Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 117)

ÁN TRONG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

3.2.3. Đối với cơ quan nhà nước

Ở Việt Nam sự can thiệp của Nhà nước tới quan hệ kinh tế còn khá nhiều và thậm chí còn nặng nề từ những tàn tích của chế độ hành chính mệnh lệnh của những thập kỷ trước, đồng thời nên chăng cũng cần xem xét tới cả những ảnh hưởng của chế độ công hữu và nguyên tắc đề cao tinh thần tập thể vốn được coi như một đặc điểm truyền thống của nền chính trị Xã hội Chủ nghĩa với những dấu ấn của chúng đang thực tế chi phối khá mạnh mẽ. Mặt

khác, tuy cơ cấu và nội dung của luật pháp đã thể hiện sự thừa nhận quyền tự do song không ít trường hợp khả năng định đoạt, tính tự chịu trách nhiệm vẫn không được ghi nhận hay bảo vệ.

Theo như xu hướng hiện nay trên thế giới cho thấy nên giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào lĩnh vực này. Có chăng chỉ quy định sự can thiệp của cơ quan nhà nước đối với sự phá sản của doanh nghiệp đặc biệt (doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh của đất nước).

3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan giúp Tòa án giải quyết hiệu quả yêu cầu phá sản doanh nghiệp quyết hiệu quả yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Nếu các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan trong hệ

thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ thì sẽ khiến cho việc thực hiện các quy định pháp luật phá sản nói chung và quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng gặp khó khăn. Vì vậy, cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan để Tòa án phát huy hơn nữa vai trò của mình trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.

Thứ nhất, việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

Hệ thống các cơ quan đăng ký bất động sản ở nước ta hiện nay cần tập trung, tránh tình trạng phân tán như hiện nay rất khó khăn cho quản lý, chẳng hạn hiện nay ở nước ta đất đai do cơ quan địa chính đăng ký, nhà ở nhiều nơi thì do cơ quan xây dựng quản lý, tàu bay do Cục hàng không dân dụng đăng ký. Trong khi đó có nhiều bất động sản khác pháp luật chưa quy định đăng ký, ví dụ như công trình xây dựng, nhà xưởng, điều này đã gây khó khăn cho việc quản lý của nhà nước đối với các giao dịch bảo đảm, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng gây hại cho các chủ nợ. Từ phân tích trên cho thấy việc hoàn thiện

các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật liên quan đến giấy tờ về sở hữu tài sản là hết sức cần thiết.

Thứ hai, tăng cường kiểm tra hệ thống tài chính kế toán

Hiện nay các quy định của pháp luật về kiểm toán rất đa dạng và liên quan đến việc kiểm toán khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, do vậy việc áp dụng các văn bản đó như thế nào cho thống nhất là khó khăn thường xảy ra trong thực tiễn thi hành. Có nhiều doanh nghiệp không tuân theo những quy định về tài chính kế toán, dẫn đến công nợ không rõ ràng, điều đó làm cho việc giải quyết phá sản gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc ra phán quyết của Tòa án. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng vi phạm về kế toán tài chính như hiện nay cần phải tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ chế độ kế toán – tài chính doanh nghiệp, việc làm này còn nhằm phát hiện kịp thời các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế tình trạng phá sản.

Ngoài ra, pháp luật cần có hướng dẫn xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản theo hướng: Cần có văn bản hướng dẫn về bán đấu giá quyền sử dụng đất của doanh nghiệp bị phá sản; quy định chi tiết về việc xử lý tài sản gắn liền với đất của con nợ bị phá sản v.v…

LPS 2004 không thành công trong giải quyết phá sản không chỉ bởi luật mà còn bởi nhiều lý do khác – những lý do ngoài Luật chẳng hạn như việc các chủ nợ là ngân hàng đều không muốn phá sản doanh nghiệp mắc nợ mình.

KẾT LUẬN

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án trong việc giải

quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu “Thẩm quyền của

Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp” chúng Tôi rút ra những kết luận chủ yếu sau:

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là cơ sở phân định quyền hạn của Tòa án nhân dân với các cơ quan chức năng khác và giữa các Tòa án với nhau trong việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Giới hạn này đảm bảo cho hoạt động của Tòa án và các cơ quan chức năng khác được phân biệt một cách rõ ràng. Hơn nữa, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp giúp Tòa án áp dụng pháp luật về thẩm quyền của Tòa án một cách thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.

Pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp có sự phát triển theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của nước ta trong các giai đoạn. Pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn và được chú trọng trong pháp luật phá sản. Sự phát triển của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cũng đã phản ánh việc nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật phá sản – biện pháp giải quyết tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển.

Thực trạng pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp trong thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập, văn bản hướng dẫn thi hành chưa đầy đủ, các quy định pháp luật chưa thống nhất,

chưa đồng bộ. Một số quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp còn là rào cản làm giảm bớt vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.

Thông qua việc nghiên cứu quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, thực tiễn áp dụng và một số vướng mắc khi thực thi pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp thì chúng ta thấy nhu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phá sản mà trọng tâm là hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết phải đặt ra và thực hiện trong thời gian sớm nhất. Mục tiêu của việc hoàn thiện quy định pháp luật này chính là nhằm bảo đảm cho các chủ thể được bảo vệ quyền lợi của mình khi doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, để thực hiện được việc đó pháp luật phải sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp, những quy định bất cập, kiện toàn năng lực của Tòa án trong việc giải quyết các vụ phá sản.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Thẩm quyền của Tòa án trong giải

quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp” là rất rộng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này cũng rất phức tạp, vì vậy trong giới hạn của Luận văn việc nghiên cứu đầy đủ mọi khía cạnh pháp luật của vấn đề là việc chưa thể đạt được.

Với khả năng còn hạn chế và những khó khăn về tài liệu nghiên cứu

tham khảo về đề tài “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá

sản doanh nghiệp”, Luận văn còn có những thiếu sót nhất định rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)