạnh dạn dấn thân vào quá trình di chuyển của mình.
Nghiên cứu cũng nguyên tắc phương pháp luận mà V.I Lê-nin đã chỉ ra: phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, trong tiến trình phát triển một hiện tượng xã hội. Nghĩa là: Trước hết, cần phải nhìn nhận quá trình chuyển cư như
một hiện tượng xã hội khách quan. Cần xác định rõ quá trình di chuyển dân cư là một quá trình hiện thực, dù đó là quá trình có có ý thức hay tự phát của một nhóm người trong xã hội; Thứ hai; để nghiên cứu thành công quá trình chuyển cư cũng cần tuân thủ đòi hỏi xem xét sự di chuyển của dân cư “trong tiến trình lịch sử phát triển” của nó; Thứ ba, cần xem xét quá trình này một cách toàn diện, nghĩa là mô tả được thực trạng của sự chuyển cư với đầy đủ mọi khía cạnh của nó: số lượng, tính chất, những quyết định ra đi, mục đích, xu hướng, chiều hướng, những điều kiện, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này; Thứ tư, đòi hỏi phải “xem xét một cách cụ thể trong tình hình cụ thể” [104, tr. 364], nghĩa là khi nghiên cứu hiện tượng di cư này đòi hỏi xem xét những hình thức cụ thể của quá trình chuyển cư, những điều kiện hiện thực cụ thể về không gian, thời gian, hình thức chuyển cư như nó đang tồn tại trong đời sống xã hội đương đại.
Vận dụng quan điểm của C. Mác về phương pháp thu thập dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu: “về mặt hình thức, phương pháp trình bày khác với phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu thì phải nắm lấy vật liệu với tất cả những những chi tiết của nó, phải phân tích các hình thái phát triển khác nhau của nó và phải tìm ra được mối liên hệ bên trong của những hình thái đó. Chỉ sau khi hoàn thành công việc đó rồi, thì mới có thể mô tả sự vận động thực tế một cách thích đáng được. Một khi đã làm như thế và khi đời sống của vật liệu đã được phản ánh vào trong ý niệm rồi, thì người ta có thể liên tưởng đó là một kết cấu tiên nghiệm” [119, tr. 208].
Quán triệt những nguyên lý trên đặt ra nhiệm vụ cho việc tiến hành thu thập thông tin, phân tích thông tin, tổng hợp các tư liệu và trình bày kết quả nghiên cứu của mình về động thái chuyển cư của cư dân nông thôn trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, lý giải nó dưới sự soi rọi của lý luận xã hội học mác-xít.