Các giai đoạn của giải quyết phá sản

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 41)

Thủ tục phá sản được hiểu là cách thức, trình tự giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật. Xét về bản chất thì thủ tục phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt do Tòa án tiến hành khi có yêu cầu nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nợ và con nợ do con nợ không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Tố tụng phá sản giống như tố tụng trong kinh tế, tố tụng trong dân sự bởi tố tụng phá sản cũng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, đó là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ việc phá sản.

Mỗi giai đoạn của tố tụng tư pháp có nhiệm vụ riêng, tuy nhiên nhiệm vụ của giai đoạn trước luôn là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo mà mục đích cuối cùng là giải quyết toàn bộ quá trình tố tụng, nhưng trong tố tụng phá sản thì nhiệm vụ của mỗi giai đoạn độc lập với nhau là rất lớn, việc thực hiện giai đoạn trước không nhất thiết phải thực hiện cả giai đoạn sau, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án chọn giai đoạn này hay chuyển sang giai đoạn khác cho phù hợp.

Việc quy định các bước trong thủ tục phá sản là rất cần thiết, bởi thủ tục phá sản là thủ tục hết sức phức tạp, việc giải quyết phá sản cần được tiến hành theo một trình tự nhất định. Các bước phải rõ ràng, tách bạch nhưng vẫn đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để Tòa án cũng như các chủ thể có liên quan thực hiện đúng nhiệm vụ cũng như quyền lợi của mình.

Có thể hiểu, giai đoạn trong thủ tục phá sản là việc phân chia thủ tục phá sản thành từng bước, trong đó mỗi bước có mối quan hệ với nhau và thực thi những nhiệm vụ khác nhau để giải quyết vụ việc phá sản mà mở đầu hay kết thúc từng bước được xác định bởi quyết định có hiệu lực pháp lý của Tòa án.

Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản gồm có:

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Các giai đoạn trong thủ tục phá sản có nhiều đặc điểm riêng, khác với các giai đoạn trong các thủ tục tố tụng khác, điều đó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, các công việc có sự đan xen rất phức tạp

Thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biệt, nên ngoài việc mang đặc điểm của thủ tục tư pháp là đều được xác lập do chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ nộp đơn đến Tòa án và kết thúc bằng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, chẳng hạn như trong tố tụng dân sự thì chủ thể có quyền nộp đơn sẽ nộp đơn đến Tòa án, sau đó Tòa án sẽ xem xét đơn, trả lại đơn hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khi thiếu điều kiện thụ lý và sẽ thụ lý khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, khi thụ lý đơn thì Tòa án sẽ mở phiên tòa để giải quyết. Trong từng giai đoạn của tố tụng phá sản, Tòa án không chỉ thực hiện nhiệm vụ mang tính chất tài sản mà rất nhiều công việc khác như trong giai đoạn thanh lý tài sản thì Tòa án phải thực hiện bán đấu giá tài sản và đối chiếu công nợ, phân chia tài sản v.v… Mỗi giai đoạn mà Tòa án tiến hành không chỉ ra một quyết định pháp lý có hiệu lực pháp luật mà có thể ra rất nhiều quyết định để giải quyết trong một giai đoạn. Ví dụ như trong giai đoạn thanh lý tài sản thì Tòa án vừa phải ra quyết định mở thủ tục thanh lý, quyết định phân chia tài sản, quyết định bán đấu giá tài sản, hay quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý.

Thứ hai, các giai đoạn trong tiến hành giải quyết phá sản không theo

trâ ̣t tự mà thống nhất độc lập

Giải quyết phá sản không theo một trật tự mà có tính độc lập với nhau. Các giai đoạn trong giải quyết phá sản thể hiện tính linh hoạt, không tuân theo quy tắc cứng nhắc từ đầu đến cuối. Trong trường hợp cụ thể, Tòa án lựa chọn giai đoạn phù hợp. LPS 2004 quy định căn cứ để Tòa án lựa chọn giai đoạn tiến hành giải quyết phá sản. Cách tiếp cận thủ tục phá sản là hoạt động bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau là không phù hợp về lý luận và cả thực tiễn, điều này cho phép Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản một cách

uyển chuyển tùy thuộc vào những tình huống cụ thể. Tòa án có thể quyết định tuyên bố phá sản với con nợ ngay mà không cần thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản (khoản 1 Điều 87 LPS 2004) hoặc sau khi thụ lý (khoản 2 Điều 87 LPS 2004) hoặc khi đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản (Điều 86 LPS 2004), như vậy thủ tục phục hồi không còn là một thủ tục bắt buộc trước thủ tục thanh lý tài sản trong tiến trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Không những thế, khi mà nhiệm vụ của thủ tục này không thể thực hiện được hoặc thực hiện không thành công thì có thể chuyển sang thủ tục thanh lý tài sản ngay (Điều 79, 80 LPS 2004).

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 41)