Giọng điệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932-1945 (Trang 85)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4.Giọng điệu

Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, và nhờ đó mà thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả, mà muốn hiểu tác phẩm, người ta không thể bỏ qua được nó.

Trong văn học, giọng điệu giúp nhận ra tác giả. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn. Mỗi tác giả tùy theo giọng điệu của mình mà có thể tạo ra bản sắc, phong cách, cá tắnh sáng tạo riêng. Giọng điệu càng nổi bật thì càng thể hiện tắnh sáng tạo. Chúng ta có thể nhận thấy giọng điệu của Thế Lữ có tắnh đa thanh.

Trước hết, người đọc nhận ra giọng điệu cảm thương trong truyện ngắn Thế Lữ. Niềm yêu thương, trân trọng đối với con người tạo cho giọng văn ông một hơi thở ấm áp, ngay cả khi kể về sự oan trái, cay nghiệt của cuộc đời, Thế Lữ cũng luôn giữ con người đứng bên này bờ vực của sựu yêu thương cam chịu (Ông phán nghiện, Thoa): ỘThoa có nghĩ đến ngày mai của Thoa không? Tình duyên ở đời gọi những tư tưởng gì trong lòng người xấu số? Và những ngày dài nối tiếp nhau đi, Thoa ngồi trong câm lặng, tiếng thở dài của Thoa dịu nhẹ, có còn mang những ước mong tha thiết nào nữa chăng?Ợ ( Thoa).

Dường như ở Thế Lữ, ta bắt gặp một tâm hồn luôn rung động trước cuộc đời, một trái tim trong nghìn trái tim. Có lẽ vì thế mà ông mới trải lòng ra đón nhận những nỗi đau của cuộc đời.

Hình ảnh hai mẹ con mụ Ké trong Tiếng hú ban đêm đã để lại trong lòng độc giả những xúc động khó quên ỘĐi chừng ngót một ngày nữa thì đến cánh rừng Sam Na. Thấy gần đó có nhà cửa dân cư, nên mẹ con quyết định lấy làm chỗ nương náuẦ Từ đó bắt đầu một cuộc sống vất vả nhưng rất sung sướng

của bà mẹ. Sáng ra đi xới vườn kiếm củi, tối về rau cháo bên ngọn mồi con.

Sự ái ân với lòng thương xót ở đời có nhẽ thấy cái hình ảnh cảm động nhất ở trong gian nhà lúp túp ấyỢẦ

Rồi tình yêu thương cứ lớn dần lên, bà yêu thương Mắ Nàng da diết: ỘCon yêu mẹ nhé, con thương mẹ nhé. Con khỏe đi, con lớn đi, con vui vẻ đi để cho mẹ được sung sướng với conỢ.

Với giọng điệu cảm thương, Thế Lữ đã đánh thức vào tâm hồn người đọc những tình cảm thiết tha nhất đối với những con người đáng thương trong xã hội. Tất cả được triển khai trong cái nhìn đầy thông cảm và chia sẻ. Càng thấu hiểu cuộc đời, số phận của con người, càng dành tình cảm cho nhân vật của mình, nhà văn càng xoáy sâu vào bi kịch để người đọc hiểu sâu hơn nữa bi kịch của con người trong cuộc đời. Đó cũng chắnh là tình cảm, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn muốn gửi tới nhân vật của mình.

Một điều đặc biệt của ngòi bút Thế Lữ là ông thấu hiểu được những cung bậc tình cảm của con người một cách sâu sắc. Giọng văn của ông thấm đẫm tình thương yêu. Nhà văn vừa đứng trên nhân vật, nhìn thấy tất cả những diễn biến tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, đồng thời hòa mình, buồn vui cùng nhân vật của mình. Vì vậy mà người đọc cũng bắt gặp trong truyện ngắn Thế Lữ giọng điệu tâm tình yêu thương. Ta có thể thấy lời văn mượt mà, dịu ngọt, chứa chan yêu thương trong Trại Bồ Tùng Linh:

Ộ- Lan Hương ơi! Lòng anh chiếm được em rồi. Chúng ta đã là của nhau rồi, mà anh chỉ biết tên của em thôi ư?

- Lan Hương ơi, em nói cho anh biết hết cả điẦ

- Lan Hương ơi! Em không muốn thực hiện tình yêu nhau sao? Sao em cứ mãi hững hờẦ

Tình cảm chân thành của chàng trai thư sinh Tuấn minh chứng cho một tình yêu trong sáng. Đoạn văn trên rất tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn.

Giọng điệu tâm tình còn thể hiện rõ trong các trang viết về thiên nhiên với những con người ở miền sơn cước. Sự gặp gỡ giữa con người và thiên

nhiên, giữa tình và ý đã tạo ra một bản hòa tấu tuyệt diệu của hạnh phúc mà anh chàng Khôi Giang trong Chim đèo đã viết thư cho bạn: ỘỒ! Tình ái ở thượng du! Thực không còn bài văn nào có những lời đẹp đẽ trong trẻo hơn được! Tôi hiện sống quấn quýt với một thiếu nữ ở miền này, một con chim ngàn chỉ biết có màu trời xanh riêng ở đây, chỉ ca hát với ánh sáng ở đây và tâm hồn chất phác kia chữ ân ái mới vẽ lên những nét đê mê và bao nhiêu ý nhịẦỢ.

Đối với thể loại truyện trinh thám, nét nổi bật của Thế Lữ là sự suy luận, khoa học. Bày tỏ những suy ngẫm, suy tư trong cuộc đời cũng như thể hiện niềm khao khát được khám phá và lý giải mọi phương diện cuộc sống khiến nhiều khi những câu nói, giọng kể của tác giả, nhân vật mang đầy tắnh triết lý, suy ngẫm. Đó cũng là gam giọng ưa dùng của ông.

Thế Lữ là nhà văn trực tiếp bộc lộ suy tư, suy ngẫm thông qua lời trần thuật. Trước một tình huống, sự kiện, chi tiết, người trần thuật đưa ra lời bình luận, khái quát có ý nghĩa chỉ dẫn cho độc giả. Những nhận xét tinh tế và hóm hỉnh làm cho câu văn cô đọng. Lời suy luận tinh tế của Lê Phong trong Những nét chữ là một vắ dụ:Tôi gọi ông là ông, vì tôi biết ông không phải là con gái. Những lời ông khen tặng tôi khéo lắm, êm ái lắm, tôi rất lấy làm cảm động và cảm ơn ôngẦ Tôi biết rằng cô Kiều Anh ấy chắnh là ông và hơn thế, tôi biết rằng ông viết thư cho tôi bằng cây bút máy ngòi xấu và cong; ông viết được nửa trang thì hết mực, nên ngừng lại một lúc, rồi mới tiếp theo và lúc gần xong thì trời mưa, một cơn gió thổi vào làm tờ giấy chực bay, ông phải vội lấy tay đè lên vì ông ngồi viết gần cửa sổỢ.

Và có lẽ hay hơn hết là những suy luận của Lê Phong về Mai Hương:

ỘNgười con gái này mỗi lúc một khả nghi thêmẦ Nhưng đối với Đoàn, cô ta là người thế nào? Chắnh cô ta đã dùng mọi cách tuyệt xảo nào ta chưa hiểu được để giết chết Đoàn, hay cô ta chỉ là người có can thiệp đến vụ án mạng độc nhất mà lại có người rất đẹp, rất kì dị ở trong.

Vì tình ư? Vì thù ư? Hay là một cuộc âm mưu vì tiền? Hay là hình phạt của một hội đồng đảng chắnh trị.Ợ ( Mai Hương và Lê Phong).

Sự đa thanh trong giọng điệu của Thế Lữ còn được thể hiện giọng hài hước. Tác giả đã sử dụng bút pháp phóng đại để tăng thêm phần kịch tắnh cho câu chuyện và góp phần lôi cuốn độc giả. Ta có thể thấy rõ giọng điệu hài hước của nhân vật ỘtôiỢ trong Lưỡi tầm sét: ỘTôi biết rằng cô ta bị sét đánh rách hết quần áo và ỘgọtỢ hết tóc với lông mày nhưng không chết... Nhưng Ộthiên lôiỢ gì lại đánh người một cách kì khôi thếỢ.

Trong Gói thuốc lá, bên cạnh giọng suy ngẫm và duy lý phù hợp với truyện trinh thám, tác giả xen vào đó giọng hài hước khi Lê Phong nói về Nông An Tăng: ỘĐây, tên ký của nó đây! Nó Ộký tênỢ hai lần lên hai cái quai hàm của anh Văn Bình để tháo thân, và để thú tội luôn thểỢ. Hay câu

ỘPhong quay ra lấy thuốc lá ngậm giữa nụ cười, hớn hở như đứa trẻ được ăn bánhỢ. ỘAnh làm ơn bỏ hộ tôi cái mặt mán rừng kia điỢ

Giọng hài hước còn được thể hiện sinh động trong Tiếng hú ban đêm

khi những người thợ săn đến nhà mụ Ké: ỘẦ Người bị bám lấy người kia giục chạy. Bỗng thấy gầm lên một tiếng cực lớn, nghe rất dữ dội. Bọn con trai không còn hồn vắa nào. Họ nhảy choàng lên cùng kêu thét như bị vứt vào lửa. Tiếng gầm kia lại rống, ngày một gần, một lớn, một gấp như vỡ trời đổ núi bên mình. Anh nào anh nấy cũng mong thành cánh ở chân, chui vào cả cây, đâm vào cả bụi rậm. Về đến làng xóm thì vừa hết cả sức, họ gào lên những tiếng khản lắu lưỡi lại mà gọi, đập cửa như phá rồi nằm vật vã cả xuống đất, thở không ra hơiỢ

Có thể thấy, giọng hài hước đã giúp Thế Lữ mang đến cho độc giả những giây phút thú vị, thư giãn và làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Nhìn chung, giọng điệu trong truyện ngắn Thế Lữ là giọng đa thanh. Sự kết hợp của nhiều giọng điệu mang đến sự hiện đại cho tác phẩm. Với giọng điệu đa thanh, nhà văn đã thể hiện một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và có tắnh sáng tạo cao.

KẾT LUẬN

Thế Lữ là một nghệ sỹ đa tài. Ông là nhà hoạt động văn hóa. Ông có mặt ở nhiều lĩnh vực thuộc văn hóa, văn học, nghệ thật. Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, Thế Lữ đều thể hiện tài năng phong phú của mình.

Ông được biết đến trước hết là một nhà thơ danh tiếng, có công mở đầu cho phong trào Thơ mới, và bằng chắnh những bài thơ của mình ông đã khẳng định sự thắng thế của thơ mới so với thơ cũ, trở thành nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ mới buổi đầu. Thế Lữ còn có đóng góp lớn về văn xuôi nghệ thuật bởi ông góp phần vào việc hiện đại hóa truyện truyền kỳ, mở đầu truyện kinh dị và cũng mở đầu truyện trinh thám ở Việt Nam. Ông là một nghệ sỹ có công lớn đưa nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước ta trở thành chuyên nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Thế Lữ cũng là một nhà báo, một dịch giả, một cây bút phê bình văn nghệ.

Ở lĩnh vực văn xuôi, Thế Lữ là một trong những tác giả có đóng góp rất tắch cực tạo nên sự biến đổi về chất của văn xuôi Tự lực văn đoàn những năm 1932 trở đi. Ông đã đưa vào truyện yếu tố lãng mạn đằm thắm cùng chất thơ tươi mát, ngọt ngào. Cốt truyện của Thế Lữ khá linh hoạt, luôn luôn đổi thay và tạo sức lôi cuốn cao. Tác giả đã xây dựng kết cấu tình tiết đan xen kết cấu tâm lý, đáp ứng thị hiếu bạn đọc mới. Nhân vật của Thế Lữ là nhân vật lãng mạn, thế giới nội tâm được chú ý khai thác và diễn biến tâm lý được phân tắch một cách tinh tế. Ngoài ra, cũng như trong thơ, Thế Lữ có nhiều trang văn xuôi khắc họa tài hoa cảnh trắ thiên nhiên. Cách hành văn trong sáng tác của Thế Lữ trong sáng, khúc chiết và hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với riêng truyện trinh thám, Thế Lữ đã tỏ ra vô cùng tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo tình huống giàu kịch tắnh, khắc họa được những diễn biến tâm lý ẩn sâu trong tâm hồn con người. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyện trinh thám phương Tây nhưng nét nổi bật của Thế Lữ là ông đã đưa vào đó các yếu tố mang đậm màu sắc Việt Nam. Điều này đặc biệt quan

trọng khi độc giả nhận thấy sự gần gũi trong truyện trinh thám với xã hội ta lúc bấy giờ. Đó cũng là lý do thể loại này thu hút được số lượng bạn đọc rất lớn.

Đối với truyện kinh dị, ông đã tiếp thu nét hiện đại của văn chương phương Tây và kết hợp lối viết cổ truyền của phương Đông khiến nó trở nên phù hợp với đối tượng độc giả nước nhà. Ông muốn phản ánh lại những truyện dị đoan, thần bắ mà dòng truyện ngắn truyền kỳ đã đề cập nhưng bằng con mắt khoa học và đưa cách nhìn ấy đến người đọc.

Ở mảng truyện lãng mạn, Thế Lữ đã mang đến cho độc giả những trang viết hết sức mượt mà về những cảm nhận, những câu chuyện tình của các nhân vật; đồng thời cung cấp thêm cho người đọc những hiểu biết về miền đất thượng du với những phong tục, cách suy nghĩ, quan niệm sống của con người nơi đó.

Truyện ngắn hiện thực của Thế Lữ gợi cho người đọc bao suy nghĩ về số phận con người trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau. Qua đó, độc giả nhận ra tấm lòng yêu thương con người và sự cảm thông sâu sắc của tác giả với nhân vật của mình.

Nhìn chung, với cả hai thể loại truyện kinh dị và trinh thám, Thế Lữ đã đóng góp lớn cho văn xuôi nghệ thuật nước nhà. Ông thật xứng đáng được gọi là Ộngười mở đường, đi tiên phongỢ, Ộ tiểu thuyết gia có biệt tàiỢ. Càng khám phá và tìm hiểu, chúng ta càng thấy nhiều điều lý thú và mới mẻ từ những câu chuyện này mang lại.

Có thể nói: Thế Lữ là một tác gia có đóng góp quan trọng mở đầu xuất sắc và cách tân trong tiến trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật Việt Nam. Với bản lĩnh sáng tạo vững vàng, Thế Lữ sớm có tinh thần dân tộc và khát vọng xây dựng nền văn học, nghệ thuật nước nhà theo hướng hiện đại hóa. Cách mạng đã giúp ông xác định đúng đắn hơn, sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm lớn lao và vinh quang của người nghệ sỹ kiểu mới chân chắnh. Thế Lữ xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chắ Minh về văn học nghệ thuật mà Nhà nước đã truy tặng. Bằng các sáng tác văn chương nổi bật và bằng những hoạt động

văn hóa, văn học và nghệ thuật xuất sắc khác, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn kịch nói, thi sỹ kiêm văn sỹ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thế hệ sáng lập, đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Thế Lữ có vị trắ quan trọng trong tiến trình văn học, nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (1989), Thế Lữ một trong những người thợ cả dựng nền móng văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại, Tạp chắ Văn học, số 5 tháng 6.

2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội.

3. Phạm Đình Ân (chủ biên, 2007), Thế Lữ về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

4. Phạm Đình Ân (2006), Vị trắ của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, Viện Văn học.

5. Lại Nguyên Ân (1993), Cuộc cải cách của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ ca tiếng Việt, Tạp chắ Văn học, số 1.

6. Hoàng Minh Châu (1993), Truyện trinh thám của một nhà thơ, Sách Bài học tình yêu, Nxb Văn học.

7. Nam Chi (1991), Thế Lữ, Cuộc đời và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 8. Nguyễn Huệ Chi (2001), Truyện truyền kỳ Việt Nam, quyển 3, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dân (2002), Huyễn tưởng văn học và truyện kinh dị, Tạp chắ Văn nghệ Quân đội, Số 4,.

10. Nguyễn Dữ (1999) - Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn học Hà Nội.

11. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (2001), Văn chương tài năng và phong cách, Nxb Khoa học xã hội.

13. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

15. Khái Hưng (1934), Vàng và Máu của Thế Lữ, Lời tựa cuốn Vàng và Máu, Nxb Đời nay, Hà Nội.

16. Nguyễn Hoành Khung (1983), Mấy vần thơ, Sách Từ điển văn học (Nhiều tác giả), tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Lê Đình Kỵ, Lữ Huy Nguyên (Sưu tầm và tuyển chọn, 1995), Tuyển tập Thế Lữ, Nxb Văn học Hà Nội.

18. Huỳnh Thị Hoa Kỳ (1996), Tiểu thuyết trinh thám, Tạp chắ Kiến thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932-1945 (Trang 85)