Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 109)

ÁN TRONG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

3.2.Một số giải pháp cụ thể

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp nói chung và Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá nghiệp nói chung và Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng

Có hoàn thiện các quy định của pháp luật phá sản thì Tòa án mới thực sự phát huy được vai trò của mình trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Bởi sự hoàn thiện pháp luật giúp Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình một cách thuận lợi hơn. Những quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của chủ thể khác có ảnh hưởng đến việc giải quyết phá sản nhanh chóng hay không và do đó gián tiếp phát huy thẩm quyền, vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Qua nghiên cứu quy định của pháp luật về Phá sản nhận thấy nhiều quy định còn có những điểm hạn chế, chưa phù hợp với thực tế.

Thực tiễn, giải quyết phá sản tại Tòa án trong những năm qua cho thấy có một số bất cập trong việc xác định thẩm quyền về hiệu lực phán quyết của Tòa án cũng như giải quyết các mối quan hệ giữa các Tòa án với nhau, quan

hệ giữa Chánh tòa với Thẩm phán, giữa Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản v.v… Để góp phần nâng cao năng lực giải quyết của Tòa án, giúp Tòa án thực hiện tốt thẩm quyền của mình trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cần phải hoàn thiện các quy định sau:

Thứ nhất, quy định cho Tòa án có thẩm quyền áp dụng chế tài đối với

doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản thì pháp luật nên cho phép Tòa án áp dụng chế tài đối với doanh nghiệp đó. Giải pháp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khắc phục tình trạng khá phổ biến hiện nay là mặc dù doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản song không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thứ hai, quy định về sự phối hợp giữa Tòa án với các chủ thể khác trong việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Có thể nói: Quan hệ giữa Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản là quan hệ hành chính – nghiệp vụ giữa người phụ trách và người thừa hành, thực thi nhiệm vụ được giao; Thẩm phán là người thành lập đồng thời giám sát, kiểm tra hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản v.v… Ngược lại Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo toàn bộ hoạt động với Thẩm phán [38, tr.65].

Như vậy, hoạt động của Thẩm phán luôn gắn liền với hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản nhưng các quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa Thẩm phán phụ trách vụ phá sản và Tổ quản lý, thanh lý tài sản không có văn bản nào ràng buộc hoạt động của các chủ thể trên nên thực tế sự phối hợp này chưa đạt hiệu quả.

Cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn quy chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan Thi hành án và Tòa án, giữa Chấp hành viên và Thẩm phán nhằm hạn chế tình trạng phối hợp chưa tốt như hiện nay. Chấp hành viên - Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản cần phát huy trách nhiệm của mình, chủ động thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định, bên cạnh đó Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản cũng cần tổ chức những cuộc họp hướng dẫn thêm công việc cho Chấp hành viên và các thành viên khác của Tổ quản lý, thanh lý tài sản [38, tr.160]. Để phục vụ cho việc giải quyết phá sản, Tòa án có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, cũng có doanh nghiệp không cung cấp tài liệu, cung cấp tài liệu sai sự thật cho Tòa án hoặc cố ý chậm trễ gây mất thời gian, công sức của Thẩm phán giải quyết phá sản, khiến cho vụ việc kéo dài, không hiệu quả.

Ngoài ra, không phải doanh nghiệp, đại diện hợp pháp nào của doanh nghiệp cũng có mặt khi Thẩm phán triệu tập, sự vắng mặt ấy gây cho Tòa án rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc, như vậy pháp luật cần có quy định cụ thể hơn và cần quy định chế tài đối với doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nếu họ không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết phá sản.

Thứ ba, hoàn thiện mô hình quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.

Chức năng quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản cần được quy định cho một tổ chức có tính độc lập và chuyên nghiệp (vẫn có thể được gọi là Tổ quản lý tài sản) với thành phần chủ yếu là các chuyên gia tài chính, luật sư v.v… do Hội nghị chủ nợ bầu ra và được Tòa án phê chuẩn.

Thứ tư, việc Thẩm phán giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản

Doanh nghiệp được thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là ba năm kể từ ngày cuối cùng đăng công báo quyết định của Tòa án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sáu tháng một lần doanh nghiệp phải gửi cho Tòa án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Quy định này là rất cần thiết để Thẩm phán có những quyết định phù hợp, tuy vậy pháp luật phá sản lại chưa có hướng dẫn Tòa án sẽ kiểm tra báo cáo của doanh nghiệp như thế nào, nếu pháp luật không có quy định hoặc có quy định nhưng không phù hợp thì thực tiễn áp dụng sẽ xảy ra tình trạng không thống nhất trong cách làm hoặc làm nhưng không hiệu quả.

Thứ năm, quy định Tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản phải giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự trong vụ án đó.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 LPS 2004 thì:

“Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ. Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho Tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết”.

Như vậy, Tòa án đang giải quyết phá sản phải giải quyết cả các tranh chấp có liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã để xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 33 LPS 2004 trước khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản. Quy định này đã tạo thêm nghĩa vụ giải quyết tranh chấp cho Thẩm phán đang phụ trách giải quyết vụ phá sản, tuy nhiên các quy định về các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp cũng như hậu quả pháp lý của việc giải quyết vụ tranh chấp lại không được

quy định cụ thể trong LPS 2004. Chính vì vậy, trong thời gian tới khi tiến hành việc sửa đổi, bổ sung LPS 2004 cần nghiên cứu để bổ sung các quy định về trường hợp này để đảm bảo giá trị pháp lý của việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp của Tòa án.

Thứ sáu, cơ cấu thủ tục phá sản cần theo hướng: Quyết định tuyên bố

phá sản rồi mới thực hiện phương án phân chia tài sản bởi các lý do sau:

+ Việc thanh lý tài sản của con nợ dựa trên cơ sở pháp lý nào? Trong

quyết định mở thủ tục thanh lý (Điều 81 LPS 2004) chỉ nói về căn cứ của việc áp dụng thủ tục thanh lý – tức khi nào Thẩm phán có thể áp dụng thủ tục thanh lý chứ không nói đến lý do, cơ sở vì sao Tòa án có thể định đoạt tài sản của một doanh nghiệp đang tồn tại hợp pháp trái với ý muốn của họ, điều này trái ngược với thủ tục giải thể doanh nghiệp chỉ tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp sau khi có quyết định giải thể, quyết định giải thể chính là cơ sở pháp lý để thanh lý tài sản của doanh nghiệp và thanh toán công nợ với các chủ nợ. Trình tự quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản rồi mới tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản gây cho người ta có cảm tưởng là việc thanh lý tài sản của con nợ là nội dung quan trọng hơn việc tuyên bố phá sản. Trong khi đó về lý luận thì tuyên bố phá sản đối với con nợ là một cách thức pháp lý thu hồi nợ của các chủ nợ. Tuyên bố phá sản con nợ phải là cái có trước.

+ Nếu mở thủ tục thanh lý tài sản của con nợ rồi mới tuyên bố phá sản thì thủ tục phá sản trở nên rườm rà hơn. Cả hai quyết định (tuyên bố mở thủ tục thanh lý và tuyên bố phá sản) của Tòa án đều có thể bị khiếu nại, kháng nghị và đều cần có thời gian giải quyết. Nếu chúng ta coi thanh lý tài sản chỉ là một nội dung của thủ tục tuyên bố phá sản, dựa trên quyết định tuyên bố phá sản thì thủ tục phá sản gọn nhẹ hơn và logic hơn. Mặt khác, nếu quy định

mở thủ tục thanh lý tài sản rồi mới quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản thì thủ tục khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản sẽ không có giá trị pháp lý, lúc đó thì việc phân chia tài sản đã xong, có nghĩa là quy định khiếu nại, kháng nghị chỉ mang tính hình thức mà không đảm bảo thực thi trong thực tế.

+ Mỗi cơ quan trong hệ thống tư pháp đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ riêng. Về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét xử, giải quyết các loại vụ án theo thẩm quyền, còn chức năng thi hành quyết định của Tòa án thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án. Nên quy định Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau đó chuyển giao quyết định mở thủ tục thanh lý cùng tài liệu, giấy tờ hồ sơ vụ án cho cơ quan thi hành án thực hiện việc phân chia.

Thứ bảy, xác lập quy chế giải quyết phá sản có yếu tố nước ngoài

Việc phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là hiện tượng bình thường và đương nhiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh ấy tất yếu sẽ không tránh khỏi việc phát sinh những tranh chấp về quyền, lợi ích giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài - Hiện tượng phá sản đương nhiên không nằm ngoài thực tế đó, chẳng hạn như sự phá sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay chính doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản có các con nợ là doanh nghiệp nước ngoài, một bộ phận của khối tài sản đang ở nước ngoài v.v… LPS hiện hành Việt Nam chưa có những quy định về những vấn đề này mà mới có quy định tại khoản 3 Điều 8 là:

Tòa án nhân dân Tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối

Điều đó chắc chắn sẽ gây khó khăn trong việc xử lý tài sản phá sản có yếu tố nước ngoài, thực tế này đòi hỏi LPS cần có sửa đổi và hoàn thiện quy định có liên quan để đảm bảo quyền chủ sở hữu nước ngoài đối với bộ phận tài sản ở Việt Nam và đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của những người có quyền đối với tài sản là chủ nợ Việt Nam đối với phần tài sản ở nước ngoài.

Thứ tám, quy định cụ thể về thẩm quyền của Tòa án trong việc ra quyết

định bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản.

Ngoài ra, tất cả các quyết định pháp lý của Tòa án liên quan đến việc giải quyết phá sản đều phải thông báo bằng văn bản cho các chủ thể có liên quan và đăng báo (trung ương và địa phương), đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các chủ thể có liên quan được biết – đặc biệt là các chủ nợ biết được thông tin để thực hiện quyền đòi nợ của mình.

3.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với ngành Tòa án để Tòa án thực hiện có hiệu quả thẩm quyền của mình trong giải quyết yêu cầu phá thực hiện có hiệu quả thẩm quyền của mình trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Pháp luật chỉ có ý nghĩa thực sự khi được áp dụng đầy đủ, chính xác vào đời sống thực tiễn và phục vụ xã hội thông qua sự vận hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền, Tòa án nhân dân là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện chức năng này nhằm bảo vệ nhà nước, xã hội và quyền công dân, cơ chế áp dụng pháp luật là cầu nối giữa pháp luật với đời sống xã hội, hiện thực hóa những quy định pháp luật thành những kết quả cụ thể bằng các quyết định có hiệu lực của Tòa án. Ở nước ta, Tòa án được giao rất nhiều thẩm quyền trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, để thực hiện được điều này, việc phải hoàn thiện quy định pháp luật liên quan thẩm quyền của Tòa án trong

giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là một đòi hỏi về trước mắt và về cả lâu dài.

Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, do đó chất lượng và hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán, chẳng hạn như giai đoạn phục hồi doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ được giám sát bởi Tòa án và các chủ nợ và khi kế hoạch phục hồi kinh doanh được chủ nợ thông qua dưới sự giám sát của Tòa án, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có cơ hội tiếp tục hoạt động bình thường. Theo Điều 78 LPS 2004 thì Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khi áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Các biện pháp phục hồi doanh nghiệp hiệu quả như thế nào phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ Thẩm phán.

Theo quan điểm của chúng Tôi: Nếu chỉ vì mục đích giải quyết một tình hình thực tế là số lượng đơn yêu cầu giải quyết phá sản như khía cạnh tâm lý kinh doanh của các chủ nợ hay con nợ hoặc do sự yếu kém của các biện pháp chế tài v.v…) mà phải khắc phục bằng việc gia tăng một loạt sự hiện diện của Tòa án cho trường hợp này chưa hẳn đã là một lối thoát hiệu quả. Cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng nếu không vô hình chung sẽ lại rơi vào những hậu quả khác như: Sự trở lại của việc can thiệp nặng nề của nhà nước vào lĩnh vực kinh doanh hoặc tạo ra sự phức tạp, cồng kềnh về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước những tồn tại mà trong tiến trình cải cách

cơ chế quản lý cải cách bộ máy nhà nước hiện nay chúng ta đang nỗ lực hạn chế, khắc phục [9].

Trong quá trình giải quyết phá sản, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, người Thẩm phán cần có những hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 109)