LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Tác động của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Quyết định giao đề tài: 1364/QĐ-ĐHNT ngày 28/12/2017
Quyết định thành lập hội đồng: 886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM THÀNH THÁI Chủ tịch Hội Đồng:
TS TRẦN ĐÌNH CHẤT Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Tác động của các chính sách hỗ trợ
giảm nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2018
Tác giả
Võ Hòa Phúc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
TS Phạm Thành Thái đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hướng dẫn về nội dung
cũng như góp ý về hình thức để tôi hoàn thiện đề tài của mình
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cám ơn tất cả Quý thầy, cô của trường Đại học Nha Trang đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học, là nền tảng
để tôi thực hiện đề tài
Ngoài ra, tôi chân thành cảm ơn các Anh/Chị cán bộ các phòng ban huyện Bác
Ái tỉnh Ninh Thuận và UBND các xã của Huyện Bác Ái đã nhiệt tình tham gia hỗ trợ cung cấp thông tin quý báu, sự động viên của các đồng nghiệp ở Huyện Ái và các bạn học cùng lớp cao học đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu
Cuối cùng, tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công hơn trong sự nghiệp cao quý
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2018
Tác giả
Võ Hòa Phúc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 3
1.6 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Các khái niệm 5
2.1.1 Khái niệm nghèo 5
2.1.2 Khái niệm về chính sách 15
2.1.3 Khái niệm về chính sách giảm nghèo 15
2.1.4 Một số chương trình giảm nghèo hiện đang triển khai: 15
2.2 Các lý thuyết liên quan 18
2.2.1 Khái niệm về tác động 18
2.2.2 Sự cần thiết phải ĐGTĐ chính sách 20
Trang 62.2.3 Lô-gic ĐGTĐ chính sách 20
2.2.4 Mô hình giảm nghèo ở Việt Nam 21
2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan 22
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 22
2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước 23
2.4 Khung phân tích 24
Kết luận chương 2 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Quy trình nghiên cứu 26
3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 26
3.3 Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu 27
3.4 Loại dữ liệu cho nghiên cứu 28
3.4.1 Dữ liệu thứ cấp 28
3.4.2 Dữ liệu sơ cấp 28
3.5 Công cụ phân tích dữ liệu 28
3.6 Mô hình lượng hóa 28
Kết luận chương 3 30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Mô tả hiện trạng 31
4.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo tại huyện Bác Ái trong giai đoạn 2012 - 2016 32
4.1.2 Công tác triển khai 33
4.1.3 Kết quả thực hiện các nội dung 34
4.1.4 Về huy động nguồn lực 38
4.2 Phân tích tác động của các chương trình/ dự án đến công tác giảm nghèo tại huyện Bác Ái 39
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả 39
Trang 74.2.2 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 50
4.2.3 Phân tích tác động biên 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Các hàm ý chính sách 55
5.2.1 Đẩy mạnh việc cấp đất sản xuất cho hộ nghèo canh tác 55
5.2.2 Tăng cường công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo 56
5.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ 57
5.2.4 Tăng cường công tác tập huấn 57
5.2.5 Tham gia hợp tác xã 58
5.2.6 Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo 58
5.3 Hạn chế của đề tài 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC
Trang 8LĐ – TB – XH Lao động – Thương binh – Xã hội
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn nghèo đói của WB 7
Bảng 2.2: Các ngưỡng nghèo theo giai đoạn được quy định ở Việt Nam 8
Bảng 2.3: Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói 10
Bảng 2.4: Các phát hiện về động thái nghèo của đánh giá nghèo với sự tham gia của người dân 11
Bảng 2.5: Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn 13
Bảng 3.1: Phân bổ mẫu nghiên cứu 27
Bảng 3.2: Định nghĩa biến và kỳ vọng dấu của các biến độc lập 29
Bảng 4.1: Vốn đầu tư trong 05 năm 2012 - 2016 38
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả diện tích diện tích đất canh tác của hộ gia đình 39
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả các nghề được đào tạo 40
Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả nhu cầu đào tạo nghề 40
Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả số lao động của hộ được đào tạo nghề 41
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả về mục đích sử dụng vốn vay của hộ 41
Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả về số tiền vay của hộ 42
Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả tham gia tập huấn kỹ thuật của chủ hộ 43
Bảng 4.9: Bảng thống kê mô tả tham gia HTX 43
Bảng 4.10: Bảng thống kê mô tả nhận hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, vật nuôi 44
Bảng 4.11: Bảng thống kê mô tả mức nhận hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, vật nuôi 44
Bảng 4.12: Bảng thống kê mô tả mức nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở 45
Bảng 4.13: Bảng thống kê mô tả tương quan giữa diện tích diện tích đất canh tác và khả năng thoát nghèo của hộ gia đình 46
Bảng 4.14: Bảng thống kê mô tả tương quan giữa lao động của hộ được đào tạo nghề và khả năng thoát nghèo của hộ gia đình 46
Bảng 4.15: Bảng thống kê mô tả tương quan giữa số tiền vay của hộ và khả năng thoát nghèo của hộ gia đình 47
Trang 10Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả tương quan giữa số lần tham gia tập huấn kỹ thuật và khả năng thoát nghèo của hộ gia đình 47 Bảng 4.17: Bảng thống kê mô tả tương quan giữa tham gia hợp tác xã và khả năng thoát nghèo của hộ gia đình 48 Bảng 4.18: Bảng thống kê mô tả giữa mức nhận hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, vật nuôi và khả năng thoát nghèo của hộ 49 Bảng 4.19: Bảng thống kê mô tả giữa mức nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở và khả năng thoát nghèo của hộ 49 Bảng 4 20: Kết quả ước lượng mô hình đề xuất 50 Bảng 4.21: Tác động biên của các yếu tố đến sự thay đổi xác suất thoát nghèo của hộ gia đình 51 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu 54
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích các hoạt động của các chương trình, chính sách tác động đến
hộ nghèo 25 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 26
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư
Bác Ái là huyện miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Ninh Thuận, là 01 trong 61 huyện nghèo của cả nước với đa số người dân sinh sống là người đồng bào DTTS Raglay và được thụ hưởng chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ từ năm 2009 Hiện nay, các chính sách và dự án của Nhà nước và của các tổ chức phi Chính phủ đang được triển khai nhiều trên địa bàn huyện với mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững cho người dân Nhưng nổi bật và bao quát hơn cả đó là Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (gọi tắt là Chương trình 30a) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Để có cái nhìn toàn diện và chính xác tác động của các chính sách/ chương trình/ dự án nào có hiệu quả đến thoát nghèo cho người dân trong vùng, tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên 225 hộ nghèo năm 2012 đã được hưởng lợi từ chính sách của nhà nước từ năm 2012 đến năm 2016 để làm đề tài nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định tác động của các chương trình/dự án đến thoát nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Trên cơ sở đó
đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giảm nghèo cho các hộ dân tại địa phương nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định lượng để tiến hành phân tích các chương trình/ dự án có ảnh hưởng đến thoát nghèo bằng kỹ thuật thống kê mô tả và mô hình hồi quy Binary Logistic với phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (ML) Dữ liệu cho nghiên cứu là loại dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng việc khảo sát số liệu từ 225 hộ dân tại 09 xã, thuộc huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các cơ quan: Chi cục thống kê, Phòng
LĐ – TB – XH, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Kết quả phân tích cho thấy trong 7 nhân tố đề xuất ở mô hình nghiên cứu ban đầu thì có 6 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến thoát nghèo của các hộ dân,
Trang 13gồm: Diện tích đất canh tác; Đào tạo nghề; Vay vốn; Tham gia tập huấn kỹ thuật; Tham gia hợp tác xã; và Hỗ trợ về nhà ở
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, một số hàm ý chính sách được tác giả
đề xuất cho các nhà lãnh đạo tại địa phương thiết kế, áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình/ dự án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững tác động đến thoát nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Từ khoá: Nghèo đói, chính sách tác động, nhân tố ảnh hưởng, hồi quy Binary Logistic, Bác Ái, Ninh Thuận
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong XĐGN, tăng trưởng kinh tế trên diện rộng đem lại những cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân và được thế giới thừa nhận là một điển hình về thành tích XĐGN
Hiện nay trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, các chính sách và dự án của Nhà nước và của các tổ chức phi Chính phủ đang được triển khai với mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững cho người dân trên địa bàn toàn huyện Nhưng nổi bật và bao quát hơn cả đó là Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 64 huyện nghèo (gọi tắt là Chương trình 30a) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả trong việc giảm nghèo ở các vùng, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của cả nước giảm bình quân 5%/năm Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp
Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH, nhóm hộ cận nghèo gia tăng rất mạnh Trong
số đó, không ít hộ từ xóa nghèo lại tái nghèo Điều này cũng khẳng định rằng Việt Nam nằm trong nhóm những nước có nguy cơ rủi ro cao về tình trạng tái nghèo (theo đánh giá của World Bank) Lịch sử XĐGN cho thấy các hộ dân đã được báo cáo XĐGN để rồi chỉ một thời gian ngắn sau lại tiếp tục tái nghèo Tái nghèo cũng đang trở thành mối lo toàn cầu Theo kết quả Tổng hợp diễn biến hộ nghèo cả nuớc trong năm 2016, cả nước có 514.219 hộ thoát nghèo nhưng số hộ nghèo phát sinh lại lên đến 153.537 hộ Điều này có nghĩa rằng, cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ tái nghèo
Bác Ái là huyện miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Ninh Thuận, là 01 trong 64 huyện nghèo của cả nước với đa số người dân sinh sống là người đồng bào DTTS Raglay và được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ Đây là cơ hội để huyện Bác Ái phát triển, đặc biệt là cơ hội để người dân trong huyện có cuộc sống đổi thay nhanh hơn
Trang 15Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc; một số nội dung, qui định không phù hợp với thực tế tại địa phương; bên cạnh đó có một số chính sách mới được ban hành nên chưa thể hiện được nhiều Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về đói nghèo ở địa phương và đánh giá được những tác động của các Chương trình, Chính sách đang triển khai trên địa bàn huyện có ý nghĩa rất quan trọng đến việc giảm nghèo cho người dân sinh sống tại địa phương Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy được lợi ích tối đa từ các hoạt động của các Chương trình
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu “ Tác động của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Có những nhân tố nào thuộc các chính sách/chương trình/dự án của Nhà nước tác động đến thoát nghèo cho các hộ gia đình tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận?
Có những ưu, nhược điểm nào của các chính sách/ chương trình/ dự án đang được được triển khai trên địa bàn trong công tác giảm nghèo tại địa phương trong thời gian qua?
Những hàm ý chính sách nào nên được thực hiện để giúp thoát nghèo cho các
hộ gia đình trên địa bàn huyện thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các lý luận, thực tiễn về các chính sách giảm nghèo tác động đến giảm nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái
Trang 16* Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung mô tả thực trạng của hộ nghèo năm 2012 được thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và ĐGTĐ các hoạt động thuộc các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảm nghèo trên địa bàn huyện
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn:
- Về mặt lý luận:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ một số chính sách/chương trình/dự án tác động tích cực đến thoát nghèo của người dân trong vùng, đề xuất một
số chính sách của nhà nước phù hợp với người dân trong vùng
Trên cơ sở đó, đề xuất loại bỏ những chính sách/chương trình/dự án không có hiệu quả, đồng thời đưa ra những giải pháp tập trung vào những chính sách/chương trình/dự án có hiệu quả đến công tác giảm nghèo cho địa phương
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương
có những giải pháp khoa học nhằm nâng cao hơn chất lượng công tác XĐGN trên địa bàn huyện
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này nêu rõ lý do thực hiện nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu tổng quát và cụ thể của nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu
Trang 17Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm các lý thuyết và quan điểm về nghèo đói; các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; khung phân tích của nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương bao gồm: Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đưa ra quy trình, cách tiếp cận nghiên cứu, nêu lên phương pháp chọn mẫu và thu thập, phân loại dữ liệu Từ đó lựa chọn các công cụ phân tích dữ liệu cho phù hợp
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Nội dung chính của chương này là mô tả hiện trạng các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo trong 5 năm: 2012- 2016, trình bày kết quả phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và Hàm ý chính sách
Chương cuối trình bày kết luận và đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhà quản lý, cũng như những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được chỉ ra
Trang 18CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm nghèo
Theo tuyên bố Liên hợp quốc (tháng 6-2008) “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu
để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền và bị loại trừ của các cá nhân,
hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh
an toàn”
Hiện nay, trên thế giới người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về nghèo Các học giả, các nhà khoa học họ định nghĩa nghèo dưới nhiều góc độ khác nhau Theo Sen (1981), để tồn tại con người luôn có nhiều nhu cầu khác nhau về vật chất và tinh thần Nếu nhu cầu tối thiểu này không được thỏa mãn con người sẽ sống trong cảnh nghèo nàn Còn McNamara (1978) lại cho rằng nghèo có thể phân làm hai loại nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối Nghèo tuyệt đối là việc sống không đủ những điều kiện tối thiểu của vật chất, vượt qua khỏi sức tưởng tượng của con người và luôn phải đấu tranh cho cuộc sống Nếu cuộc sống không đáp ứng đủ nhu cầu vật chất, phi vật chất của một tầng lớp xã hội nhất định nào đó so với sự sung túc tại thời điểm đó thì được xem là nghèo tương đối
Theo Ngân hàng Thế giới (2010), nghèo là tình trạng bị tước đoạt ở nhiều khía cạnh khác nhau Nó biểu hiện ở khía cạnh thu nhập thấp, không có khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm duy trì việc tồn tại của con người Nghèo còn được biểu hiện là thiếu các tiếp cận về y tế và giáo dục, thiếu các điều kiện về vệ sinh
và nước sạch, không được bảo đảm về an ninh, thiếu tiếng nói, không có đủ khả năng
và cơ hội để cải thiện cuộc sống
Hiểu một cách đơn giản, Ngân hàng Thế giới cho rằng nghèo là tình trạng không
có đủ nguồn lực để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người
Khái niệm nghèo đói được đưa ra tại hội nghị bàn về XĐGN do Ủy ban kinh tế
và xã hội của Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc – Thái Lan:
Trang 19- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thấp do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập; thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc sống; thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra; và dễ bị tổn thương trước những mất mát
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội
và phong tục tập quán của địa phương
Bản thân khái niệm nghèo đói nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì trong các nhóm dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải là nghèo nhất trong xã hội mà bị rơi vào tình trạng đói kém Do đó, với cách tiếp cận khác nhau về tình trạng thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác nhau Nghèo được nhận diện trên
2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối
Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng
2.1.1.1 Tiêu chí đo lường nghèo đói
Tiếp cận nghèo theo thu nhập
Theo Glewwe và Twum-Baah (1991), chi tiêu không những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà nó còn ổn định hơn từ năm này qua năm khác Do đó, có đủ căn cứ lý thuyết để dùng các thước đo chi tiêu nhằm phản ánh mức sống
Theo Alderman và Paxson (1994) và Paxson (1993), ở các nước kém phát triển, thu nhập của hộ thường biến động theo mùa vụ trong khi chi tiêu dùng tương đối ổn định giữa các tháng trong năm Vì thế, chi tiêu tiêu dùng phản ánh mức sống của hộ tốt hơn con số thu nhập
Trang 20Phương pháp xác định ngưỡng nghèo theo chuẩn quốc tế Theo WB (1990), ngưỡng nghèo đói mức thấp gọi là ngưỡng nghèo đói LT-TP Ngưỡng nghèo đói ở mức cao hơn gọi là ngưỡng nghèo đói chung (bao gồm cả mặt hàng LT-TP và phi LT-TP) Ngưỡng nghèo chung đo lường chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa LT-TP cung cấp lượng calo 2100 calo và một số mặt hàng phi LT-TP
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của WB đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nước mình dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế trong từng giai đoạn phát triển nhất định, do đó mức thu nhập tối thiểu được thay đổi và nâng dần lên
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn nghèo đói của WB
Khu vực
Mức thu nhập tối thiểu (USD/người/ngày)
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Hiện nay, có hai cách tiếp cận cho phép phân tích tình trạng nghèo ở Việt Nam: cách của Tổng cục Thống kê (GSO) và cách của Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội (MOLISA) Cách tiếp cận của GSO giống cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, với ngưỡng nghèo lương thực (chi tiêu để có được tối thiểu 2100 calo/người/ngày) và ngưỡng nghèo tổng quát (chi tiêu cho nhu cầu LT-TP khoảng 70% và chi tiêu cho phi thực phẩm - khoảng 30%) GSO thực hiện khảo sát về tình trạng nghèo, chứ không xác định chuẩn nghèo của Việt Nam MOLISA chọn cơ sở để xác định ngưỡng nghèo
là mức chi tiêu cần thiết để một người có thể sống được và điều chỉnh ngưỡng nghèo tùy vào lạm pháp hàng năm Chính phủ đã phê duyệt và công bố ngưỡng nghèo quốc gia cho các giai đoạn 2001-2005, 2005-2010, 2011-2015, 2016-2020, trên cơ sở đề xuất của MOLISA
Trang 21Bảng 2.2 Các ngưỡng nghèo theo giai đoạn được quy định ở Việt Nam Giai đoạn Quyết định của thủ tướng
Chính phủ
Ngưỡng nghèo ở nông thôn (vnd/người/tháng)
Ngưỡng nghèo ở
đô thị (vnd/người/tháng)
2016-
2020
59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015
Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006 - 2010 tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 Theo đó người ở khu vực nông thôn có thu nhập dưới 2.400.000 đồng/năm và ở khu vực thành thị có thu nhập dưới 3.120.000 đồng/năm là người nghèo Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015; theo đó chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn được nâng lên 4.800.000 đồng/năm và
ở khu vực thành thị 6.000.000 đồng/năm Còn đối với hộ cận nghèo vùng nông thôn có mức thu nhập từ 401.000 đồng/người/tháng - 520.000 đồng/người/tháng, hộ cận nghèo thành thị có thu nhập từ 501.000 đồng/người/tháng-650.000 đồng/người/tháng
Hiện nay Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -
2020 như sau: hộ nghèo ở khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; ở khu vực thành thị thu nhập bình quân 900.000 đồng/người/tháng trở xuống
Tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều:
Trang 22- Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
2.1.1.2 Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Hộ nghèo: là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
o Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống
o Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
- Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người bằng hoặc thấp hơn
chuẩn cận nghèo và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Việc địa phương nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với quy định trên phải dựa vào tình hình kinh tế - xã hội và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo
Tình trạng nghèo đói được cải thiện khi các chỉ tiêu về số người hoặc số hộ nghèo đói, tỷ lệ người hoặc tỷ lệ hộ nghèo đói giảm dần theo thời gian Do đó, đánh giá
sự thành công của các chương trình XĐGN ở các địa phương nước ta cũng theo sự cải thiện này Trong những năm qua, mặc dù đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách giảm nghèo nhưng kết quả chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao Chính phủ cũng đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng tái nghèo là một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát Ngoài ra một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo
2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần
Trang 23tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ Ở đây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh
tế -xã hội Theo WB (2007), các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói được tóm tắt ở bảng 2.1
Bảng 2.3 Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói Phân theo định tính Các nhân tố
chế trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ
xã hội
- lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai
- Điều kiện tự nhiên (thời tiết…)
- Tỷ lệ phụ thuộc (phần trăm số người trưởng thành không
có hoạt động tạo thu nhập)
- Trình độ học vấn trung bình của hộ
- Giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất)
- Việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc)
- Dân tộc (có hay không có thuộc dân tộc nhóm thiểu số)
Nguồn: WB (2007)
Trang 24Ngoài ra, theo báo cáo đánh giá nghèo ở Việt Nam (2012), các nhân tố xác định chính của hộ nghèo ở Việt Nam gồm:
- Người nghèo sống ở nông thôn
- Trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ năng chuyên môn bị hạn chế
- Hộ nghèo ít đất hoặc không đất ngày càng phổ biến Các hộ không thể kiếm sống nhờ đất có rất ít cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp ổn định
- Hộ đông con hoặc ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt dễ bị tổn thương trước chi phí y tế và giáo dục gia tăng và đa dạng
- Hộ nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn thời vụ và những cú sốc của hộ hay cộng đồng
- Các nhóm DTTS thường gặp nhiều bất lợi đặc thù
- Dân nhập cư thành thị nghèo và không có hộ khẩu thường trú thường khó tiếp cận dịch vụ công, và một số cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội
- Có rất nhiều trẻ em trong dân số nghèo Trẻ em nghèo ít có khả năng được đến trường và thường bị rơi vào vòng đói nghèo luẩn quẩn do thế hệ trước để lại và các em thường có cảm giác không an toàn (WB, 1999)
Ngoài ra, theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), đã đưa ra một danh sách giải thích về các thay đổi trong trạng thái nghèo ở bảng 2.2 và các đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn ở bảng 2.3
Bảng 2.4 Các phát hiện về động thái nghèo của đánh giá nghèo với sự tham gia
của người dân Các trường hợp thoát nghèo thành công
Chủ động cao trong việc tự đi xin vay trong việc sử dụng vốn vay được để giảm nghèo hiểu quả
Nhận được tiền bồi thường cho đất đai bị địa phương thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng
Vốn tài chính
Có tiền tiết kiệm (tại một số địa bàn) Tận dụng được tốt các cơ hội từ các cơ quan cũng như các chương trình và chính sách giảm nghèo (tại một số địa bàn)
Năng lực Tiếp cận được tốt với thông tin và quyết định được đúng
đắn về các vấn đề liên quan đến sản xuất
Trang 25Các trường hợp mới rơi xuống dưới ngưỡng nghèo
Tai nạn hiểm nghèo (trong sản xuất và kinh doanh) Mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động chủ chốt trong gia đình
Thiên tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa
Có nhiều con hoặc phụ thuộc
Thay đổi về nhân khẩu Hộ gia đình mới chia tách
Bắt buộc phải tổ chức và/hoặc tham gia vào một số nghi
lễ lớn như ma chay, cưới hỏi Những chi phí này khiến cho người cận nghèo, thậm chí người khá giả hơn thế, bị đẩy vào cảnh nghèo túng, nợ nần
Tác động xã hội
Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc (tại một số địa bàn)
Các trường hợp vẫn nằm dưới ngưỡng nghèo
Không có đất hoặc thiếu đất canh tác, thiếu vốn và thiếu tài sản có thể sử dụng cho sản xuất
Có đất nhưng thiếu vốn để đầu tư
Vốn tự nhiên
Có đất nhưng quá lười biến nên không cải tạo
Lao động, việc làm Lệ thuộc vào việc làm tự do
Trình độ học vấn và nhận thức thấp
Nhận thức, lối sống Thiếu tính năng động
Mắc phải các bệnh kinh niên
Thiếu lao động và/hoặc có nhiều người phụ thuộc
Nhân khẩu Phải trả tiền học cho con
Tác động xã hội Phong tục tập quán, chi phí cho ma chay cưới hỏi
Hỗ trợ bên ngoài Thiếu hỗ trợ kỹ thuật
Nguồn: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2009)
Trang 26Bảng 2.5 Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn
Vốn tài nguyên thiên nhiên Đất đai Thiếu đất canh tác
Vốn tài chính Tình trạng tín dụng Thiếu vốn vay
Nợ nần chồng chất Phải vay tiền ngân hàng để mua lương thực thực phẩm
Vốn vật chất Chổ ở, hàng tiêu dùng Nhà cửa tạm bợ, đồ nội thất giá trị thấp
Vốn con người Tình trạng gia đình Các hộ gia đình mới chia tách
Kinh nghiệm làm việc rất hạn chế
Trình độ học vấn Tình trạng bỏ học là rất phổ biến vì trẻ em cũng kiếm
việc làm để giúp đỡ cha mẹ Khó thiết phục trẻ em đến trường học Không học hết bậc tiểu học, hoặc thậm chí có nhiều người lớn đang đi làm chưa đọc thông viết thạo
Tình trạng sức khỏe Chủ hộ gia đình là người cao tuổi hoặc có sức khỏe kém
hay tàn tật
Nguồn: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2009)
2.1.1.4 Nguyên nhân và giải pháp cho nghèo đói
Theo Bradshaw (2005) tổng kết có nhiều quan điểm và giải pháp được nhóm lại làm năm nhóm sau:
Nghèo đói do sự yếu kém của các cá nhân Các cá nhân đó thiếu kỹ năng, trình
độ, do hạn chế cơ thể, tinh thần Chính sách phúc lợi của chính phủ là cần thiết
Nghèo đói do niềm tin tôn giáo tạo dựng văn hóa nghèo đói Tập hợp các niềm tin, giá trị, kỹ năng được truyền từ đời này qua đời khác Các cá nhân như là nạn nhân của nghèo đói Cần can thiệp và biến đổi văn hóa
Nghèo đói do kinh tế, chính sách, phân biệt và đối xử của xã hội Con người thiếu các cơ hội và nguồn lực nhận được sự phát triển của xã hội Cần can thiệp hệ thống nhằm gỡ bỏ rào cản tham gia lợi ích xã hội, giúp người nghèo có việc làm, nâng
Trang 27lương, khuyến khích người nghèo tham gia và đón nhận thành quả của cộng đồng xã hội, chính sách chính phủ bảo vệ người nghèo và dân tộc thiểu số
Nghèo đói do cách biệt địa lý Mỗi vùng địa lý có sự khác biệt nguồn lực nhất định ảnh hưởng phát triển kinh tế dẫn đến nghèo đói Hỗ trợ các nhân tố nguồn lực còn thiếu tạo điều kiện phát triển
Nghèo đói được tích lũy và hoàn cảnh xuất thân Nghèo đói mang tính dây chuyền còn gọi là vòng luẩn quẩn nghèo đói Cần giải pháp tích hợp: Kinh tế, giáo dục
và đào tạo, nhà ở, tiếp cận dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội, gắn kết cá nhân với cộng đồng, khả năng lãnh đạo cộng đồng và xoay sở cá nhân Tuy nhiên vòng luẩn quẩn nghèo đói này vẫn là vấn đề nan giải đòi hỏi giải pháp mang tính toàn diện
Các tài liệu nghiên cứu về nghèo của Việt Nam khi bàn đến nhân tố ảnh hưởng nghèo tập trung vào các nhóm sau:
Nghề nghiệp có thu nhập thấp và không ổn định; Thông thường các nghề có thu nhập khác nhau, một mặt do quan hệ cung cầu mặt khác do tính chất chuyên môn, kỹ năng đòi hỏi của nghề nghiệp Nhóm nghề lao động phổ thông thường có thu nhập thấp và bấp bênh
Trình độ học vấn thấp và thiếu kỹ năng làm việc Học vấn không chỉ liên quan tới kỹ năng sống mà ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp thu và nghề chuyên môn để
có thu nhập cao hơn Học vấn được coi là yếu tố đảm bảo thu nhập căn bản và lâu dài Đầu tư để thay đổi về chất lượng giáo dục đào tạo cho hộ nghèo là chiến lược thoát nghèo bền vững và được hầu hết các nhà nghiên cứu khuyến cáo
- Thiếu thông tin thị trường;
- Kỹ năng đàm phán với người sử dụng lao động
- Khả năng tiếp cận các nguồn lực như đất đai, vốn;
- Bất bình đẳng về giới, có nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng cùng một công việc nhưng mức lương trả cho nam giới thường cao hơn nữ giới
- Cơ cấu người trong hộ có tỷ lệ người phụ thuộc cao Nó có thể do số trẻ em được sinh ra hoặc số người già mất sức hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng gặp tai nạn, bệnh tật hoặc do cá tính lười lao động
- Môi trường sinh sống và làm việc tách biệt (vùng sâu, vùng xa)
- Thay đổi của chính sách vĩ mô của nhà nước, ví dụ chính sách tín dụng cho người nghèo hoặc ưu đãi đầu tư cho các vùng nghèo khó
Trang 28- Đặc trưng của cộng đồng dân tộc, tôn giáo Thường thì mỗi dân tộc, tôn giáo
có những triết lý và văn hóa riêng đặc thù về cuộc sống, thu nhập, việc làm Những triết lý và văn hóa đặc thù này có ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ
- Ý chí và động cơ vươn lên của chủ hộ và người lao động trong hộ
2.1.2 Khái niệm về chính sách
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikimedia đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường”
2.1.3 Khái niệm về chính sách giảm nghèo
Chính sách giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, chủ trương, hành động của nhà nước tác động lên các chủ thể xã hội nhằm giải quyết các vấn đề nghèo đói như giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tăng mức sống của người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống
2.1.4 Nội dung một số chương trình giảm nghèo hiện đang triển khai:
2.1.4.1 Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững
2.1.4.1.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt
Trang 29khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường
2.1.4.1.2 Phạm vi thực hiện
Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản đặc biệt khó khăn
2.1.4.1.3 Đối tượng
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;
- Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo;
- Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan
2.1.4.1.4 Thời gian thực hiện chương trình: từ năm 2016 đến năm 2020
2.1.4.1.5 Các dự án thành phần
Dự án 1: Chương trình 30a
- Tiểu dự án 1 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo
- Tiểu dự án 2 Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
- Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
Trang 30- Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135
Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
2.1.4.2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
2.1.4.2.1 Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
- Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đồng bằng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí;
Trang 31- Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất
và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y
- Người dân và cộng đồng dân cư nông thôn;
- Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
- Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội
2.1.4.2.4 Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020
2.1.4.2.5 Nội dung thành phần của chương trình
1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
4 Giảm nghèo và an sinh xã hội
5 Phát triển giáo dục ở nông thôn
6 Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
7 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn
8 Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề
9 Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân
10 Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
11 Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới
2.2 Các lý thuyết liên quan
2.2.1 Khái niệm về tác động
Theo từ điển trực tuyến Bussinessdictionary, tác động là phép đo sự ảnh hưởng (kết quả) vô hình hoặc hữu hình của một vật hoặc hành động của một thực thể hoặc tác
Trang 32dụng lên vật hoặc thực thể khác Như vậy, có thể hiểu rằng tác động là những thay đổi gắn với một tác động của một việc, một vật lên việc, vật khác và tác động chính sách
là những thay đổi gắn với tác động của một chính sách Như vậy, để xác định tác động chính sách thì phải xác định được đối tượng chịu tác động của chính sách
Ngân hàng thế giới (2008) định nghĩa: “ĐGTĐ là đánh giá những thay đổi gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không như dự định”
ĐGTĐ được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu không có tác động của chính sách/chương trình/dự án thì kết quả đầu ra sẽ như thế nào”? Điều này liên quan đến thuật ngữ được gọi là phân tích phản thực (counterfactual analysis), đó là “một sự so sánh giữa điều gì thực sự xảy ra với điều gì xảy ra nếu không có sự can thiệp của chính sách" (White H., 2006)
Với cách hiểu như trên, ĐGTĐ được xem là một công việc nhằm tìm ra những
lý do dẫn đến sự thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ chính sách Hiểu một cách đơn giản, đó là một sự so sánh kết quả đầu ra giữa việc có chính sách và không
có chính sách Việc so sánh này cũng không phải là một phép trừ đơn giản của hai tình huống trên, bởi không có chính sách thì đầu ra cũng không phải nguyên trạng như lúc ban đầu mà có sự thay đổi từ các tác động khác Sự thay đổi do các tác động khác trong trường hợp không có chính sách lại không nhìn thấy được bởi đối tượng được tác động thực tế là đã có chính sách Vì vậy phải tìm một mẫu so sánh đối chứng (comparison group) phù hợp để so sánh với nhóm được hưởng tác động của chính sách (treatment group)
Theo nhóm IRD-DIAL (2008), câu hỏi chính cần phải giải đáp là “điều gì sẽ diễn ra (hoặc đã diễn ra) nếu chính sách, chương trình hay dự án đó không được triển khai"" Khi đó, khó khăn nằm ở việc lựa chọn một kịch bản tham chiếu (hay kịch bản
đối chứng) để đối chiếu với chính sách có liên quan nhằm đánh giá những tác động quan sát được hay những tác động kỳ vọng Nhóm tác giả xác định khi ĐGTĐ đầy đủ cần quan tâm đến ba nội dung:
cần thiết phải có chính sách
khai thế nào trong thực tế Với cùng một chính sách áp dụng chung cho nhiều vùng, có thể mỗi địa phương có cách triển khai khác nhau dẫn đến những tác động khác nhau
- ĐGTĐ: đánh giá nhằm xác định liệu chính sách có tạo ra tác động mong đợi
đối với các đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể chế, các đối tượng thụ hưởng
của chính sách Những tác động này là nhờ chương trình hay nhờ yếu tố khác
Trang 332.2.2 Sự cần thiết phải ĐGTĐ chính sách
Để nâng cao hiệu quả của một chính sách hay chương trình phát triển, việc ĐGTĐ của các khoản đầu tư hỗ trợ cần phải được thực hiện để hiểu được các khoản đầu tư, các chính sách hỗ trợ có thực sự đem lại hiệu quả hay không Nếu nhìn nhận một cách phiến diện, những kết quả đạt được tưởng như do chính sách, chương trình đem lại nhưng thực tế lại là một kết luận sai lầm Một sự thay đổi ở kết quả đầu ra có thể do tác động của nhiều yếu tố khác nhau Việc ĐGTĐ phải chỉ rõ được những bằng chứng chứng minh sự thay đổi nào gắn với những tác động trực tiếp từ các chính sách, chương trình Đây là căn cứ để xây dựng chính sách và được gọi là xây dựng chính sách thực chứng (Evidence-based policy making) ĐGTĐ có thể giúp:
Định lượng được những tác động của một chính sách tới lợi ích của đối tượng hưởng lợi Ví dụ: một mô hình phát triển sản xuất mới có giúp tăng thu nhập không, một khoản hỗ trợ làm nhà mới có giúp người dân cải thiện được sức khoẻ không
So sánh những lợi ích đạt được của các nhóm hưởng lợi khác nhau Ví dụ: có thể so sánh kết quả thi của nhóm học sinh nam và học sinh nữ khi cùng được hỗ trợ bởi một chương trình đào tạo mới
Kiểm chứng và đưa ra các lựa chọn thay thế Ví dụ: kiểm chứng kết quả giảm nghèo nhờ trợ cấp tiền hay nhờ đầu tư khoa học công nghệ
2.2.3 Lô-gic ĐGTĐ chính sách
Theo World Bank (2008), để ĐGTĐ cần phải hiểu và phân tích chuỗi kết quả (results chain) của một chính sách Phân tích tác động dựa trên chuỗi kết quả giúp xây dựng một khung lô-gic đáng tin cậy để hiểu được các mối quan hệ từ đầu vào (inputs), hoạt động (activities) cho đến đầu ra (outputs, outcomes) của một chính sách Nó hình thành một lô-gic nhân quả từ lúc khởi đầu với những nguồn lực ban đầu cho tới lúc kết thúc với những mục tiêu dài hạn
Trong chuỗi kết quả bao gồm 3 phần chính:
Triển khai (Implementation): các công việc được triển khai để thực hiện chính
sách (bao gồm đầu vào, hoạt động, và đầu ra) Những nội dung này có thể được theo dõi và đo lường trực tiếp từ các hoạt động của dự án
Kết quả/tác động (Results): những kết quả, tác động dự định, gồm cả tác động
ngắn hạn và dài hạn (cuối cùng) Các tác động này không chỉ trực tiếp kiểm soát bởi chính sách và phụ thuộc vào những thay đổi trong cư xử của đối tượng hưởng lợi từ
Trang 34chính sách Nói cách khác, nó phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa bên cung cấp (Implementation) và bên có nhu cầu (Beneficiaries) Phần này liên quan đến ĐGTĐ để
đo lường tính hiệu quả
Giả định và rủi ro (Assumptions and Risks): phần này không nằm trong sơ đồ
chuỗi kết quả ở Hình 1 Nó bao gồm các minh chứng từ các tài liệu đã nêu về các mối quan hệ nhân quả và những giả định được dựa vào đó Phần này cũng đề cập đến những rủi ro có thể ảnh hưởng đến kết quả dự kiến và các biện pháp hạn chế những rủi
ro đó
2.2.4 Mô hình giảm nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “mô hình giảm nghèo” có thể hiểu theo 3 cách sau đây:
- “Mô hình giảm nghèo” căn cứ vào kết quả (“điểm sáng” giảm nghèo) - là
những cộng đồng và hộ gia đình có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tương đối tốt so với những cộng đồng và hộ gia đình khác trong cùng bối cảnh
- “Mô hình giảm nghèo” căn cứ vào quá trình - là những cách làm mới, sáng
tạo,thí điểm hướng đến giảm nghèo tại từng địa phương Đây là cách hiểu phổ biến nhất của cán bộ cơ sở và người dân, thường gắn với các “mô hình sinh kế”, “mô hình khuyến nông” hoặc “mô hình tổ chức thực hiện” (ví dụ: mô hình trồng cà phê năng suất chất lượng cao, mô hình liên kết với doanh nghiệp, mô hình quỹ phát triển cộng đồng…)
- “Mô hình giảm nghèo” căn cứ vào thực hiện chính sách -là các tiểu dự án thuộc dự án“Nhân rộng mô hình giảm nghèo” trong CTMTQG GN do ngành LĐ-TB-
XH chủ trì Dự án “nhân rộng mô hình giảm nghèo” “Nhân rộng mô hình giảm nghèo”
là một dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 (theo Quyết định số 20 /2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ) Trong giai đoạn này, Bộ LĐ-TB-XH tập trung xây dựng 3 loại mô hình là: giảm nghèo
ở các vùng đặc thù, giảm nghèo liên kết giữa người nghèo với doanh nghiệp và giảm nghèo gắn với củng cố an ninh - quốc phòng
Các mô hình giảm nghèo hiện nay về bản chất là các “tiểu dự án hỗ trợ sinh kế” hoặc “mô hình khuyến nông” kết hợp giữa tập huấn, hướng dẫn sản xuất với hỗ trợ vật
tư, con giống, công cụ sản xuất cho hộ nghèo, nhóm hộ nghèo (cho không hoặc cho vay quay vòng)
Theo Báo cáo của Cục BT-XH, Bộ LĐ-TB-XH (2012), riêng trong năm 2011,
105 mô hình giảm nghèo đã được thực hiện ở 117 xã thuộc 35 tỉnh, với tổng số vốn 40
Trang 35tỷ đồng và 7.700 hộ nghèo hưởng lợi trực tiếp Tuy nhiên, các địa phương mới tập trung “xây dựng” mô hình, chưa chú trọng đến việc tổng kết, tài liệu hóa, nâng cao năng lực, thể chế hóa về phương pháp và cách làm giảm nghèo; do đó khía cạnh “nhân rộng” mô hình giảm nghèo chưa đạt kết quả mong đợi “Nhân rộng mô hình giảm nghèo” tiếp tục là một dự án thuộc CTMTQG GN bền vững giai đoạn 2012 - 2015 (theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ) Quy
mô của dự án “nhân rộng mô hình giảm nghèo” đã tăng mạnh, với tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 2012 - 2015 là 2.850 tỷ đồng
Một thay đổi quan trọng của Chương trình trong giai đoạn 2012 - 2015 là các chính sách hỗ trợ người nghèo:
2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Khi phân tích “ Các nguyên nhân nghèo đói đối với các hộ gia đình ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, Trần Hoài Nam (2006), đã chỉ ra có hai nhóm nhân tố tác động theo chiều hướng tăng và giảm đến nghèo đói trong huyện Đầu tiên là nhóm các nhân tố tác động làm tăng thu nhập bình quân đầu người và làm giảm xác suất nghèo của hộ gia đình bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ; tuổi của chủ hộ; diện tích đất canh tác; vay tín dụng và dân tộc Tuy nhiên trong quá trình phân tích mô hình nghèo đói thì hai nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ và diện tích đất canh tác là có tác động lớn nhất đến xác suất giảm nghèo của hộ gia đình trong huyện Thứ hai là nhóm các nhân tố tác động có ảnh hưởng làm giảm thu nhập bình quân đầu người và làm gia tăng xác suất nghèo của hộ gia đình bao gồm: tỷ lệ phụ thuộc; quy mô của hộ; nghề nghiệp của hộ Qua phân tích thì những hộ có quy mô càng lớn thì xác suất nghèo càng
Trang 36cao, đồng thời những nhóm chủ hộ làm nghề nông thì xác suất nghèo sẽ cao hơn những nhóm chủ hộ làm nghề phi nông Tình trạng nghèo đói ở nhóm hộ đồng bào dân tộc là tương đối nghiêm trọng hơn so với nhóm hộ kinh
Để góp phần cho công tác XĐGN ở tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Tuấn (2011), tùy theo đặc điểm kinh tế - xã hội vùng địa lý, sự tồn tại của các nhân tố tác động đến nghèo đói cũng không đồng nhất và nó có ý nghĩa nhất định trong mô hình đại diện cho vùng đó Cụ thể, vùng Đồng Bằng, các nhân tố tác động đến nghèo đói theo thứ tự quan trọng gồm qui mô hộ gia đình, vốn sản xuất kinh doanh và tỷ lệ phụ thuộc của hộ; đối với vùng Miền Núi gồm vốn sản xuất kinh doanh, đa dạng, nghề nghiệp của
hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, đất canh tác, quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc; và Vùng cao các nhân tố tác động này như đa dạng hóa, giới của chủ hộ, đất canh tác, vốn sản xuất kinh doanh, trình độ học vấn của chủ hộ và tỷ lệ phụ thuộc Các nhân tố tác động đến nghèo đói chia làm hai nhóm, nhóm tác động đồng biến và nhóm tác động nghịch biến với tỷ lệ hộ nghèo đúng như kỳ vọng Tuy nhiên, đối với vùng cao, quy mô hộ gia đình thì ngược lại, việc tăng thêm thành viên không làm cho hộ nghèo thêm
Nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến nghèo đói của người dân tộc Khmer ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Võ Hữu Phước (2006), đã nêu rõ các yếu tố cơ bản tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình dân tộc Khmer ở Cầu Ngang gồm: trình
độ học vấn, giới tính, vốn vay, tuổi chủ hộ tác động nghịch chiều tức làm giảm tỷ lệ nghèo Quy mô hộ tác động thuận chiều, có nghĩa là quy mô hộ tăng lên sẽ làm tăng xác suất nghèo
Khi nghiên cứu về “thực trạng nghèo đói của các cộng đồng DTTS tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”, Phong Thị Hoàng Oanh (2012) đã chỉ ra được nguyên nhân nghèo đói của các hộ: 1) Thu nhập không đủ chi tiêu, 2) Thiếu đất đai sản xuất, 3) Gia đình đông con; thông qua phân tích, đánh giá đường cong Lorenz
và hệ số GINI về phân phối thu nhập theo đầu người giữa các nhóm hộ tại bốn thôn, đề tài nghiên cứu nhận xét: thu nhập bình quân năm giữa các nhóm hộ tại thôn 2, Suối Thông A1 tương đối bình đẳng với nhau, thu nhập bình quân năm giữa các nhóm hộ tại thôn Suối Thông A2 và D`Ron bất bình đẳng với nhau; diện tích đất đai của các hộ chủ yếu là đất ở Hiệu quả của các chương trình dự án giảm nghèo tại địa phương cho đồng bào DTTS triển khai chưa đồng bộ
2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Naveed và Islam (2012), đã xác định rằng thước đo nghèo bằng thu nhập là không toàn diện sau khi thực hiện nghiên cứu đo lường nghèo của người dân Pakistan
Trang 37thông qua thu nhập của họ Trên cơ sở đó, hai ông đã lập luận và đưa ra các phân tích quan trọng cho việc áp dụng đo lường nghèo ở Pakistan bằng phương pháp đa chiều của Alkire – Foster thông qua các biến số gồm: giáo dục; sức khỏe và dinh dưỡng; điều kiện sống; của cải thì tỷ lệ hộ nghèo khổ ở Pakistan tăng thêm 31% so với phương pháp đơn chiều cũ Nghiên cứu cũng cho thấy người nghèo ở nông thôn cao hơn thành thị và ba yếu tố chính gây ra nghèo đói ở Pakistan là: tỷ lệ tử vong trẻ em,
sự chênh lệch sở hữu đất đai và trẻ em không đi học Dưới góc độ chính sách, nghiên cứu đã thảo luận về việc sử dụng các kết quả để các nhà hoạch định chính sách phân
bổ nguồn lực giữa các địa phương đồng thời cho rằng phương pháp đo lường nghèo đa chiều cần được chính thức áp dụng để ước tính nghèo ở Pakistan Phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã chỉ ra số lượng người nghèo thật sự tại Pakistan và nêu rõ vấn
đề giáo dục đến sự phát triển tương lai của trẻ góp phần thoát nghèo
Cũng sử dụng phương pháp Alkire – Foster, bằng năm chiều (sức khỏe, kiến thức, thu nhập, việc làm và môi trường hộ gia đình) với mười chỉ số gồm: tỷ lệ tử vong, dinh dưỡng, số lượng được đi học, số năm đi học, chi tiêu, khu vực làm việc, tình trạng việc làm, nước, dinh dưỡng và nhiên liệu đun nấu; Dehury và Mohanty (2015) ước tính và phân tích các tác động nghèo đa chiều ở 84 vùng của Ấn Độ Nghiên cứu này ngoài đưa ra các chính sách giảm nghèo và hạn chế bất bình đẳng trong xã hội Theo nghiên cứu thì khoảng một nửa dân số Ấn Độ rơi vào tình trạng nghèo đa chiều Hơn 70% dân số ở các lưu vực sông Mahanadi, khu vực phía Nam của Chhattisgarh và vùng Vindhya Madhya Pradesh nghèo đa chiều, trong khi tỷ lệ này ít hơn 10% ở các vùng ven biển của bang Maharashtra, Delhi, Goa, khu vực miền núi Jammu và Kashmir, khu vực Hills và khu vực Đồng bằng Manipur, Puducherry và Sikkim Phân tích các chiều đo lường nghèo cho thấy chiều kích thích kinh tế một mình chiếm khoảng một phần ba đến tác động nghèo ở hầu hết các khu vực của Ấn Độ
Tóm lại: Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói, các tác động của chính sách/ chương trình/dự án đến công tác giảm nghèo, các mô hình giảm nghèo và kế thừa những nghiên cứu trước Bài luận văn áp dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để ĐGTĐ các chính sách/ chương trình/ dự án đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái, Tỉnh Ninh thuận dựa trên khung phân tích
2.4 Khung phân tích
Trong các chương trình, chính sách có các hoạt động tác động đến hộ nghèo, được thể hiện qua khung phân tích tại hình sau
Trang 38Hình 2.1 Khung phân tích các hoạt động của các chương trình, chính sách tác động
đến hộ nghèo Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày các khái niệm nghèo, lý thuyết về nghèo đói, các lý thuyết
có liên và tổng quan các nghiên cứu trước để làm nền tản cho việc xây dựng khung phân tích Trên cơ sở các lý thuyết nền và tổng quan những nghiên cứu liên quan trong
và ngoài nước, nghiên cứu đã xây dựng được các giả thuyết và đề xuất khung phân tích của nghiên cứu
Hoạt động của của các chương trình, chính sách
Số tiền vốn vay của hộ
Số lần tham gia tập huấn
kỹ thuật
Tham gia Hợp tác xã
Nhận hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, vật nuôi
Nhận
hỗ trợ xây dựng nhà ở
Hộ nghèo
Trang 39CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình như sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
Để trả lời và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu dựa trên các
lý thuyết về nghèo đói, các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo, các tác động của chính sách/ chương trình/dự án đến công tác giảm nghèo, các mô hình giảm nghèo và kế thừa những nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan để xây dựng khung phân tích cũng như các giả thuyết cho nghiên cứu này Trên cơ sở khung phân tích được xác định, nghiên cứu tiến hành xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình nhằm để thu thập dữ liệu cho phân tích
Đơn vị nghiên cứu là các hộ dân trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Kết quả phân tích được khái quát hóa để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu
Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và đối
tượng nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Thiết kế bản câu hỏi
Điều tra dữ liệu
Xử lý số liệu
Phân tích thống kê mô tả Phân tích hồi quy
Hàm ý chính sách Kết quả và giải thích kết quả
Trang 403.3 Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu
Theo Green (1991), và Tabachnick & Fidell (2007), nếu nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu chéo để phân tích thì quy mô mẫu được xác định là n >= 50 + 8k, với k là biến độc lập của mô hình (dẫn theo Đinh Phi Hổ, 2014)
Trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy với dữ liệu chéo được thu thâp có 7 biến độc lập; theo công thức trên, số lượng mẫu cần thiết tối thiểu phải là: 50 + 8*7 = 106 mẫu Tuy nhiên, kích thước mẫu càng tăng thì sai số do chọn mẫu càng giảm (theo Phạm Thành Thái, 2015); Mặt khác, trong nghiên cứu này sử dụng hồi quy binary logistic để phân tích và sử dụng phương pháp ML (ước lượng hợp lý cực đại) để ước lượng mô hình nên đòi hỏi cỡ mẫu phải lớn hơn nhiều so với ước lượng bằng phương pháp OLS (bình phương bé nhất thông thường) Vì vậy, để tăng độ chính xác của ước lượng, nghiên cứu tiến hành khảo sát và đưa vào phân tích với cỡ mẫu chính thức là
225 mẫu
Trong nghiên cứu này áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, theo kỹ thuật chọn mẫu định mức Huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận có 09 xã Do đó, 09 xã, sẽ được thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu, số mẫu phân bố cho các xã được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Phân bổ mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bác Ái (2017) và tính toán của tác giả)
Đánh giá chung: tác giả cố gắng trải đều trên các địa bàn xã để đảm bảo tính đại diện nhìn chung khá tương đồng với tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện