1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

125 173 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Để nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, phương pháp thu thập sốliệu số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phương pháp xử lí,

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHI P Ệ VI T Ệ

NAM

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TH C Ự THI CHÍNH SÁCH H TR TRANG TR I Ỗ Ợ Ạ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, T NH Ỉ H NG Y Ư ÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghi p ệ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Phượng Lê, người đã tận tình hướng dẫn, dànhnhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thựchiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Họcviện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đềtài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện VănLâm, phòng nông nghiệp huyện, Phòng tài nguyên, cùng các Phòng ban khác, UBND xãĐình Dù, Lạc Hồng, Trưng Trắc, và các xã khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu đãgiúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luậnvăn./

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn

ii Mục lục

iii Danh mục các từ viết tắt

vi Danh mục bảng

vii Danh mục hộp ix Trích yếu luận văn x Phần 1 Mở đầu xii

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Đóng góp của luận văn 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại 4

2.1 Cơ sơ ly luân về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại

4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Vai trò của chính sách hỗ trợ trang trại 6

2.1.3 Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ trang trại

7 2.1.4 Nội dung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại

8 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại 10

2.2 Cở sở thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại 11

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại 11

2.2.2 Kinh nghiệm thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại ở Việt Nam 14

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Lâm 19

Phân 3 Phương phap nghiên cưu 20

Trang 5

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 203.1.2 Đặc điểm xã hội .20

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 24

Trang 6

3.2 Phương pháp nghiên cứu 28

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 28

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 28

3.2.3 Phương pháp xử lý 30

3.2.4 Phân tích số liệu 30

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 30

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 32

4.1 Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm 32

4.1.1 Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ trang trại 32

4.1.2 Tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm 39

4.1.3 Tình hình thực thi chính sách đất đai hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm 43

4.1.4 Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển trang trại ở huyện Văn Lâm 48

4.1.5 Chính sách hỗ trợ khoa học kĩ thuật phát triển trang trại ở huyện Văn Lâm 53

4.1.6 Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở huyện Văn Lâm 62

4.1.7 Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm trong thời gian qua 69

4.1.8 Đánh giá quá trình thực thi chính sác hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm 77

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại tại huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên 80

4.2.1 Đặc điểm của trang trại 80

4.2.2 Nguồn lực của huyện Văn Lâm 83

4.2.3 Năng lực của cán bộ địa phương 85

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới 85

4.3.1 Hoàn thiện chính sách đất đai hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại 86

4.3.2 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm 87

Trang 7

4.3.4 Hoàn thiện chính sách cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn

huyện Văn Lâm 89

4.3.5 Nâng cao trình độ cho chủ trang trại và người lao động ở huyện Văn Lâm 90

4.3.6 Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở ở huyện Văn Lâm 91

4.3.7 Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của hiệp hội trang trại huyện Văn Lâm 91

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 92

5.1 Kêt luân 92

5.2 Kiên nghi 93

Tài liệu tham khảo 96

Phụ lục 98

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

HDH Hiện đại hóa

nông nghiệpKHKT Khoa học kỹ thuậtKTTT Kinh tế trang trạiNĐ–CP Nghị định Chính phủNHNN Ngân hàng nông nghiệp

Phát triển nông thôn

VAC Vườn Ao Chuồng

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2013 – 2015 22

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Lâm, 2013- 2015 25

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2013 – 2015 27

Bảng 3.4 Phân bổ mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu 28

Bảng 3.5 Thu thập thông tin thứ cấp 29

Bảng 3.6 Phương phap thu thâp thông tin sơ cấp 29

Bảng 4.1 Số lượng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại 39

Bảng 4.2 Các hoạt động tuyên truyền về chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm 42

Bảng 4.3 Nguồn đất đai của các trang trại được điều tra 44

Bảng 4.4 Tình hình tiếp cận các chính sách đất đai hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của các trang trại được điều tra 45

Bảng 4.5 Nguồn thông tin về chính sách đất đai 46

Bảng 4.6 Khó khăn trong tiếp cận chính sách đất đai 46

Bảng 4.7 Đánh giá của cán bộ và chủ trang trại về chính sách đất dai 47

Bảng 4.8 Nguồn thông tin về chính sách vay vốn 49

Bảng 4.9 Nguồn vốn vay làm trang trại 50

Bảng 4.10 Số lượt trang trại theo sự hỗ trợ của chính sách tín dụng 50

Bảng 4.11 Tình hình vốn vay bình quân một trang trại 51

Bảng 4.12 Khó khăn khi vay vốn làm kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm 52

Bảng 4.13 Tình hình chuyển giao khoa học kĩ thuật phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm trong giai đoạn 2013 - 2015 54

Bảng 4.14 Số trang trại được điều tra theo nguồn thông tin tiếp cận chính sách khoa học kĩ thuật 56

Bảng 4.15 Nguồn mua cây và con giống của trang trại được điều tra 57

Bảng 4.16 Số trang trại điều tra được tiếp cận chính sách hỗ trợ về giống 58

Bảng 4.17 Nguồn mua thức ăn chăn nuôi trong trang trại điều tra 59

Bảng 4.18 Công tác thú y trong trang trại được điều tra 59

Bảng 4.19 Số trang trại được điều tra tiếp cận chính sách hỗ trợ dịch vụ thú y 60

Bảng 4.20 Nguồn mua thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tại trang trại được điều tra 60

Trang 10

Bảng 4.21 Tồn tại trong quá trình áp dụng khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh

tế trang trại 61

Bảng 4.22 Khó khăn trong quá trình thực thi chính sách khoa học kĩ thuật 62

Bảng 4.23 Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở huyện Văn Lâm trong giai đoạn 2013 – 2015 64

Bảng 4.24 Nguồn thông tin về chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại 65

Bảng 4.25 Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại các trang trại điều tra 66

Bảng 4.26 Đánh giá của các cán bộ và trang trại đánh giá về tình hình triển khai chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại 68

Bảng 4.27 Khó khăn trong quá trình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại 68

Bảng 4.28 Loại hình và cơ cấu trang trại của huyện Văn Lâm trong giai đoạn 2013 - 2015 71

Bảng 4.29 Phân loại trang trại theo quy mô diện tích 72

Bảng 4.30 Số trang trại huyện Văn Lâm theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015 73

Bảng 4.31 Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại được điều tra 76

Bảng 4.32 Đặc điểm của chủ trang trại được điều tra 82

Bảng 4.33 Tình hình sử dụng lao động của các trang trại được điều tra 83

Bảng 4.34 Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển trang trại 84

Bảng 4.35 Trình độ của các cán bộ được điều tra 85

Trang 11

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ huyện Văn Lâm về tình hình triển khai chính sách

đất đai 47Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ về thực thi chính sách hỗ trợ vốn phát triển trang trại 52Hộp 4.3 Ý kiến của chủ trang trại về thực thi chính sách hỗ trợ khoa học kĩ thuật

cho trang trại 62Hộp 4.4 Ý kiến của cán bộ về thực thi chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng nhận

trang trại 69Hộp 4.5 Ý kiến của chủ trang trại về thực thi chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng

nhận trang trại 69Hộp 4.6 Ý kiến của chủ trang trại về tình hình sử dụng đất đai để phát triển kinh

tế trang trại 84Hộp 4.7 Ý kiến của cán bộ về thành lập hiệp hội trang trại huyện Văn Lâm 85

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Nguyễn Đức Trung

2 Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn

huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15

4 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của để tài: Đánh giá tình hình thực thi và phân tích yếu tốảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm trong thời gianqua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình thực thi các chính sách

hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện Với 4 mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa cơ sở

lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại; (2) Đánh giá tình hình thựcthi chính sách hỗ trợ trang trại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thichính sách hỗ trợ trang trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; (3) Đề xuất một số giảipháp góp phần cải thiện tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại tại huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên Để nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, phương pháp thu thập sốliệu (số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp), phương pháp xử lí, phân tích, thông tin số liệu(phân tích thống kê, xử lý số liệu trên phần mềm EXCEL của máy tính)

Qua quá trình nghiên cứu tôi thu được một số kết quả sau: (1) Cụ thể hóa chínhsách hỗ trợ trang trại, đối với phát triển kinh tế trang trại Đảng và nhà nước ta đã cónhiều chính sách về đất đai, vốn khoa học kĩ thuật, cấp chứng nhận trang trại nhằm thúcđẩy các hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng gia trại, trang trạinâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Các chính sách được triển khaiđồng loạt từ Trung ương xuống tỉnh, huyện được cụ thể bằng các quyết định, nghị định,luật, thông tư, hướng dẫn (2) Tình hình thực thi chính sách đất đai hỗ trợ trang trại ởhuyện Văn Lâm, để phát triển trang trại, nhu cầu về đất đai là khá lớn, chủ yếu các trangtrại chỉ đều sử dụng nguồn đất thuộc quyền sở hữu; Có các chính sách đất đai hỗ trợphát triển kinh tế trang trại như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất, giáthuê ưu đãi, thuế sử dụng đất Một số khó khăn khi thực thi chính sách đất đai là quỹ đấthạn hẹp, thời gian thuê ngắn, thủ tục rườm ra, giá thuê cao, khu đất khó xây dựng cơ sở

hạ tầng (3) Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển trang trại ở huyệnVăn Lâm, các nguồn vay vốn của trang trại gồm có Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàngchính sách, Ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, vay người thân qua các chính sách hỗtrợ là hỗ trợ lãi suất, tín chấp, liên kết đầu tư tín dụng (chiếm tỷ lệ ít); các khó khăn khivay vốn phát triển kinh tế trang trại là vốn vay ít, thời gian vay ngắn, thủ tục rườm rà,lãi suất cao (4) Tình hình thực thi chính sách hỗ khoa học kĩ thuật phát triển trang trại ở

Trang 13

huyện Văn Lâm, năm 2015 huyện Văn Lâm tổ chức 21 lớp tập huấn cho các chủ trangtrại về kĩ thuật trồng trọt, kĩ thuật chăn nuôi, quản lý chất lượng, sơ chế sản phẩm, tổchức 2 đợt tham quan mô hình Chính sách hỗ trợ về giống ở huyện Văn Lâm gồm cótrợ giá cây và con giống, hỗ trợ lai tạo giống; công tác thú y ở trang trại được hỗ trợtiêm phòng cúm gà, tiêm phòng tai xanh, tiêm phòng nở mồm long móng, phun thuốcphòng dịch, đối với thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, phân bón huyện Văn Lâm chưathực hiện các chính sách hỗ trợ Qua điều tra các trang trại về tồn tại trong quá trình ápdụng KHKT còn tồn tại, không được hướng dẫn chi tiết, tốn kém trong chi phí, quátrình áp dụng rờm rà (5) Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ởhuyện Văn Lâm trong 103 trang trại ở huyện Văn Lâm năm 2015 có 37,86% sô trangtrại được cấp giấy chứng nhận trang trại, các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhậntrang trại là do chưa đăng kí, chưa đủ tiêu chuẩn, đang chờ kết quả Khó khăn trong quátrình thực thi chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng nhận trang trại là cán bộ chưa nắm rõchính sách, Nhận thức của chủ trang trại chưa cao, Thủ tục chưa nhanh gọn, Trang trạichưa đáp ứng đúng các tiêu chí (6) Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ kinh tế trangtrại trên địa bàn huyện Văn Lâm, năm 2015 huyện Văn Lâm có 103 trang trại tăng 17trang trại so với năm 2013, tổng diện tích là 223,51 ha, trong đó có 5 trang trại trồngtrọt, 63 trang trại chăn nuôi, 35 trang trại VAC, diện tích trung bình 1 trang trại là 2,17

ha Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trangtrại ở huyện Văn Lâm gồm có: Đặc điểm của trang trại (Trình độ của chủ trang trại,nguồn lực của chủ trang trại), Nguồn lực của huyện Văn Lâm (đất đai, đầu tư công chonông nghiệp), năng lực của cán bộ địa phương

Để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại tạihuyên Văn Lâm trong thời gian tới, tôi xin đưa ra các giải pháp sau: Hoàn thiện chínhsách hỗ trợ đất đai phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm; Hoàn thiện chính sách

hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm; Hoàn thiện chính sáchchuyển giao khoa học kĩ thuật cho trang trại ở huyện Văn Lâm; Hoàn thiện chính sáchcấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm; Nâng cao trình độ cho chủtrang trại và người lao động ở huyện Văn Lâm; Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở ởhuyện Văn Lâm; Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của hiệp hội trang trạihuyện Văn Lâm.\

Trang 14

THESIS ABSTRACT

1 Master candidate: Nguyen Duc Trung

2 Thesis title: Assessing the implementation of farm support policies in Van Lam

district, Hung Yen province

3 Major: Agricultural Economics Code: 60 62 01 15

4 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

This study aimed at assessing implementation and analyzing factorsinfluencing the implementation of farm support policies in Van Lam district, HungYen province, then proposing solutions to improve the policy support implementation.The specific objectives included: (1) Systematizing theory and practice on theimplementation of farm support policies; (2) Assessing the implementation of farmsupport policies and identifying influential factors to this implementation; ( 3)Proposing solutions to improve of the implementation of farm support policies in VanLam district, Hung Yen province

The research was performed through data collection (both primary andsecondary data), to data processing based on computer, and analyses (includingdescriptive and comparative statistics)

The study showed that many farm support policies had been released by theGovernment and Party, including supports on land, capital, technology, and land useright certification These policies supported a transition from small – scale production ashouseholds to bigger scale of farms that improved production and economic efficiency.These policies were comprehensively performed from central to lower levels (province,district) and also instructed by the decisions, decree, laws, and regulations and so on.The support policies for farm development were related to land, capital, technology,training, seeds and feeds support The land support policies were about certification ofland use rights, land leases with preferential prices, reduction of land use tax In VanLam district, the proportion of farms receiving certificates of farm-level productionaccounted for 38% of total 103 Total farm land was 223.51 ha, including 5 plantingfarms, 63 animal feeding farms, 35 VAC integrated farms The support policies aboutcredit access from banks were preferential capital, simple procedures for borrowing.Relevant to technical training and support, the districts’ government organized 21training courses on planting techniques, feeding techniques, quality management,product preliminary processing techniques and two visits for models’ performance Tosupport seeds, subsidies for plant and animal seeds, cross-breeding, veterinary care onAvian influenza, blue ear vaccination, hand-foot-and-mouth disease vaccination, diseaseprotection However, some difficulties in implementation of land policy still remained

Trang 15

including small-scale land, short duration of land tenancy, complicated procedures ofland tenancy, high rent, inadequate infrastructure system Another difficulty indeveloping farms was lack of production capital when the farms had not fully accessedthe credit from banking systems This problem was due to high interest rates, limitedcapital amount, short – period credit and complicated procedures from formal banks Inaddition, the limitation in techniques applying with high production costs Some farmsthat had not been certified were due to unregistered, ineligible or waiting to receive.Difficulties in providing the farm certification were that the local authorities had not fullawareness of the policy, or awareness of farm owners was not high Other reasons thatalso needed to be mentioned were about complicated procedure for grantingcertification and lack of necessary conditions from farms Finally, the factors affectingthe implementation of farm support policies in Van Lam district included:characteristics of farm (education level of farm owners, resources of farm owners), VanLam district’s conditions (land, public investment in agriculture), and the capability oflocal officials.

From the findings above, some solutions to improve the implementation of farmsupport policies were proposed as: finalizing the land policy for the development offarm-based economy in Van Lam district; finalizing capital policy for the development

of farm-based economy in Van Lam district; completing technology transfer policy toVan Lam district’s farms; completing policy for granting farm certification in Van Lamdistrict; improving qualification of farm managers and employee; improving capability

of local officials in Van Lam; establishing new farm associations and improvingefficiency of current farm associations in Van Lam district

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đấtnước, trong thời gian qua nông nghiệp có thể nói là một ngành có bước tiến mạnh

mẽ và đột phá, thu nhập người dân tăng lên đáng kể Trong số đó không thểkhông kể đến phát triển kinh tế trang trại Trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâunhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Việc phát triển kinh tếtrang trại đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt làm thay đổi bộ mặt kinh tế -xã hộicủa các vùng nông thôn

Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốntrong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đất hoang hóa… Tạo việc làm cholao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa.Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm tăng dịch vụ,

kỹ thuật tiêu thụ sản phẩn trong vùng Những sự thành công trên phải kể tới cácchính sách hỗ trợ cho các trang trại của nhà Đảng và nhà nước, đăc biệt là sau khinghị quyết số 03/2000 - CP của chính phủ ngày 02/2/2000 về kinh tế trang trại rađời giúp nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam có nhiều khởi sắc hơn Nhưngbên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhiều bất cập Nhà nước đã có chủ trương vềphát triển trang trại, song còn một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếptục làm rõ như: việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm trangtrại,việc thuê mướn, sử dụng lao động, việc đăng ký hoạt động và thuế thu nhậpcủa trang trại Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế việckhai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùng để phát triển trang trại Hầu hết cácđịa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất,thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc; thị trường còn kémphát triển Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹthuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng vàchịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.Thêm vào đó một số người dân và các hộ làm trang trại không nắm bắt được cácchính sách của nhà nước, về chủ quan nông dân vẫn tự tìm tòi cho mình cách làmriêng, như vậy phát triển kinh tế trang trại sẽ không được như mong đợi củaĐảng và nhà nước

Văn Lâm là một huyện đã có hướng làm trang trại từ năm 2002, tính đến

Trang 17

ngày 31/10/2015 toàn huyện đã có được 103 trang trại hoạt động sản xuất kinhdoanh, huyện Văn Lâm đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trang trại như cấp giấychứng nhận trang trại, đất đai, vốn, KHKT, mặc dù đã đạt được những kết quảnhất định nhưng hiệu quả đạt được chưa cao phần lớn là do việc thực thi cácchính sách hỗ trợ trang trại còn chưa hiệu quả, các chính sách triển khai cònchậm… Các chủ trang trại chưa nắm bắt tốt được chính sách hỗ trợ cho mình, vìvậy phát triển trang trại chưa được hiệu quả, nhiều trang trại đã bị thu hồi vàchuyển sang làm dịch vụ, CNH-HDH, đây cũng là một vấn đề nhức nhối với VănLâm,

Vì vậy thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực thi chính

sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, góp phần

đưa ra các giải pháp hũu hiệu, từng bước từng bước đưa ngành nông nghiệp củahuyện Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung phát triển bền vững

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tình hình thực thi và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thực thichính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm trong thời gian qua, trên cơ sở đóđưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ trangtrại trên địa bàn huyện

Đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình thực thi chính sách

hỗ trợ trang trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên ra sao?

- Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triểntrang trại ở huyện Văn Lâm?

- Giải pháp nào giúp cải thiện tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang

Trang 18

trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực thi chính sách hỗ trợtrang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm; Với chủ thể nghiên cứu trực tiếp là cáctrang trại và các cán bộ của xã Lạc Hồng, xã Đình Dù, xã Trưng Trắc của huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên

từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2016 – 2020;

Số liệu sơ cấp được thu thập qua cán bộ địa phương, các trang trại ở huyệnVăn Lâm năm 2016

1.4.2.3 Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thị chính sách hỗtrợ trang trại, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chínhsách cấp giấy chứng nhận trang trại; Chính sách đất đai; Chính sách đầu tư tíndụng; Chính sách Khoa học kĩ thuật Các chính sách như thị trường, lao động,

sẽ không tập trung nghiên cứu trong đề tài này

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển trang trại;

- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triểntrang trại ở huyện Văn Lâm, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chấtlượng thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển trang trại ở huyện Văn Lâm trongthời gian tới;

- Luận văn sẽ là tài liệu nghiên cứu cho các thế hệ kế tiếp.

Trang 19

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI

Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chínhphủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chínhphủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó(Frank Ellis, 1995)

Jame Anderson(2003), cho rằng chính sách là một quá trình hành động cómục đích theo đuổi bởi một các nhân hoặc nhiều chủ thể trong việc các vấn đềmột cách kiên định mà họ quan tâm (trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011)

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đócủa nền kinh tế, xã hội do chính phủ thực hiện Nó bao gồm mục tiêu mà chínhphủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2010)

Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn là tập hợp các chủ trương vàhành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác độngvào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tácđộng tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổchức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vàochuyển giao công nghệ

2.1.1.2 Khái niệm về trang trại

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, do các chủtrại gia đình và chủ trại tư nhân trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên một khuđất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng dụng nhữngcông nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị trường và quản lý

Trang 20

sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm các chi phí sản xuất.

Có nhiều tiêu chí để xác định trang trại:

Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: Códiện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại

Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm

Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệuđồng/năm trở lên;

Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giátrị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên

Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế

xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.(Bộ NN & PTNT, 2011)

Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp,được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hóa rõrệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuậnnhiều hơn.Mục đích chủ yếu của các trang trại là sản xuất nông sản phẩm hànghoá theo nhu cầu thị trường

Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của mộtngười chủ Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốnđược tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá

Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là Chủ trang trại và nhữngngười trong gia đình (là những người có quan hệ huyết thống hay hôn nhân vớinhau) và có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hay thời vụ

Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chứcquản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểubiết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường

Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sởchuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, thựchiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường

Trang 21

Trung ương, 1998).

2.1.1.3 Khái niệm chính sách hỗ trợ trang trại

Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đỡ một nhómmục tiêu nhất định, nhằm khắc phục thất bại của thị trường thông qua hỗ trợ vậtchất, phát triển nhân lực, thể chế và tổ chức Hỗ trợ được thực hiện chủ yếukhông thông qua hệ thống giá cả như phát triển nguồn nhân lực (giáo dục phổthông, giáo dục hướng nghiệp, tăng năng lực và thể chế cộng đồng…) Hỗ trợ ítlàm nhiễu loạn hệ thống giá, khắc phục tốt hơn những nhược điểm của thị trường(Đỗ Kim Chung, 2010)

Hỗ trợ cho các trang trại là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lựccủa chính phủ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước để hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp cho các trang trại thông qua việc thực hiện các cơ chế chính sách, các giảipháp đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trạinhư lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích lũy hàng năm của trang trại, mức sống

và thu nhập của các thành viên trang trại,tạo ra càng nhiều việc làm cho xã hôi vàbảo đảm đời sống, an ninh lương thực, ổn định xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu

2.1.1.4 Khái niệm thực thi chính sách

Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hoá cách ứng xử của chủthể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.Chính sách trở thành vô nghĩa nếu thực thi chính sách không được đưa vào thựchiện

Thực thi chính sách là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực Tổchức thực thi chính sách để thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung

Thực thi chính sách là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách.Mộtkhi chính sách được triển khai thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội, thì tínhđúng đắn của chính sách được khẳng định ở mức cao hơn, được cả xã hội thừanhận, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách (Nguyễn Xuân Tiến, 2010)

2.1.2 Vai trò của chính sách hỗ trợ trang trại

Các chính sách hỗ trợ trang trại giúp tăng cường nguồn lực cho sản xuất.Các nguồn hỗ trợ giúp chủ trang trại dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn lực, từ

đó đưa những nguồn lực này vào quá trình sản xuất của mình một cách đầy đủ và

có hiệu quả

Chính sách hỗ trợ trang trại giúp chủ các trang trại tăng cường kiến thức,

Trang 22

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.Điều này có được là thông qua công tác hỗ trợ khoa học công nghệ, hỗ trợ đất đai

và hỗ trợ về vốn, giúp trang trại tiếp cận được với kỹ thuật canh tác mới, tiến bộkhoa học kỹ thuật và tự chủ về kinh tế, đất đai trong quá trình sản xuất kinhdoanh Từ đó áp dụng vào sản xuất giúp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi

Chính sách hỗ trợ trang trại giúp các trang trại nâng cao hiệu quả sản xuất.Khi hiêu qua san xuât đươc nâng cao thi thu nhập của chính họ được cải thiệndẫn tới giảm ti lệ đói nghèo , nâng cao điều kiện kinh tế cho người dân Đây cungchính là mục tiêu lớn nhất của những chính sách hỗ trợ sản xuấ t cho trang trại,thay đôi tâp quan san xuât nhỏ lẻ, manh mún, áp dụng mơi ky thuât canh tac mơivào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất , nâng cao thu nhâp phát triển kinh tế vàđảm bảo an ninh lương thực của đất nước

2.1.3 Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ trang trại

Các trang trại là nơi chủ yếu sản xuất nông nghiệp, vì vậy tạo cho cáctrang trại tiếp cận được các chính sách hỗ trợ trang trại là việc làm cần thiết,trước tiên cần phải thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế trang trại sau đóchính quyền địa phương mới phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trangtrại cho các trang trại biết

Phần lớn các trang trại thường có chất lượng lao động thấp, việc làm đơngiản, ít chuyên sâu, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm; việc giúp các trang trại nắmbắt được các chính sách hỗ trợ trang trại làm cho các trang trại nâng cao trình độcho họ, thay đổi việc làm theo hướng hiện đại, kích thích khả năng của các trangtrại tạo cho họ có hướng đi đúng giúp nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững

Việc thực thi tốt các chính sách hỗ trợ trang trại sẽ nâng cao quyền, sựhiểu biết, tính chủ động, của các trang trại trong việc thực hiện chính sách

Nhận thức của cộng đồng các trang trại có nhiều chuyển biến tích cựctrong việc phát triển trang trại của mình, giúp phát triển trang trại bền vững

Việc thực thi chính sách có hiệu quả hơn sẽ đáp ứng được nhu cầu cáctrang trại, và đối tượng thụ hưởng chính sách

Cơ chế từ Trung Ương cho việc thực thi chính sách được công khai, minhbạch từ Trung Ương tới các cấp địa phương

Quá trình thực thi chính sách nói chung và thực thi chính sách hỗ trợ trangtrại cho các trang nói riêng bao gồm nhiều đặc điểm Đầu tiên phải nói đến là các

Trang 23

chính sách đều phải có công đoạn lập kế hoạch, xây dựng tổ chức thực thi chínhsách Sau đó là các đặc điểm khác nhau như quá trình phổ biến, tuyên truyềnchính sách; sự phân công, phân cấp trong quá trình thực thi; huy động nguồn lựctrong thực thi chính sách hỗ trợ, phân công phối hợp có hiệu quả Quá trình giámsát đánh giá thực thi chính sách,và kết quả của việc thực thi chính sách Đặc điểmquan trọng của thực thi chính sách là kết quả, hiệu quả của nó phụ thuộc nhiềuvào công tác hoạch định chính sách và năng lực của các cán bộ thực thi Đây làyếu tố quan trọng giúp đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cácchính sách hỗ trợ khi ban hành xuống thực hiện trong thực tế.

2.1.4 Nội dung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại

2.1.4.1 Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ trang trại

Chính sách phát triển nông thôn là tập hợp các chủ trương và hành độngcủa chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việccung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tớigiá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức,trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuyểngiao công nghệ Mỗi chính sách đưa ra sẽ phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử nhấtđịnh, các chính sách phải luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của xã hôi – kinh

tế - môi trường… Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ trang trại là việc hệ thống lại cácchính sách liên quan đến vấn đề phát triển trang trại

2.1.4.2 Tình hình thực thi chính sách đất đai hỗ trợ trang trại

Đất đai là tư kiệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hìnhthành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là khi kinh tế trang trại ở giai đoạn đầu,phát triển chủ yếu dựa theo chiều rộng vì vậy để hình thành và phát triển bềnvững kinh tế trang trại, cần khắc phục tình trạng mong muốn về ruộng đất và tạođiều kiện cho chủ trang trang được thực hiện các quyền về ruộng đất Tiêu chíđánh giá chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại là tỉ số đất đai đangđược các trang trại sử dụng được cấp giấy quyền sử dụng đất Vì vậy nghiên cứukết quả thực thi chính sách đất đai là việc nghiên cứu tình hình sử dụng đất đaitrong các trang trại, khó khăn trong tiếp cận các nguồn đất đai, chính sách đất đai

2.1.4.3 Tình hình thực thi chính sách vốn hỗ trợ trang trại

Chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nói chung vàkinh tế trang trại nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản

Trang 24

xuất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nôngthôn và kinh tế trang trại Tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách về vốn là mức

độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của trangtrại Trang trại còn gặp khó khăn về vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, thiết

bị máy móc và hoạt động kinh doanh Chính vì vậy nghiên cứu kết quả thực thichính sách vốn là nghiên cứu về các nguồn vốn trong trang trại, các thông tin vềchính sách vốn, tồn tại và khó khăn khi triển khai chinh sách về vốn tới trangtrại…

2.1.4.4 Tình hình thực thi chính sách khoa học kĩ thuật hỗ trợ trang trại

Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại cómục tiêu thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm giúp trang trại ứng dụng kịpthời tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sảnphẩm, hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường, Nghiêncứu kết quả thực thi chính sách khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh tế trang trại

là việc nghiên cứu các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật, các nguồn thông tin vềchính sách khoa học kĩ thuật, khó khăn khi triển khai chính sách khoa học kĩthuật

2.1.4.5 Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại

Cấp giấy chứng nhận trang trại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong pháttriển kinh tế trang trại Nếu có giấy chứng nhận là trang trại thì các trang trại sẽđược hưởng rất nhiều lợi ích và quyền lợi cho mình, các trang trại sẽ được thuêđất, vay vốn để phát triển trang trại, được đi tập huấn các buổi về làm kinh tếtrang trại …Chính sách cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là một trong nhữngtiêu chí thể hiện sự thành công trong sản xuất và kinh doanh của trang trại.Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhanh trang trại là việctìm hiểu số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại, lý do tại sao trangtrại chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại, các chi phí khi xin cấp giấy chứngnhận trang trại, khó khăn khi thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại…

2.1.4.6 Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại

Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại là kết quả phát triển vềquy mô và số lượng trang trại khi các chính sách hỗ trợ được triển khai Đây làmục đích cuối cùng khi xây dựng, thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại, là tiêuchí đánh giá các chính sách được thực thi có hiệu quả hay không Nghiên cứu kết

Trang 25

thành lập theo thời gian theo tiêu chí số lượng trang trại theo loại hình sản xuất,

số lượng trang trại theo quy mô diện tích, số lượng trang trại theo quy mô vốn vàtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại…

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại

2.1.5.1 Đặc điểm của trang trại

Các trang trại ở nước ta hiện nay xác định gồm nhiều thành phần xuấtthân khác nhau, chủ trang trại xuất thân là hộ nông dân, chủ trang trại là cán bộcông nhân viên chức, và các chủ trang trại xuất thân theo thành phần khác Cácchủ trang trại đại bộ phận là nam giới, dân tộc Kinh,và chủ yếu là nông dân,những hộ nông dân này bỏ vốn, sức lao động của gia đình để đầu tư vào diện tíchđất được giao của nhà nước, cho thuê, hoặc nhận khoán từ các dự án phát triểnkinh tế trang trại Chất lượng lao động của các chủ trang trại chưa cao, đối vớihầu hết các chủ trang trại đều là nông dân, thường được ít đào tạo, thiếu kĩ thuật,phương tiện thông tin đại chúng, dẫn tới việc thụ hưởng được các chính sách hỗtrợ còn nhiều hạn chế Về trình độ văn hoá của các chủ trang trại còn khá thấp,chủ trang trại có trình độ văn hoá học hết cấp II chiếm khá nhiều Về trình độchuyên môn nghiệp vụ với bằng từ sơ cấp đến đại học chiếm rất ít trình độchuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại đào tạo ở nhiều lĩnh vực khácnhau:Gồm quản lý kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp Chính vì vậy việc nghiên cứuđánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại như nào ta cần phải tínhđến yếu tố đặc điểm của trang trại

2.1.5.2 Điều kiện của địa phương

a Đất đai

Dân số ngày càng tăng lên, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trongkhi diện tích đất có hạn, điều đó đã làm cho diện tích đất để phát triển trang trạingày càng hạn hẹp Diện tích đất ít làm cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinhdoanh khó khăn hơn Chính vì vậy, nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗtrợ trang trại là cần phải nghiên cứu đến sự phân bổ các nguồn đất và phân bổlao động sản xuất kinh doanh hợp lý

b Kinh phí hỗ trợ ngân sách

Vốn là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, địaphương thông qua các hoạt động đầu tư Nguồn vốn của nhà nước đóng vai trò

Trang 26

quan trọng trong tất cả hoạt động thực hiện chính sách, nó ảnh hưởng đến hiệuquả thực hiện các chính sách Tuy nhiên việc phân bổ nguồn vốn này cần đượctính toán, lên kế hoạch nhằm tránh tình trạng lãng phí, kém hiệu quả Việcnghiên cứu tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại cần nghiên cứu đếnnguồn kinh phí hỗ trợ ngân sách, vì đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả thựchiện các hoạt động thực hiện chính sách.

2.1.5.3 Trình độ của cán bộ địa phương

Quá trình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển kinh tếtrang trại phụ thuộc vào đội ngũ những nhà hoạch định và tổ chức thực thi chínhsách từ Trung Ương đến địa phương Đội ngũ này cần có chuyên môn, được đàotạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp mới có thể thực hiện được vai trò trong quátrình hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, chính sách được đề xuất mới cóchất lượng, khả thi và tổ chức mới thành công Chính vì vậy nghiên cứu tình hìnhthực thi chính sách hỗ trợ phát triển trang trại cần nghiên cứu trình độ của cán bộđịa phương

2.2 CỞ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRANG TRẠI

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thực thi chính sách

hỗ trợ trang trại

Trên thế giới trang trại được hình thành từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế

kỷ XVIII trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳngđịnh là mô hình kinh tế phù hợp đạt hiệu quả cao

Khảo sát một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Đài Loan… mặc

dù trình độ sản xuất của họ đã phát triển ở mức độ cao, nhưng những kinhnghiệm về các chính sách có tác động lớn đến kinh tế trang trại mà đất nước họ

đã thực hiện là bài học bổ ích cho việc nghiên cứu và vận dụng trong quá trìnhphát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng

2.2.1.1 Kinh nghiệm về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam Từkhi thực hiện đường lối cải cách nông nghiệp tháng 12/1978 Chính Phủ TrungQuốc đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển do vậy chỉ sau

10 năm sản xuất hàng hoá trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng rất nhanh

Trang 27

từ 1,37 triệu USD lên 5,23 triệu USD gấp 3,8 lần Trước tiên Chính phủ côngnhận cơ chế khoán hộ trong sản xuất nông nghiệp, đến năm 1984 lại tiếp tụchoàn thiện cơ chế khoán tạo điều kiện cho các hộ nông dân tích tụ và tập trungruộng đất, khuyến khích các hộ đi vào sản xuất chuyên môn hoá Đó chính là conđường đi lên kinh tế trang trại ở Trung Quốc Cùng với việc làm đó Chính phủTrung Quốc còn thiết lập một loạt các chính sách thích hợp nhằm phát triển trangtrại đối với các hộ gia đình và cá nhân Và khai thác những vùng đất hoang để

mở rộng phát triển quy mô trang trại được miễn thuế đất nông nghiệp từ 3-5 năm,cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp Chính phủ Trung Quốc rất quan tâmvới việc ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của các hộ chuyên nhưthực hiện cải cách hệ thống mua bán nông sản hàng hoá trong sự thống nhất quản

lý giữa các công ty cung ứng và mua bán của Nhà nước với tư nhân, phát triểnmạnh công nghiệp chế biến Ngoài ra Trung Quốc còn tuỳ theo đặc điểm cụ thểcủa từng vùng, địa phương mà chú ý phát triển một số yếu tố cơ sở hạ tầng phục

vụ sản xuất trang trại như: Trang trại giống, hệ thống thuỷ lợi, giaothông (Hoàng Văn Hoa, 1999)

Trung Quốc còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề áp dụng tiến bộ khoa họctrong các trang trại Một hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo kỹthuật được bố trí từ trung ương đến địa phương với số lượng 120 viện nghiêncứu, 10.000 chuyên gia nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật Thêm vào đó có 4trường đại học thuộc Bộ nông nghiệp và những trường ở các tỉnh, Thành phố,huyện Các dạng khác đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho sản xuất nôngnghiệp các chương trình khuyến nông, khuyến ngư cũng rất đa dạng và phongphú Chính vì vậy các trang trại ở Trung Quốc phát triển rất mạnh đặc biệt là vềchiều sâu Kỹ thuật tiên tiến đã làm gia tăng số lượng trang trại công nghiệp, giatăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, tạo ra nguồn thu lợi nhuận lớn (NguyễnĐiền, Trần Đức, 1993)

2.2.1.2 Kinh nghiệm tăng cường thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại của Đài Loan

Trong các con rồng của Châu á thì Đài Loan có quy mô phát triển riêngcủa mình Giai đoạn đầu tập trung phát triển nông nghiệp và nông nghiệp pháttriển vẫn dựa trên kinh tế hộ gia đình là chủ yếu Khởi đầu của phát triển nôngnghiệp cũng như kinh tế trang trại của Đài Loan là cải cách ruộng đất Cải cáchruộng đất làm đồng bộ cùng với các chính sách để tạo môi trường thuận lợi chokinh tế trang trại phát triển Cải cách ruộng đất ở Đài Loan được thể hiện ở các

Trang 28

- Về tiêu thụ nông sản ở Đài Loan.

+ Đài Loan lựa chọn khâu đột phá trong tiêu thụ nông sản là tập trung vàothị trường bán buôn bởi vì đa số nông dân Đài Loan bán sản phẩm của mìnhthông qua thị trường bán buôn Tổ chức tốt khâu này thì nông sản lẻ sẽ được tậptrung lại, giá sản phẩm hợp lý, lợi nhuận của nông dân được bảo đảm hơn, sảnphẩm làm ra tiêu thụ nhanh nhất Đến năm 1993 Đài Loan đã có 160 chợ bánbuôn nông sản

+ Đài Loan còn thực hiện chính sách bình ổn giá nông sản bằng cách:Thực hiện sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng; mua một số sản phẩm nào theo bảolãnh, hình thành quỹ bình ổn giá nông sản, hình thành quỹ phát triển kinh doanh(Nguyễn Điền, Trần Đức, 1993)

- Về nghiên cứu khoa học: Hệ thống nghiên cứu ở Đài Loan làm rất tốt,hiện có 44 cơ quan nghiên cứu trong đó có 6 viện nghiên cứu chuyên nghành(Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thú y, Bảo vệ thực vật và Thuỷ sản) 9 trung tâmnâng cao cải cách tiền giống, các trường đại học cao đẳng, tổ chức phi lâmnghiệp các trung tân bảo tồn Hàng năm Chính phủ đầu tư khoảng 3 tỷ Đài tệcho riêng nghiên cứu Đài Loan có khoảng 4800- 5000 nhà khoa học tham gianghiên cứu hàng năm có khoảng 160 – 170 đề tài nghiên cứu mới, lương cán bộnghiên cứu bình quân 3000 USD/ tháng Kết quả nghiên cứu được chuyển đếnnông dân và chủ trang trại thông qua hệ thống khuyến nông

Với những chính sách trên nền kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tếtrang trại nói riêng của Đài Loan đã phát triển rất mạnh mẽ và có nhiều thành tựuđáng khích lệ mặc dù quy mô trang trại nhỏ nhưng năng suất và hiệu quả của

Trang 29

trang trại rất cao (Nguyễn Điền, Trần Đức, 1993).

2.2.2 Kinh nghiệm thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại

ở Việt Nam

2.2.2.1 Các chính sách hỗ trợ trang trại ở Việt Nam

- Chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại

Tháng 4/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số27/2011/TT- BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhậntrang trại, theo đó thông tư quy định về tiêu chí xác định trang trại, thủ tục cấp,cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận trang trại Đối tượng áp dụng là cáccác nhâ nhộ gia đình có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản đạt đủ tiêu chí xác định trang trại theo quy định của Thông tư này,Tổchức, cá nhân khác liên quan đến việc cấp, cấp đổi, cấp lại thu hổi giấy chứngnhận trang trại

Về quyền lợi và lợi ích theo thông tư này quy định rất rõ khi công nhận làtrang trại, chủ trang trại được hưởng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, pháttriển và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành(Bộ NN & PTNT, 2011)

Đất sử dụng cho kinh tế trang trại bao gồm đất được Nhà nước giaokhông thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trựctiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối quy địnhtại Điều 70 của Luật Đất đai số 13/2003/QH11; đất do Nhà nước cho thuê; đất dothuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của

tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chủ độngchuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo phương án sản xuất, kinh doanh

đã được Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, được Uỷ ban nhân dân xã,

Trang 30

phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:

Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho

hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản, làm muối thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn còn lại;

Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cánhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối thì phải chuyển sang thuê đất;

Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyểnnhượng, được thừa kế, nhận khoán của tổ chức, do hộ gia đình, cá nhân góp vốnthì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai số 13/2003/QH11

Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích

tụ đất đai không vì mục đích sản xuất

- Chính sách đầu tư, tín dụng.

Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc đốitượng quyđịnh tại Điều 8 mục I Chương II của Nghị định số 43/1999/NĐ-CPngày 29 tháng 6năm 1999 của Chính phủ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư pháttriển của Nhà nướcvà việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thựchiện theo các quyđịnh của Nghị định này

Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thươngmại của cácngân hàng thương mại quốc doanh Việc vay vốn được thực hiện theoquy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ về "Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nôngnghiệp và nôngthôn", chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay đểbảo đảmtiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, ngày 29 tháng

12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

- Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương có quyhoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho pháttriển sảnxuất Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tưphát triểncủa Nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinhhoạt trong trang trại Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụngnước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp

Trang 31

thuế tàinguyên nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nôngnghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản)hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt,giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trongvùng

Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học,liên kết vớicơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật ápdụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng (Chínhphủ, 2000)

2.2.2.2 Kinh nghiệp thực thi chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại ở tỉnh Lâm Đồng

Từ lâu Lâm Đồng đã trở thành vùng đất nhiều tiềm năng, là nơi có điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại Năm 1997 toàn tỉnh Lâm Đồng có

1062 trang trại, năm 2005 đã có 4805 trang trại Sự phát triển nhanh và có hiệuquả của kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tương đốinhanh và bền vững của nền kinh tế Lâm Đồng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông –lâm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn Có thể nói, trang trại phát triển đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng caotrình độ văn hóa và tay nghề cho bà con nông dân, từng bước rút ngắn khoảngcách vè thu nhập và trình độ nhận thức giữa nông thôn, từng bước rút ngắnkhoảng cách về thu nhập và trình độ nhận thức giữa nông thôn và thành phố.Kinh tế trang trại đã tự khẳng định là hình thứ tổ chức sản xuất và quản lý sảnxuất tiên tiến trong nông nghiệp, là bước đột phá để thúc đẩy quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng (Nguyễn ĐìnhHương, 2000)

Lâm Đồng đã tập trung củng cố và phát triển trang trại mạnh mẽ theo hướng:

- Khuyến khích các hộ gia đình đã có đủ quy mô về mặt diện tích canh tácnhưng chưa đạt tiêu chuẩn về thu nhâp cả trang trại, tăng cường đầu tư vốn,ứngdụng tiến bộ kỹ thuậ, nâng cao trình độ quản lý để thực sự trở thành trang trại có

giá trị và tỷ suất hàng hóa cao, cơ cấu cây con hợp lý.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân nhận giao hoặc thuê các diện tíchđất trồng, đồi núi trọc để lập trang trại, ưu tiên cho các trang trại trồng và kinh

Trang 32

doanh rừng nguyên liệu, kết hợp kinh doanh rừng với kinh doanh du lịch

- Tổ chức sắp xếp lại vùng nguyên liệu cây công nghiệp dài ngày, cây ănquả và rau, hoa theo hướng lấy trong trại giá đình làm đơn vụ sản xuất kinhdoanh tự chủ, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác làm dịch vụ nông nghiệp côngnghiệp chế biến và hoạt động thương mại để hỗ trợ trang trại gia đình, trang trạicủa hộ nông trường viên, hộ xã viên hợp tác xã phát triển hiệu quả và bền vững

- Tuy nhiên, trong quả trình phát triển trang trại ở tỉnh Lâm Đồng còn một

số bất cập đang cần được sự quan tâm của chính quyền, đó là nghiên cứu để banhành các cơ chế, chính sách cụ thể, hỗ trợ tích cực để trang trại phát triển nhưquy hoạch quỹ đất dành cho trang trại, hỗ trợ vốn choc ac dự án sản xuất kinhdoanh có hiệu quả đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nhất

là đường, điện, thủy lợi, quy hoạch ổn định các cụm dân cư, hạn chế tối đa cáctranh chấp đất đai với các trang trại (Nguyễn Đình Hương, 2000)

2.2.2.3 Kinh nghiệp thực thi chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình

Mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình đã bước đầu hình thành mộtcách tự phát từ những năm 1980 Từ những năm 2000 đến nay, nhiều hộ nôngdân đã nhanh chóng chuyển đổi sang phương thức sản xuất kinh doanh theo môhình kinh tế trang trại Nhờ đó kinh té trang trại đã có bước phát triển mạnh mẽ,thực sự tạo ra một bước phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sảnxuất hàng hóa Kinh tế trang trại đã khai thác có hiệu quả tiềm năm và các nguồnlực nông nghiệp như đất đai của các đồi gò, vùng vát ven biển, huy động tậptrung nguồn vốn của dân cư, mở ra triển ọng hình thành các khu kinh tế mới gắnvới mô hình kinh tế trang trại ở vùng núi phá Tây Quảng Bình, góp phần vào sựphát triển nhanh chóng kinh tế xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn (PhạmHồng Chương, 2007)

Từ thực tiễn thực thi chính sách hỗ trợ phát triển trang trại ở tỉnh QuảngBình những năm gần đây có thẻ rút ra một số bài học kinh nghiệm như:

- Chủ trương chính sách của Quảng Bình là yếu tố quyết định sự phát triểncủa kinh tế trang trại

Trên cơ sở đường lối đổi mới, các chính sách phát triển KTTT của tỉnh ủy,UBND tỉnh Quảng Bình có ý nghĩa quyết định giải phóng các lực lượng sản xuất,huy động các nguồn lực vào phát triển KTTT trên địa bàn Trong quá trình đó,

Trang 33

tỉnh Quảng Bình có những chính sách và cơ chế hỗ trợ sau:

+ Điều tra, dà soát, phân loại để khuyến khích mô hình kinh tế vườn, kinh

tế đồi gò của các hộ gia đình phát triển mô hình KTTT

+ Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp lồng ghép các chương trình, sự

án giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, cung cấp điện, giúp cho nhiều trang trại

có đường gia thông thuận lợi cho việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa, có

điện thắp sáng

+ Hỗ trợ tạo nguồn vốn vay cho các chủ trang trại thông qua các dự án xóađói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án phát triển vật nuôi, cây trồng.Tuy tỷ lệ mức vay từ các dự án này còn thấp nhưng nhờ đó đã giải quyết được

một phần vốn cho nhiều trang trại.

+ Hỗ trợ kỹ thuật, một số yếu tố đầu vào thông qua các dự ân hỗ trợchuyển giao công nghệ và giống cây, con, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ phòngtrừ dịch bệnh cho các trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi

+ Chính quyền các cấp đã thực hiện một số chính sách cụ thể hỗ trợ pháttriển KTTT như cấp đất, cho thuê đất, mặt nước có thời hạn lâu daifm đối vớinhững vùng khai hoang, miễn tiền thuê đất lâu dài, tạo cơ sở pháp lý để các chủtrang trại yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh

+ Sở nông nghiệp đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý về kux thuậttrồng trọt, chăn nuôi cho các chủ trang trại

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất,lai tạo các giống cây trồng vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đấtđai, thổ nhưỡng cho năng suất cao Nhiều trang trại đã áp dụng các công nghệmới, học tập các mô hình làm giàu ở những vùng và địa phương khác trong cảnước

- Phát triển KTTT gắn với hình thành một số vùng sản xuất chuyên mônhía tập trung

- Phát triển KTTT gắn liền với quy hoạch đường bộ, từng bước khắc phụctình tự phát Mặc dù tỉnh có chủ trường và đã thực hiện một số biện pháp đểkhuyến khích và tạo điều kiện cho trang trại phát triển nhưng các trang trại pháttriển chủ yếu mang tình tự phát theo nhu cầu chuyển đổi từ mô hình kinh tế hộ,kinh tế vườn đồi và chuyển hướng sản xuất kinh doanh của người nông dân Việchình thành và phát triển trang trại còn theo hướng di dân là chủ yếu, chưa lồngghép tốt các chương trình dự án phát triển hạ tầng, khai hoang phục hóa với pháttriển KTTT

Trang 34

- Tăng cường sự gắn kết là liên kết trong hoạt động của các chủ trang trạinhư liên kết vùng sản xuất, loại hình sản xuất, kinh nghiệm trong phát triển quy

mô trang trại, kinh nghiệm về quản lý và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, về nguồnvốn và tiêu thụ sản phẩm…(Phạm Hồng Chương, 2007)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Lâm

Thứ nhất, trang trại là một bộ phận của kinh tế nông nghiệp nông thôn nó

chứa đựng nhiều yếu tố khó khăn vì vậy chính sách hỗ trợ trang trại của Chínhphủ phải thể hiện: Sự nâng đỡ, ưu đãi cần thiết đặc biệt trong giai đoạn đầu kinh

tế trang trại mới thành lập

Thứ hai, sự lựa chọn chính sách hỗ trợ trang trại phù hợp cho từng giai

đoạn phát triển, đối với từng vùng, khu vực và từng địa bàn nông thôn của huyệnđóng vai trò quyết định thành công của quá trình vận hành Không chính sách nào

có thể tác động toàn diện mọi mặt theo chủ quan, vì vậy sự phối hợp đồng bộgiữa các chính sách tác động trực tiếp với các chính sách tác động gián tiếp là mộtyêu cầu rất quan trọng

Ba là, cải cách và đổi mới các chính sách kinh tế đối với trang trại nói

riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung, là một quá trình liên tục, không có khuônmẫu định sẵn cho bất kỳ một hệ thống hay một tiểu hệ thống cụ thể nào

Trang trại chỉ có thể phát triển thành công khi các thể chế chính sách kinh

tế đối với kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung hoạt độngđồng bộ, có mục tiêu tác động cùng chiều và hiệu ứng cao

Bốn là, tất cả các chính sách mà Chính phủ có thể áp dụng đều quan trọng

cần thiết Song các nỗ lực thường tập trung nhiều vào chính sách thị trường,chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách vốn tín dụng,chính sách thuế, sự khác nhau chỉ là ở chỗ sự lựa chọn về liều lượng, thời gian và

sự phối hợp giữa các chính sách

Đó là bốn bài học tổng quát rút ra từ sự phân tích kinh nghiệm pháttriển trang trại và kinh tế nông nghiệp nông thôn của hai nước Trung Quốc vàĐài Loan có điều kiện gần giống Việt Nam Các kinh nghiệm trên đây có tínhgợi mở rất bổ ích đối với Việt Nam trong quá trình h oạch định, hoàn thiệncác chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nói riêng và nôngnghiệp nông thôn nói chung theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa Những phân tích trên đây đồngthời cũng là một căn cứ tham khảo tốt cho việc tiếp tục hoàn thiện hiện thốngchính sách trong giai đoạn sắp tới

Trang 35

PHÂN 3 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CƯU

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĂN LÂM 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Văn Lâm là huyện đồng bằng ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, có 11 đơn vịhành chính xã, thị trấn, diện tích tự nhiên 74,4 km2, tiếp giáp huyện Thuận Thànhtỉnh Bắc Ninh về phía Bắc, phía Tây giáp huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, phíaTây Nam giáp huyện Văn Giang, phía Nam giáp huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, phíaĐông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Văn Lâm được coi là cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, tuyến quốc lộ5A chạy qua đây là tuyến đường huyết mạch của vận tải miền bắc di chuyểnhàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các tỉnh miền bắc và thủ đô Hà Nội đi qua cáctỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội

Văn Lâm là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt HàNội - Hải Phòng chạy qua, dọc theo quốc lộ 5A đến thị trấn Như Quỳnh thì không song song quốc lộ 5A nữa mà rẽ trái chạy song song với tỉnh lộ 19 HưngYên theo hướng đông sang Hải Dương, Hải Phòng

Văn Lâm có địa hình bằng phẳng, cốt đất cao thấp không đều, độ dốcthoải dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình từ 3 - 4 mét Với địahình như vậy, huyện vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nôngnghiệp, đồng thời có tiềm năng lớn cho đầu tư phát triển công nghiệp

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng

5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25 – 28°C; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau, nhiệt độ dao động từ 15 - 21°C Lượng mưa trung bình hàng nămkhoảng 1176mm, độ ẩm trung bình 80% Điều kiện khí hậu thủy văn của huyệnthuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi

3.1.2 Đặc điểm xã hội

3.1.2.1 Tình hình đất đai

Tồng diện tích đất đai huyện Văn Lâm là 7443,25 ha (năm 2015) trong 2

Trang 36

năm tiếp theo diện tích không thay đổi, không có gì đặc biệt Nhóm đất nôngnghiệp chiểm tỷ lệ lớn nhất từ năm 2013 đến 2014 nhóm đất này có xu hướnggiảm chậm 0,52%, nhưng từ 2014 đến 2015 thì nhóm đất này giảm tới 1,24%điều này chứng tỏ đât nông nghiệp đang ngày có xu hướng giảm dần.

Nhóm đất phi nông nghiệp biến động mỗi năm, năm 2013 có diện tích là3.504,27ha chiếm 47,08% thì năm 2012, diện tích tăng lên 3.524,7ha chiếm47,35%, đến năm 2015 diện tích là 3.575,9 chiếm 48,04% Qua đây ta thấy xuhướng chuyển đổi dần sang các ngành phi nông nghiệp của dân cư cũng khá ổnđịnh, không có thay đổi gì nhiều trong 3 năm

Nhóm đất chưa sử dụng trong 2 năm 2013 đến 2014 không có gì thay đổi,diện tích chưa sử dụng từ 13,47ha (năm 2013) và 13,47 ha (năm 2014), nhưngđến năm 2013 thì diện tích có sự thay đổi khá lớn từ diện tích đất chưa sử dụng13,43ha (năm 2014) giảm xuống còn 10,55ha (năm 2015), chứng tỏ huyện VănLâm đã khắc phục các bãi đất xấu, hoang hóa, thùng vũng để sử dụng, phục vụ

và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển sản xuất của nhân dân trênđịa bàn Huyện

Tốc độ phát triển đất nông nghiệp năm 2014/2013 là 99,48%, năm2015/2014 là 98,76%, đất phi nông nghiệp năm 2014/2013 là 100,58%, năm2015/2014 là 101,45%, đất chưa sử dụng năm 2014/2013 là 100%, năm2015/2014 là 78,56% Qua đây ta thấy được huyện Văn Lâm đang thu hẹp diệntích đất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất phi nông nghiệpđang có xu hướng tăng

Trang 37

3

5 2

3

51

99

98

991

1

3

7

50

3

50

3

49

99

98

991

1

3

6

48

3

48

3

48

99

98

99-

Đ

3

4

46

3

46

3

46

99

99

99-

3

4 7

3

4

8 10 10101,2

1

9

2

12

93

12

93

12

10

10

100,2

2

2

30

2

30

2

30

10

10

101,2

3

2

2,

0,

22,6

0,

22,6

0,

10

100

100,2

4

3

1

4,

31

4,

31

4,

10

99

100,ch

1,48

0,

1,61

0,

100

10

104,

13 ,4

0 ,

10 ,5

0,

100

78

89,

Trang 38

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là điều kiện rất cần để sản xuất nông nghiệp phát triểnnhững bước cao hơn, là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của nôngnghiệp Có cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụngkhoa học kỹ thuật, công nghệ mới để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giảm bớt đượcnhững ảnh hưởng xấu của thiên tai, sản xuất sẽ hiệu quả hơn Ý thức được điều

đó, trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ cho sản xuất và đời sống

- Hệ thống điện và thông tin liên lạc

Đến tháng 12/2010, toàn huyện có 100% số dân sử dụng điện lưới quốcgia Toàn huyện có 30 trạm biến áp, với công suất 350.000KVA, có 764 kmđường dây, trong đó đường dây cao thế 34 km, công suất 260KW có 380 kmđường dây, có 350 km đường dây hạ thế công suất 220V Hệ thống bưu điện khátốt, số máy bàn, điện thoại di động cơ bản đáp ứng thông tin liên lạc Hệ thốngđài truyền thanh từ huyện đến xã hoạt động thường xuyên, lập trình cần pháthàng ngày, tuần

- Hệ thống đường giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện đến nay được cải tạo nâng cấp

cơ bảo đảm bảo Ngoài quốc lộ 5 với chiều dài 7,6 km, đường sắt 17,9 km đi quahuyện do cơ quan giao thông TW quản lý, chất lượng đạt quy chuẩn quốc gia.Các đường tỉnh lộ, huyện lộ quản lý với chiều dài 61,9 km, đã được nhựa hoá.Đường liên thôn, xã với chiều dài 227,4 km cơ bản được cứng hoá và bê tônghoá Ngoài ra, huyện còn có tuyến giao thông đường thuỷ sông Bắc Hưng Hảithuận lợi cho giao thông thuỷ: các sà lan, tải trọng từ 5 - 25 tấn và các loại thuyềnxuồng cỡ nhỏ khác có thể đi lại tương đối thuận lợi

- Hệ thống thuỷ lợi

Hiện huyện có 26 trạm bơm tưới, với công suất 80.320 m3/h, đáp ứng95% tưới nông nghiệp Tiêu chống úng có 6 trạm bơm cấp I (Việt Hưng A, ViệtHưng B, Thanh Khê, Hoàng Nha, Bà Sinh B và trạm bơm Lương Tài), 17 trạmbơm tiêu cấp II và 15 máy dã chiến do hợp tác xã quản lý với tổng công suất:112.680 m3/h, đạt 85% tiêu động lực Hệ thống kênh mương tưới, tiêu nhìnchung khá tốt, được tu bổ và nạo vét hàng năm

Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi chưa khai thác hết khả năng, tìnhtrạng úng hạn cục bộ vẫn bị đe doạ Vì vậy, trong những năm tới phải thực

Trang 39

hiện các biện pháp sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có, đồng thời xây dựng thêm một số công trình cần thiết khác để đáp ứng tưới tiêu phục vụ nôngnghiệp, đặc biệt là đáp ứng tiêu chuẩn trong điều kiện công nghiệp vào đầu tư,

đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh

- Công trình phúc lợi giáo dục, y tế

+ Về giáo dục: Huyện có 3 trường phổ thông trung học (01 trường mớihình thành tháng 6/2009) với 75 phòng học; 3.315 học sinh, 11 trường trung học

cơ sở với 185 lớp: 11.050 học sinh, 21 trường mẫu giáo với 187 lớp, thu hút3.183 cháu Nhìn chung cơ sở giáo dục của huyện được xây dựng sửa chữa kiên

cố khá khang trang, đủ tiện nghi cho học tập Trong 3 năm 2012 - 2015 số họcsinh đỗ đại học bình quân trên 300 em/năm

+ Y tế: công tác phòng và chữa bệnh được quan tâm thường xuyên,không có dịch bệnh xảy ra Các chương trình chăm sóc sức khỏe thường xuyên,chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em, phòng chống các bệnh xã hội được tuyên truyềnthường xuyên và thực hiện khá tốt, huyện có 1 trung tâm y tế với 80 giườngbệnh, 12 trạm y tế xã với 124 giường bệnh và 2 cơ sở khám tư nhân có đăng kývới 24 giường bệnh Cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ y bác sỹ đều qua đào tạo,

cơ bản đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh thông thường của nhân dân

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tình hình dân số và lao động

Qua số liệu ở Bảng 3.2 dưới đây cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện năm

2013 là 118.395 khẩu đến năm 2015 tăng lên 121.538 khẩu, tốc độ tăng bình quân

3 năm là 1,32%, trong đó khẩu nông nghiệp năm 2013 là 83.696 khẩu chiếm

77,77%, năm 2013 giảm xuống còn 78.858 khẩu chiếm 68,38%, tốc độ giảm bìnhquân 3 năm là 2,93% Khẩu phi nông nghiệp năm 2013 là 34.702 khẩu, chiếm29,31% và có hướng tăng, tới năm 2015 khẩu phi nông nghiệp là 42.680 chiếm35,12%, Đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của một huyện ven đô, như huyện Văn Lâm

Năm 2013, toàn huyện có 28710 hộ, đến năm 2014 tăng lên là 28.803 hộ,

và đến năm 2015 số hộ là 28.881, sô hộ khá ổn định Trong tổng số hộ dân tronghuyện, thì năm 2013, hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 68,92%, hộ phi nôngnghiệp chiếm 31.98%, đến năm 2015 số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 61,23,

và số hộ phi nông nghiệp chiếm 38,77% bình quân mỗi năm số hộ sản xuất nôngnghiệp giảm là 5,45%

Trang 40

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Lâm, 2013- 2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT

(%)

CC (%)

18

65

17

61

96,

93,

942

-89

31

98

34

11

38

10

11

11

62

10

63

10

10

10

101

-1

6

28

16

26

16

25

95,

98,

972

0

0

9

-10

10

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Văn Lâm, 2016)

Ngày đăng: 13/02/2019, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Hoàng Thế Anh (2009). Kinh nghiệm thực hiện chính sách "tam nông" ở Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: tam nông
Tác giả: Hoàng Thế Anh
Năm: 2009
1. Ban kinh tế Trung ương (1998). Theo công văn số 216/KTTW, ngày 04/09/1998 về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại, Hà Nội Khác
2. Bộ NN&PTNT (2011). Thông tư 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/4/2011 quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Khác
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2013). Thông tư 02/2013/TT – BKHĐT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Khác
4. Chu Tiến Quang (2012). Về chính sách tín dụng thương mại phục vụ sản xuất kinh doanh trong nông thôn Việt Nam. Tạp chí cộng sản, số 7 (11/2012) Khác
5. Chính phủ (2000). Nghị quyết số 03/2000 - CP về kinh tế trang trại Khác
6. Đinh Ngọc Lan (2008). Bài giảng chính sách và chiến lược phát triển nông thôn Khác
7. Đỗ Kim Chung (2010). Phân tích chính sách, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
8. Đỗ Kim Chung (2010). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo, Tạp chí học phát triển, tập 8, số 4, nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Frank Ellis (1995). Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển.NXB Nông nghiệp. Hà Nội. tr23 (Người dịch: TS. Phạm Thị Mỹ Dung) Khác
11. Hoàng Văn Hoa (1999). Kinh tế trang trại ở Đồng Tháp – thực trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí kinh tế và phát triển số 31 Khác
12. Lê Du Phong, Đặng Thị Loan và Hoàng Văn Hoa (2006). Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2006) – Thành tựu và những vấn đề đặt ra, NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác
13. Nguyễn Đình Hương, (2000). Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác
14. Nguyễn Điền, Trần Đức (1993). Kinh tế trang trại trên trên thế giới và ở Châu Á, Nhà xuất bản Thổng kê, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Hải Hoàng (2011). Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhà nước ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Luân văn thạc sĩ Khác
16. Nguyễn Mạnh Hùng (2008). Bài giảng về tổng quan chính sách công Khác
17. Nguyễn Thị Trang Nhung (2010). Kinh tế trang trại miền tây Nghệ An, đề tài NCKH cấp trường, trường đại học Vinh Khác
18. Nguyễn Xuân Tiến (2010). Bài Giảng Hoạch định và phân tích Chính sách công, Học Viện Hành Chính Quốc Gia Khác
19. Phạm Vân Đình, Dương Văn Hiểu, và Nguyễn Phượng Lê (2003). Giáo trình Chính sách nông nghiệp, nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
20. Phạm Hồng Chương (2007). Nghiên cứu phát triển mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình, Đề tài NCKH cấp bộ, mã số B2009.06.139.TĐ, Trường đại học kinh tế quốc dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w