Đánh giá về vấn đề nguồn lực trong thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương .... Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hiện nay, c
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN MINH ĐỨC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI
Ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Đỗ Kim Chung
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIÊP – 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Đức
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viêncủa bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung, người đã tận tình hướng dẫn, dànhnhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập vàthực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đàotạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nôngthôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình họctập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND tỉnhLào Cai, các Sở ban ngành liên quan, UBND huyện Mường Khương, Phòng Laođộng – Thương binh – Xã hội, Phòng Y tế cùng các Phòng ban khác và các xã cóliên quan đến đề tài nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoànthành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Đức
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục từ viết tắt
vi Danh mục bảng
vii Danh mục đồ thị, hộp, sơ đồ
viii Trích yếu luận văn ix Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2 1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
3 1.4 Đóng góp của luận văn
3 Phần 2 Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 5
2.1 Cơ sở lý luận về đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
5 2.1.1 Khái niệm và bản chất của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
5 2.1.2 Vai trò của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 11
2.1.3 Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 12
2.1.4 Nội dung nghiên cứu 12
2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
17 2.2 Cơ sở thực tiễn về đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo 18
2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
18 2.2.2 Kinh nghiệm của các địa phương khác ở Việt Nam 19
Trang 52.2.3 Bài học kinh nghiệm
21 Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Lào Cai 23
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai 24
3.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực y tế của tỉnh Lào Cai 26
3.1.4 Điều kiện tự nhiên của huyện Mường Khương 29
Trang 63.1.5 Đặc điểm dân số, lịch sử, kinh tế huyện Mường Khương 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1 Cách chọn điểm nghiên cứu 31
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 31
3.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 33
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 34
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 36
4.1 Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện mường khương trong giai đoạn 2010–2015 36
4.1.1 Các chính sách, chương trình và hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương trong giai đoạn 2010–2015 36
4.1.2 Tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương 44
4.1.3 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương giai đoạn 2012-2015 54
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện mường khương
71 4.2.1 Nguồn kinh phí cho thực thi chính sách 71
4.2.2 Năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách của cán bộ thực thi 72
4.2.3 Ảnh hưởng của phong tục tập quán tới thực thi chính sách 74
4.2.4 Trình độ học vấn của người dân 77
4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện mường khương 79
4.3.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách để hỗ trợ tốt hơn về y tế cho người nghèo 79
4.3.2 Tiếp tục kêu gọi phát triển các tổ chức thực hiện những hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo 80
4.3.3 Tiếp tục phát huy sự đa dạng trong hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách 81
4.3.4 Thay đổi, cải thiện cách thức phân bổ nguồn lực cho thực thi chính sách 81
4.3.5 Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế ở các phường, xã, thôn, bản 82
4.3.6 Tăng cường thêm số lượng và đào tạo thêm chất lượng cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế 83
4.3.7 Cải thiện nội dung hỗ trợ BHYT và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT 84
Trang 74.3.8 Nâng cao trình độ cho cán bộ thực thi chính sách tại địa phương 85
Trang 84.3.9 Tiếp tục phát huy nét văn hóa, phong tục hay của các dân tộc, dần loại bỏ
những hủ tục, tập quán lạc hậu 85
4.3.10 Nâng cao dân trí, tăng khả năng tiếp cận chính sách cho người dân 86
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 88
5.1 Kết luận 88
5.2 Kiến nghị 89
5.2.1 Kiến nghị với các cơ quan Trung ương 89
5.2.2 Kiến nghị với địa phương 90
Tài liệu tham khảo 91
Phụ lục 93
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
DSTB : Dân số trung bình
KCB : Khám chữa bệnh
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
LĐTBXH : Lao động – Thương binh – Xã hộiUBND : Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010–2014 25
Bảng 3.2 Thu nhập BQ đầu người/tháng và mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập tại tỉnh Lào Cai 26
Bảng 3.3 Đặc điểm diện tích, dân số huyện Mường Khương 30
Bảng 3.4 Tốc độ phát triển bình quân dân số TB của huyện Mường Khương 30
Bảng 3.5 Số mẫu điều tra của đề tài 32
Bảng 4.1 Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Mường Khương 38
Bảng 4.2 Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo cần sửa đổi, bổ sung hoặc thêm mới 41
Bảng 4.3 Khả năng tiếp cận của người nghèo đến chính sách hỗ trợ y tế tại huyện Mường Khương 47
Bảng 4.4 Hình thức phổ biến, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ y tế đến người dân 48
Bảng 4.5 Đánh giá về vấn đề nguồn lực trong thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương
52
Bảng 4.6 Công tác giám sát, đánh giá các CS hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương 53
Bảng 4.7 Số cơ sở y tế và số giường bệnh trên địa bàn huyện Mường Khương trong giai đoạn 2012-2015 55
Bảng 4.8 Sự thay đổi về đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Mường Khương 56
Bảng 4.9 Đánh giá của người dân về hệ thống trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế 58
Bảng 4.10 Kết quả về BHYT và KHHGĐ cho người nghèo 59
Bảng 4.11 Những hỗ trợ về chi phí phát sinh khi khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện Mường Khương 62
Bảng 4.12 Kết quả về hỗ trợ KHHGĐ cho các nhóm đối tượng 64
Bảng 4.13 Một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe của huyện Mường Khương 65
Bảng 4.14 Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ y tế 68
Bảng 4.15 Đánh giá về nguồn kinh phí cho thực hiện các chính sách 71
Bảng 4.16 Khó khăn do phong tục tập quán, phong cách sinh hoạt đến thực thi chính sách 75
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc đến tiếp cận chính sách và các dịch vụ y tế 76
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc tiếp cận các chính sách và dịch vụ hỗ trợ y tế 78
Trang 11DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP, SƠ ĐỒ
Đồ
t h ị :
Đồ thị 4.1 Ý kiến đánh giá của cán bộ thực thi về năng lực phối hợp các bên
liên quan trong tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ y tế 522
Đồ thị 4.2 Đánh giá của người dân khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT so với khám chữa bệnh bằng dịch vụ trả tiền 612
Đồ thị 4.3 Đánh giá của nhóm người thuộc các hộ nghèo về mức chi phí khám chữa bệnh hiện nay tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện 70
Đồ thị 4.4 Đánh giá của nhóm người thuộc các hộ cận nghèo về chi phí khám chữa bệnh hiện nay tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện 70
Đồ thị 4.5 Ý kiến đánh giá của cán bộ thực thi về năng lực quản lý và điều phối của các cán bộ thực thi trong tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ y tế 72
Đồ thị 4.6 Ý kiến đánh giá của cán bộ thực thi về năng lực quản lý sự thay đổi của các cán bộ thực thi các chính sách hỗ trợ y tế 73
H ộ p : Hộp 4.1 Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan trong huyện 51
Hộp 4.2 Những khó khăn trong việc vận động tiêm vắc xin cho trẻ em 67
Hộp 4.3 Sự nhiệt tình của cán bộ y tế làm thay đổi ý thức của người dân 69
Hộp 4.4 Chị Khoa “chuẩn y tế” - Bác sĩ của bản 74
S ơ đ ồ : Sơ đồ 4.1 Cơ quan lập kế hoạch, phê duyệt và ban hành chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương 44
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1 Tên tác giả: Nguyễn Minh Đức
2 Tên luân văn: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”
3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15
4 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay, các chương trình, chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo,cận nghèo, người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch
vụ y tế cũng như năng lực của các cơ sở y tế tại các khu vực còn khó khăn, trongquá trình thực thi, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ về y tế còn bộc lộ nhữngbất cập và hạn chế nên hiệu quả chưa cao Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiêncứu “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyệnMường Khương, tỉnh Lào Cai” là thực sự rất cần thiết
Mục tiêu chung đặt ra của luận văn là: Đánh giá được tình hình thực thicác chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh LàoCai để từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ
về y tế cho người nghèo ở địa phương Với mục tiêu chung như vậy, có ba mụctiêu cụ thể để hướng đến giải quyết gồm có: (1) Góp phần hệ thống hóa các cơ sở
lý luận và thực tiễn về chính sách và thực thi chính sách về vấn đề hỗ trợ y tế; (2)Đánh giá được thực trạng tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ về y tế chongười nghèo ở huyện Mường Khương; (3) Đề xuất được các giải pháp để thựchiện có hiệu quả hơn các chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo ở huyệnMường Khương, tỉnh Lào Cai
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các nội dung cần thiết thu thậpđược tại các cơ quan quản lý Nhà nước Số liệu mới được điều tra bằng cách sửdụng bảng câu hỏi với những người dân thuộc các nhóm hộ nghèo, cận nghèo vàkhông nghèo trên địa bàn 2 xã Bản Lầu và Bản Xen của huyện Mường Khương,với tổng số lượng mẫu là 120 mẫu Các phương pháp phân tích thông tin gồm:Phân tổ thống kê; Thống kê mô tả; Phân tích so sánh Số liệu điều tra được xử lý,tính toán trên phần mềm Excel và SPSS với phương pháp thống kê mô tả, bìnhquân, tần suất và phân tích xu hướng Sau đó trình bày các thông tin thu đượcdưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị
Trang 13Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương khánhiều và đa dạng UBND tỉnh Lào Cai ban hành với sự lập kế hoạch, giám sát,kiểm tra của Sở Y tế, Sở LĐTBXH và các Sở có liện quan Việc phân công, phâncấp, phối hợp hoạt động của các cơ quan rất rõ ràng và đúng nhiệm vụ Tuy vậy,vấn đề phân bổ nguồn lực cho thực thi chính sách còn thiếu, chậm trễ, chưa đápứng được nhu cầu thực tế, từ đó gây ra sự chậm trễ trong quá trình thực thi chínhsách, làm lãng phí nguồn lực
Các cơ sở y tế đã được xây dựng, nâng cấp; Đội ngũ cán bộ y tế, các y bác
sĩ cũng được chú ý đào tạo, bồi dưỡng năng lực; Hệ thống trang thiết bị, máymóc phục vụ khám chữa bệnh cũng đã được nâng cấp; Vấn đề tiêm chủng, dinhdưỡng đã được chú trọng và quan tâm; Những hỗ trợ về chi phí đi lại và chi phí
ăn uống trong quá trình khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện huyện đã được làmtốt; Đặc biệt vấn đề BHYT đã được ngành y tế và ngành LĐTBXH thực hiện rấttốt, đạt được hiệu quả cao Tuy nhiên, đội ngũ y bác sĩ còn thiếu về số lượng vàyếu về chất lượng, hệ thống trang thiết bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu khámchữa bệnh, các cơ sở y tế xã, phường, thôn, bản còn chưa được chú trọng đầu tưđúng mức Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho thực thi chính sách, năng lực củacác cán bộ thực thi chính sách, vấn đề phong tục, tập quán, dân tộc của người dân
và trình độ dân trí của họ còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho quá trình thực thicác chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại địa phương
Từ những điểm tích cực cũng như hạn chế nêu trên, 10 giải pháp được đưa
ra gồm có: (1) Hoàn thiện hệ thống chính sách để hỗ trợ tốt hơn về y tế cho ngườinghèo; (2) Tiếp tục phát huy sự đa dạng trong hình thức tuyên truyền, phổ biếnchính sách; (3) Thay đổi, cải thiện cách thức phân bổ nguồn lực cho thực thichính sách; (4) Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế ở các phường,
xã, thôn, bản; (5) Tăng cường thêm số lượng và đào tạo thêm chất lượng cho độingũ y bác sĩ, nhân viên y tế; (6) Cải thiện nội dung hỗ trợ BHYT và nâng caochất lượng dịch vụ y tế khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT; (7) Tiếp tục kêu gọiphát triển các tổ chức thực hiện những hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo; (8)Nâng cao trình độ cho cán bộ thực thi chính sách tại địa phương; (9) Tiếp tụcphát huy nét văn hóa, phong tục hay của các dân tộc, dần loại bỏ những hủ tục,tập quán lạc hậu; (10) Nâng cao dân trí, tăng khả năng tiếp cận chính sách chongười dân
Trang 14THESIS ABSTRACT
1 Author: Nguyen Minh Duc
2 Title of the study: “Evaluate the situation of the pro-poor healthcare
policy implementation in Muong Khuong district, Lao Cai province”
3 Major: Agricultural Economics Code: 60.62.01.15
4 Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
With an aim to improving the accessibility of the poor, near poverty andethnic minorities to the healthcare services, as well as enhancing the capacity ofthe healthcare facilities in the underprivileged areas, a lot of pro-poor healthcarepolicies have been issued and implemented The enforcement of those policies, inreality, has revealed a variety of shortcomings As a consequence, the outcome ofthe pro-poor healthcare policies and programs have not achieved the expectedefficiency In this situation, the implementation of the study “Evaluate thesituation of the pro-poor healthcare policy implementation in Muong Khuongdistrict, Lao Cai province” proves to be essential
In overall, on the basis of the evaluation of the pro-poor healthcarepolicies implementation situation in Muong Khuong district, Lao Cai province,the thesis seeks to propose the solutions to enhancing the efficiency of thosepolicies implementation at the local area This overall objective of the studycould be decomposed into three specific ones, including: (1) To review thetheoretical and empirical framework for the healthcare policy implementation;(2) To evaluate the current situation of implementing the pro-poor healthcarepolicy in Muong Khuong district; (3) To propose the solutions to enhancing theefficiency of the pro-poor healthcare policy implementation in Muong Khuongdistrict, Lao Cai province
The study has utilized both secondary and primary data The former is therelated information provided by the state agencies The latter has been collectedthrough the surveys by questionnaire in 120 households classified into threecategories, i.e the poor, near-poverty and non-poverty, at Ban Lau and Ban Xencommunes, Muong Khuong district Subsequently, the collected data isprocessed by Excel and SPSS, before being analyzed with the use ofdisaggregated data statistics, descriptive statistics, average, frequency analysisand comparison method Such processed data is finally presented in the forms oftables, figures and charts
Trang 15It has been found that the situation of the pro-poor healthcare policyimplementation in the studied areas have both positive and negative sides On theone hand, positively, the task division, decentralization and coordination amongLao Cai province People’s Committee and the related departments, i.e.Department of Health, Department of Labor-Invalids and Social Affairs and otherrelated ones are clearly defined To specify, Lao Cai province People’sCommittee has promulgated the pro-poor healthcare policies while thosedepartments are in charge of planning, supervision and monitoring the policyenforcement Better still, it is also found that there have been improvements inthe healthcare services, including the renovation of the healthcare facilities andequipment, the capacity building of the medical staff; improvement in vaccinationand nutrition issues; the financial support for the inpatient treatment patients inthe district hospitals; the high efficiency of the health insurance policy On theother hand, negatively, the resources for the policy implementation process havenot been distributed timely and appropriately As a result, that process has notbeen implemented efficiently while the resource is being wasted In addition,there are several emergent issues, including the inadequacy in the quality andquantity of the medical staff; poor- equipped infrastructure; the lack ofinvestment in the village healthcare facilities Worse still, the limited budget, theunderqualification of the policy enforcement officers, the locals’ low educationallevel of the locals and their outdated customs and traditions challenge the pro-poor healthcare policy enforcement process
Based on the analysis of both the advantages and disadvantages of the poor healthcare policy enforcement, the study proposes ten recommendations,including: (1) Complete the pro-poor healthcare policy framework; (2) Promoteand diversify the forms of policy propaganda; (3) Adjust the resource distributionfor the policy enforcement; (4) Continue the investment in constructing andupgrading the healthcare facilities at the commune and village levels; (5) Enhanceboth the quantity and quality of the doctors and medical staff; (6) Makeappropriate amendments to the health insurance and better its accompaniedhealthcare services; (7) Continue to call for the support from developmentorganizations when implementing pro-poor healthcare activities; (8) Upgrade thequalification of the local policy enforcement officers; (9) Promote thedistinguished customs and traditions while gradually eradicate the outdated ones;(10) Raise the locals’ awareness and their policy outreach
Trang 16PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong nhóm đangphát triển Do vậy, trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam còn gặp phảirất nhiều những khó khăn và thách thức Một trong những khó khăn, thách thứclớn nhất mà Việt Nam gặp phải trong quá trình phát triển là tình trạng nghèo vẫncòn cao và gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như xã hội
Thành tích của Việt Nam về giảm nghèo trong thời gian qua là rất lớn Tuyvậy, nhiệm vụ giảm nghèo của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất Nếu xét trên một sốphương diện khác nhau thì nhiệm vụ đó hiện nay thậm chí còn khó khăn hơn.Trong những vùng nghèo của Việt Nam, các tỉnh Tây Bắc là những tỉnh có tỷ lệnghèo khá cao và gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc giảm nghèo Đây cũng làvùng có số lượng đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm đa số Bởi vậy, Nhà nước
đã có nhiều chương trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo cho các tỉnh này Trongcác tỉnh vùng Tây Bắc, Lào Cai là tỉnh đã thực hiện khá tốt và đã có được một sốkết quả trong quá trình thực thi các chương trình xóa đói, giảm nghèo
Các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai nói riêng và trên cảnước nói chung đề cố gắng tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nhữngngười dân nghèo Trong đó, vấn đề về y tế là vấn đề rất quan trọng đối với ngườinghèo và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm Các chương trình, chính sách
hỗ trợ về y tế cho đồng bào nghèo nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch
vụ y tế cũng như đảm bảo điều kiện sức khỏe, điều kiện sống cho người dânnghèo tại các khu vực còn khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã đặcbiệt khó khăn, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện đưa nôngthôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, cóthể nhanh chóng hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảođảm sự phát triển đồng đều về kinh tế - xã hội, bảo đảm về trật tự an toàn xã hội,
an ninh quốc phòng
Trong các huyện, thành phố tại Lào Cai, Mường Khương là một trongnhững huyện khó khăn, tình trạng nghèo còn khá là phức tạp Do đó, MườngKhương cũng là một trong những huyện được nhận nhiều các chính sách, chươngtrình hỗ trợ giảm nghèo như 30a, 167, 135… Như vậy, để tiến hành thực hiệnnghiên cứu đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói
Trang 17chung và về hỗ trợ y tế cho người nghèo nói riêng thì Mường Khương là địa phương rất phù hợp
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ
về y tế còn bộc lộ những bất cập và hạn chế nên hiệu quả chưa cao Quá trìnhthực thi các chương trình, chính sách hỗ trợ còn gặp phải nhiều khó khăn cả vềđiều kiện khách quan lẫn chủ quan Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu
“Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyệnMường Khương, tỉnh Lào Cai” là thực sự rất cần thiết cho cả đồng bào nghèo,đồng bào DTTS và cả những người làm công tác ra chính sách và thực thi chínhsách của địa phương cũng như của tỉnh Lào Cai
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho ngườinghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Từ đó đề xuất các giải pháp để thựchiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo ở địa phương.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Đánh giá được thực trạng tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Đề xuất được các giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách
hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
a Phạm vi nội dung
Phạm vi về nội dung của đề tài bao gồm nghiên cứu về các chính sách hỗtrợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, vấn đề thực thicác chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện, kết quả thực hiện và các yếu
tố ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện MườngKhương, tỉnh Lào Cai
b Phạm vi thời gian
Các số liệu, thông tin của nghiên cứu về thực thi chính sách trong đề tài làcác số liệu, thông tin trong phạm vi thời gian 4 năm, từ năm 2012 đến 2015
Trang 18c Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh huyện Mường Khương,Lào Cai Trong đó lựa chọn thực hiện nghiên cứu điều tra số liệu mới tại 2 xã làBản Lầu và Bản Xen của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là thực thi chính sách hỗ trợ y tế chongười nghèo tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho ngườinghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” là một nghiên cứu rất thiết thực đốivới vấn đề hỗ trợ y tế cho người nghèo và vấn đề giảm nghèo theo góc độ nghèo
đa chiều Nội dung luận văn đề cập đến một góc nhìn từ vấn đề giúp người nghèotiếp cận được với các dịch vụ xã hội (cụ thể là vấn đề y tế) trong nghèo đa chiều
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa được các nội dung lý luận cũng nhưcác vấn đề thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Việc hệthống hóa này giúp cho luận văn này có thể trở thành tài liệu tham khảo khoa họckhá hữu ích cho những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về giảm nghèo cũngnhư thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Luận văn đã đánh giá về các vần đề của thực thi chính sách hỗ trợ y tế chongười nghèo như: lập kế hoạch; Phân công, phân cấp, phối hợp hoạt động; Tuyêntruyền, phổ biến chính sách; Bố trí nguồn lực; Công tác đánh giá, giám sát thựcthi chính sách Từ đó luận văn đã nêu ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập xuấthiện trong quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Luận văn đã đưa ra và đánh giá được những kết quả của thực thi chínhsách hỗ trợ y tế cho người nghèo Luận văn đã nêu được các hạn chế, tồn tại củavấn đề phát triển cơ sở hạ tầng cũng như bất cập của việc đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ y bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bànhuyện Tuy nhiên, luận văn cũng đã đưa ra được sự thành công trong vấn đề hỗtrợ về tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ cấp phát miễn phíthẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo…
Luận văn đã đánh giá sự ảnh hướng của một số yếu tố như nguồn kinhphí, năng lực của đội ngũ cán bộ, ảnh hưởng của phong tục tập quán và trình độ
Trang 19dân trí của người dân Đây là căn cứ khá quan trọng để có những giải pháp nhằmtác động đến những yếu tố này để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ y
tế cho người nghèo
Từ các kết quả nêu trên, luận văn đã đề xuất được 10 giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo trên địa bàn huyệnMường Khương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung Các giải pháp tác động đếnnhiều vấn đề, từ việc hoàn thiện hệ thống chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng đếnnâng cao trình độ của cán bộ y tế, nâng cao dân trí cho người dân… Đó là nhữnggiải pháp khá hoàn thiện và đầy đủ để có thể hoàn thiện và nâng cao công tác hỗtrợ y tế tại địa phương cũng như làm cơ sở để có thể đề xuất những chính sách hỗtrợ hiệu quả hơn trong tương lai
Trang 20PHẦN 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
2.1.1 Khái niệm và bản chất của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo2.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến thực thi chính sách hỗ trợ y tế
a Khái niệm chính sách
Hiện nay, có rất nhiều các tác giả, nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu đã đưa
ra khái niệm về chính sách Tuy nhiên, có thể hiểu: Chính sách là phương cách,đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụngnguồn lực Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở
hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ nhữngkhó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế, hướng tới những mục tiêu nhấtđịnh, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế (Phạm Vân Đình, 2008)
Chính sách là sự kết hợp của đường lối, mục tiêu và phương pháp màChính phủ lựa chọn đối với lĩnh vực kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủtìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó (Nguyễn ĐứcQuyền, 2006)
Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục đíchnhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra(Hoàng Phê, 2010)
Chính sách là những quyết định, quy định của Nhà nước (tức là các cấpchính quyền từ Trung ương đến địa phương) được cụ thể hóa thành các chươngtrình, dự án cùng các nguồn nhân lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chếthực hiện nhằm tác động vào đối tượng có liên quan, thay đổi trạng thái của đốitượng theo hướng mà Nhà nước mong muốn (Phạm Xuân Nam, 2003)
Hiện nay, ở Việt Nam có một số loại văn bản chính sách như sau:
- Nghị định: Là văn bản pháp quy của Chính phủ về một lĩnh vực hoặcmột ngành cụ thể Nghị định thường định ra cho một thời gian dài và phát huy tácdụng trong thời gian dài Đây là loại văn bản mang tính pháp quy cao nhất, quantrọng
Trang 21- Thông tư: Là văn bản do các Bộ/Ngành chức năng ban hành nhằmhướng dẫn thực hiện Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ Có hailoại Thông tư là Thông tư liên tịch và Thông tư riêng bộ Thông tư liên tịch làThông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định… và có liên quan đến nhiềuBộ/Ngành được các Bộ/Ngành liên tịch soạn thảo và ban hành Thông tư riêng bộ
là Thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định của một Bộ/Ngành nào đó vềciệc thực hiện chính sách Thông tư do Bộ trưởng ký hoặc Thứ trưởng ký thay
Bộ trưởng
- Quyết định của các Bộ/Ngành: Do Bộ/Ngành ban hành được Bộ trưởng
ký hoặc Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng Các Quyết định của Bộ/Ngành thườngban hành kèm theo văn bản quy định cụ thể về một vấn đề dựa trên cơ sở củaLuật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định và ý kiến chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ
- Chỉ thị: Là văn bản đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện chính sách Tùytheo nội dung và phạm vi thi hành mà Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/Ngành đưa
ra các chỉ thị cho các ngành, các cấp tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bảnchính sách của Chính phủ
- Công văn: Là một loại văn bản của chính sách, do Thủ tướng Chính phủhoặc các Bộ/Ngành ban hành Nội dung Công văn nhằm hướng dẫn, nêu ý kiếnchỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong việc triển khai thực hiện các chínhsách
Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện, đặc điểm khácnhau của từng địa phương mà có thể vận dụng thực hiện chính sách một cách linhhoạt, nhưng không được trái với những quy định trong các văn bản chính sách đãđược Chính phủ hoặc các Bộ/Ngành ban hành (Phạm Vân Đình, 2008)
Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà phân loại chính sách thành các nhómkhác nhau
- Theo phạm vi ảnh hưởng: chính sách vĩ mô và chính sách vi mô
Trang 22- Theo thời gian tác động: chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
- Theo cấp độ của chính sách: chính sách của Trung ương và chính sáchcủa địa phương
- Theo mục tiêu của chính sách: chính sách mục tiêu và chính sách hỗ trợ.Bên cạnh các chính sách nêu trên, có thể song song tồn tại các chươngtrình và hoạt động độc lập với chính sách Tuy các chương trình và hoạt động có
số lượng ít nhưng cũng là nội dung quan trọng cần nghiên cứu
b Chính sách hỗ trợ
Sau khi tham khảo Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Vũ Ngọc Thư (2014), cóthể rút ra được: Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đỡ mộtnhóm mục tiêu nhất định, thông qua hỗ trợ vật chất, phát triển nhân lực, thể chế
và tổ chức Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu không thông qua hệ thống giá cả Dovậy, nó ít làm nhiễu loạn hệ thống giá Hỗ trợ có tính đến nhóm mục tiêu của hỗtrợ
Hỗ trợ nhằm phát huy những tác động của ngoại ứng tích cực (giáo dục, y
tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…), khắc phục những tác động của ngoại ứngtiêu cực Do đó, hầu hết các Chính phủ của các nước trên thế giới đều thực hiệnchuyển từ các chính sách bao cấp sang hỗ trợ
Từ quan điểm về hỗ trợ nêu trên, chính sách hỗ trợ là những chính sáchkhắc phục thất bại của thị trường, đặc biệt trong cung cấp hang hóa và dịch vụcông Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ là một trong những biện pháp đượcChính phủ sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, cung cấp các dịch vụ côngcộng Vai trò của Nhà nước trong vấn đề cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ côngnhư y tế, giáo dục… là vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận, nhất là ở cácvùng có điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều, nguồn lực của các vùngkhông giống nhau
c Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Lĩnh vực y tế là một trong những lĩnh vực dịch vụ công vô cùng quantrọng của mỗi quốc gia Đặc biệt ở những nước như Việt Nam, là những nướcđang phát triển, có tỷ lệ nghèo khá cao và điều kiện còn khó khăn, thì y tế là vấn
đề rất cấp thiết với quá trình phát triển
Hỗ trợ cho giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lựccủa Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ choquá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các giải
Trang 23pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện chongười nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, giải quyếtcác vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây dựng tính bềnvững và tự lập cho cộng đồng (Đỗ Kim Chung, 2010)
Sau khi tham khảo Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Vũ Ngọc Thư (2014), cóthể rút ra được khái niệm về người nghèo và hộ nghèo như sau:
Người nghèo là nhóm mục tiêu cuối cùng mà việc hỗ trợ giảm nghèohướng tới Do đó, các biện pháp hỗ trợ cần phải hướng tới tạo điều kiện chongười nghèo được đáp ứng các nhu cầu cơ bản
Hộ nghèo là các hộ có mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng nghèo đóitheo quy định của Chính phủ hay của địa phương Đây là đơn vị cơ bản để tínhmức độ đói nghèo trong cộng đồng dân cư Việc hỗ trợ thông qua hộ có nhiều ưuđiểm: một là, hộ là đơn vị cơ bản cuối cùng của cộng đồng; hai là, hộ là tế bàokinh tế gắn kết thành viên trong gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất vàtái sản xuất kinh doanh; ba là, đơn vị hộ tiện lợi cho việc quản lý hành chính khitiến hành các biện pháp hỗ trợ
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc giatrong khu vực đã thống nhất: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấyphụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từngvùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”
Nghèo thường được chia thành 2 loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập) là thước đo dễ lượng hóa để đo lường mức chitiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thựcphẩm đương 2100 – 2300 kcalo/người/ngày Nghèo tương đối là sống ở ranh giớingoài cùng của tồn tại Những người nghèo tương đối là những người phải đấutranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mấtphẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn củagiới trí thức chúng ta (Robert Mc Namara, 2000)
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo thường tiếp cận theo cáctiêu chuẩn nghèo đa chiều Theo đó, hai tiêu chí chính để xác định nghèo là tiêuchí về thu nhập và tiêu chí về mức độ thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơbản Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg (Phụ lục 7):
Trang 24* Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệsinh; thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếpcận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đihọc của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồnnước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sảnphục vụ tiếp cận thông tin
Từ đó, xác định chuẩn hộ nghèo và cận nghèo như sau:
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020:
* Hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng
và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơbản trở lên
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng
và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơbản trở lên
* Hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụttiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Trang 25- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụttiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Chính sách hỗ trợ y tế là những chính sách hướng đến mục tiêu tạo điềukiện, tạo ra những yếu tố giúp cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận đến với cácdịch vụ y tế hơn Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ y tế còn giúp cho trình độphát triển của ngành y tế và chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao hơn, phục vụtốt hơn cho người dân
Như vậy, có thể hiểu về nội hàm của vấn đề hỗ trợ y tế cho người nghèobao gồm những nội dung chính sau: nâng cao năng lực của các cơ sở y tế, tăngkhả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo, hỗ trợ các vấn đề về tiêmchủng và sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giải quyết các vấn đề về KHHGD, dinhdưỡng…
d Thực thi chính sách hỗ trợ y tế
Thực thi chính sách hỗ trợ y tế là quá trình biến các chính sách hỗ trợ vềlĩnh vực y tế thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động tổ chứctrong bộ máy Nhà nước, nhằm hiện thực hóa được những mục tiêu mà các chínhsách hỗ trợ này đã đề ra Do đó, tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế gồm cólập kế hoạch hỗ trợ, cơ chế phân cấp trong triển khai thực hiện, tình hình huyđộng nguồn lực, sự phân công và phối kết hợp của các bên liên quan, sự giám sát
và đánh giá, năng lực thực thi chính sách của các cơ quan Nhà nước cùng vớicộng đồng trong triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ Tất cả các yếu tốnày đều có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của các chương trình, chính sách
hỗ trợ y tế
Trang 262.1.1.2 Bản chất của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo là hỗ trợ ngườinghèo trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua các tiếp cận dịch vụ y tếthuận lợi hơn, bình đẳng hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho họ (NguyễnThị Hoa, 2010)
Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo là một trong những nhóm chínhsách quan trọng của Chính phủ Các chính sách này hướng đến nhóm đối tượngngười nghèo và giúp cho họ có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế trong điều kiệnhoàn cảnh khó khăn Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong các chươngtrình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, góp phần giúp thực hiện thành công mụctiêu giảm nghèo của đất nước, làm cho trình độ phát triển của các vùng có thểtiến lại gần nhau hơn
Các chính sách hỗ trợ y tế nói chung và chính sách hỗ trợ y tế cho ngườinghèo nói riêng bao gồm các hoạt động hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng y tế; Hỗtrợ đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ y tế tại địa phương; Hỗ trợ thuốcmen và các dụng cụ, công cụ y tế tiên tiến; Và đặc biệt ở các khu vực vùng sâu,vùng xa, các chính sách hỗ trợ y tế thường quan tâm đến vấn đề BHYT chongười nghèo và vấn đề kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo, các hộ đồng bàoDTTS, nhằm ổn định dân số để phát triển kinh tế
2.1.2 Vai trò của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo có vai trò rất quan trọng trongChương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo Trong các mục tiêu giảm nghèo,vấn đề y tế cho người nghèo được chú ý và quan tâm bởi các nhà hoạch địnhchính sách Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách hỗ trợ này lại có ảnh hưởnglớn đến hiệu quả của công tác giảm nghèo
Thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo biến những ý tưởng củachính sách hỗ trợ y tế trong các chương trình giảm nghèo thành công cụ để đưavào cuộc sống Nó phát hiện ra những bất cập trong việc thực hiện chính sách đểđiều chỉnh chính sách cho hợp lý, đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầucủa chính sách Nó giải quyết những khó khăn, bức xúc của người dân trong quátrình thực hiện chính sách
Do đó, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế chongười nghèo có vai trò vô cùng quan trọng để xác định được thực trạng công tác
Trang 27thực thi chính sách cùng với các kết quả mà các chính sách này đã đạt được, từ
đó tìm ra được những hạn chế và có giải pháp khắc phục
2.1.3 Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Đối tượng chịu tác động của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo khá
đa dạng, gồm người nghèo, người dân trong các hộ cận nghèo và đồng bàoDTTS Họ là những đối tượng không thể tự vươn lên thoát nghèo nếu thiếu sự hỗtrợ của Chính phủ, xã hội và cộng đồng
Hiện nay, có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo về nhiều lĩnhvực Tuy nhiên, trong lĩnh vực y tế, hầu như chỉ có một số ít các chính sách hỗtrợ tác động trực tiếp tới người nghèo Đó thường là những hỗ trợ về cấp hoặc hỗtrợ mua thẻ BHYT cho người nghèo Bên cạnh đó là những hỗ trợ về kế hoạchhóa gia đình Ngoài ra, những chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng y tế hay về đàotạo trình độ cán bộ y tế… lại rất khó có thể bóc tách được sự tác động tới ngườinghèo vì những lợi ích nó mang lại là dành cho cả nhóm người nghèo và nhómngười không nghèo Tuy nhiên, đây vẫn là những chính sách hỗ trợ rất quantrọng và không thể thiếu không chỉ cho công tác giảm nghèo mà còn cho sự pháttriển về kinh tế - xã hội của cả nước
Quá trình thực thi chính sách nói chung và thực thi chính sách hỗ trợ y tếcho người nghèo nói riêng bao gồm nhiều đặc điểm Đầu tiên phải nói đến là cácchính sách đều phải có công đoạn lập kế hoạch Sau đó là các đặc điểm khácnhau như quá trình phổ biến, tuyên truyền chính sách; Sự phân công, phân cấptrong quá trình thực thi; Cách bố trí nguồn lực trong thực thi chính sách hỗ trợ;Quá trình giám sát và đánh giá thực thi chính sách Đặc điểm quan trọng của thựcthi chính sách là kết quả, hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào công tác hoạchđịnh chính sách và năng lực của các cán bộ thực thi Đây là yếu tố quan trọnggiúp đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách hỗ trợkhi ban hành xuống thực hiện trong thực tế
2.1.4 Nội dung nghiên cứu
2.1.4.1 Các chính sách, chương trình và hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo
Trước khi thực hiện đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tếcho người nghèo trong giai đoạn 2010–2015, cần biết được trong giai đoạn này tạitỉnh Lào Cai nói chung và huyện Mường Khương nói riêng có bao nhiêu chínhsách, chương trình hay hoạt động hỗ trợ về y tế cho người nghèo Bên cạnh đócũng cần tìm hiểu những chính sách đó là gì và nội dung của chúng như thế nào
Trang 28Nắm được số lượng và nội dung các chính sách, từ đó có thể xác địnhđược đối tượng chính sách hướng tới, cách thức và tình hình thực thi của chínhsách đó Như vậy, việc đánh giá thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho ngườinghèo sẽ chính xác hơn
2.1.4.2 Tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
a Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một giai đoạn rất quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả
áp dụng chính sách vào thực tế Đối với những chính sách hỗ trợ cho ngườinghèo thì giai đoạn lập kế hoạch lại càng giữ vị trí quan trọng Vì vấn đề áp dụngcho người nghèo là khá khó khăn và nếu chính sách không phù hợp thì hiệu quảđạt được sẽ không cao
Để đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo,việc đánh giá giai đoạn lập kế hoạch là rất cần thiết Nó quyết định đến tính hiệuquả của thực thi chính sách hỗ trợ vào tình hình thực tế của địa phương
b Công tác phổ biến, tuyên truyền
Công tác tuyên truyền chính sách là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằmchuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm xây dựngthành niềm tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác nhằm thực hiệnthắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
Công tác tuyên truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có hoạch địnhnhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung vềchính sách Để một chính sách được thực thi tốt và có thể đi vào cuộc sống và tạo
ra hiệu quả thì công tác phổ biến, tuyên truyền là rất quan trọng Một chính sáchchỉ thực sự được thực thi tốt khi đối tượng của nó, ở đây là nhóm người nghèođược tiếp cận và tham gia vào quá trình thực hiện nó
Vì vậy, đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèocần phải đánh giá về công tác phổ biến, tuyên truyền để xác định được mức độtiếp cận chính sách của người nghèo và từ đó biết được chính sách đó đã thực sựđược áp dụng phù hợp hay không
c Phân công, phối hợp thực hiện
Trong thực tế có nhiều cơ quan, sở, ban ngành tham gia vào quá trình thựcthi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Do vậy, vấn đề phân công, phân cấp
Trang 29giữa các đơn vị quản lý Nhà nước và giữa các cấp là khá quan trọng Nó phân rõràng trách nhiệm, chức năng và quyền hạn của mỗi cơ quan sở, ban ngành và củatừng cấp quản lý Phân công, phân cấp được thực hiện tốt, chủ động, khoa học,sang tạo thì quá trình thực thi sẽ diễn ra một cách thống nhất, thông suốt và giúpcho công tác giám sát, đánh giá được dễ dàng và chính xác hơn Bởi vậy, đánhgiá công tác phân công, phân cấp trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ y tếcho người nghèo là cần thiết
d Bố trí nguồn lực
Việc hỗ trợ giảm nghèo thường được thực hiện theo 2 phương thức: hỗ trợtrực tiếp và hỗ trợ gián tiếp Hỗ trợ trực tiếp là thông qua ban hành và thực thicác chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ y tế, giáodục, an sinh xã hội… Hỗ trợ gián tiếp là thông qua đầu tư công cho giảm nghèo(phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế…) (Đỗ Kim Chung, 2010)
Để các chính sách được thực hiện, điều vô cùng quan trọng chính là nguồnlực Nguồn lực ở đây bao gồm không chỉ có kinh phí, vốn mà còn có cả conngười Do vậy, nghiên cứu về bố trí nguồn lực là nghiên cứu về sự phân bổ kinhphí, bố trí vốn và bố trí sử dụng yếu tố con người sao cho phù hợp, để việc thựchiện chính sách đạt hiệu quả cao nhất
Khi có sự bố trí vốn hợp lý, phù hợp với mỗi hoạt động, mỗi đối tượngcủa chính sách thì việc thực thi chính sách mới có thể tiến hành đúng theo kếhoạch, đúng theo mục tiêu đã đề ra
e Hoạt động giám sát, đánh giá
Đối với vấn đề thực thi mọi chính sách, hoạt động cuối cùng cũng rất quantrọng là hoạt động giám sát, đánh giá Giám sát thực thi chính sách là việc các cơquan có trách nhiệm thực hiện theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịpthời tác động để chính sách được thực thi đúng hướng, đúng đối tượng Hoạtđộng giám sát thực hiện trong suốt cả quá trình thực thi chính sách và giúp chochính sách được thực hiện đúng theo nội dung và mục tiêu định sẵn Bên cạnh
đó, hoạt động đánh giá chính sách giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thểnhìn nhận bao quát toàn bộ quá trình thực hiện và kết quả, hiệu quả của chínhsách Từ đó nhận biết được những điểm tồn tại, những mặt khó khăn, hạn chế củachính sách để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách và rút ra được nhữngbài học kinh nghiệm cho các chính sách trong tương lai
Trang 302.1.4.3 Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
a Nâng cao năng lực của các cơ sở y tế
* Về cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh
Để chất lượng của hoạt động ngành y tế được nâng cao thì vấn đề cơ sở hạtầng y tế là không thể thiếu Tại các khu vực, nhất là các xã nghèo của huyện thìvấn đề thiếu các cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế…) là vấn đề khá thường xuyêngặp phải Từ thiếu thốn về hạ tầng y tế dẫn đến người nghèo khó tiếp cận đượcvới các dịch vụ y tế
Vì vậy, để giúp người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế cần thiết,các chính sách trước hết cần có kế hoạch xây dựng các cơ sở y tế tại các vùngnghèo, có nhóm người nghèo và đồng bào DTTS
* Về đội ngũ cán bộ y tế phục vụ khám chữa bệnh
Trình độ tay nghề chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế là một yếu tố quyếtđịnh lớn đến chất lượng y tế Tại những vùng nghèo, vấn đề các cán bộ y tế cótrình độ chưa cao hay chưa đủ trình độ mà vẫn thực hiện khám chữa bệnh đôi khivẫn xảy ra vì thiếu số lượng cán bộ y tế Như vậy, người nghèo và đồng bàoDTTS nghèo không những chưa tiếp cận được với các dịch vụ y tế mà khi tiếpcận được thì lại gặp phải các cán bộ y tế có trình độ tay nghề chưa cao Từ đódẫn đến nhiều khó khăn cho công tác y tế cho người nghèo, ảnh hưởng khôngnhỏ đến vấn đề giảm nghèo
Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môncho đội ngũ cán bộ y tế là điều không thể thiếu trong các chính sách hỗ trợ y tếcủa huyện nói chung và cho đối tượng người nghèo và đồng bào DTTS nói riêng
* Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh
Trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động khám chữa bệnh là một phầnquan trọng không thể thiếu Do vậy, các chính sách hỗ trợ y tế luôn có nội dungphát triển, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.Cuộc sống càng hiện đại, nền y học càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các trangthiết bị hiện đại càng tăng Do đó, nghiên cứu về thực trạng hỗ trợ phát triển hệthống trang thiết bị cho y tế sẽ thể hiện năng lực của hệ thống y tế địa phươngcũng như hiệu quả và chất lượng của các chính sách hỗ trợ y tế trên địa bànnghiên cứu
b Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo
* Kết quả về bảo hiểm y tế
Trang 31BHYT là một nội dung quan trọng và luôn được nhắc tới trong các hỗ trợ
y tế cho người nghèo Theo nội dung của các chính sách hỗ trợ y tế tại huyệnMường Khương, BHYT là nội dung hàng đầu và được thực hiện rất tích cực Dovậy, khi nghiên cứu về kết quả của các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ởhuyện Mường Khương, cần có những nội dung phản ánh thực trạng hỗ trợ BHYTcho người nghèo và đánh giá chúng để từ đó có các giải pháp nâng cao hiệu quả
hỗ trợ y tế cho đối tượng người dân nghèo
* Kết quả về những hỗ trợ chi phí phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh
Hỗ trợ các chi phí phát sinh trong quá trình điều trị là nội dung khá quantrọng trong các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Trong khoảng thời gianđiều trị tại các cơ sở y tế, người dân ngoài khoản tiền viện phí thì còn có thể phátsinh thêm một số khoản chi phí khác Trong khi đó, với các đối tượng của đề tàinghiên cứu là nhóm người dân nghèo và cận nghèo thì chỉ tính riêng khoản việnphí đã gây ra nhiều khó khăn cho họ chứ chưa kể đến những khoản chi phí phátsinh thêm kể trên Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo vì thế mà cónhững hỗ trợ về một số nội dung chi phí phát sinh ngoài viện phí Bởi vậy, đưa rathực trạng và đánh giá nó cũng góp phần làm rõ được tình hình thực thi các chínhsách hỗ trợ y tế trên địa bàn huyện, từ đó có những đóng góp và giải pháp nângcao hiệu quả và kết quả hỗ trợ y tế cho người nghèo
* Về hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình cho người nghèo
Thông thường trong thực tế, các chính sách hỗ trợ y tế thường khó chiatách rõ ràng được tác động giữa người nghèo và người không nghèo Do đó nêncác hỗ trợ trực tiếp cho nhóm người nghèo và đồng bào DTTS là những hỗ trợ vềBHYT và kế hoạch hóa gia đình
Vấn đề hỗ trợ KHHGĐ cho người dân nghèo và đồng bào DTTS sinhsống trên địa bàn huyện được triển khai như thế nào và đã đạt được các kết quả
ra sao sẽ góp phần thể hiện hiệu quả của các chính sách, giúp đánh giá về tìnhhình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện đượcđầy đủ và rõ ràng hơn
* Về một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe
Để đánh giá về kết quả và hiệu quả của thực thi các chính sách hỗ trợ y tế,không thể không xem xét đến các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe Đây là nhómcác chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của ngành y tế của địa phương, từ đó
Trang 32* Tiêm chủng cho trẻ em
Tình trạng tiêm chủng cho trẻ em thể hiện mức độ tiếp cận với các dịch vụ
y tế của người dân sống trên địa bàn Do đó, đánh giá về khả năng tiếp cận vớicác dịch vụ y tế thì phải có nội dung nghiên cứu về thực trạng tiêm chủng cho trẻ
em tại địa phương, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi Từ đó có thể thay đổi và hoànthiện các chính sách, giúp có thể hỗ trợ tốt hơn và hiệu quả hơn đến những đốitượng mà chính sách quan tâm
* Đánh giá của người dân về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế
Mục tiêu quan trọng mà các chính sách hỗ trợ y tế hướng tới là nâng caonăng lực của các cơ sở y tế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chongười nghèo Bởi vậy, chính sách hỗ trợ y tế có hiệu quả là khi nó giúp chongười dân có thể dễ dàng tiếp cận và được hưởng lợi nhiều nhất từ các dịch vụ y
tế Để đánh giá về thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo và hiệuquả của chúng thì phải nghiên cứu, đánh giá về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tếcủa người dân, đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo Do đó, nghiên cứuđánh giá của người dân về khả năng tiếp cận và chất lượng các dịch vụ y tế là rấtquan trọng để làm rõ tình hình thực thi và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ y tếcho người nghèo đã và đang được thực hiện trên địa bàn huyện Mường Khương.2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo2.1.5.1 Nguồn kinh phí cho thực thi chính sách
Để có thể thực thi bất kỳ một chính sách nào đều cần phải có nguồn kinhphí nhất định Bên cạnh sự phân bổ kinh phí hợp lý còn cần sự cung cấp kinh phímột cách đầy đủ và kịp thời cho quá trình thực thi chính sách Do vậy, vấn đềkinh phí có ảnh hưởng khá nhiều đến thực thi chính sách
Đặc biệt, với các chính sách hỗ trợ cho người nghèo và đồng bào DTTS,vấn đề nguồn kinh phí là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và sựthành công của chính sách
Trang 332.1.5.2 Năng lực tổ chức thực hiện chính sách của cán bộ thực thi
Cũng như kết quả của hoạt động y tế phụ thuộc rất lớn vào trình độ củađội ngũ cán bộ y tế, vấn đề thực thi chính sách hỗ trợ y tế phụ thuộc rất nhiều vàonăng lực tổ chức thực hiện chính sách của các cán bộ thực thi chính sách Dovậy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ thực thi chính sách là vấn
đề cấp thiết
Nghiên cứu đánh giá về năng lực tổ chức thực hiện của các cán bộ thực thichính sách là nghiên cứu về năng lực quản lý các chương trình hỗ trợ, năng lựcquản lý tài chính, năng lực giám sát – đánh giá, năng lực ứng phó khi có sự thayđổi trong thực thi chính sách
2.1.5.3 Ảnh hưởng của phong tục tập quán tới thực thi chính sách
Một chính sách thành công là chính sách gắn liền với điều kiện phát triểncủa địa phương, phù hợp với mức độ và trình độ phát triển của đối tượng màchính sách tác động Do vậy, các điều kiện về phong tục tập quán của người dân
có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thực thi chính sách hỗ trợ y tế Mỗi dân tộc,mỗi nhóm người dân có một phong tục, tập quán khác nhau Do vậy, cách tiếpcận, thực thi chính sách với mỗi nhóm đối tượng đó cũng cần có các phương thứckhác nhau cho phù hợp
2.1.5.4 Trình độ học vấn của người dân
Trình độ học vấn là một khía cạnh của trình độ dân trí và có ảnh hưởngkhá lớn đến quá trình thực thi chính sách Với mỗi nhóm người dân có trình độhọc vấn khác nhau thì cần có các cách phổ biến, tuyên truyền, hỗ trợ khác nhausao cho phù hợp Như vậy thì các chính sách mới có thể được áp dụng sâu vàtriệt để trong tất cả các đối tượng mục tiêu của chính sách
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm chính sách bảo hiểm y tế ở Nhật Bản
Theo Từ Nguyên Linh (2008), Nhật Bản là quốc gia có hệ thống pháp luật
về BHYT từ rất sớm và có bề dày phát triển Luật BHYT bắt buộc của Nhật Bảnban hành từ năm 1922, là quốc gia châu Á đầu tiên ban hành luật BHYT bắtbuộc Năm 1938 ban hành luật BHYT quốc gia Năm 1939 ban hành luật BHYT
Trang 34cho người lao động, luật BHYT cho ngư dân Đến năm 1961, Nhật Bản thực hiệnBHYT cho toàn dân
Luật BHYT Nhật Bản xác định riêng 2 loại quỹ cho các đối tượng để có
sự hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế là Quỹ BHYT quốc gia áp dụng cho laođộng tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp và Quỹ BHYT của ngườilàm công ăn lương Quỹ BHYT quốc gia áp dụng cho lao động tự do, nông dân
và người không có nghề nghiệp Nhà nước bảo trợ nhiều hơn cho loại quỹ này, vìđối tượng của quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định Luật BHYT NhậtBản quy định bệnh nhân BHYT phải thực hiện trách nhiệm cùng chi trả Quyđịnh này nhằm tăng thêm chi phí cho quỹ BHYT đồng thời hạn chế sự lạm dụngquỹ từ phía người thụ hưởng Mức cùng chi trả phụ thuộc vào đối tượng hoặcnhóm đối tượng cụ thể: người lao động tự do trả 30%, công chức trả 20%, ngườilao động hưởng lương trả 10% chi phí khám chữa bệnh
2.2.1.2 Kinh nghiệm chính sách bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc
Theo thông tin từ Viện nghiên cứu lập pháp (2013), ở Hàn Quốc, luậtBHYT bắt buộc toàn dân được ban hành năm 1977 Mức đóng BHYT tính theothu nhập hoặc tài sản cố định Thông thường, người lao động đóng 2-8% thunhập; Công chức đóng 4,2% thu nhập; Chính phủ cũng nộp 4,2% Còn đối vớilao động tự do, mức đóng được tính theo mức xếp loại thu nhập hoặc tài sản cốđịnh Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức phí nhằm mục đích đảm bảo chi phíquản lý
Theo Hải Nguyên (2007), Luật BHYT Hàn Quốc quy định chế độ cùngchi trả khi đi khám chữa bệnh Mức cùng chi tả là 20% đối với điều trị nội trú; từ40-55% đối với khám chữa bệnh ngoại trú Đóng góp của người lao động tự dodựa trên tài sản và thu nhập của từng cá nhân (hoặc ước tính thu nhập), Chínhphủ trợ cấp một phần đến người lao động tự do đã tham gia để dễ dàng mở rộngđối tượng tham gia Do Chính phủ trợ cấp theo đầu người mà không quan tâmđến thu nhập của từng cá nhân nên nảy sinh các vấn đề về công bằng trong việctrợ cấp của Chính phủ vì không phải người lao động tự do nào cũng có thu nhậpgiống nhau, từ đó có những quan điểm đề nghị cân nhắc lại mục đích trợ cấp chonhững người lao động tự do của Chính phủ
2.2.2 Kinh nghiệm của các địa phương khác ở Việt Nam
2.2.2.1 Kinh nghiệm thực thi hỗ trợ y tế cho người nghèo ở tỉnh Điện Biên
Tại tỉnh Điện Biên, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em và bảo vệ sứckhỏe cho đồng bào DTTS ngày càng được quan tâm Đến năm 2014, toàn tỉnh
Trang 35Điện Biên có 100% số xã, thị trấn có y sỹ và nhân viên y tế; các cụm y tế đã cóbác sỹ; tỷ lệ bác sỹ đạt 8,71/vạn dân; tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế đạt 94,6%.Công tác tuyên truyền về dân số - kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tậptrung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao Cấp thẻ BHYT cho
hộ nghèo là DTTS với tỷ lệ đạt 97,5%, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻBHYT đạt 99,5% Các chính sách trên đã góp phần bảo vệ sức khỏe đồng bào vàbảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, đặc biệt là đồng bào DTTS(Khánh Toàn, 2015)
2.2.2.2 Kinh nghiệm hỗ trợ mua BHYT ở tỉnh Phú Thọ
Theo thông tin trên Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ, toàn tỉnh PhúThọ năm 2014 có khoảng 43.799 hộ nghèo với 171.176 người cận nghèo; trong
đó số đối tượng đã có BHYT là 100.603 người, số người cận nghèo cần hỗ trợmua thẻ BHYT năm 2014 là 70.573 người Theo Quyết định về việc hỗ trợ kinhphí từ ngân sách cấp tỉnh thực hiện mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đìnhcận nghèo của UBND tỉnh vừa được ban hành, kể từ ngày 01/7/2014 đến năm
2020, tất cả các đối tượng thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ100% kinh phí mua thẻ BHYT
Những năm trước đây, người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàntỉnh đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí khi mua BHYT; nâng mức
hỗ trợ lên 70% từ tháng 01/2012 Năm 2014, tỉnh triển khai Dự án Hỗ trợ y tế cáctỉnh Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thếgiới (WB), trong đó dự án đã có mức hỗ trợ thiết thực về kinh phí mua thẻ BHYTcho người cận nghèo chưa có thẻ BHYT từ năm 2014 đến năm 2020 (20% mệnhgiá thẻ BHYT) Như vậy, những người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàntỉnh đã được hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT lên đến 90%, người cận nghèo chỉphải đóng 10% còn lại Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản tậptrung chỉ đạo thực hiện BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo và BHYT
tự nguyện Thực hiện hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộgia đình cận nghèo, năm 2014, tỉnh đã quyết định dành 4,3 tỷ đồng hỗ trợ muathẻ BHYT cho người cận nghèo Các năm tiếp theo căn cứ vào thực tế số khẩucận nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ, tỉnh sẽ xây dựng dự toán kinh phí Tuynhiên, tỷ lệ hộ cận nghèo tham gia mua thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh vẫn đạt rấtthấp, mới chỉ có 18% người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia mua BHYT,như vậy cũng đồng nghĩa với việc số người cận nghèo chưa được hưởng cácchính sách ưu đãi về chăm sóc sức khỏe là khá cao (L Thủy, 2015)
Trang 362.2.2.3 Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế ở tỉnh Hà Giang
Theo trang tin điện tử BHXH tỉnh Hà Giang, thực hiện Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật BHYT, Sở LĐ – TBXH đã phối hợp với các ngành cóliên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và trực tiếp hướngdẫn các huyện, thành phố Theo đó, công văn số 4106 của UBND tỉnh, về việccấp, sử dụng thẻ BHYT đối với người nghèo, người DTTS; Nghị quyết số 174của HĐND tỉnh, quy định hỗ trợ 80% mức đóng BHYT cho các đối tượng thuộc
2.2.3 Bài học kinh nghiệm
Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có những chính sách hỗ trợ y tế chongười nghèo, tuy nhiên, các chính sách này hầu như chỉ tập trung vào vấn đềBHYT Một xu hướng chung trên thế giới ngày nay là các nước giàu có chi tiêucho y tế nhiều hơn các nước nghèo, dù sức khỏe của họ nói chung tốt hơn so vớicác nước nghèo Theo bài viết về BHYT cộng đồng của Nguyễn Văn Tuấn trênThời báo kinh tế Sài Gòn số tháng 5 năm 2007, ở nước ta năm 2007, tổng số chitiêu cho y tế chiếm khoảng 5,1% tổng số GDP Tỉ lệ này còn khá khiêm tốn, nếu
so với 5,5% ở Trung Quốc, 6% ở Hàn quốc, 8% ở Nhật, và 9,2% ở Úc Thật ra,
đó chỉ là con số trung bình, vì theo một nghiên cứu chuyên sâu cho thấy ở các hộnghèo nông thôn, chi tiêu cho y tế chiếm khoảng 13% tổng thu nhập, so với các
hộ “không nghèo” chi phí này chỉ chiếm 3-5% ngân sách gia đình
Kinh nghiệm ở Úc cho thấy hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân chỉ bổ sung,chứ không thể thay thế hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhà nước Nói cách
Trang 37khác, không còn con đường nào khác: Nhà nước phải tăng ngân sách y tế Năm
2007, trong tổng số chi tiêu cho y tế của cả nước, Nhà nước chỉ đóng góp khoảng28%, phần còn lại (72%) là từ dân hay tư nhân Ngoài ra, chi tiêu của Nhà nướccho y tế chỉ chiếm 6,1% tổng số chi tiêu của Nhà nước Tỉ lệ này còn khiêm tốn
so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (khoảng 7%), Mã Lai(6,5%), Trung Quốc (10%, và Nhật (16.4%) (Nguyễn Văn Tuấn, 2007)
Bên cạnh đó, do đặc điểm của Việt Nam là còn có tỷ lệ nghèo cao nên cầnphải có những phương pháp, cách thức áp dụng chính sách hỗ trợ y tế nói chung
và BHYT nói riêng cho phù hợp với mỗi đối tượng theo mục tiêu của chính sách.Cần phải cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản cho người dân nghèo
và đồng bào DTTS bằng cách đa dạng hóa các hình thức cung ứng các dịch vụ y
tế Cùng với đó, cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ về hệ thống BHYT phổ cập chongười nghèo
Trang 38PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núiphía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc PhíaBắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh
Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái Diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai làkhoảng 6383,9 km2, bao gồm 1 thành phố là thành phố Lào Cai và 8 huyện làhuyện Bát Xát, huyện Mường Khương, huyện Si Ma Cai, huyện Bắc Hà, huyệnBảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn Trong đó, nghiêncứu được thực hiện tại huyện Mường Khương
Địa hình tỉnh Lào Cai chia làm 2 vùng là vùng cao và vùng thấp Vùngcao có độ cao trên 700m trở lên, được hình thành do 2 dãy núi chính là dãyHoàng Liên Sơn và dãy Con Voi Độ dốc địa hình khá lớn, chủ yếu từ 150 đến200m Nhiệt độ trung bình vùng này từ 150C đến 200C, lượng mưa trung bình từ
1800 mm đến 2000 mm Vùng còn lại là vùng thấp có nhiệt độ trung bình từ
230C đến 290C, lượng mưa trung bình từ 1400 mm đến 1700 mm
Đất: Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất 10 nhómđất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alittrên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mònmạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ
Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnhvới 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc
và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai pháttriển các công trình thủy điện vừa và nhỏ Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nướckhoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện
Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng
Rừng: 336210,16 ha, chiếm khoảng 52,67% tổng diện tích tự nhiên, trong
đó có 140232,05 ha rừng sản xuất, có 137836,01 ha rừng phòng hộ và 58142,10
ha rừng đặc dụng Động vật rừng Lào Cai có khoảng 442 loài chim, thú, bò sát,ếch nhái
Khoáng sản: Lào Cai đã phát hiện được hơn 150 mỏ và điểm mỏ với trên
30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất
Trang 39nước và khu vực như: mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý
Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏMolipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Dân số toàn tỉnh Lào Cai tính đến năm 2013 là khoảng 659731 người với
25 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống Trong đó, các nhóm dân tộc có dân số khácao gồm có: Kinh, Mông, Tày, Dao, Thái, …
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải
đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn
2015-2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêugọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nútgiao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấunối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát,tỉnh Lào Cai Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội vàcác tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai Được thiết kế theo tiêu chuẩnđường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km –
100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD),trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Đây
là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công
ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sửdụng vốn ngân sách nhà nước
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Caidài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệutấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 25 dân tộc khác nhau cùng sinh sống.Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của LàoCai Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác
Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quantâm của du khách
Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ sốnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây Trongbảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014,tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 3/63 tỉnh thành với chỉ số PCI là 64,67
Trang 40Như có thể thấy qua Bảng 3.1, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Lào Cai trong giaiđoạn từ năm 2010 đến năm 2014 nếu tính theo mức chuẩn nghèo mới thì là khácao Năm 2010, tỷ lệ nghèo ở đây lên tới gần 43%, trong đó tỷ lệ nghèo ở nôngthôn còn lên tới trên 53% Đây là những con số rất cao và khiến các nhà hoạchđịnh chính sách giảm nghèo phải lưu tâm Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo toàntỉnh đã hạ xuống còn trên 22% (đã giảm đi khoảng 20%) và tỷ lệ nghèo ở nôngthôn đã giảm xuống còn trên 28% Sau 1 năm, năm 2014 tỷ lệ nghèo của tỉnh LàoCai đã tiếp tục giảm xuống chỉ còn trên 17,5% Đây là kết quả của những hoạtđộng giảm nghèo một cách rất tích cực của địa phương trong thời gian đã qua
Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010–2014