5. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Truyện trinh thám
Truyện trinh thám và truyện đậm yếu tố trinh thám hiện đại trên thế giới xuất hiện gần như đồng thời vào đầu thế kỷ XIX. Người được coi là mở đầu là E.A.Poe do ông có những tác phẩm hoàn chỉnh sớm nhất về loại hình, gây ấn tượng rất sâu sắc với hình tượng viên thám tử tài danh Charles Dupin.
Sau này, tiểu thuyết trinh thám rất phát triển ở Anh, tiêu biểu là nữ nhà văn Agatha Cristie (1890-1976) với hình tượng thám tử Hoecull Poirot. Ngoài ra, còn có nhiều tên tuổi khác như nhà văn Pháp gốc Bỉ Geoges Simenon (1903-1989). Ngược về trước nữa, chúng ta thấy rằng dạng sơ khai của truyện trinh thám xuất hiện từ thế kỷ XIII ở Trung Quốc, thậm chắ là từ thời Hy Lạp cổ đại với vở bi kịch Oedip làm vua của Shophocle nói đến một ông vua giết cha, thông dâm với mẹ rồi lại đứng ra chỉ đạo cuộc điều tra tội ác của chắnh mình.
Ở Việt Nam, truyện trinh thám ra đời muộn bởi vì nó không có nguồn mạch bản địa hoặc khu vực mà chỉ mô phỏng từ truyện trinh thám phương Tây. Trước và song hành với truyện trinh thám hiện đại đắch thực Việt Nam là truyện kiếm hiệp (theo dân gian là truyện Ộba xuỢ). Đó là tập sách văn xuôi nhỏ, mỏng, xuất bản định kỳ, mỗi tập được in nhiều tập. Giá 1, 2 hoặc 3 xu
của các tác giả Trường Xuân, Ngọc Cẩm, Ngọc Bảo, Ngọc Đông,Ầ với các tên Dao bay, Đoàn âm binh, Mũi tên dao bầu, Man hoang kiếm hiệp, Giang hồ nữ hiệp nhằm đáp ứng nhu cầu giải trắ của bạn đọc bình dân. Những truyện đó lai căng cả Tây lẫn Tàu tả cảnh đấu kiếm, đâm dao, lãng mạn hóa lối sống của giới giang hồ hiệp khách. Tiểu thuyết phiêu lưu võ hiệp, trinh thám cũng xuất hiện ở Nam Bộ vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Trong bước đầu của truyện trinh thám hiện đại Việt Nam, số tác giả đắch thực thành danh không nhiều. Nhà thơ Thế Lữ, tác giả của loại hình huyễn tưởng với các tác phẩm kinh dị có yếu tố trinh thám là Vàng và máu (1934) lại chắnh là một trong hai người mở đầu loại hình văn học phiêu lưu bằng một số truyện trinh thám hấp dẫn, với nhân vật phóng viên trinh thám Lê Phong hào hoa, phong nhã, thông minh, tài trắ gây ấn tượng tốt đẹp cho bạn đọc.
Truyện phiêu lưu dạng trinh thám của Thế Lữ cũng không nhiều và hầu hết là truyện vừa. Ông vừa viết vừa cho in báo. Tác phẩm được in đầu tiên là
Gói thuốc lá (1934) sau đó là Mai Hương và Lê Phong, Lê Phong phóng viên, Những nét chữ; tác phẩm cuối cùng được công bố trước năm 1945 là Đòn hẹn
(1937). Đến năm 1948 truyện ngắn Tay đại bợm là một trong những tác phẩm trinh thám muộn nhất được Thế Lữ viết và công bố muộn nhất.
Với thể loại truyện này người đọc có thể dễ dàng nhận ra: chủ nghĩa duy lý trong truyện trinh thám phương Tây, tập trung cao ở E.A.Poe, đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến truyện của Thế Lữ; ảnh hưởng một phần đến những nhà văn khác. Hoài Anh đã khẳng định: ỘThế Lữ cả thơ và truyện đều có hơi hướng Poe, nặng về duy mỹ mà không đau khổ đến mức bệnh hoạn, tuyệt vọng như BaudelaireỢ.
Chúng ta đều biết đến E.A.Poe là ông tổ truyện trinh thám kinh dị của văn học Mỹ và thế giới. Đó cũng là tác giả có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt và để lại ấn tượng sâu sắc với lớp trắ thức Tây học. Sự gặp gỡ và để lại dấu ấn của E.A.Poe trong sáng tác của Thế Lữ là điều hợp lý và rất dễ nhận ra ở thể loại truyện trinh thám.
E.A.Poe không viết nhiều truyện trinh thám nhưng đã Ộđể lại cho chúng ta năm hình mẫu của thể loại trinh thám.Ợ ( Theo Jorges Luis Borges). Hình mẫu thứ nhất là Vụ án đường Morgue, hình mẫu thứ hai Con quỷ đồi bại. Hình mẫu thứ ba là Lá thư bị mất cắp, Hình mẫu thứ tư là Con cánh cam vàng
và hình mẫu thứ năm là Bắ mật của Marie Roger.
Đặc điểm chắnh của truyện trinh thám E.A.Poe là tắnh chất duy lý của câu chuyện. Tắnh chất duy lý ấy thể hiện trong cách thức khám phá tội ác được suy đoán theo logic trừu tượng chứ không phải những chứng cứ dễ dãi hiển nhiên, những lời tố giác, sự vụng về hay lộ liễu quá mức của hung thủ. Và nhân vật thám tử - nhà quý tộc tài ba A.Dupin của E.A.Poe đã trở thành nhân vật được Conan Doyle yêu thắch từ bé để làm nhân vật hồi sinh trong đứa con bất tử của mình: Sherlock Holmes. Trong truyện, Thế Lữ cũng để cho nhân vật phóng viên - thám tử Lê Phong công khai nhắc đến phương pháp điều tra của E.A.Poe và Sherlock Holmes (Lê Phong phóng viên, Những nét chữ).
Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ có thể thấy tuy mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác phẩm nhưng chi tiết này, chi tiết khác đều gợi liên tưởng mạnh mẽ đến những truyện tiêu biểu nhất làm nên tên tuổi E.A.Poe. Các truyện Án mạng đường nhà xác, Bắ mật của Marie Roger, Mi cũng là một con người của E.A.Poe có những dấu vết trong các truyện Lê Phong phóng viên, Mai Hương và Lê Phong, Gói thuốc lá của Thế Lữ qua cách tổ chức sắp xếp các sự kiện. Mở đầu và chứng cứ cũng như cách phá án đều phảng phất các truyện nêu trên của A.E.Poe.
Các truyện trinh thám của Thế Lữ cũng xây dựng cốt truyện theo mô-tắp truyện trinh thám - vụ án của A.E.Poe nhưng đã có sự pha trộn phong cách của một số cây bút phương Tây khác, khá rõ nét như kiểu kết thúc của Agatha Christe. Hoặc cách xây dựng cặp đôi nhà thám tử tài ba và bạn của nhà thám tử rất quen thuộc của A.E.Poe.
Về cốt truyện, tuy xây dựng các chi tiết diễn biến vụ án gần như trùng khắt với truyện của A.E.Poe nhưng Thế Lữ đã bổ sung thêm những nguyên
nhân gây nên vụ án khá quen thuộc với người đọc Việt Nam thời bấy giờ. Đặc biệt là nhân vật Aguste Dupin, hình mẫu nhà thám tử tài ba được tái hiện khá gần gũi qua nhân vật Lê Phong, từ sự xuất hiện, cử chỉ hành động, đến cách phá án tài tình. Bên cạnh Lê Phong cũng luôn có nhân vật Ộbạn của nhà thám tửỢ làm trợ thủ như Văn Bình hoặc nữ thám tử xinh đẹp Mai Hương. Nhưng tác giả đã bản địa hóa nhân vật nhà thám tử nghiệp dư này khi chú ý tắnh cách hào hiệp của Lê Phong và những mối tình lãng mạn pha một chút kiểu anh hùng mã thượng của truyện Tàu, vốn từng được yêu thắch trong xã hội ta.
Gói thuốc lá là truyện tiêu biểu nhất cho sự tổng hợp cả năm hình mẫu truyện trinh thám E.A.Poe: cái chết bất ngờ lúc nửa đêm của Đường trong căn phòng đóng kắn chỉ có một mình anh ta khi các bạn xem chớp bóng về tiếp tục đi chơi, lời khai của các nhân chứng về giọng nói của một người Thổ trước căn nhà của Đường trong đêm xảy ra án mạng khiến người đọc liên tưởng đến án mạng bắ mật trong đêm, chi tiết giọng nói lạ của một người ngoại quốc trong Vụ án phố Morgue của E.A.Poe. Đối tượng bị tình nghi với nhiều bằng chứng quá hiển nhiên: bức thư cầu cứu của Đường về mối lo sợ bị Nông An Tăng báo thù, con dao của người Thổ đâm trên ngực Đường, cuối cùng là cái chết của Thạc khi đuổi theo kẻ khả nghi bên cạnh tấm thiếp cũng có tên người Thổ Nông An Tăng là kiểu E.A.Poe đã để cho ỘCharles giàỢ dàn dựng trong Mi cũng là một con ngườiđể đổ tội cho chàng trai P với một chuỗi chứng cứ hiển nhiên khiến chàng trai bị kết tội Ộgiết người với mức độ trầm trọng nhấtỢ và bị tuyên án tử hình. Nào ngờ kẻ giết người không ai khác hơn là kẻ gần gũi nhất, thân tắn nhất, thẳng thắn nhất, kẻ hăng hái cùng nhà chức trách tham gia truy tìm hung thủ: người bạn độc ác ỘCharles giàỢ. Chi tiết Lê Phong tìm hiểu về những bức thư của Đường và các mối quan hệ của anh với Nông An Tăng cũng là cách E.A.Poe đã làm trong Bắ mật của Marie Roger: thu thập toàn bộ thư từ của cô gái bị giết để lần ra manh mối thủ phạm chắnh là một thủy thủ có nước da bánh mật, từng là người tình của cô. Còn chuyện giải mã những chữ khó hiểu X.A.E.X.I.G trong tấm danh thiếp có tên một
người Thổ là Nông An Tăng mà người chết viết trước khi bị giết, hóa ra là dãy số của một tấm vé độc đắc có lẽ đã mượn ý tưởng trong Con cánh cam vàng.
Hình mẫu truyện trinh thám Lá thư bị mất cắp của Poe cũng được Thế Lữ sử dụng nhiều lần trong tác phẩm của mình như trong Mai Hương và Lê Phong, Đòn hẹn, Tay đại bợm.
Thực ra, cách giải mật mã trong các câu chuyện của E.A.Poe phức tạp và không áp dụng được trong tiếng Việt. Do đó, ở mỗi truyện Thế Lữ đều có những đổi mới sáng tạo độc đáo dựa trên đặc điểm cấu tạo âm tiết của tiếng Việt và cách chơi chữ quen thuộc của người Việt, đưa ra cách giải khác nhau để độc giả không bị nhàm chán mà tò mò, hồi hộp theo dõi và đón đợi kết quả.
Truyện của E.A.Poe nghiêng hẳn về trắ tuệ bởi ông chủ trương kắch thắch khả năng phán đoán phân tắch tư duy để truyện trinh thám thành một trò chơi trắ tuệ. Đối với Thế Lữ, truyện huyễn tưởng và truyện phiêu lưu cũng dựa trên cơ sở cái nhìn duy lắ về hiện thực. Các yếu tố trong truyện như cái hư, cái ảo, cái phi lý, cái bắ mậtẦ một mặt gây nỗi sợ hãi, mặt khác làm nảy sinh khát vọng truy xét, khám phá, tìm ra nguyên nhân có cơ sở khoa học hoặc trong đời sống. Cảm hứng sáng tác của Thế Lữ cùng với tư tưởng nghệ thuật, hình tượng nhân vật, tình tiết trong truyện đã chứng minh cho quan niệm sáng tác đó.
Thế Lữ viết một cách cụ thể rành mạch, nhiều khi rất tỉ mỉ từ việc tả cảnh, tả người đến nêu sự việc. Trong mấy dòng thư gửi cho Lê Phong cho thấy sự kỳ bắ, sự xét đoán tỉ mỉ và chắnh xác: Ộmấy hàng chữ này đánh máy lúc mười giờ hai mươi sáng nay, thứ ba 13 tháng 12; đến bàn giấy nhà ông một cách bắ mật lúc mười một giờ mười lăm và đợi ông đến bây giờ vào khoảng một giờ trưa - là lúc ông cầm lên đọcỢ (Đòn hẹn). Thế Lữ rất hay dùng mô tắp như chữ kắ hiệu kiểu mật mã, chẳng hạn X.A.E.X.I.G được giải thắch là ám chỉ dãy số trúng thưởng độc đắc 015097 làm lệch hướng điều tra kẻ giết người, mảnh giấy có hình vẽ và dòng chữ lạ tìm thấy trong hang Văn
Dú dấu của, bức thư được viết dưới dạng một bài thơ khiến người nhận kinh hãi đến mức phải tự tửẦ
Nhân vật của Thế Lữ là những nhân vật tuân theo lãng mạn duy lắ. Điển hình là Mai Hương và Lê Phong. Lê Phong mang dáng dấp của thám tử danh tiếng Sherlock Holmes trong tác phẩm của nhà văn Anh A.C.Doyle. Dường như Thế Lữ đã đặt hết niềm tin, yêu mến và kỳ vọng vào Lê Phong khiến cho nhân vật này trở thành một hình mẫu lý tưởng. Chàng phóng viên Lê Phong mang những nét của một người trẻ hiện đại trong cả công việc và cuộc sống. Trong anh có một thiên năng của người phóng viên trinh thám giúp anh làm tốt công việc của mình nhờ óc phán đoán, khát vọng khám phá trước tiên và một mình cái mới, khả năng tìm ra cái không bắ mật không khó hiểu trong cái bắ mật, khó hiểu. Anh là người Ộnghĩ nhanh và làm nhanhỢ biết rõ Ộphép dò hỏi, đường suy xét, lối lập thuyếtỢ, dám đua tài và mấy lần thắng thanh tra chuyên nghiệp và các thám tử tài danh hơn. Lê Phong từng nói với bạn mình rằng: Ộanh thì chỉ nghe tiếng bàn nhau mới hiểu được họ làm những gì. Tôi thì không thế, tôi trông được cả lời họ bàn nhau.Ợ Thế Lữ đã mang đến cho độc giả một nhân vật lãng mạn đang ở thời hiện đại nhưng lại có dáng vẻ rất xưa như Ộmột nhà hiệp khách của tiểu thuyếtỢ: ỘAnh nhún đôi lông mày lại trong cơn tức giận anh hùng. Tâm huyết Lê Phong còn nồng nàn những tình cảm còn lưu truyền lại từ xưa: Sống lui lại ba bốn trăm năm, Phong có lẽ đã thanh gươm yên ngựa, tung hoành trên đất nước với các khắ phách ngang tàng. Người con trai ấy như lạc lõng giữa thế kỷ này. Anh hành động theo linh giác của người cổ sơ và những cử chỉ của anh, cái thái độ hùng hiệp của anh, bởi vậy, có nhiều khi thái quáỢ (Đòn hẹn). Điều này được khẳng định bởi đến ngay cả Kì Phương, thám tử danh tiếng và là đối thủ cạnh tranh của Lê Phong, cũng phải thừa nhận tài năng của Lê Phong: ỘTôi tưởng lúc này là lúc đáng ghi nhớ nhất vì là lúc cho tôi biết chân giá trị một người sáng suốt lạ thường. Sự bắ mật đối với ông Lê Phong chỉ là một bài tắnh rất dễ. Khi người ta đã coi là việc dễ, người ta lại đã sẵn một khiếu phán đoán sâu sắc như thế
thì người ta thường không hay mắc những cái lầm như chúng ta. Tuy vậy, trong vụ này, cách làm việc nhanh chóng của ông Lê Phong thực quá sức tưởng tượng. Ông đã cho ta thấy kết quả. Ta nên nhận lấy cái kết quả đó và ngờ vực là người tỏ ra kém độ lượng, không biết phục thiện và phụ lòng người có tàiỢ (Gói thuốc lá).
Thế Lữ luôn đi tìm cái đẹp. Chắnh vì vậy nghề phóng viên trinh thám cũng được ông xem là một nghệ thuật, là cái đẹp. Anh ta không quan tâm đến cái gì khác ngoài làm đẹp và có nghệ thuật, càng khó về mặt nghệ thuật thì nghề nghiệp đó có giá trị càng cao. Nhân vật Lê Phong từng tâm sự: ỘẦTôi vẫn thấy đời giản dị quá, và sự bắ mật có một ý nghĩa nghèo nàn đối với tôi trong những lúc bình tĩnh nàyẦ tôi mong cho việc rắc rối gấp trăm lần mà việc lại quá rõ ràng, quá đơn sơ để cho tôi không được vất vảẦỢ (Gói thuốc lá), hoặc trong Lê Phong phóng viên: ỘTôi thắch các anh chúc cho toàn gặp những sự khó khăn, rắc rối, bị bắt cóc nữa càng hayỢ. Nỗi khao khát của Lê Phong sắp được thỏa mãn khi ỘPhong hiểu rằng câu chuyện đã đến lúc quan trọng, kẻ thù quỷ quyệt của anh đang dự bị khởi thế công. Anh rùng mình lên, nửa vì vui mừng, nửa vì thấy mở ra trước mắt anh bao nhiêu sự kì bắ ghê gớm
(Đòn hẹn). Người đọc không thấy ở Lê Phong nỗi xót xa, cảm thông trước cảnh mất mát của người đời khi anh chứng kiến, tham gia nhiều vụ án mà chỉ thấy niềm vui đắc thắng của một chàng trai khi khám phá được điều bắ mật giải thắch được mọi thứ một cách nhanh chóng, khôn khéo và khoa học. Nhân vật Mai Hương đã nói về Lê Phong: ỘTôi biết rằng ông là một người làm báo có tài, một nhà báo có tài trinh thám nữa, nhưng tôi lại biết rằng khi ông theo đuổi một việc, ông chú trọng đến báo ông hơn là đến số mệnh của một người bị nạn. Một việc ám sát đối với ông chỉ là một cái tin hay. Một việc ám sát ly kỳ đối với ông chỉ là một tin hay đặc biệt. Có thế thôi. Ông dò xét, ông phán đoán, ông khám phá được những việc bắ mật nhất, thế là việc của ông có kết quả rồi, báo của ông có tài liệu rồi; còn ngoài ra một tắnh mạng nữa có bị nguy hiểm hay không ông không cần để ý đến lắm. Tôi không trách ai, nhưng
tôi tưởng người ta có thể vừa là phóng viên vừa là người trừ kẻ gian ác đượcẦỢ (Mai Hương và Lê Phong). Có thể nói, đây chắnh là cái phần lãng mạn tỉnh táo của Thế Lữ được nhân vật Mai Hương nói hộ.
Nhờ có nhân vật Mai Hương, tác phẩm của Thế Lữ tăng sức lôi cuốn với