Trong việc thi hành pháp luật về quản lý tài chính đất đai, huyện Tân Yên chủ yếu thực hiện các văn bản của Nhà nước và của tỉnh Bắc Giang về áp dụng giá đất trong giao, cho thuê, thu hồi, cấp giấy CNQSD đất... Từ năm 2005 – 2010 trên địa bàn huyện Tân Yên đã thực hiện thu hồi, bồi thường, hỗ trợ về đất với tổng số kinh phí 41,8 tỷ đồng; thực hiện thu các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất 231,2 tỷ đồng [59]. Thực tiễn thi hành chính sách pháp luật về quản lý tài chính đất đai cho thấy còn một số bất cập:
Một là, Người được nhà nước giao đất hoặc thu hồi không đồng ý về giá áp dụng đối với mình, gây khó khăn cho công tác giao đất, đặc biệt là thu hồi đất.
Hai là, Pháp luật về thuế chuyển quyền sử dụng đất chưa chặt chẽ. Pháp luật thuế quy định: những thu nhập từ chuyển QSD đất của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế nhưng lại chưa quy định điều kiện thế nào là một nhà ở, đất ở duy nhất, nên việc áp dụng gặp khó khăn; mặt khắc đây cũng là “lỗ hổng” của pháp luật để “lách luật” trốn thuế. Thực tiễn tại huyện Tân Yên, do không
có căn cứ áp dụng nên tất cả các trường hợp chuyển QSD đất đều phải chịu áp dụng mức thuế suất như nhau. Điều này gây, thiệt thòi, mất công bằng cho người có một đất ở duy nhất cũng phải chịu thuế chuyển QSD đất như người mua bán đất “lòng vòng” để kiếm lời.
2.4.5. Thi hành pháp luật trong quản lý phát triển thị trường bất động sản và quản lý dịch vụ công về đất đai.
Trong những năm gần đây thị trường đất đai tại huyện Tân Yên rất sôi động, giá đất trên thị trường tự do liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng lên, tạo điều kiện tăng thu ngân sách khi giao đất thông qua hình thức đấu giá QSD đất. Tuy nhiên sự vận hành của thị trường QSD đất trong thị trường BĐS chưa thực sự minh bạch và tuân theo quy luật. Thị trường QSD đất tại Tân Yên có thể nói là do giới đầu cơ đất đai nắm giữ, cơ quan QLNN không kiểm soát được. Các giao dịch đất đai chủ yếu là giao dịch ngầm giữa các bên có nhu cầu mua bán. Thông tin về đất đai chủ yếu từ các trung tâm môi giới đất đai mà không được sự quản lý chặt chẽ của chính quyền.
Theo thống kê của phòng Công thương huyện Tân Yên, hiện trên địa bàn có 02 DN được cấp phép tham gia hoạt động BĐS. Mặt khác, trên thực tế còn có nhiều tổ chức và cá nhân khác tham gia thị trường BĐS nhằm đầu cơ đất đai thu lợi nhuận. Số đối tượng này lợi dụng chính sách, tham gia thị trường QSD đất tạo ra những kích động đáng kể cho thị trường mà hiện nay chính quyền các cấp không kiểm soát được. Hiện nay pháp luật chưa có quy định ràng buộc về bằng cấp, trách nhiệm đối với những người tham gia hành nghề môi giới BĐS, cũng như sự giúp đỡ bằng cách cung cấp thông tin, chế độ chính sách, sự hỗ trợ đào tạo, chế độ báo cáo thống kê về giá cả hoặc số lượng các trường hợp mua bán chuyển dịch. Do vậy, nội dung và độ tin cậy của các thông tin về quy hoạch, tư vấn về thủ tục hành chính, hợp đồng giao dịch, giá cả do các trung tâm môi giới đưa ra thường thiếu tin cậy và khó quản lý.
Thực tiễn hiện nay người dân vẫn còn khó khăn tiếp cận thông tin về đất đai, vì các lý do: chưa có quy hoạch chi tiết các xã, thị trấn; quy hoạch SDĐ không còn được treo công khai tại trụ sở UBND các xã, thị trấn, mặt khác các bản đồ quy hoạch nếu có được treo công khai thì không phải người dân nào cũng có thể đọc và hiểu được; hồ sơ đất đai quản lý thủ công, chủ yếu lưu giữ văn bản giấy tờ nên tìm kiếm mất nhiều thời
gian, dễ thất lạc chưa kể đến nhiều diện tích đất hiện không có giấy tờ chỉ thể hiện trên số liệu kiểm kê của xã, huyện nên việc tiếp cận và cung cấp thông tin gặp khó khăn (xem kết quả điều tra tại phụ lục 04).
2.4.6. Thi hành pháp luật về thanh tra, kiểm tra việc quản lý đất đai; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và xử lý vi phạm pháp luật đất việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, từ năm 2005 đến năm 2010, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thanh tra công tác quản lý đất đai tại 12 xã, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang tổ chức 02 cuộc thanh tra công tác quản lý đất đai tại huyện và 05 xã trên địa bàn; phòng TN&MT huyện tổ chức 53 cuộc kiểm tra về công tác quản lý, SDĐ tại các xã, thị trấn, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân SDĐ. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 05 chủ tịch UBND xã, 06 cán bộ địa chính xã có sai phạm trong công tác quản lý đất đai; 300 HGD&CN sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai. UBND xã, thị trấn giao đất trái thẩm quyền 342 trường hợp, diện tích 7,95 ha, cho thuê đất trái thẩm quyền 50 trường hợp, diện tích 6,9 ha. Kết quả xử lý vi phạm: chuyển hồ sơ xử lý hình sự 02 cán bộ địa chính xã; áp dụng hình thức xử lý kỷ luật 05 chủ tịch UBND xã, 04 cán bộ địa chính xã có sai phạm trong công tác quản lý đất đai; xử phạt vi phạm hành chính 262 HGD&CN sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai với số tiền phạt 111.920.000 đồng, trong đó: cấp xã phạt 259 vụ, số tiền 71.920.000 đồng; cấp huyện phạt 3 vụ số tiền 40.000.000 đồng [59].
Thực tiễn thi hành pháp luật thanh tra, kiểm tra đất đai; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ còn có những khó khăn, bất cập:
Một là, Kết quả phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai của các đoàn thanh tra do chủ tịch UBND huyện tổ chức, thành lập để thanh tra QLĐĐ tại địa bàn thường hạn chế; việc xử lý các sai phạm qua thanh tra chưa thực sự nghiêm túc. Điều này xuất phát từ việc thanh tra công tác quản lý đất đai trên địa bàn thực chất là xem lại các quyết định, chỉ đạo quản lý của chính mình; thành viên tích cực trong các đoàn thanh tra thường lấy từ phòng TN&MT, còn các thành viên khác không chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý đất đai;
và xử lý cán bộ quản lý bị phát hiện có sai phạm qua thanh tra mang tính tập thể, không ai phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, do đó dễ sảy ra tình trạng bao che, xử lý nhẹ, chưa hết lỗi vi phạm.
Ba là, Nội dung thanh tra thường thụ động theo đơn thư của nhân dân và thông tin báo chí; thanh tra theo kế hoạch chất lượng, hiệu quả thường thấp, ít có tác dụng.
Bốn là, Phòng TN & MT huyện không có bộ phận chuyên về kiểm tra đất đai nên thực hiện chức năng kiểm tra quản lý đất đai đối với các xã, thị trấn còn hạn chế, chất lượng không cao.
Năm là, Công tác kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm của người SDĐ chưa thường xuyên, kịp thời; thủ tục kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính nhiều vụ việc chưa đảm bảo. Việc xử lý các trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng còn chưa thống nhất giữa các xã, thị trấn, có xã lập tờ trình đề nghị UBND huyện thu hồi đất, có xã ra quyết định phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm. Từ năm 2005 - 2010, các xã, thị trấn trên địa bàn lập biên bản 92 trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng, đã chuyển hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện thu hồi đất 35 trường hợp, xử lý vi phạm hành chính 05 trường hợp; các xã, thị trấn xử lý vi phạm hành chính 52 trường hợp [59].
Sáu là, Việc kiểm tra xử lý vi phạm SDĐ chưa thực sự kiên quyết và công bằng, còn thụ động, thiếu các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì cán bộ địa chính lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm. Tuy nhiên trong trường hợp người SDĐ không có mặt tại nơi sảy ra vi phạm mà ở đó chỉ có những người được người SDĐ thuê để thực hiện hành vi vi phạm, mặt khác, cán bộ địa chính cũng không có thẩm quyền tạm giữ phương tiện vi phạm, do vậy không lập được biên bản vi phạm hành chính với người SDĐ (xem kết quả điều tra tại Phụ lục 04).
2.4.7. Thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Trong thời gian từ năm 2005 đến 2010, trên địa bàn huyện Tân Yên đã tiếp nhận và giải quyết 1.395 vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, trong đó cấp xã 1.221 vụ, cấp huyện 174 vụ [59].Các đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai phát sinh trên
địa bàn nhìn chung được giải quyết kịp thời. Tuy nhiên thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai còn có những khó khăn, bất cập:
Một là, Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND hay của tòa án nhân dân huyện trong nhiều vụ việc chưa thống nhất nên còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh giải quyết gây bức xúc trong nhân dân. Toà án nhân dân huyện chỉ giải quyết các vụ án có liên quan đến đất đai nếu như đương sự là người khởi kiện có các giấy tờ hợp pháp về đất đai. Một số vụ việc tranh chấp đất đai, để xác định thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên phải chủ trì cùng với các cơ quan như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện họp bàn để thống nhất.
Hai là, Do pháp luật chưa gắn chặt trách nhiệm trong việc hòa giải các tranh chấp đất đai nên khi hiện chức năng hòa giải tranh chấp đất đai ở một số vụ việc, chủ tịch UBND xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện qua loa cho xong việc, chưa có trách nhiệm nghiên cứu tìm ra phương pháp hòa giải phù hợp nên chất lượng hiệu quả hòa giải thấp.
Ba là, Chưa có giải pháp hữu hiệu giải quyết trường hợp sau khi đã hòa giải thành nhưng một hoặc các bên tranh chấp không đồng ý và không thực hiện biên bản hòa giải. Để giải quyết tình trạng trên, tại huyện Tân Yên có nơi UBND xã tổ chức hòa giải lại, có nơi UBND xã lập biên bản hòa giải không thành để cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Bốn là, Việc áp dụng các căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai không thống nhất. Pháp luật hiện nay đưa ra 6 căn cứ để cơ quan nhà nước áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đất đai nhưng không hướng dẫn cụ thể nguyên tắc áp dụng các căn cứ này thế nào; trường hợp một hoặc nhiều căn cứ áp dụng có mâu thuẫn với nhau thì áp dụng ra sao. Hiện nay, huyện Tân Yên khi giải quyết tranh chấp đất đai áp dụng các căn cứ này theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6, tuy nhiên vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng vào thực tiễn giải quyết.
Năm là, Việc xác định nội dung đơn của công dân còn mâu thuẫn do các văn bản áp dụng phức tạp và không thống nhất. Theo quy định của Luật Khiếu nại Tố cáo thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành chính, do đó khi công dân không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có đơn thì được xác định là đơn khiếu nại. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật đất đai thì quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai không là đối tượng khiếu nại. Thực tế tại Tân Yên nếu người có đơn không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là người có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trước đó (người khởi kiện) thì hướng dẫn gửi đơn đến Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết; nếu người có đơn không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp là người không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trước đó (người bị kiện) thì xác định là đơn khiếu nại và thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại.
2.5. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
2.5.1. Đánh giá chung: Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai là một công việc phức tạp, có thể được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, Luận văn tập trung đánh giá theo 3 tiêu chí là: Tiêu chí phù hợp, tiêu chí hiệu quả và tiêu chí tác động; kết hợp với kết quả đánh giá của người dân, DN và cán bộ trực tiếp quản lý đất đai tại huyện Tân Yên thông qua điều tra, phỏng vấn đã thu thập được để có đánh giá khách quan, rõ nét nhất thực tiễn thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai tại huyện Tân Yên.
Thứ nhất, Đánh giá theo hệ thống các tiêu chí:
Một là, Tiêu chí phù hợp: Các phương thức thi hành pháp luật về QLNN đối với đất đai được thực hiện tại huyện Tân Yên về cơ bản phù hợp với pháp luật và các điều kiện thực tế tại huyện Tân Yên nên đã mang lại kết quả nhất định: đã có hệ thống quy hoạch, kế hoạch của huyện, xã làm căn cứ phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn; đã đáp ứng được phần nào yêu cầu về tiến độ trong công tác bồi thường, GPMB tạo quỹ đất phục vụ các dự án KT-XH, giao đất ở cho nhân dân, góp phần tăng thu ngân sách; khắc phục được một số bất cập trong chính sách pháp luật về QLNN đối với đất đai trong giao đất ở cho HGD&CN, cho thuê đất trái thẩm quyền vượt thời hạn quy định, cấp giấy CNQSD đất cho người SDĐ không có giấy tờ về QSD đất; giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, xử lý các vi phạm trong quản lý và SDĐ đai trên địa bàn. Tuy nhiên phương thức thi hành pháp luật tại huyện Tân Yên còn một số điểm chưa phù hợp, thể hiện: Thiếu quy hoạch SDĐ chi tiết cấp xã, chưa phù hợp với yêu cầu quản lý đối với đất đai trong giai đoạn hiện nay; hệ thống quy hoạch, kế hoạch SDĐ được xây dựng theo phương thức tổng hợp từ cấp xã đến cấp huyện (từ dưới lên), chưa
phù hợp nguyên tắc: “quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cấp trên” theo quy định của pháp luật, đồng thời quy hoạch SDĐ các xã được lập với chất lượng không cao, phải thường xuyên điều chỉnh. Như vậy, hệ thống quy hoạch SDĐ tại Tân Yên chưa đáp ứng được yêu cầu để quản lý, SDĐ có hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch SDĐ quan tâm chuyển mục đích đất nông nghiệp ở vị trí bám các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, gần trung tâm huyện, xã sang làm đất ở để giao đất theo hình thức đấu giá và làm khu công nghiệp tuy đã góp phần tăng thu ngân sách và thu hút được một số DN thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng đã làm cho diện tích