1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chủ đề tình yêu trong thơ vi thuỳ linh

74 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 343 KB

Nội dung

-đoan của Thi - giáo làm không ít người khó chịu, nhưng nhìn vào sáng tác thơcủa nhà thơ trẻ này cứ đều đặn trên thi đàn đã làm cho những người khó tínhcũng phải ghi nhận những nỗ lực và

Trang 1

Mở Đầu

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca Nhưng ở những thời kỳ lịch

sử khác nhau, tương ứng với những điều kiện văn hoá- xã hội, tư tưởng nhânsinh, thẩm mĩ nhất định, mỗi nền văn học lại có những quan niệm và cách thểhiện riêng về tình yêu Trong văn học dân gian Việt Nam, đề tài tình yêu đượcnói đến khá phong phú qua các câu ca dao, điệu hò, những câu hát trao duyên Nhưng sang đến thời kỳ văn học trung đại, đề tài này chỉ được đề cập đến mộtcách chung chung, dè dặt Tình yêu gắn với tình cảm vợ chồng, gắn với khuônmẫu trong xã hội phong kiến "tam cương ngũ thường" (người quân tử) và "tamtòng tứ đức" (người phụ nữ) Đến thời hiện đại, với sự trỗi dậy của cái tôi cánhân, đề tài tình yêu được thể hiện mạnh mẽ nồng nhiệt và đắm say hơn trongphong trào Thơ mới 1932- 1945 bởi những tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu,Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương v.v Như vậy, tươngứng với từng thời đại lịch sử - thẩm mĩ khác nhau, chủ đề tình yêu trong thơ củamỗi tác giả lại được khai thác, xử lý theo những cách thức nghệ thuật khônggiống nhau Chính điều đó đã góp phần tạo nên diện mạo thi ca riêng, độc đáocủa họ

1.2 Trong những năm gần đây, một trong những hiện tượng thơ nổi bậtgây nhiều chú ý, phải kể đến Vi Thuỳ Linh Ngay khi xuất hiện tập thơ đầu tiên

Khát (1999), Vi Thuỳ Linh đã tạo được một ấn tượng khá mạnh mẽ trên thi đàn.

Sau đó cùng với sự xuất hiện tiếp tục các tập thơ Linh (2000), Đồng Tử (2005),

Vili in love (2008), Vi Thuỳ Linh đã trở thành một hiện tượng thơ nữ gây nhiều

tranh cãi trong giới phê bình và độc giả Thơ Linh viết nhiều về tình yêu, tìnhdục như một nhu cầu bản năng, tự nhiên chính đáng của con người Đó cũng làmột biểu hiện của khát vọng tự do, giải phóng cá tính Có thể nói, tình yêu làmột chủ đề hết sức nổi bật trong thơ Vi Thùy Linh Nó gắn liền với một quanniệm riêng về tình yêu cá nhân và những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ trong nghệthuật thể hiện của tác giả

Trang 2

1.3 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào khảo sát một cáchtoàn diện và tập trung về hiện tượng thơ tình Vi Thuỳ Linh Vì thế, chúng tôi

quyết định chọn Chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh làm đề tài nghiên cứu

của khoá luận

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến tập thơ thứ 4 Vili in love được công bố vào đầu tháng 11 2008,

Vi Thuỳ Linh đã khẳng định được chỗ đứng riêng của mình trong dòng chảy thơ

ca đương đại Việt Nam So với thế hệ đàn chị như Xuân Quỳnh, Dư Thị Hoàn,Nguyễn Thị Hồng Ngát, ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn,… và những nhà thơ cùngthời như Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Phan Thị Vàng Anh, Trương Quế Chi,

… Vi Thuỳ Linh thực sự có những thế mạnh riêng Với một quan niệm "dấnthân" sáng tạo quyết liệt và cả những "tuyên ngôn" mạnh bạo, thậm chí có phầnthách thức trên báo chí và các phương tiện truyền thông, với một cá tính thơcứng cỏi, mạnh mẽ và sức viết khá dồi dào, Vi Thuỳ Linh đã trở thành một hiệntượng trong giới viết trẻ hôm nay Trong vòng 10 năm, Vi Thuỳ Linh đã có bốn

tập thơ: Khát (1999), Linh (2000), Đồng tử (2005), Vili in love (2008) Những

tập thơ của Vi Thuỳ Linh đã gây tranh luận xôn xao trong giới độc giả cũng nhưtrong giới nghiên cứu, phê bình

Xoay quanh những sáng tác của Vi Thuỳ Linh có hai xu hướng đánh giátrái ngược nhau Có những người tích cực ủng hộ cho giọng thơ mới này như:Trần Đăng Khoa, Inrasara, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp, ThanhThảo, Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo… Nhưng cũng có những người phảnđối kịch liệt, thậm chí xem nhẹ thơ Vi Thuỳ Linh, tiêu biểu như: Nguyễn ThanhSơn, Chu Thị Thơm, Trần Mạnh Hảo… Có thể kể đến một số bài viết sau:

- Một ước mơ dữ dội: Làm mẹ của Thanh Thảo, báo Kiến thức gia đình, số

170, 2000

- Khi nhục cảm đã vượt qua con chữ của Chu Thị Thơm, GD & TĐ số 27,

3 2001

Trang 3

- Linh ơi…! trong cuốn Phê bình văn học của tôi của Nguyễn Thanh Sơn,

Nxb Trẻ, 2002

- Thơ Vi Thuỳ Linh cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ của Nguyễn Việt Chiến, lời tựa tập Khát, 2005

- Đọc lại Vi Thuỳ Linh của Trần Đăng Khoa, lời tựa tập Linh, 2005.

- Người tận lực tham ô tuổi trẻ của Phạm Xuân Nguyên, 9 2005

- Bài Hiện tượng Vi Thuỳ Linh của Nguyễn Huy Thiệp, báo Sinh viên Việt

Nam, 9 - 2005

- Thơ đương đại - một góc nhìn của Phạm Minh Đăng, thotre.com.vn

- 10 khuôn mặt thơ trẻ đương đại của Bùi Công Thuấn, Thotre.com.vn

- Vi Thuỳ Linh và một kiểu tư duy về lời của Trần Thiện Khanh,

http://www.vietvan.vn

- Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ của Inrasara, Nxb Hội nhà

văn, 2007 v.v

Nguyễn Huy Thiệp trong bài Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, đã xem Vi Thuỳ

Linh như một hiện tượng nổi bật trong thơ trẻ hiện nay Theo Nguyễn HuyThiệp: "Vi Thuỳ Linh là một hiện tượng trong thơ Việt Nam Một tiếng thơ lạ

Vi Thuỳ Linh mới chỉ đi những bước đầu tiên trên con đường thơ truân chuyêngian khó của mình…" Ông cũng thể hiện sự tin tưởng vào lớp nhà thơ trẻ, đặcbiệt là Vi Thuỳ Linh Ông cho rằng: các nhà thơ trẻ phải ý thức được "sựnghiệp" của mình nếu như họ muốn dẫn thân vào "hội đoạn trường" để mà biếtcách bền gan tu chí Đồng thời "những nhà thơ trẻ rất cần nâng đỡ về mặt tinhthần, tình cảm, cần sự chỉ dẫn của những người đi trước"[13, tr.121 -124]

Trong bài Thơ Vi Thuỳ Linh cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ,

Nguyễn Việt Chiến đã có nhận xét: "Lặng lẽ theo dõi Vi Thuỳ Linh trên thi - đàn

trẻ nhiều biến động trong những năm qua, tôi có cảm giác trong con người thơ ấy luôn trỗi dậy các cơn "cuồng lũ" từ những mê - lộ - chữ Sự chất chứakhiến ta liên tưởng tới một miệng núi lửa đang trào sôi nham thạch, dự báonhiều khoảnh khắc thơ" Ông còn viết: "Tuy Vi Thuỳ Linh có lúc như tín đồ cực

Trang 4

-đoan của Thi - giáo làm không ít người khó chịu, nhưng nhìn vào sáng tác thơcủa nhà thơ trẻ này cứ đều đặn trên thi đàn đã làm cho những người khó tínhcũng phải ghi nhận những nỗ lực và mong muốn đổi mới thi ca của Linh".Nguyễn Việt Chiến cũng đưa ra một dự cảm về một cuộc cách mạng thơ trongtương lai: "Với khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng sáng tạo luôn tràn đầytrong tâm thế, cây bút này vượt lên bằng cá - tính - thơ của mình để cùng nhữngnhà thơ trẻ hôm nay báo hiệu một ngày mới đang đến với thi ca đương đại ViệtNam" [12, tr.5 -7]

Trần Đăng Khoa đã nhận xét về thơ Vi Thùy Linh như sau: "Phải nói rằng

Vi Thuỳ Linh là người dũng cảm và tự tin Chị vịn vào nội lực ấy để mà đứngdậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt…" Ông cho rằng thơ ViThuỳ Linh “ngổn ngang và rậm rạp trong suy nghĩ trăn trở của ngày hôm nay,chị vứt hết mọi loè loẹt của từng con chữ, chị bỏ vần điệu, thậm chí bỏ cả nhạcđiệu - là cái tối thiểu cần phải có trong thơ" [13, tr.6]

Báo Kiến thức gia đình số 170, 2000 có bài Một ước mơ dữ dội: Làm mẹ nhà

thơ Thanh Thảo cũng đánh giá cao thơ Vi Thuỳ Linh và cho rằng đó là "hiện tượngchín sớm trong thơ" Tác giả viết: "Vi Thuỳ Linh là một hiện tượng của thơ ViệtNam hiện đại Đó là một hiện tượng chín sớm trong thơ và cả trong đời Cô gái 20tuổi đã có ước mơ dữ dội làm mẹ và nghĩ một cách thâm trầm sâu sắc đến không ngờ

về thiên chức người mẹ trong thế giới" Và: "bằng cú pháp thơ già dặn, cách nói thơđơn giản và trực diện, bài thơ của Vi Thuỳ Linh như một hồ nước chứa những cơnsóng ngầm từ bên dưới"[13, tr.120]

Phạm Xuân Nguyên trong bài Người tận lực tham ô tuổi trẻ để sống thơ,

đã nhận xét: "Vẫn một niềm khát khao của Linh như ngày nào, khao khát vừangây thơ vừa đau đớn, đau đớn mà hạnh phúc Tôi gặp lại ở đây những khátvọng cháy bỏng và thăng hoa trong thơ Linh về tình yêu" Khi đọc xong tập thơ

Đồng tử, ông viết: "Nhưng tôi nhận thấy một đằm sâu hơn trong nhiều bài thơ

tình lần này Linh đứng ở vai Anh để vỗ về âu yếm an ủi mình" Và: "nhiều bàithơ tình yêu của Linh trong tập này cũng chín hơn, hay hơn Bởi Linh đã có

Trang 5

Đồng tử của mình" Ông khẳng định: "Thơ Vi Thuỳ Linh ở Đồng tử cho thấy cô

vẫn chưa hết thơ"[14, tr.122 -123]

Trong bài Thơ đương đại- một góc nhìn, Phạm Minh Đăng xem "Vi Thuỳ

Linh xuất hiện giữa thi đàn như một cú sốc nặng đối với một nền thơ tuy đã mởcửa nhưng vẫn còn khuất gió, cái cú sốc đó nặng đến mức nhiều người chẳngchịu đọc thơ cô nhưng vẫn hăng hái đứng lên bảo vệ cho một các đạo đức từ lâu

đã bị quên bẵng đi" Tác giả cho rằng: "Thơ Vi Thuỳ Linh đẹp ở sắc thái nhụcthể Chưa bao giờ tôi thấy tiếng nói của người nữ trở nên tự do và ướt mượtnhục cảm đến thế" và "thơ cô đâu có phải là những sản phẩm ngẫu nhiên bắtnguồn từ dục vọng đơn thuần"[4, tr.42- 43]

Trên Thotre com, Bùi Công Thuấn xem Vi Thuỳ Linh là một trong mười

khuôn mặt thơ trẻ đương đại: "Đối với Vi Thuỳ Linh, tình yêu và thơ là địnhmệnh Thơ tình của Vi Thuỳ Linh là thơ tình của người đang yêu, đang đắm sayhạnh phúc và hoan lạc" Bùi Công Thuấn so sánh thơ Vi Thuỳ Linh với XuânDiệu, Xuân Quỳnh, Nguyên Sa, và cho rằng thơ tình Vi Thuỳ Linh đã mới hơnnhiều: "Người đọc nhận thấy trong thơ Vi Thuỳ Linh có chất đắm say của XuânDiệu, chất suy tư tỉnh táo và đằm thắm thuỷ chung của Xuân Quỳnh, những tinh

tế ngôn ngữ của Nguyên Sa nhưng ở Vi Thuỳ Linh, đúng như nhà thơ tự nhậnđịnh, thơ Vi Thuỳ Linh được viết bằng ngôn ngữ tinh ròng, phong phú, bằnggiọng tâm sự chân thành gần gũi giàu nữ tính"[26]

Trần Thiện Khanh trong bài Vi Thuỳ Linh và một kiểu tư duy về lời, đã

nhận xét: "Tư duy của Thuỳ Linh khá phức tạp Chị có một tư duy đa phức,không nên đòi hỏi và không thể đòi hỏi ở chị mỗi lúc tư duy phải tuyệt đối chínhxác Chị không thuộc về một trật tự nào cả" Trần Thiện Khanh nhận thấy sựmâu thuẫn trong tư duy của Vi Thuỳ Linh nhưng đó là "được phép tự mâu thuẫn

để cái vỏ của thơ ca nơi chị căng cựa nứt ra" Tuy vậy, tác giả cũng cho rằng:

"lời của Linh vẫn hay bị hơ quá lửa"[8]

Tuy nhiên, không phải mọi ý kiến đều nghiêng về phía khen ngợi thơ

Linh, Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Linh ơi…! không đánh giá cao thơ Linh.

Trang 6

dày đặc những ngôn từ to tát, những huyễn hoặc, kích động, cực đại, khuếch tán,phi thường hợp nhất, trầm cảm, khủng hoảng, bạo động, tối khẩn huỷ diệt" Ôngcòn đưa ra sự so sánh: "Nếu ví nhà thơ như một người thợ gốm, và bài thơ nhưchiếc bình, Linh cũng giống như nhiều nhà thơ trẻ khác, những người luôn muốn

mô tả tình cảm của trong cái cực đại của nó, và không thể chờ đợi để đưa ranhững từ ngữ thích đáng, đã chẳng mấy bận tâm giữ cho lửa đều mà chỉ chămđốt lửa trong lò thật bốc Và vì thế không nên ngạc nhiên khi mở những chiếcbao thơi thay vì chiếc bình với chất men mịn màng, ta lại thấy những mảnh vụnméo mó của những câu thơ quá lửa" [23, tr.103 - 107]

Chu Thị Thơm trong bài Khi nhục cảm đã vượt qua con chữ, đã có nhận xét khi đọc những vần thơ đầy nhục cảm của Vi Thuỳ Linh trong Chân dung:

"Cứ nhất thiết thèm chồng là cứ phải để tư duy phiêu lưu với hình thể nồngnỗng, trần truồng, hồng hộc đợi chờ trong sự bất thường như thế chăng" ChuThị Thơm phê phán thơ Linh hết sức kịch liệt Chu Thị Thơm xem thơ Linh làthứ thơ "Anh - Em - Chăn - Gối - Giường - Sừng" và không có giá trị [29]

Inrasara, trong bài Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ, đã nhận

xét như sau: "Vi Thuỳ Linh có được hơi thơ khá lạ nhờ sự tiếp xúc của thông tinđại chúng, ít nhiều nó đã thổi được làn gió hắt hiu vào khí hậu thơ đang tù đọngcủa chúng ta" Tuy nhiên, Inrasara cũng đưa ra nhận định rằng, đòi hỏi thơ ViThùy Linh “gồng gánh "tinh thần nữ quyền" hay "biểu tượng giải phóng phụ nữtrong văn học" là một yêu cầu quá tải"[7, tr.96 - 98]

Bên cạnh những bài viết trên còn có một số bài viết khác đã nghiên cứu

về những khía cạnh khác nhau trong thơ Vi Thuỳ Linh Trên cơ sở kế thừa, tiếpthu, phát triển với những ý kiến của những nhà nghiên cứu, phê bình, chúng tôi

sẽ cố gắng chỉ ra những nét mới mẻ trong quan niệm cũng như cách thể hiện chủ

đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu, cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,miêu tả, thống kê…

Trang 7

4 Đối tượng nghiên cứu

Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung tìm hiểu chủ đề tình yêu trong

thơ Vi Thuỳ Linh trên cơ sở khảo sát 4 tập thơ: Khát (1999), Linh (2000), Đồng

tử (2005), Vili in love (2008)

Trang 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài Chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi xác định

khóa luận này có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và xác định vị trí của thơ Vi Thuỳ Linh trong dòng thơ trữ tìnhđương đại Việt Nam

- Khảo sát đặc điểm của chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh

- Khảo sát những phương thức biểu hiện trong thơ Vi Thùy Linh

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Thư mục tham khảo, nội dungchính của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát đặc điểm thơ trữ tìnhViệt Nam thời kỳ sau Đổi mới

và hiện tượng thơ Vi Thùy Linh

Chương 2: Nét độc đáo của chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh

Chương 3: Phương thức thể hiện tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh

Trang 9

Chương 1

Khái quát đặc điểm thơ trữ tình Việt Nam thời kỳ sau đổi mới và hiện tượng thơ Vi Thuỳ Linh

1 1 Khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội

Cách mạng Tháng 8/ 1945 và hai cuộc kháng chiến tiếp liền sau đó đãkhơi dậy và phát triển đến cao độ ý thức cộng đồng mà cốt lõi là lòng yêu nước,tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp trong đời sống xã hội Việt Nam Có thể nóinền văn học cách mạng suốt 30 năm từ năm 1945- 1975 đã xây dựng và pháttriển trên nền tảng tư tưởng ấy Cảm hứng chủ đạo của nền văn học là chủ nghĩayêu nước, khát vọng độc lập tự do và lý tưởng XHCN Văn học Việt Nam thời

kỳ trước 1975 thường tìm đến những chân giá trị mang tầm cộng đồng, dân tộcnhư lý tưởng, lẽ sống hay những phẩm chất truyền thống Thơ tình yêu thời kỳnày cũng vậy Nó tìm về trú dưới mái nhà đạo đức Bởi vì thời kỳ này tiêu chuẩnphẩm chất chính trị, đạo đức được đặt lên hàng đầu khi đánh giá con người

Sau đại thắng mùa xuân 1975, cuộc sống con người dần trở lại với nhữngquy luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt của đời thường,phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổithay của xã hội Đặc biệt, sau đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác địnhđường lối đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tưtưởng… Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và tiếntới xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thứctỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm tới mỗi người và từng số phận

Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ

đề mới Văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc về conngười mà nền tảng triết học và hạt nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởngnhân bản Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa

là cái đích cuối cùng của văn học Con người trong văn học hôm nay được nhìn

ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của nhiều mối quan hệ: con người với xã

Trang 10

hội, con người với lịch sử, gia đình, gia tộc, với thiên nhiên, với những ngườikhác và với chính mình Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ởnhiều bình diện, nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm,

tự nhiên, bản năng, những khát vọng cao cả và những dục vọng tầm thường Sau chiến tranh nhiều vấn đề được nhìn nhận lại, ý thức cá nhân được trỗi dậy

và được phản ánh sâu sắc trong văn học Văn học quan tâm đào sâu đến đờisống riêng tư của con người Xu hướng dân chủ và sự thức tỉnh ý thức cá nhân

đã đưa tới sự phát triển phong phú, sôi nổi đa dạng của văn học sau 1975, đặcbiệt là sau thời kỳ đổi mới đất nước

1 2 Khái quát về tình hình phát triển của thơ trữ tình Việt Nam thời

kỳ sau Đổi mới

1.2.1 Những biến đổi của nền văn học thời kỳ sau đổi mới được thể hiện

rõ ràng trong sự đổi mới của các thể loại văn học Đây là vấn đề đã thu hút đượckhá rộng rãi giới nghiên cứu, phê bình Nhìn chung, các thể loại văn xuôi là khuvực vẫn được xem có nhiều thành tựu nổi trội và có những hiện tượng tiênphong trong công cuộc đổi mới văn học Nhưng nhìn một cách tổng thể từ sauĐổi mới đến nay, đặc biệt hơn 10 năm lại đây thì thơ trữ tình lại là lĩnh vực cónhững cách tân đáng chú ý

Thơ trữ tình Việt Nam sau đổi mới là bức tranh phong phú sắc màu với sựđóng góp của nhiều thế hệ Có những nhà thơ đã là "đại thụ" trong làng thơ ViệtNam, được khẳng định từ thời tiền chiến như Huy Cận, Chế Lan Viên, TếHanh… Cũng có những nhà thơ được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh nhưChính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, NguyễnKhoa Điềm, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, ý Nhi, Phan Thị ThanhNhàn;… Bên cạnh đó, ta thấy nổi lên một loạt những nhà thơ thuộc thế hệ đầutiên của thời bình như Lê Thị Kim, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, PhạmThị Ngọc Liên, Mai Văn Phấn, Phùng Khắc Bắc, Nguyễn Quang Thiều, NguyễnBình Phương;… Đến những năm 80, có sự trở về của Lê Đạt, Dương Tường,Hoàng Hưng, Hoàng Cầm với những thi phẩm nổi tiếng bởi những tìm tòi cách

Trang 11

tân hình thức mới lạ Nhưng nổi bật hơn cả là thế hệ nhà thơ trẻ hiện nay Đây làthế hệ sinh ra và lớn lên trong thời bình, không vướng bận bởi tư duy văn học

cũ Đó là những tác giả như Bình Nguyên Trang, Dạ Thảo Phương NguyễnThuý Hằng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Phan HuyềnThư, Ly Hoàng Ly,… Tuy thành tựu đạt được không giống nhau nhưng họ đềugặp nhau ở khao khát đổi mới thơ ca

Cùng với những thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội, thơ trữ tình ViệtNam sau Đổi mới đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội: tìnhyêu, tình vợ chồng, tình bạn, những vấn đề mang tính riêng tư sâu kín trong tâmhồn con người… Tuy cách lựa chọn và thể hiện đề tài của các nhà thơ rất khácnhau nhưng nhìn chung họ đã mang đến cho nền thơ ca Việt Nam một bức tranhphong phú muôn màu Trước 1975, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh vì vậynhững vấn đề mang tính chất riêng tư của con người ít được chú ý đề cập Chiếntranh là mất mát, là hi sinh, chúng ta phải cầm súng để dành lại độc lập tự docho đất nước Thế nên, như một lẽ tất nhiên, văn học giai đoạn này là văn họccủa sử thi, văn học của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Do vậy, thơ tình ở giaiđoạn này cũng không thể tránh khỏi những áp lực của tư duy sử thi:

Trước cơn giông là đôi mắt em cười Chiều lạ quá, chiều ơi lay động mãi Giá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoại Thì hẳn chỗ cuối cùng anh gặp - vẫn là em (Những đoạn thơ tình giữa 2 cuộc chiến tranh phá hoại - Bằng Việt)

Tuy nhiên, mỗi nhà thơ có một quan niệm về đời sống và tình yêu khácnhau, do đó, màu sắc sử thi trong thơ tình của họ cũng mang những sắc tháiriêng Đây là tình yêu trong "thời lửa đạn" của Xuân Quỳnh:

Anh trở về sau những tháng năm xa

Cây đã lớn lòng ta nhiều đổi khác

Như đất nước vừa qua thời lửa đạn

Lại ngỡ ngàng chim nhỏ, tháng giêng xuân

Trang 12

(Những con đường tháng giêng - Xuân Quỳnh)

Tình yêu thời chiến tranh gắn liền với cuộc đời, hoà vào dòng đời cách

mạng chung Đó là cái thời mà như Chế Lan Viên đã viết: Đất nước có chung

tâm hồn, có chung khuôn mặt; thời mà Tố Hữu phải chia nhỏ trái tim thành ba

phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để

em yêu (Bài ca xuân 61)… Thơ tình thời chiến tranh vẫn nói đến cái riêng,

nhưng cái riêng đó vẫn nằm trong cái chung, bao trùm bởi cái chung của cộng

đồng Bài Nhớ của Phan Thị Thanh Nhàn là một ví dụ Đấy là một nỗi nhớ rất

riêng nhưng cũng rất chung:

Ô kìa ai đến là quen

Bộ quân phục cũ mũ mềm trán cao Dáng đi nhanh nhẹn làm sao Mắt nhìn xa bước tự hào hiên ngang Mừng vui em gọi vội vàng

Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài (Xa cách).

Tình yêu thời kỳ này được đẩy về miền lý tưởng chứ không giữ lại ở nơi hiệnthực Vì thế cho nên người ta rất ít nói, thậm chí im lặng, trao gửi cho nhau cũngtrong im lặng, bằng im lặng:

Họ ngồi im không biết nói năng chi Mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi Nào ai đã một lần dám nói

Hương bưởi thơm cho lòng bối rối

(Hương thẩm - Phan Thị Thanh Nhàn)

Trang 13

Sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự thay đổi của điều kiện lịch sử - xã hội

và sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân đã tác động sâu sắc đến đời sống vănhọc Mọi giá trị đời sống được nhìn nhận lại Văn học nói chung và thơ ca nóiriêng mở rộng sự quan tâm đến mọi ngõ ngách phong phú, phức tạp của cuộcsống con người Những điều mà trước chiến tranh con người không dám nói tớitrong thơ thì nay được trỗi dậy Thơ ca nói nhiều đến nỗi mất mát, hi sinh,những điều riêng tư thầm kín của con người Những điều về tình yêu, tình dụctrước đây vẫn được xem là kiêng kị thì nay được nói nhiều ở trong thơ Vào

những năm đầu của thời kỳ đổi mới, bài thơ Tan vỡ của Dư Thị Hoàn ra đời đã

gây xôn xao dư luận một thời Tác giả dám nói đến những điều mà thơ thời kìtrước đó rất ít khi công khai đề cập đến:

Nếu không có một lần Một lần như đêm nay Sau phút giây

Êm đềm trên ghế đá Anh không cài lại khuy áo ngực cho em

Bên cạnh những đề tài cũ, thể loại cũ, thơ của thế hệ đổi mới đi sâu khaithác bản thể, khám phá tình yêu, nhục cảm, cái tôi cá nhân bí ẩn và đầy bất trắc.Tiếng thơ của họ bên cạnh những khao khát yêu thương, sẻ chia, bù đắp nhữngkhao khát chồng vợ, tổ ấm gia đình hạnh phúc còn xuất hiện một cảm hứng mớirất hiện đại mang đầy bản năng trong ngôn từ, cảm xúc - tính nhục cảm:

Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên Trên lưng Anh bơi mải miết ngón ngón em dài trắng Môi em trườn đêm căng

Duỗi chân dài em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt

Vào lúc Anh lên em lên Anh Thụ tạo giấc mơ ấp ủ

Trang 14

Em đạt khát khao làm mẹ

(Nơi ánh sáng - Vi Thuỳ Linh)

Thơ tình trước Đổi mới đề cao cái chung, cái ta của cộng đồng Trái lại,thơ tình sau thời kỳ Đổi mới lại hướng đến đề cao cái riêng, cái tôi bản thể củacon người Thơ hiện nay bên cạnh cái tôi mang những nét chung vốn có nhưlòng yêu nước, tự hào dân tộc, ngợi ca dân tộc thì còn có một cái tôi bản thểkhẳng định vai trò của cá nhân mình trong đời sống xã hội Một cái tôi trongmọi mối ràng buộc, trách nhiệm với toàn bộ biến động tâm hồn, tình yêu, dụcvọng, cả những khổ đau, hạnh phúc riêng tư nhất Họ có nhu cầu nói về chínhnhững va chạm của mình ở mọi cấp độ đời sống, khẳng định cái tôi hiện hữugiữa đất trời Đó là một cái tôi hoà vào mạch chảy đương đại, sự thôi thúc của cánhân trước đời sống muôn vẻ Sự thôi thúc của tuổi trẻ như chú ngựa bị ghìmcương sau nhiều năm tháng, dữ dội, mãnh liệt nay được cất vó nơi thảo nguyênxanh tươi đón gió và nắng trời, băng qua mọi bờ vực, mọi rào cản để tìm chomình một chân trời mới Cái tôi bản thể đầy tự tin và kiêu hãnh muốn tung bờmdạo chơi sau nhiều năm tháng ngủ yên trong cái chuồng chật hẹp nay đã thứcdậy tạo nên những thanh âm mới Đây là một tiếng nói mới tuyên chiến mạnh

mẽ với cái cũ:

Thức dậy đi hỡi chú ngựa non của đồng ngực trẻ Thức dậy và tung bờm cất vó

Phóng như điên Chỉ cơn điên mới cứu khỏi nỗi sợ hãi

… Thức dậy dẫm chân và lắc đầu kiêu hãnh

(Bài ca ngựa non - Trần Lê Sơn ý)

Như vậy, có thể nói rằng thơ trữ tình Việt Nam thời kỳ sau Đổi mới đã cónhững bước chuyển mình đáng ghi nhận trên nhiều phương diện

1.2.2 Nhưng đáng chú ý hơn cả có lẽ vẫn là sáng tác của những nhà thơtrẻ hiện nay Khái niệm "nhà thơ trẻ" ở đây có thể hiểu như thế nào? Theo cáchchúng tôi hiểu, trước hết, đó là thế hệ những người sáng tác trẻ về tuổi đời (chủ

Trang 15

yếu là những cây bút thuộc thế hệ 7X, 8X), lẫn tuổi nghề (tác phẩm của họ chủyếu xuất hiện thời kì sau Đổi mới) Đấy là thế hệ nghệ sĩ sinh ra và trưởng thànhtrong thời bình, trong một môi trường tư tưởng xã hội có nhiều đổi mới sâu sắc,mang tính dân chủ, cởi mở Do đó, họ không bị vướng mắc bởi những tư duy cũthời cơ chế quan liêu bao cấp Mặt khác, do điều kiện đất nước đổi mới và mởcửa, họ có điều kiện để tiếp xúc rộng rãi với nhiều luồng tư tưởng văn hoá, vănhọc hiện đại trên thế giới Bởi vậy, thơ họ thường có những phá cách và thểnghiệm nghệ thuật táo bạo, mới mẻ Có thể điểm qua một số gương mặt tiêubiểu mà dư luận ít nhiều đã biết đến như: Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải, NguyễnHữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Trần Lê Sơn ý, Trương Quế Chi, Nguyễn ThếHoàng Linh, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phan Thị Vàng Anh, nhóm "Mở miệng",nhóm thơ nữ trẻ Sài Gòn, … Mỗi người có một cách nói khác nhau, nhưng họđều muốn khẳng định mạnh mẽ cái tôi và nỗ lực cách tân thơ Việt Họ dám chấpnhận mạo hiểm, thử thách và phiêu lưu, chối bỏ sự đơn điệu của thơ truyềnthống, tiến vào rừng rậm của thơ ca

Khi nhận diện những gương mặt thơ trẻ không thể không nhắc đến hainhà thơ nữ đã từng có những tập thơ gây xôn xao dư luận, đó là Vi Thuỳ Linh

với bốn tập thơ: Khát, Linh, Đồng Tử, Vili in love, Phan Huyền Thư với Nằm

nghiêng, Rỗng Ngực Điểm chung giữa họ là ý thức phái tính, lời tuyên ngôn nữ

quyền Cả Linh và Thư đều viết nhiều về vấn đề tình yêu, tình dục với nhữngcách nói táo bạo mãnh liệt Đọc thơ Linh bắt gặp ở đó bản năng phụ nữ ở ngườilàm thơ bùng nổ qua những câu chữ ào ạt, say sưa giãi bày, không tiết chế cảmxúc, muốn nói thật lớn, thật to những đam mê khao khát của mình, yêu hết mình

và sẵn sằng chết khi không được yêu:

Em sẵn sàng chết vì Anh, nhưng không phải là cái chết đau đớn Nếu Anh không của em

Em sẽ vắt mình đến giọt sống cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi

ổn định Thế giới không bao giờ yên ổn

Trang 16

(Không thanh thản )

Nhưng ngược lại, dường như Phan Huyền Thư lại là một đối âm Đọc

Nằm nghiêng hay Rỗng Ngực, ta có thể nhận thấy ở chị ý thức viết bằng sự tỉnh

táo, sắc sảo của lý trí Cho nên trong thơ chị, thay vào sự phô diễn lộ liễu cái tôi

là sự gia tăng chất hài hước trong những bức tự hoạ với giọng điệu "giễu cợt",

"tưng tửng":

Yêu tiếp tục trò chơi ma

ý nghĩ Con mèo già

Cô độc Mắt quá sáng Buồn

vạch khóc vào đêm

(Gửi: Ngày hôm qua)

Trương Quế Chi cũng là một trong những tác giả được chú ý nhiều tronggiới viết trẻ hiện nay Thơ chị khẳng định một “cái tôi" trẻ trung, cái tôi tự chịutrách nhiệm trước những biến thiên đời sống Đó là nhu cầu của một cái “tôiđang lớn” với bao dằn vặt, suy tư, tự vấn, muốn lột xác câu chữ nhằm thoát khỏiđơn điệu thường ngày:

Thỉnh thoảng nhạt miệng Nếm chữ mình

Ngâm muối Những con dế hát nhiều

Có ngày đồng loạt Lột xác

Gội đầu mỗi tối Rửa trôi

Tiếng bước chân mình đơn điệu

(Tản mạn tuổi 19)

Trang 17

1.3 Khái quát về thơ Vi Thuỳ Linh

Hơn 10 năm gần đây, sự xuất hiện của thế hệ thơ trẻ đã đem lại cho nềnthơ ca Việt Nam một luồng gió mới lạ Sự mới lạ ấy được thể hiện trên nhiềuphương diện nội dung, đề tài cũng như hình thức biểu đạt Một trong những hiệntượng thơ đáng chú ý trong dòng chảy đó là Vi Thuỳ Linh

Vi Thuỳ Linh sinh năm 1980, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đã tốt nghiệpphân viện báo chí và tuyên truyền Hiện nay cô đang là nhà báo nhưng đồng thờicũng là một nhà thơ Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, Linh đã

xuất bản hai tập thơ Khát và Linh Đây được xem như là sự khởi đầu cho sự

nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Vi Thuỳ Linh Là một nhà thơ trẻ, nhưng ViThuỳ Linh đã sớm được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam (2007) Cô là tác giả

trẻ nhất trong Tuyển tập thơ nữ từ xưa đến nay (Nxb phụ nữ, được in song ngữ Việt- Anh) Linh cũng là một trong những tác giả đạt giải Bông hồng vàng của

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC do khán giả bình chọn (2006) cùng với Kỷniệm chương của Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (7 03 2008) Vi Thuỳ Linh là tácgiả trẻ Việt Nam dự liên hoan thơ quốc tế tại cộng hoà Pháp (11 2003) Nhưvậy, với hơn 10 năm sáng tác, Vi Thuỳ Linh đã đạt được những thành quả đángghi nhận

Thơ Vi Thuỳ Linh đã trải qua một hành trình khá dài từ Khát (1999), Linh (2000), đến Đồng tử (2005), và tập thơ thứ tư với cái tên rất ấn tượng Vili in love

(2008) Thực tế sáng tác của chị cho thấy một tiềm năng sáng tạo khá bền bỉ.Bằng một lối thơ cuộn chảy phăng phăng được khơi nguồn từ cảm xúc nồngnhiệt đắm say đối với cuộc đời, Linh đã dâng cho đời những vần thơ mang vẻđẹp bản năng và đầy sức hấp dẫn Trên con đường nghệ thuật khổ ải ấy, Vi ThuỳLinh luôn nỗ lực tự làm mới thơ ca, tự hoàn thiện mình qua những vần thơ nóngbỏng thiết tha Sự sáng tạo nghệ thuật của Linh đã nhận được sự ủng hộ củanhiều bạn đọc yêu thơ chị và một số nhà nghiên cứu, nhà thơ của thế hệ đi trướcnhư: Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh Thảo, Thuỵ Khuê, NguyễnTrọng Tạo… Đây là những người tích cực cổ vũ cho giọng thơ này Họ đều thấy

Trang 18

ở Vi Thuỳ Linh những trăn trở, những khát vọng được yêu, được sống thànhthực, và nỗ lực phá bỏ mọi thói quen, mọi cân xứng cũ mòn, cứng nhắc

Trước sự thể hiện mạnh mẽ của cái tôi cá nhân, những khao khát bảnnăng, những yếu tố tính dục được đưa vào trong thơ Linh như một thủ phápnghệ thuật để chiếm lĩnh đời sống Nhìn từ một góc độ nào đó, những yếu tốtính dục trong thơ Vi Thuỳ Linh như một sự khẳng định nhu cầu bản năng củacon người Theo quan niệm của Linh thì đó là nhu cầu tự nhiên mà con ngườicần phải có Thơ Linh không ít lần xuất hiện những câu như:

Khoả thân trong chăn Thèm chồng Thèm có chồng ở bên

Miêu tả mình kỹ càng trong những bài thơ không có chữ Hết Thơ cho những người phụ nữ thoát ảo ảnh cam chịu buông xuôi

Cự tuyệt vai trò thứ yếu Chẳng chịu lượng sức mình

Vì trái tim đa tình bẩm sinh Chối bỏ kiểu yêu vụng trộm Không thoả hiệp sống tẻ nhạt Khăng khăng cực đoan sống cho hết mình Tình yêu - Phát minh vĩ đại nhất mọi thời

Cứ ôm hôn nhau giữa đường phố, quảng trường

Trang 19

Ta sinh ra thế giới

(Hồng hồng tuyết tuyết)

Nguyễn Việt Chiến lại ví: "Vi Thuỳ Linh như một người dệt tầm gai nhẫnnại đan dệt những cảm xúc của mình với những nỗi đau vô hình trong tay - ngôn

- ngữ luôn bị trầy xước, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi ca và hữu

hình trong tình yêu và đời sống con người" [12, tr.7] Trong bài Người dệt tầm

gai, Vi Thuỳ Linh đã tìm được một nhịp điệu nội tại ẩn chứa những thao thức

trong tình yêu và khát vọng được yêu của người phụ nữ:

Không kỳ vọng những điều lớn lao

Em lặng lẽ dệt nỗi buồn- những sợi tầm gai- không ai nhìn thấy Gai tầm gai đâm em đau đớn

Em chờ Anh mãi…

Tưởng chừng không vượt khỏi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay trầy xước

Thơ Linh xuất hiện hình ảnh nguời đàn bà dệt tầm gai nhẫn nại chờ hạnh

phúc Phải chăng đây chính là chân dung của Vi Thuỳ Linh trong một đời sốngthơ luôn khao khát sáng tạo dù nhiều gian nan chồng chất trên con đường thơ ca

của mình? Nhà thơ, nhạc sĩ Vũ Mão trong lời tựa tập Đồng tử, đã nhận xét: "Tôi

đã có ấn tượng khi đọc một số bài của tác giả và nghe ca khúc phổ thơ Linh…Trong thơ Linh có một sức trẻ dồi dào, mạnh mẽ vươn tới cái đẹp bằng sự sángtạo độc đáo Đây là tác giả đáng được ghi nhận trong lớp nhà thơ trẻ hiện nay.Thơ Vi Thuỳ Linh khiến tôi tin yêu và hi vọng"

Nhưng có một số người lại phê phán kịch liệt thơ Linh Chu Thị Thơmcho thơ Vi Thuỳ Linh là thứ thơ "nổi loạn", thậm chí "thác loạn", "tục tĩu".Hoàng Xuân Tuyền cho thơ Linh là "những ghi chép lộn xộn" và không xem đó

là thơ Nguyễn Thanh Sơn cũng không đánh giá cao thơ Vi Thuỳ Linh Tác giả

từ chối gọi những câu trong bài Thế giới hiện hữu là thơ Thậm chí, nhà phê

Trang 20

bình này còn cho rằng những câu thơ hay của Vi Thuỳ Linh nhiều khi là kết quảcủa "sự may rủi"

Nhìn chung, những đánh giá xung quanh hiện tượng thơ Vi Thuỳ Linhđang còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược gay gắt Cần phảiđánh giá về hiện tượng thơ này như thế nào? Chúng ta phải nhìn nhận vấn đềmột cách khách quan trên văn bản Thực tế, thơ Vi Thuỳ Linh có nhiều điểmkhiến độc giả quan tâm, không chỉ trong ngôn ngữ, giọng điệu, mà còn trongcách suy nghĩ, quan niệm của tác giả

Trước hết, đọc thơ Vi Thùy Linh chúng ta thấy một cá tính vô cùng táobạo và thành thật Linh không ngần ngại phô bày bản ngã, thể hiện khao khát tự

do mãnh liệt – tự do được sống và yêu; và quyết không bao giờ hoá trang để

nhập vai người khác Linh là Một, là Riêng, là Thứ nhất (Xuân Diệu), nhưng

cũng là một bản thể đầy mâu thuẫn Thơ Linh cũng như con người Linh, là một

cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng rất đỗi chín chắn với những chiêmnghiệm suy tư về thời gian, về lẽ sống, về cuộc đời Cho nên, như một tất yếu,nổi bật trong thơ Linh là một tình yêu say đắm, đầy đam mê Tình yêu và thơ đốivới Linh là định mệnh Đối tượng Linh hướng tới ở đây là Anh - một đối tượngtrữ tình độc đáo Khảo sát trên toàn bộ bốn tập thơ ta thấy có đến 146 bài viết vềtình yêu dành cho Anh, chiếm trên 80% trên tổng số 185 bài Bên cạnh tình yêuLinh dành cho Anh, Linh còn thể hiện một quan niệm mới mẻ về tình yêu, tìnhdục Thơ Linh vì thế mà xuất hiện rất nhiều những khát khao nhục thể, nhữngđòi hỏi hết sức bản năng của con người Cô đã giải thích điều này qua quan niệm

cá nhân về tình yêu Nếu trước đây người ta quan niệm tình yêu là trong trắng,tinh khiết mà ít đề cập đến tình yêu ở khía cạnh khác như những ham muốn tìnhdục, thì bây giờ Linh quan niệm: "Tình dục nằm trong tình yêu, là sự hoà quyệngiữa thể xác và tâm hồn" [VnExpress Net]

Song thơ Vi Thùy Linh cũng có những nhược điểm dễ nhận thấy Cũngchính vì muốn khẳng định mạnh mẽ cái tôi cá nhân, nên thơ chị nhiều khi sa vàotình trạng đại ngôn, và thiếu đi sự cô đọng cần thiết Có những câu thơ hay, bị

Trang 21

lạc trong rừng rậm um tùm những câu tầm thường như: Hối hả khai hoá miền

cằn cỗi để hồi quang trinh bạch, hối hả ôm chặt người đàn ông mong đợi, hoặc

cách nói cường điệu, mòn sáo như: đỉnh yêu độc đạo, thơ chất con đường lửa,

tuyệt đỉnh, linh giác Nhiều bài thơ, câu thơ thiếu sự dồn nén, và có khi chỉ là

những luận đề rỗng nghĩa, ồn ào, chẳng hạn:

Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm microsot Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình Ngày đêm nơron thần kinh căng cứng cập nhật giữ liệu

Con người không ngây thơ không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn Màu dollar sắp nhuộm cả da trời

(Thế giới hiện hữu)

Tuy nhiên, cả với những nhược điểm kể trên, thơ Vi Thuỳ Linh vẫn là mộthiện tượng rất đáng lưu ý trong dòng thơ trẻ sau 1986

Trang 23

Chương 2

Nét độc đáo của chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh

Cùng viết về đề tài tình yêu nhưng mỗi nhà thơ lại có một quan niệm vànghệ thuật thể hiện riêng Chúng ta đã từng biết đến tình yêu nồng nàn, say đắmcủa Xuân Diệu:

Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài

(Xa cách - Xuân Diệu)

Trong thời đại mà Xuân Diệu sống, quan niệm về tình yêu như thế đãđược xem là táo bạo, là mới mẻ Nhưng đến những thế hệ sau này như Vi ThuỳLinh, cách nhìn nhận về tình yêu lại có những nét độc đáo, mới mẻ khác Điều

đó bị quy định bởi lí do thời đại và cả cái “tạng chất” tâm hồn riêng của từng tácgiả Tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh được thể hiện trong cách ứng xử thể hiện ởhình tượng cái tôi cá nhân, cách xây dựng hình tượng Anh - đối tượng trữ tìnhđộc đáo, cũng như một quan niệm rất mới mẻ về tình yêu, tình dục và ý thứckhẳng định về giá trị của nữ giới trong đời sống, trong tình yêu và thơ ca

2.1 Tình yêu là cách để khẳng định mãnh liệt cái tôi Vi Thuỳ Linh

2.1.1 Khái niệm cái tôi và đặc điểm cái tôi Vi Thuỳ Linh

2.1.1.1 Khái niệm cái tôi

Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ xưa nhất, đánh dấu ýthức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình, để nhận ra mình là mộtcon người khác với tự nhiên, là một cá thể khác với người khác Đó chính là cáitôi nhân cách Hay nói cách khác đó chính là cái tôi của người nghệ sỹ ngoàicuộc đời Người nghệ sỹ tự ý thức về cuộc sống, là cá tính, là tính cách riêng đểphân biệt người này với người khác

Trong đời sống hàng ngày, cái tôi này chi phối tới mọi hoạt động, tưtưởng, tình cảm và thái độ của con người Theo H Bergson (1859 - 1941) thì đó

Trang 24

là "cái tôi bề mặt" Trong sáng tạo nghệ thuật, cái tôi nhân cách của người nghệ

sỹ chính là nền tảng để tạo nên sự riêng biệt và độc đáo không trộn lẫn giữa nhàthơ này với nhà thơ khác Khi sáng tạo, mỗi nhà thơ đều tạo dựng cho mình mộtthế giới nghệ thuật riêng, một cái nhìn riêng về con người và về cuộc đời, gắnvới một phương thức tự thể hiện độc đáo Chỉ khi ấy cái tôi nghệ thuật mới xuấthiện Như vậy, cái tôi nhân cách đã trở thành cái tôi nghệ thuật, cái tôi sáng tạo

2.1.1.2 Vi Thuỳ Linh - một cái tôi mãnh liệt, say đắm, đam mê

Vi Thuỳ Linh là một tác giả trẻ đầy cá tính, táo bạo và mãnh liệt trong tìnhyêu Vi Thuỳ Linh luôn khao khát bộc lộ cái tôi của mình trước cuộc đời Đó làmột cái tôi mạnh mẽ, luôn khao khát yêu, khao khát được tận hưởng tình yêu vớingười mình yêu một cách say đắm, đam mê Đọc thơ Linh, người đọc như bịchìm ngập vào thế giới của yêu đương, của tình ái Những dòng thơ vọt trào,nóng bỏng, mãnh liệt tuôn chảy như "dòng nham thạch" hiện lên trong thơ Linhđầy cuốn hút:

Những con kiến rừng yêu mùa nào để đẻ trứng đúng vào tháng Tư

Cả tháng Tư em bồn chồn như cả rừng kiến đốt Như con ong

Em khích động Anh bằng tưởng tượng có thật

Và đáp lại tất cả thèm muốn Anh và em trong trắng trong vũ - trụ - sơ - sinh

Anh yêu của em

Em yêu Anh cuồng điên Yêu đến tan cả em

ào tung ký ức

Trang 25

(Người dệt tầm gai)

Trong thế giới tình yêu của Linh luôn có một khao khát dữ dội và cuồngnhiệt Trạng thái luôn khao khát và mong đợi dường như đầy ắp trong những vầnthơ mà Linh viết Tâm trạng đó Linh luôn muốn gửi đến Anh - một người màLinh luôn tôn thờ và ngưỡng vọng:

Trong dữ dội, em khao khát bình yên

Em muốn ngủ bên Anh như rễ cây trong đất Đất của em ơi!

(Một mình tháng Tư)

Không phải ngẫu nhiên mà Vi Thuỳ Linh đặt tên cho tập thơ của mình là

Khát Trạng thái luôn luôn kiếm tìm, luôn luôn khao khát và mong đợi ấy dâng

đầy trong những vần thơ của Linh "Những sông suối dâng trào không làm vơicơn khát Biển cả mênh mông không làm dịu thịt da nến sáng Cơn khát tình tràodâng, lửa cháy rừng là chính trái tim nàng đã khơi lên từ ngày nào mười sáutuổi Mỗi bài thơ là một đám cháy, những đám cháy đã dâng lên thành con sónglửa, nối tiếp nhau, mãnh liệt, dữ dội tưởng không bao giờ dứt" (Nguyễn TrọngTạo) Tâm trạng luôn khao khát tình yêu là một trong những khía cạnh thể hiện

rõ chất "Linh" ấy trong thế giới thơ tình Vi Thuỳ Linh Người con gái ấy khôngngần ngại nói lên cảm xúc mãnh liệt, những đòi hỏi mang tính bản năng giớitính của mình một cách táo bạo và thẳng thắn:

Khoả thân trong chăn Thèm chồng Thèm có chồng ở bên Chỉ cần Anh gối lên đùi Mình ôm lấy Anh ôm mình

Biết sự bình yên của mặt đất

Và:

Cứ để chăn trễ nải Biết đâu

Một tối trở về Chồng nằm trong đó

Trang 26

muốn được tù trong đó muốn được tù trong đó

(Chân dung)

Vi Thuỳ Linh luôn ý thức rõ về cái tôi bản ngã của mình Một cái tôimạnh mẽ, luôn khao khát yêu, khao khát được sống thành thực trong tình yêu.Nhưng đồng thời cái tôi ấy cũng luôn ý thức sâu sắc về chính mình Điều đóđược thể hiện trong cách đặt tên mỗi tập thơ của Linh Không phải ngẫu nhiên

mà Linh đặt tên cho tập thơ của mình là: Khát, Linh, Đồng tử, Vi Li in love Đây

không đơn thuần là tên của tập thơ mà nó thể hiện cái tôi cá nhân, một sự ý thức

về giá trị của mình Vili in love là Vi Thuỳ Linh trong tình yêu Vi Thuỳ Linh

đang yêu Tình yêu nghệ thuật, yêu cuộc sống, những người thân, thiên nhiên,loài vật, Cao Bằng, Hà Nội, Paris, những miền chưa đến Vi Thuỳ Linh gọi mình

là nàng Vi, người yêu là chàng Nguyễn:

Họ đâu biết Chàng Nguyễn, nàng Vi hàng ngày vẫn cùng căn phòng của mình lao lên trời - tên lửa

Và ngay tên các bài thơ Vi Thuỳ Linh cũng lấy tên mình: "Linh", "Hai

miền hoa Thuỳ Linh", "Chân dung", "Sinh ngày 4 tháng 4", Tất cả những điều

đó đều cho thấy sự ý thức về cái tôi, về giá trị của bản thân hết sức mạnh mẽ ở

Con ơi con ơi!

Không biết bao lần mẹ đặt tay lên bụng, gọi con

Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ

Trang 27

Mẹ muốn có thật nhiều mặt trời

(Những mặt trời đang phôi thai )

Khi đọc bài thơ Đôi cánh của mẹ, Thanh Thảo đã nhận xét rằng: "Đó là

hiện tượng chín sớm trong thơ và cả trong đời Cô gái 20 tuổi đã có những khaokhát dữ dội về chức năng làm mẹ, và nghĩ một cách thâm trầm, sâu sắc đếnkhông ngờ về thiên chức người mẹ trong thế giới Bằng cú pháp thơ già dặn,cách nói thơ đơn giản và trực diện, bài thơ của Vi Thuỳ Linh như là hồ nướcchứa những cơn sóng ngầm từ bên dưới" [12, tr.119 -120 ]

Mẹ nghĩ Con có thể kiêu hãnh về mẹ và cha

Từ lúc còn nằm trong cha và mẹ

Mẹ viết đến tiều tuỵ

Dù vì thế, mẹ phải sớm lìa đời

Những gì mẹ làm sẽ cho mẹ sống

(Đôi cánh của mẹ)

Dù chưa một lần được làm mẹ nhưng Vi Thuỳ Linh lại hình dung về mộtngười mẹ tương lai nói với con mình những lời yêu thương, thâm trầm, biếttruyền cho con nghị lực sống, cho con đôi cánh để bay vào tương lai Con nhưmột sinh lực phi thường giúp mẹ có được sức mạnh để làm việc, sự kiên nhẫn vàchờ đợi đến ngày được làm người đàn bà thật sự:

Con trai ơi! Con đã cho mẹ một sinh lực phi thường

Là thế giới mới

Trang 28

(Cám ơn con)

Thực ra, những khao khát làm mẹ, khao khát có con cũng chỉ là cái cớ để

Vi Thuỳ Linh khẳng định cá tính mà thôi Con vừa là tình yêu thương vừa lànguồn sáng tạo, động lực sống cho Linh Đó cũng chính là cơ hội để Linh khẳngđịnh mình, bản lĩnh của mình và thể hiện tình yêu, năng lực sáng tạo của mình

2.1.1.3 Vi Thuỳ Linh - một bản thể đầy mâu thuẫn

Vi Thuỳ Linh là một tác giả trẻ đầy cá tính Trong thơ Linh luôn khao khátbiểu hiện cái tôi của mình trước cuộc đời, một cái tôi bản thể đầy khác biệt ViThuỳ Linh muốn một điều gì đó khác lạ, tạo ra sự độc đáo riêng biệt trong lối tưduy, trong diễn đạt và hình ảnh Thơ Linh cũng như con người Linh, quyết

"Không bao giờ hoá trang để nhập vai người khác", quyết "làm những gì mình muốn" Bởi vì:

Tôi là tôi Một bản thể đầy mâu thuẫn

Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười Bất cứ lúc nào, trên sân khấu cuộc đời

Tôi vẫn là diễn viên tồi Bởi tôi không bao giờ hoá trang để nhập vai người khác

(Tôi)

Đó là những lời thơ đầy cá tính của Vi Thuỳ Linh trong Tôi - một bài thơ

mở đầu cho tập Khát - tuyên ngôn về cái "tôi" Đó là Vi Thuỳ Linh "một thành

viên của thế hệ tuổi hai mươi yêu dấu trong cuốn tiểu thuyết của Nguyễn HuyThiệp Một tuổi trẻ ngổ ngáo, kiêu hãnh với những vụng về và thẳng thắn, dễmất lòng người Một tuổi trẻ với tất cả chất lửa" [Thuỵ Khuê - RFI, 22 - 11 -2003]

Như một người rất ý thức về giá trị của mình, hay nghĩ về mình, về cái tôi

cá nhân của mình, Vi Thuỳ Linh thường tự soi ngắm mình, tự cho mình là cô gáithông minh, tự khẳng định mình, giá trị của bản thân mình trong thế giới:

Này gương kia, ta muốn biết trí tuệ của ta

Trang 29

Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều so với tuổi

(Thằn lằn trắng)

Nhiều lần, ta gặp Linh soi gương trong thơ Linh tự đối diện với mình quamột thế giới ảo ảnh, có khi là ma quái ấy như thể hiện khát vọng tìm kiếm, đánhthức cái tôi bản năng ẩn sâu trong con người mình Soi gương để suy tưởng, đểthao thức tìm chính mình, soi gương để đắm chìm vào một thế giới ảo mà thực:

Khi tắm Tôi thường ngắm mình

Như có một người cùng tấm gương, ngắm tôi Mảnh mai, lóng lánh ướt

Lan khắp chúng ta, sự choáng ngợp của vẻ đẹp mong manh trong sạch làm chúng ta dịu lại

(Bóng người)

Trong Thằn lằn trắng, thói quen ám ảnh ấy trở lại:

Gương ơi, bây giờ trông ta ra sao?

Cô già hơn nhiều, so với tuổi

Hai câu thơ được khơi nguồn từ cảm hứng cổ tích, người đọc ngỡ như

đang tìm về nơi thế giới của "Nàng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn" trong căn hầm

bí mật và phảng phất nghe lời chất vấn của Hoàng Hậu: Gương kia ngự ở trên

tường/ Nước ta ai đẹp được dường như ta? Bỏ qua quan niệm về cái thiện - ác,

chính - tà, câu hỏi của Hoàng hậu trước gương thực chất là khát vọng thấu suốt

chính mình, được biết và khẳng định chỗ đứng của mình Trong Thằn lằn trắng,

Linh đã làm sống dậy niềm mong mỏi cổ tích ấy Nhưng Linh không hỏi về sắcđẹp của mình, điều Linh muốn là trí tuệ, sự già dặn và độ chín của bản thân Cô

mãn nguyện khi nghe: Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều so với tuổi, nhưng lại thảng thốt khi nghe: Cô già hơn nhiều so với tuổi Sự mãn nguyện gắn với nỗi lo

sợ về tuổi tác, về thời gian Chúng ta từng biết đến hình ảnh “em” ngồi trongđêm và thấy mình đang chín dần:

Em ngồi đăm đăm trong đêm

Trang 30

Thấy mình đang chín dần khi tuổi còn xa lắm

Ký ức thức

Tuổi thơ trôi như giấc ngủ sâu

(Tiếc nuối)

Người ta nói thơ Linh chứa một khát thèm của thiếu phụ nhưng đến Thằn

lằn trắng ta thấy thơ cô còn trĩu nặng nỗi lo thiếu phụ: âu sầu và hoảng hốt trước

sự mất mát của tuổi trẻ Bài thơ Thằn lằn trắng góp phần soi sáng cái tôi Vi

Thuỳ Linh vừa khao khát sự thật về "độ chín" của bản thân vừa từ chối những

dấu ấn của tuổi tác: Gương, xin đừng để ta thấy ta thấy ta - màu tóc thật

Cái tôi bản thể đầy mâu thuẫn của Linh còn được thể hiện ở sự bộc lộ nỗibuồn và cô đơn trong nhân vật trữ tình Đến với thơ Linh, người đọc bắt gặp một

Vi Thuỳ Linh nhỏ bé, đơn độc giữa trời đêm rộng lớn, một mình đối diện vớicảm giác cô đơn, trống vắng Chính điều đó đã tạo nên nét độc đáo riêng trongthơ Linh Linh đã có lần tự bộc bạch: "Cô đơn và nỗi buồn là gia tài bền bỉ củatôi, thơ tôi vì thế mà nhiều buồn" [VnExpress net ]

Cô đơn trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng, cắt xén giấc ngủ tuổi trẻ, ăn cắpnét đẹp trong trẻo, hồn nhiên người con gái Thơ Vi Thuỳ Linh tràn ngập cảmthức cô đơn, một nỗi cô đơn tự tiềm thức, cô đơn như một gia tài bền bỉ trongmột bản thể quá nhạy cảm:

Nỗi cô đơn ập vào sự chịu đựng của em… con đê muốn vỡ Mây như quầng mắt người mất ngủ

Hai vì sao tìm nhau buổi sáng

(Bài ca số phận)

Nhưng sự cô đơn của Linh chưa bao giờ bị đẩy đến tuyệt vọng, càng côđơn Linh càng khao khát, càng đợi chờ, hi vọng Thơ Linh nhiều buồn nhưng cả

con người Linh là "cây buồn đầy sức sống" Linh hiện lên như người dệt tầm gai

chờ hạnh phúc, không bao giờ hết niềm tin hi vọng, Linh nhẫn nại, chắt chiutừng niềm vui để gửi tới Anh - sự ngưỡng vọng tuyệt đối của Em:

Về đi Anh!

Trang 31

Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi Anh Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những đêm chập chờn trĩu nặng

Ngày nối ngày bằng hi vọng

Em là người dệt tầm gai

(Người dệt tầm gai)

Có thể xem bài Người dệt tầm gai là linh hồn của tập Khát Bài thơ thể hiện nỗi đau và khát vọng hạnh phúc của người con gái trong xa cách: Em yêu

Anh cuồng điên Yêu đến tan cả em ào tung ký ức Ngọn lửa tình yêu cháy

bùng trong em, thiêu trụi sự tỉnh táo, nung chảy cả em riêng tư, phá tan kỷ niệm

và ký ức để lại khoảng trống cho bóng hình Anh vào và xâm chiếm vĩnh viễn.Nhưng một tình yêu như thế lại bị duyên phận xé ra khỏi Anh rồi:

Chúng mình ở hai miền Ngày nào em cũng khóc Ngày dài hơn mùa

Em nghe thấy nhịp cách êm ái ân Gió làn thổi sương thao thác Đêm run theo tiếng nấc

Về đi anh

Cài then tiếng khóc em bằng đôi môi anh

Đọc những câu thơ trong bài Người dệt tầm gai, người đọc không khỏi

liên tưởng em giống như nàng công chúa trong cổ tích mải miết đi giữa nghĩađịa đêm vắng, bàn tay trầy xước rớm máu bứt từng sợi tầm gai kết dệt hạnh

Trang 32

phúc Em tìm gọi hạnh phúc trong cô độc, em may áo hạnh phúc từ niềm đau,

em trở nhịp mong Anh từ khoảng trống không Anh Người đọc như mê mantrong tiếng khát gọi, mê man trong vẻ đẹp của nỗi nhớ, tình yêu đợi chờ và hivọng

Nhưng có lẽ bao trùm lên trong toàn bộ sáng tác của Linh là hình tượngcái tôi luôn khao khát cháy bỏng tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, điên cuồng,đam mê bên cạnh cái tôi bản thể đầy mâu thuẫn Con người dù cá tính đến đâunhưng trong tình yêu cảm giác cô đơn, đợi chờ cũng thường xuất hiện Đó làmột đặc điểm tâm lý phổ quát

2.1.2 Anh - đối tượng trữ tình độc đáo trong thơ Vi Thuỳ Linh

ấn tượng nhất trong thơ Vi Thuỳ Linh là khát vọng về một tình yêu mãnhliệt tuyệt đối Tình yêu được Vi Thuỳ Linh tôn vinh như là một tôn giáo, ngườiyêu được xem như là thánh đường, cha đạo Lời yêu thành thánh ca, và Em trởthành một con chiên sùng đạo Nhân vật Anh trong thơ Vi Thuỳ Linh trở thànhmột hình tượng thẩm mỹ lý tưởng, một đối tượng trữ tình độc đáo Trong suốtnhững tác phẩm của mình, Linh luôn cố gắng xây dựng một hình tượng ngườiđàn ông lý tưởng Đó vừa là người yêu, người tình, người đàn ông kiến tạo thếgiới Bằng tất cả sự thành kính, tôn sùng ngợi ca của Linh đều gửi trọn vào nơiAnh - người mà Linh luôn tôn thờ và ngưỡng vọng

Trong thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay, các nhà thơ vẫn thường thiên vềhướng ca ngợi người phụ nữ bởi sự thuỷ chung, đảm đam, tháo vát của họ.Nhưng làm thơ để ca ngợi người đàn ông là rất ít Hơn nữa, để tôn xưng ngườiđàn ông của mình thành vĩ nhân, thành người kiến tạo thế giới với tất cả lòngthành kính, tôn thờ lại càng ít Có lẽ chỉ đến Vi Thuỳ Linh mới thấy cái nhìn nhưthế

Trong thơ Linh, hình tượng Anh xuất hiện rất nhiều, có thể nói là dày đặc

Vi Thuỳ Linh xem Anh như là đỉnh cao của khát vọng, là suy nghĩ, nỗi nhớ củamình Anh chiếm trọn trong tất cả ký ức của Linh với tất cả sự gần gũi, khônggiới hạn:

Trang 33

Anh là suy nghĩ của em khi mỗi ngày thức dậy Anh là niềm vui, nỗi buồn là những gì trong em đang có Anh là đỉnh cao, là khát vọng dâng hiến, là hơi thở của em

(Sóng)

Khi viết về Anh, bao giờ Linh cũng viết hoa Đó không đơn thuần làchuyện hình thức mà đó như là một tín hiệu nghệ thuật Đằng sau con chữ ấy làmột sự thành kính, tôn trọng, lòng tôn thờ tuyệt đối Anh cũng là tình yêu duynhất tuyệt đối của Linh:

Và anh đến, người đàn ông duy nhất yêu em như hằng muốn Bởi vì Anh, em được trở thành em

Chỉ với Anh, em được ngủ yên trong kinh thành phì nhiêu cỏ

Chúng ta được oà vỡ những bọng nước mắt khổ đau hơn ngàn năm

Anh tạo ra khái niệm về sự vĩnh cửu

(Nơi ánh sáng)

Có lần Vi Thuỳ Linh tự tin trả lời bạn đọc trên VnExpress: "Nếu có giảithưởng dành cho cây bút tôn vinh đàn ông nhất, tôi tin mình sẽ được nhận Đànông là những người tuyệt vời và vĩ đại, bởi họ làm nên bao điều lớn lao Họ làchỗ dựa xứng đáng cho thế giới, cho người đàn bà họ yêu và tạo ra những đứatrẻ" [VnExpress Net] Người đàn ông trong thơ Linh được gọi bằng Anh là biểutượng của tình yêu tuyệt đối, biểu tượng của niềm tin tuyệt đối Người mà đượcLinh gọi là chàng Nguyễn, Nguyễn của em là Người đàn ông mơ ước của Nàng

Vi Anh hiện diện cả trong mơ lẫn khi tỉnh Với Linh, Anh luôn có mặt tronggiấc mơ của Nàng:

Em ôm em ngủ mơ Anh

Em nhớ Anh nhiều lắm

(Nói với Anh)

Anh xuất hiện và tồn tại trong ý nghĩ của nàng:

Trang 34

Nghĩ đến Anh, những ngày qua và những ngày chưa đến

Em thấy anh trong bóng của mình

(ý nghĩ)

Anh còn là tưởng tượng của người khao khát yêu, mãnh liệt đầy đam mê:

Đi qua tất cả Em

Tưởng tượng Anh

(Đầu tiên và cuối cùng)

Có đôi lúc Anh được Linh gọi cụ thể bằng cái tên chàng Nguyễn ChàngNguyễn, nàng Vi đầy trìu mến:

ôi người yêu của em - chàng Nguyễn của em!

Môi em trong Anh, còn bầm Họ đâu biết

Chàng Nguyễn nàng Vi hàng ngày vẫn cùng căn phòng của mình lao lên trời - tên lửa

(Lá thư và ổ khoá)

Với Anh, Linh có được sự đồng cảm tuyệt đối, không phải giấu giếmmình Hình tượng Anh được Linh xây dựng đầy quyền năng và sức mạnh, là chỗdựa vững chắc cho Linh Anh đến và xoa dịu những hờn tủỉ, lau khô những giọtnước mắt cho nàng:

Giật phăng áo gió Đẩy bạt bóng tối Anh ru em lời cỏ Anh sưởi em nồng nàn

(Tự tình)

Và:

Không tấm chăn nào ấm bằng Anh!

Không chiếc khăn nào như vòng tay Anh

Em - con thuyền đầy nước

(Mùa Anh)

Trang 35

Tình yêu với người đàn ông là quan trọng, với người phụ nữ - đó là cả thếgiới Riêng với Vi Thuỳ Linh, tình yêu được tôn vinh như một "tôn giáo", trong

đó em là một con chiên, một tín đồ sùng đạo, Anh là cha đạo, là thánh đường Vị

tín đồ cuồng yêu ấy tình nguyện thành nô lệ vĩnh cửu: Phủ phục trước Anh

-Hiến dâng trong hạnh phúc tuyệt đích của nô lệ tình yêu không muốn được giải phóng (Thánh giá)

Hình ảnh "Anh" trong thơ Linh hiện lên thiêng liêng như một Đức Chúa.Anh đã hoá thân thành cha đạo, Anh được tôn vinh miền đất rộng lớn Anh lànhịp mùa Anh là tháng năm Anh là tất cả Linh không đặt Anh vào đời thường

mà đưa Anh vào "thế giới tình yêu" thiêng liêng của mình để tôn thờ và dânghiến Với Linh - tình yêu là một miền đất thánh Anh là sức sống của miền yêurạo rực ấy, Anh đã cùng em tạo lập thế giới, Anh cho em cảm giác yêu và đượcyêu Và vì vậy:

Những gì em có đều thuộc về Anh Trong dữ dội, em khao khát bình yên

Em muốn ngủ bên Anh như rễ cây trong đất Đất của em ơi!

( Một mình tháng Tư)

Mặc dù kiêu hãnh, dõng dạc tuyên bố:

Em không bao giờ van xin Anh Dẫu thời gian đang chui vào em Dẫu em cần Anh như cánh đồng khát nước

(Còn lại)

Nhưng thực tế trong thơ, Vi Thuỳ Linh luôn khao khát, mời gọi, nài nỉngười yêu đến với mình, luôn tình nguyện hiến dâng Không ít lần chúng ta bắtgặp trong thơ của Linh sự thiết tha hối thúc đó:

Hãy đến đi Cho đêm ngày cháy bùng bão lửa

(Gọi nguồn) Anh ơi! Hãy ghì chặt em

Trang 36

Hôn đi! Môi Anh ủ lửa

Mời gọi, hối thúc, nài nỉ không được thì đe doạ theo kiểu trẻ con:

Nếu Anh không đến với em

Em sẽ đi tìm nơi trú ngụ của quỷ

(Liên tưởng)

Vi Thuỳ Linh còn rất trẻ, nhưng ở trong thơ của mình những cảm xúcthèm có con, xúc cảm về tình mẫu tử xuất hiện rất nhiều, cuộn thành những consóng ước vọng tuôn trào:

Con ơi! Con ơi!

Con đang bay ở đâu? Con đang bay ở đâu?

Hãy theo tình yêu của cha đậu vào lòng mẹ

(Những mặt trời đang phôi thai)

Nhiều lần, Linh đã xây dựng về một gia đình hạnh phúc trong tương lai:

Cả nhà đưa bé

Ra phía đồng xa

Bố giữ " đùi dế"

Bế bổng bé lên

(Biển trời của bé)

Nhưng tất cả những khao khát thèm có con, khao khát làm mẹ luôn gắnliền với tình yêu dành cho Anh - người đàn ông Linh vẫn luôn tôn thờ, luôn xem

là vũ trụ - là người kiến tạo cả thế giới:

- ở thế kỷ 21, một bé trai hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, trái đất rộng lớn bằng nào?

- Bằng ước mơ của mẹ về con

Trang 37

- Còn cha của con?

- Người là một thế giới!

Vi Thuỳ Linh đã dồn hết bút lực để khắc hoạ chân dung về một người đànông lý tưởng như mơ ước Linh vốn là một cô gái mạnh mẽ là thế mà đứng trướcAnh Linh trở nên yếu đuối, bé nhỏ khi bị từ chối Điều này đã trở nên nỗi buồntrong thơ Linh Thơ Linh vì thế mà nhiều buồn - và Anh chính là nguyên nhântạo nên nỗi buồn đó Dù cho em kêu gào thảm thiết nhưng Anh vẫn ra đi Linhtrở thành người bị từ chối, bị bỏ rơi Để rồi một ngày Linh nhận ra điều đó thì đãquá muộn:

Em không nhớ đã tìm gặp Anh biết bao lần bất kể khi nắng còn hay tắt

Để rồi đêm nay

Em cay đắng quay về khi Anh đẩy em bằng ánh mắt

(Từ phía ngày nắng tắt)

Cũng chính vì vậy mà trong thơ Linh xuất hiện hình ảnh người con gái cô

đơn ngồi khóc trong đêm Vi Thuỳ Linh đã sử dụng rất nhiều lần từ "khóc",

cùng với sự thao thức, mất ngủ, đau đớn:

Em khóc sập trời, Anh vẫn cứ đi, gạt em về vạt vạt

Em phút chốc là Nữ Oa, nâng khoảng trời - bị - trượt - chân, bằng

mi mắt khô rụi

(Dấu vết)

Dù bị từ chối, khước từ và Anh đã ra đi Nhưng Linh vẫn không thôi hivọng, đợi chờ Linh níu giữ niềm tin và hi vọng như sợi dây neo bền bỉ với sựsống và cuộc đời Dù bị phụ bạc, với Linh, Anh vẫn là niềm ước vọng khônnguôi:

Về đi Anh!

Cài then tiếng khóc bằng đôi môi Anh Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những đêm chợp chờn, trĩu nặng

Ngày đăng: 10/02/2019, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Hoàng Chương (1995), Thơ Say- Mây, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Say- Mây
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1995
2. Jean Chevalier Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thếgiới
Tác giả: Jean Chevalier Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà nẵng
Năm: 1997
3. Xuân Diệu (2003), Tác giả tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả tác phẩm
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
4. Phạm Minh Đăng, Thơ đương đại- một góc nhìn, thotre.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ đương đại- một góc nhìn
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi(2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
6. Trần Ngọc Hiếu, Sex trong thơ các tác giả nữ, http://svnhanvan.org/forum/index Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sex trong thơ các tác giả nữ
7. Inrasara (2008), Song thoại với cái mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Song thoại với cái mới
Tác giả: Inrasara
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2008
8. Trần Thiện Khanh, Vi Thuỳ Linh và một kiểu tư duy về lời, http://www. hoinhavanvietnam. vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thuỳ Linh và một kiểu tư duy về lời
9. Thuỵ Khuê, Vi Thuỳ Linh- nhục cảm sáng tạo, http://Thuykhue.fre.fr/stt/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thuỳ Linh- nhục cảm sáng tạo
10. Hà Linh, Vi Thuỳ Linh muốn dành thời gian cho tình yêu, http://www.Vnexpeess.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thuỳ Linh muốn dành thời gian cho tình yêu
11. Hà Linh, Vi Thuỳ Linh muốn dành tình yêu cho thơ, http://www.Vnexpeess.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi Thuỳ Linh muốn dành tình yêu cho thơ
12. Vi Thuỳ Linh (1999), Khát, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khát
Tác giả: Vi Thuỳ Linh
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1999
13. Vi Thuỳ Linh (2000), Linh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Linh
Tác giả: Vi Thuỳ Linh
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2000
14. Vi Thuỳ Linh (2005), Đồng tử, Nxb Văn nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng tử
Tác giả: Vi Thuỳ Linh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2005
15. Vi Thuỳ Linh (2008), Vili in love, Nxb Văn nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vili in love
Tác giả: Vi Thuỳ Linh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2008
16. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2003), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau 1975những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
17. Phương Lựu (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
18. Hương Nghiêm, Suy ngẫm về tình yêu, tình dục, http://www.ykhoa.net.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy ngẫm về tình yêu, tình dục
20. Lê Thị Hồ Quang (2007), Gửi VB- Triết lý của sự đơn giản, tạp chí Sông Lam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gửi VB- Triết lý của sự đơn giản
Tác giả: Lê Thị Hồ Quang
Năm: 2007
21. Nguyễn Hưng Quốc, Nữ quyền luận và đồng tính luận, http://www.tienve.org. com. vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ quyền luận và đồng tính luận

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w