Truyện ngắn hiện thực gắn với số phận con người

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932-1945 (Trang 64)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.4.Truyện ngắn hiện thực gắn với số phận con người

Truyện ngắn hiện thực của Thế Lữ không nhiều, một số truyện có yếu tố hiện thực phê phán. Đáng chú ý hơn cả là Vì tình, Mau trắ khôn, Một

chuyện tình, Câu chuyện trên tàu thủy, Một người hiếm có, ThoaẦRiêng hai truyện Vì tìnhCâu chuyện trên tàu thủy mang đến cho người đọc sự lôi cuốn một cách khéo léo vì nội dung nói đến những người bị lừa một cách ngẫu nhiên. Một anh chàng xấu trai hớn hở khi quen được người đẹp trên tàu đã không ngại ngần xách cái túi chứa hàng cấm để rồi bị oan (Vì tình). Hay một tên trộm chuyên nghiệp bị mắc bẫy rất dễ dàng bởi vẻ nghèo đói của một kẻ giàu có (Câu chuyện trên tàu thủy). Ngoài ra, cách kết thúc của hai câu chuyện khiến độc giả cảm thấy rất sảng khoái bởi tác giả đã đưa vào trang viết chất hài hước, hóm hỉnh của mình.

Thoa thì khác hẳn. Tác giả đã đặt cho câu chuyện này một cái tên nữa:

Một đời người. Cái tên này dường như đã bao hàm nội dung của nó. Nhân vật chắnh là cô gái câm suốt đời lặng lẽ đã làm người đọc suy nghĩ về thân phận kém may mắn, buồn tủi của cô. Một đời người âm thầm như chiếc bóng đã thiệt thòi từ khi lọt lòng mẹ, chỉ còn nhận được sự yêu thương của người mẹ và trút vào mẹ những yêu thương dồn nén của mình. Nhưng rồi người mẹ ấy cũng ra đi, để lại cho cô bao thương tiếc vì mất đi chỗ dựa vô cùng quan trọng. Gượng dậy từ nỗi đau đó, cô lớn lên nhờ người chị, suốt ngày từ ngàu nọ sang ngày kia ỘThoa ngồi ở một góc nhà, cúi đầu xuống kim chỉ, và cũng như xưa ở cùng với cha mẹ, Thoa khiến được người ta không nhắc nhở đến sự có mặt của mình. Tháng năm qua đi, cùng với hoạt động bên ngoài, người thiếu nữ cặm cụi vẫn ngồi mãi một nơi âm u và điểm vào những ngày lặng lờ của nàng một đôi tiếng thở dài rất nhẹ, rất dịu. Dưới khuôn mặt kia, đẹp một vẻ thanh tao trần tịch, ai biết được có những nỗi niềm những ước vọng gì? Ợ.

Độc giả những tưởng Thoa sẽ mãi mãi như vậy cho đến lúc chết, ngờ đâu hạnh phúc cũng tới. Cô chuẩn bị lấy chồng. Một lần nữa số phận không may dường như không rời bỏ cô khi gần đến ngày cưới thì mấy cái tang dồn dập đến. Vốn đã quen với sự thua thiệt, cô vẫn tiếp tục chịu đựng và chờ đợi. Trớ trêu thay, tin tức về người yêu - một viên chức tầm thường và góa vợ cũng thưa dần theo thời gian và cuối cùng là mất hẳn trong khi những cái tang kia

đã mãn hạn từ lâu. Thoa vẫn chờ cho đến khi không còn gì để chờ nữa bởi người đàn ông kia đã lấy vợ, bỏ lại cô với nỗi cô đơn, sầu bi thì cũng là lúc cái chết đến với cô. Khép lại một cuộc đời đau buồn của cô, người nhà phát hiện ra những kỉ vật của tình yêu trong đáy tủ, những kỉ vật đó cũng im lặng và kắn đáo như chắnh cuộc đời của người con gái ấy. Phải chăng cái không may mắn ấy đến chỉ vì cô bị câm. Xây dựng nhân vật là cô gái câm với cái cách mà cuộc đời cô là do người khác sắp đặt, Thế Lữ đã cho người đọc thấy một cuộc đời bị hoàn cảnh xã hội xô đẩy đến phắ phạm, đau xót, thảm hại, trong đó diễn ra bao nhiêu bi kịch cá nhân, gia đình, xã hội lúc ầm ĩ, lúc dai dẳng và có khi tồi tàn, câm lặng.

Với câu chuyện này, nhiều người đã đánh giá rất cao và dành những lời khen, cho rằng có thể sánh ngang với các chuyện hay nhất đương thời. Xuân Diệu đã nhận xét: ỘThế Lữ là tác giả thiên truyện ngắn Thoa ( Một đời người) mà đọc lại, tôi nghĩ ngợi bâng khuâng. Những truyện ngắn của Thế Lữ thường biệt lập ra một lối riêng, sáng tạo trong cái kì lạ, bắ ẩn ắt ai ngờ đến. Thoa là chuyện một đời người của một cô gái, một phụ nữ trong cuộc đời này như một cái bóng luôn luôn chịu thiệt, an thường thủ phận đến cái mức là làm cho người đọc muốn vùng lên, phá cái ngục của số phận và xã hội. Một sáng tác rất quý, đầy chủ nghĩa nhân đạo, một chủ đề ắt ai khai thác và khó viếtỢ. Trong một bài tiểu luận nói về văn xuôi lãng mạn Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung viết: ỘThế Lữ còn có những truyện ngắn nhẹ nhõm, vui, có không khắ đời sống bình dị. Riêng truyện ngắn Thoa có một dư vị xót xa đặc biệt. Câu chuyện về số phận buồn thảm của một cô gái câm nhu mì, trung hậu, rất mực khiêm nhường, an phận mà kỳ thực âm ỉ một khát vọng hạnh phúc mãnh liệt ấy, được kể lại bằng một giọng văn chân thực và thấm thắa, đã gieo vào lòng người đọc những ám ảnh khôn nguôiỢ.

Có thể thấy: Thoa được các nhà nghiên cứu có uy tắn đánh giá rất cao. Ở mảng hiện thực này, Một người hiếm có cũng là một truyện khá. Truyện kể về chàng trai Lương Văn Sáng thông minh, tài giỏi, sống lãng tử,

luôn luôn thay đổi nghề để giành lấy chỗ đứng trong xã hội: dạy tư, thợ ảnh, vẽ kiểu nhà, thầu khoán, thư kắ cho trạng sư, đại lý độc quyền xà phòng , kế toán, kịch sỹ, bầu hátẦ ỘNgười con trai ấy ngược xuôi ở Hà Nội trong cảnh ồn ào, náo động, lúc nào cũng nhanh nhẹn, tháo vát, lúc nào cũng tươi cười. Anh ta coi nhẹ việc sống ở đời như người đánh tam cúc mua vui, thua ván này ta bày ván khácẦỢ. Nhân vật kể lại: ỘBốn tháng đóng kịch với hai tháng làm bầu hát cũng quá đủ cho tôi được cả giọng nói lẫn dáng người. Lần này tôi cũng đóng kịch, Lê Văn ạ, nhưng đóng một tấn kịch rất quan trọngẦ Tôi cần phải quảng cáo cho phòng xem tướng nàyẦ bởi tôi muốn gặp rất nhiều người ở đây và nhất là một người để tâm tìm kiếm mãiỢ. Anh ta quả thật đã thành công khi nhờ vào thuật tướng số mà anh ta làm đã động viên được người này, an ủi được người khác. Tiếc thay, anh ta thất bại với chắnh mình khi anh không chiếm được tình cảm của người đẹp Kiều Trang. Lương Văn Sáng đã tự tử vì điều đó. Phải chăng anh ta quyết định dừng cuộc sống lại vì không tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mà người ta muốn, hay vì khi đã yêu cái đẹp bằng một tình yêu mãnh liệt, quyết chắ đi tìm cái đẹp và chiếm lĩnh nó mà không được thì lối thoát duy nhất là từ bỏ sự tồn tại của mình. Nếu vì lý do thứ hai thì Lương Văn Sáng chắnh là nhân vật mà Thế Lữ muốn gửi gắm quan niệm về cái đẹp của mình.

Một chuyện ngoại tình mang đến một khắa cạnh khác của cuộc sống. Anh chồng lấy một cô gái thôn quê, mang cô vợ của mình lên và đào tạo để trở thành gái thành phố thực sự. Trớ trêu thay, khi mục đắch của anh chồng trở thành hiện thực thì cô vợ có bồ. Biết được điều đó, người chồng trả thù bằng cách để vợ sống trong tình trạng bán tắn bán nghi, giữa những vỗ về ôm ấp cuồng nhiệt và những lời nồng nàn âu yếm cùng sự nơm nớp chờ đợi điều trừng phạt sẽ không bao giờ đến hoặc cũng có thể đến bất cứ lúc nào: ỘMột thế giới đã khuynh loạn trong tâm thần Lan. Hai mắt đầm đìa nước mắt cô chờ đợi lưỡi dao kia cắm ngập trái tim mình. Trong sự kắch động bi đát của

phút nghiêm trọng cuối cùng, cô chờ đợi hình phạt kia bằng cả tâm hồn thảm thiết, đê mê, và ngà say trong một thứ tâm can khoái lạc, thần bắỢ.

Cũng là miêu tả tâm trạng con người, Thạch Lam chọn một cách rất khác. Có những truyện không hề có hành động phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khắ. Độc giả hẳn không quên hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ. Nó chỉ là một câu chuyện kể cảnh hai chị em ngồi trông một của hàng tạp hóa nghèo nàn trong một buổi tối như bao buổi tối khác. Bóng tối - bầu trời và những ngọn đèn, đó là điểm tựa khơi dậy trong cô bé Liên những chuỗi liên tưởng, những kỉ niệm. Ở đây người đọc không chỉ cảm nhận được tâm hồn đầy lãng mạn với những ước mơ đẹp đẽ của hai đứa bé nghèo mà còn là sự cảm nhận hồn quê hương, đất nước. Truyện của Thạch Lam đưa đến biến thái về tâm hồn, một sự chuyển hướng tâm lý. Dường như sự biến đổi tình cảm là phần then chốt của rất nhiều chuyện Thạch Lam: Gió đầu mùa, Một cơn giận, Tình xưa, Sợi tócẦ Mặc dù không có những vang động mạnh nhưng các nhân vật lại gợi nên bao ám ảnh về số phận con người. Bóng tối xuất hiện trong rất nhiều truyện của ông, đó là cái tối của ngày tàn, của hoàng hôn. Nhìn chung, các nhân vật của ông phần nhiều không rõ tắnh cách, chỉ bộc lộ tâm trạng, những nét tâm lý. Mỗi câu chuyện như một bài thơ trữ tình. Số phận nhân vật gợi cho người đọc bao suy nghĩ.

Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu cũng là cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Ở cả thơ và văn xuôi, trái tim khao khát sự sống cuồng nhiệt đó rất sợ lối sống nhàn tẻ, tù đọng. Tỏa nhị kiều là câu chuyện về cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị của hai cô gái Hà thành. Tác giả đã tách mình ra khỏi nhân vật, xem nhân vật là đối tượng quan sát, còn tâm tình, cảm nghĩ của người viết là khúc xạ, là kết quả của những âm vang toát ra từ hai cuộc đời lỡ nhịp, tẻ nhạt của các cô gái: ỘNgồi trong một buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ, một buổi chiều triền miên của cả sự vật và của linh hồn, một buổi chiều trong nhà và cả trong tâm lý. Tôi như cảm nghe sự mờ nhạt của cuộc đời khi trông thấy hai côỢ. Rõ ràng là Xuân Diệu vô cùng căm ghét cái sự

sống mòn. Nó giết chết con người ngay lúc họ còn sống. Những cô gái đang ở tuổi thanh xuân còn như vậy thì hình ảnh bà lão nghèo lại làm Xuân Diệu xót xa hơn: ỘBà già hay là sự hiện hình của sự đau khổ? Ầ Bà lão về đâu? Một ổ rơm nếp bên đường, hay một cái chòi lạc giữa bụi cây?Ợ ( Thương vay). Một cảnh đời tủi nhục khác: ỘMột cậu nhỏ mười sáu tuổi, một thằng bé mười hai tuổi, hai đứa đâu phải người lớn để sửa một cảnh đời! Chỉ có nước mắt, và những cơn quặn lòng, ruột gan xoáy lạiỢ. Trong truyện Xuân Diệu, cốt truyện chỉ như cái cớ để khơi gợi và mở ra hướng để suy tưởng, liên hệ. Mỗi câu chuyện như có một dòng cảm nghĩ trôi chảy như con suối nhỏ róc rách đem đến sự tươi mát cho tác phẩm. Điều ông quan tâm nhất là sự bộc lộ và giãi bày tâm trạng. Đôi khi nét hấp dẫn chắnh là những đoạn so sánh, những liên tưởng bất ngờ: ỘTôi thương hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh khi chiều giăng lưới qua muôn gốc câyỢ; hay ỘTôi nhớ lại khi xế trưa, khi nắng ngã vào bếp nhà tôi. Nắng vàng phai lặng, chán ngán làm sao! Lúc ấy mọi người đều cảm thấy nỗi mơ hồ nỗi nhạt nhẽo của ngày này tiếp ngày nọỢ ( Tỏa nhị kiều).

Đối với Xuân Diệu, bút pháp trữ tình đã được ông sử dụng một cách quá xuất sắc, gợi nên ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: nếu như Thạch Lam mang đến cho truyện hiện thực những cảnh đời, tình thương và lòng trân trọng người nghèo với lối viết tâm tình, lặng lẽ, điềm tĩnh; Xuân Diệu nói đến cái mong muốn được thoát ra khỏi cuộc đời nhàm chán bằng những câu văn mang âm hưởng riêng, thì Thế Lữ đưa tới dòng hiện thực những suy ngẫm về số phận con người một cách lắng đọng, có chiều sâu và hết sức cảm động.

Nhìn chung, dù ở thể loại truyện nào đi chăng nữa, Thế Lữ đều mang đến cho người đọc những nét mới mẻ trong truyện bằng các yếu tố lãng mạn, chất thơ tươi mát, ngọt ngào cùng giọng văn trong sáng, kết cấu truyện chặt chẽ và lôi cuốn. Tất cả các yếu tố đó làm cho văn xuôi Thế Lữ mang một phong cách rất riêng và để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả.

CHƢƠNG 3:

TRUYỆN NGẮN THẾ LỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện nối tiếp nhau một cách nghệ thuật, phản ánh diễn biến cuộc sống và các xung đột, qua đó các tắnh cách hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại của chúng nhằm sáng tỏ chủ đề và nội dung tác phẩm.

Nhìn chung, cốt truyện của Thế Lữ khá linh hoạt, luôn đổi thay, không tuân theo trình tự thông thường là cái gì đến trước nói trước, cái gì đến sau nói sau. Có khi ông để cho người đọc tiếp nhận với nhân vật thứ ba, nhân vật dẫn dắt câu chuyện; có khi để nhân vật tôi tự làm nên cốt truyện hoặc nhớ lại sự việc, tâm trạng để dựng nên cốt truyện; lại có lúc thuật lại câu chuyện của nhân vật khác cũng xưng tôi. Cốt truyện của Thế Lữ ắt khi đi theo mạch thẳng mà thường bị chi phối bởi ý đồ lựa chọn tình huống, sắp xếp chi tiết hay diễn biến tâm lý nhân vật.

Trong truyện huyễn tưởng và trinh thám, cốt truyện không đơn thuần nhằm kể việc mà tuân theo ý đồ tạo ra nỗi ngạc nhiên, nỗi kinh hoàng hoặc niềm mong đợi cái bắ mật được khám phá. Bên cạnh đó, ông đặc biệt lưu ý đến cái logic được xây dựng theo mạch phát triển của cốt truyện. Cái logic đó có lúc ngắn gọn, khúc chiết nhưng cũng có lúc dài dòng, song tất cả đều là sản phẩm của lý luận trong sáng tác. Nhờ có đặc điểm đó mà văn xuôi của Thế Lữ khác hẳn với các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thời đó nói đến phong tục, tình cảm nhưng có khi không mang tắnh logic. Với riêng Thế Lữ, truyện của ông dù hay hay dở nhưng phải chứa sự hợp lý. Hợp lý trong từng chi tiết, tắnh logic trở thành một tiêu chắ trong toàn bộ sáng tác của ông. Tắnh logic quy định một kết cấu truyện chặt chẽ, mạch truyện lôi cuốn, câu văn, lời văn minh bạch, khúc chiết.

Vàng và máu là câu chuyện mang màu sắc khoa học rõ nét. Vốn là câu chuyện về Tàu để của ở hang Văn Dú, một nơi nổi tiếng là hang thần. Thần núi này gây ra nhiều sự việc làm cho nhân dân xung quanh đều xa lánh. Một hôm có hai người Thổ đi vào hang. Sau đó chỉ có một người quay ra và mang tờ giấy về trình quan châu Nga Lộc. Nhờ mảnh giấy với những dòng chữ kì dị đó, ông quan cùng gia nhân đã tìm ra kho báu, khám phá bắ mật trong hang và chứng tỏ rằng đó không phải do thần thánh bùa phép gì cả mà những cái chết là do những tảng đá cuội có chứa thuốc độc.

Cái đặc sắc của truyện này chắnh là tắnh khoa học của nó. Bắt đầu câu chuyện, người đọc đã thấy kì lạ, quái đản nhưng không thần bắ hoang đường mà đề cao tắnh khoa học, vào trắ óc con người. Ông quan châu ở đây không tìm thầy mo cúng bái, không tin phép yểm bùa mà sử dụng trắ óc để dựng lại, giải thắch câu chuyện theo một hướng hết sức hợp lý để tìm ra nguyên nhân cái chết của những người đi trước đó. Sự kết hợp của khoa học cộng với cách kể giàu sức lôi cuốn đã làm cho truyện trở nên thật sự có giá trị.

Đêm trăng cũng mang lại cho người đọc sự thắch thú, ly kỳ. Ở đó, bao nhiêu rùng rợn được tác giả dàn dựng công phu, hấp dẫn kéo người đọc vào

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932-1945 (Trang 64)