Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932-1945 (Trang 75)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Nghệ thuật kể chuyện

Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, là một quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ. Nhưng để tạo ra được những tác phẩm có giá trị, nhà văn không chỉ lựa chọn đề tài mà phải khám phá những phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật một cách hiệu quả nhất. Trong truyện của Thế Lữ, biện pháp nghệ thuật kể chuyện là một phương tiện nổi bật.

Trong truyện ngắn của Thế Lữ, ngôi kể thứ nhất được tác giả sử dụng khá nhiều. ỘTôiỢ vừa là người kể chuyện vừa là một nhân vật trong truyện.

Một chuyện ghê gớm là một vắ dụ, nhân vật ỘtôiỢ sau khi chứng kiến và nếm trải cảnh khủng khiếp trong cuộc đời đã kể lại những cảm giác lúc bị tên khách hạ thủ : ỘTôi thực là người trông mơ thấy mình chết. Mặt tôi nóng như thể máu những vệt trói dắn đòn không biết đau nữa, trống ngực đập đến tức thở, hai tai nghe muôn nghìn tiếng rất lạ. Ồ! Cái chết phi thường, cái chết tai quái, nài gạo kia tức là một thứ đồng hồ, mà gạo trong nài tức là những giọt nước vô cùng thảm khốc, vô cùng khắc nghiệt, mà mau chóng làm sao; gạo tuy cứ đều đều từ từ mà rơi, nhưng thoát ra lối nào, vực nào là cái chết nghiêm khẩn, khắt khe lại gần chừng ấy! Tôi bắt đầu nghĩ đến thân thể tôi,

đến quê hương tôi, đến cuộc đời của tôi đáng lẽ còn dài, còn bao nhiêu bước hạnh ngộ tốt đẹpẦ Đột nhiên đến bây giờ là đoạn! là tuyệt!. Tôi phải chết, mà chết bởi một kẻ thâm độc ở đâu chợt đến, chết vì một việc kì quái, vô nghĩa lắ, chết thầm kắn, chậm chạp, giữa lúc khỏe mạnh tỉnh táo: trong giờ bi đát không được xuôi ruỗiẦ; chịu để cho một luỡi dao bình yên giết hại: chết trong lúc làm trò vui mắt cho một con quái vật nó lấy câu nguyền rủa để làm lời tiễn tống mình. Bao nhiêu ý nghĩ chua xót thấm thắa!Ợ.

Thông qua lời kể của nhân vật, người đọc không những thấy được trạng thái tâm lắ của nhân vật ỘtôiỢ lúc cận kề với cái chết mà còn thấy được cái lối trả thù dai dẳng dã man của người Tàu. Đồng thời câu chuyện góp thêm bằng chứng để phanh phui tội ác của một loại người quyền thế trong xã hội Trung Quốc ngày xưa.

Có truyện, nhân vật ỘtôiỢ lại kể câu chuyện kì quái xảy ra với những nhân vật khác. Tôi ở đây là tôi chứng nhân vì họ chỉ là những nhân vật phụ của truyện. Cụ thể như trong truyện Đêm trăng, nhân vật ỘtôiỢ kể về sự kì dị của cô gái Thổ: ỘTôi chỉ thấy một người con gái kì dị, đang nghiến răng và lẩm bẩm ở trước mặt tôi. Nó vẫn xốc nách người chết để ngồi rũ dưới chân, trông thẳng vào mặt tôi nhếch mép một cái rồi nói :

- Anh tưởng nó là tình nhân tôi hả? Không! Nó là kẻ thù của tôi. Tại sao? Nó giết mất anh Cẩm của tôi. Anh Cẩm là người sắp lấy tôi, mà nó giết đi, rồi quẳng xuống đây cho mất xác.

Có khi, tác giả lại để nhân vật ỘtôiỢ kể chuyện về một nhân vật ỘtôiỢ khác. Người đó lại kể câu chuyện về một người thứ ba. Như trong Câu chuyện trên tàu thủy: nhân vật ỘtôiỢ nghe một người xưng ỘtôiỢ kể chuyện về người quen biết của mình - tên kẻ cắp hai Nhiêu. Sau khi nói rất chung về nhân vật đó, người kể chuyện bắt đầu câu chuyện hai Nhiêu đã bị đánh lừa, bị bỏ mất một vố lớn như thế nào trên chuyến tàu hôm đó. Có khi nhân vật ỘtôiỢ là người dẫn chuyện khi họ kể chuyện về nhân vật thứ hai như trong Ông phán nghiện: nhân vật ỘtôiỢ kể câu chuyện về ông phán sống một mình với

con rắn, ông ta chuyên hút thuốc phiện và con rắn cũng nghiện khói thuốc đến mức nó không bao giờ rời bỏ ông phán. Đến lúc ông ta chết, con rắn vẫn quấn chặt vào cổ, rúc vào mũi để tìm cái hơi thuốc phiện trong đó. Ở truyện Vì tình

nhân vật tôi kể lại câu chuyện về anh bạn Trần Văn của mình. Anh bạn Trần Văn đó xấu trai, tốt bụng, mong muốn có được tình yêu đẹp với một người đẹp nào đó. Điều này dẫn tới cái oan của anh ta khi xách va-li hộ người đẹp trên tàu mà anh ta có dịp được nói chuyện, vấn đề là va-li đó chứa đầy thuốc phiện, và anh ta bị bắt.

Thế Lữ tỏ ra là một tác giả biệt tài khi ông sử dụng cách kể chuyện kết hợp tả cảnh để gợi sự rùng rợn trong truyện kinh dị. Giọng kể trần thuật của Thế Lữ dùng nhiều những từ chỉ cảm giác Ộâm uỢ, Ộrùng rợnỢ, Ộkì dịỢ, Ộghê rợnỢẦvà lối miêu tả với các cụm từ như Ộnhư âm thanh gở lạỢ, Ộnhững tiếng bắ ẩnỢ, Ộtiếng quái dị như không phải của ngườiỢẦxuất hiện với tần số cao có tác dụng khơi gợi tắnh hiếu kì và cảm giác rùng rợn trong một thế giới nửa thực nửa hư.

Trong Vàng và máu, tác giả đã kể lại những câu chuyện, những lời đồn đại về Văn Dú. Trước hết là một cái tên, tiếng Văn nghe êm ái bình thường nhưng tiếng Dú nghe thật lạ tai, gần với tiếng ỘrúỢ gợi lên cảm giác kinh hoảng sợ hãi. Ngay cái tên đã gợi cho người nghe hoặc người đọc một cảm giác là lạ, ơn ớn khiến họ nẩy ra một chút tò mò. Tác giả nhìn Văn Dú từ xa

ỘNhững chiều hoàng hôn bóng chiều soi riêng một phắa, cũng như những ngày ủ dột âm u, Văn Dú lại hiện ra với vẻ riêng, oai linh mầu nhiệmỢ. Ngay sau đó, ông tiếp tục nói tới cái vẻ oai linh mầu nhiệm đó trong tâm tưởng những đồng bào sơn cước sống quanh vùng: ỘĐối với ngọn núi lớn, người Thổ không những chỉ có tấm lòng kắnh cẩn phảng phất đối với mọi cảnh bát ngát cao cả, họ còn sợ hãi Văn Dú như một vật có tri giác, có quyền phép làm hại được người. Ở những miền quanh đó và trong thời bấy giờ, ai nói động tới Văn Dú là một sự gở lạ. Họ chỉ gọi đến tên quả núi trong những khi tức giận như mà chửi rủa hay những khi thề bồi. Một người say rượu lớn tiếng

xúc phạm đến Văn Dú cũng đủ làm cho khắp cả một châu biết đến tên mình; họ thuật lại những lời nói và cử chỉ của anh ta một cách e dè, nhưng chuyện anh ta là chuyện họ ưa nghe ưa kể nhấtỢ.

Một đoạn khác ỘThần núi Văn Dú linh thiêng lắm, lại rất độc ác và hay nghi ngờ. Người nào hoặc vô tình, hoặc cả gan đến gần là bị thần hang bắt và giết đi. Cho nên từ Văn Dú trở ra chừng hai ba dặm chỉ toàn thấy rừng xác, đất hoang; người Thổ không dám đến để cày cấyỢ. Văn Dú còn có cái hang thần mà những người dân sống gần đó cho biết: Ộcó người nói rằng thường trông thấy những hình bóng kỳ dịỢ. Còn trước cửa hang: Ộngười thì bảo có toàn đầu lâu, người thì bảo có đủ các thứ rắn rếtỢ. Những người già trong làng thì cho rằng: ỘHang thần hóa thiêng vì trong đó chôn cất không biết bao nhiêu thây của dân giặc khách. Bọn giặc này sang tàn phá nước nam khi trước bị quân ta đuổi riết, túng thế ẩn vào Văn Dú rồi bị hãm chết đói trong hangỢ. Có một thời muốn phòng những tai nạn, người ta đặt lễ tế thần Văn Dú hàng năm: ỘVật hi sinh là những người con gái đẹp. Tiếng than khóc của những người gái trinh bị giết quăng xuống suốt nghe bi thảm.Ợ

Thế Lữ đã đưa ra một loạt các những câu chuyện, những lời đồn đại tạo ra một không khắ huyền bắ rờn rợn bao quanh hang thần và núi Văn Dú. Tác giả đưa độc giả lại gần núi hơn nhờ hai người đàn ông: ỘMột buổi chiều mùa đông, trời rét căm căm; mưa phùn bay mù mịt. Từ miền bản đông thuộc châu Kao Lâm đến mạn Văn Dú, có hai người đàn ông Thổ đang rảo bước điỢ. Từ hai nhân vật đó, Văn Dú hiện dần lên. Tiếp đó là câu chuyện hai người đàn ông đó vào hang tìm vàng do quan châu Kao Lâm cử đi. Rồi chuyện không xảy ra với người đàn ông lớn tuổi khi ông ta vào hang, trở ra và bị chết. Người trẻ quá sợ hãi, không dám về châu của mình mà sang châu Nga Lộc cùng với tờ giấy lấy trong tay người đàn ông lớn tuổi kia. Và toàn bộ những bắ ẩn về cái hang đó đã được viên quan thông minh, có đầu óc quan sát khoa học giải mã. Viên quan châu Nga Lộc sau khi phát hiện ra bắ mật sau tờ giấy đã mang một đám gia nhân vào hang tìm vàng. Kết quả là: ông ta không

những khám phá được tất cả các bắ mật ở trong đó mà còn lấy được kho báu lớn. Cách kể chuyện với những tình tiết ly kỳ dẫn người đọc từ sự hấp dẫn này đến sự thú vị khác theo trình tự hợp lý.

Trong truyện Cái đầu lâu, nhân vật tôi đưa người đọc vào không khắ rờn rợn theo một hướng khác. Trong khi kể chuyện về cái đầu lâu mà anh ta mang về cùng với âm thanh lạ phát ra từ đó. Tác giả để cho nhân vật của mình phát ngôn ra những lời thoại hồi tưởng về cái đầu lâu. Nhân vật Chung cho rằng:

ỘTôi vừa mới đọc xong những truyện kinh hồn hiển hiện mà anh cho mượn ngày trước. Tôi nhân đọc các sách anh cho mượn và gần đây lại được đọc một đoạn dật sứ về hồi đại cách mệnh Pháp, thấy người kể chuyện những thủ cấp sau ba, bốn giờ vẫn còn sống đượcỢ. Cách kể chuyện của tác giả khiến cho các yếu tố rùng rợn sẽ tăng dần theo liên tưởng của nhân vật.

Truyện Bồ Tùng Linh đã đưa độc giả đến một không khắ rùng rợn của khu trại Bồ, người kể chuyện tạo ra không khắ đó bằng cách kể lại lời đồn đại của mọi người quanh đó ỘTôi cũng có nghe thấy mấy người tôi thuê quét dọn nói bóng gió, đến sự Ộbỏ khôngỢ của trại này. Hình như trong gia đình Ộcụ lớnỢ có người chết hoặc tự tử, hoặc hóa điên không rõ lắmỢ. Còn người coi Trại Bồ thì: ỘNhắc đến một vài chuyện ma quái mà hắn đã có lần trông thấy hồi hắn phải ở trong trạiỢ. Cách dẫn đó khiến người đọc cảm nhận được sự không bình thường, gây thêm chút hiếu kì cho người đọc, sau đó là những câu chuyện dị thường mà mình gặp tại trại Bồ cũng như sự xuất hiện của người đàn bà đẹp giữa đêm khuya.

Không chỉ thế, nhân vật người giúp việc là thằng Dần cũng làm cho câu chuyện trở nên li kì hơn, bởi nó đã hỏi những người quanh đó và được biết: ỘTheo lời đồn quanh quẩn thì trại Bồ vẫn có ma, khi thì mập mờ, khi thì hiện rõ, nhưng không ai làm việc gìỢ. Rõ ràng, những lời đồn đó đã làm cho câu chuyện mang màu sắc hoang đường hơn, giống như những câu chuyện chúng ta đã được biết trong Liêu trai chắ dị của tác giả Bồ Tùng Linh.

Đối với truyện trinh thám, Thế Lữ thường chọn lối vừa kể chuyện vừa suy ngẫm. Ông không bao giờ chịu kể qua quýt sơ sài. Ông phân tắch mổ xẻ, lần đến tận ngọn nguồn của sự việc, hiện tượng. Thế rồi khi đã khảm được vào tâm trắ người đọc thật nhiều những chi tiết có vẻ vụn vặt của vụ án rồi ông nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát, vừa như là bất ngờ nhưng lại thật hiển nhiên: ỘỒ! Nó quỷ quyệt đến thế là cùng! Cái vẻ tươi cười thản nhiên lúc đối diện với ta sao mà đóng khéo thếẦtắ nữa ta đã tưởng là ta nghĩ lầm, tắ nữa ta tin rằng nó chỉ là một người thiếu nữ thắch mạo hiểm và để ý đến những vụ án mạng cũng như taẦ Ngờ đâu, chắnh nó đã đánh tráo cho hai tên kia, nó toan giữ lại lúc ta chực đuổi chúngẦỢ ( Mai Hương và Lê Phong).

Đọc văn xuôi Thế Lữ, chúng ta nhận nét đặc sắc rất riêng khiến cho giọng kể đó không thể lẫn vào một tác giả khác. Dù là sử dụng giọng kể trần thuật, cách kể kết hợp tả hay giọng suy ngẫm, Thế Lữ vẫn thể hiện được nét nổi bật của mình. Đây là một yếu tố không thể thiếu làm nên sự đặc biệt cũng như sự thành công của tác giả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932-1945 (Trang 75)