phá sản doanh nghiệp
1.2.1. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cầu phá sản doanh nghiệp
Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp được hiểu dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản là
phạm vi, quyền hạn của Tòa án trong việc thực hiện quy định pháp luật về giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản là toàn bộ các hoạt động tố tụng thực hiện quyền hạn mà Tòa án được phép tiến hành, bằng sự chủ động, độc lập, tôn trọng sự thật khách quan, trên nền tảng các quy định của pháp luật giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ các hoạt động đó.
Thứ ba, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh
nghiệp là sự phân định quyền hạn giữa Tòa án với các cơ quan khác trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
Tóm lại, có thể nói: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp còn là căn cứ để phân định quyền hạn giữa các Tòa án với nhau. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật tố tụng, Tòa án là cơ quan có chức năng giải quyết các vụ án, các tranh chấp được quy định trong luật nội dung. Tuy nhiên, từng cấp Tòa án có thẩm quyền khác nhau về phạm vi giải quyết các tranh chấp nói chung và giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng.
Khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, Tòa án chỉ định Thẩm phán thay mặt nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến phá sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 LPS 2004 thì:
“Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách, tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm ba Thẩm phán phụ trách”.
Lúc này thẩm quyền của Tòa án được thể hiện thông qua thẩm quyền của Thẩm phán trong việc đôn đốc chỉ đạo quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc trao cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp xuất phát từ cơ sở sau:
1.2.1.1. Xuất phát từ bản chất của hiện tượng phá sản
Phá sản về bản chất chính là việc con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình cho các chủ nợ. Ngoài ra, phá sản còn kéo theo nhiều hậu quả xấu cho xã hội như tình trạng thất nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp phá sản, ảnh hưởng doanh nghiệp khác. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, khi giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp có rất nhiều điểm tranh luận lớn không giải quyết được, đó là việc điều hòa giữa lợi ích của con nợ với lợi ích của chủ nợ; đó là việc tìm kiếm cách thức phân chia tài sản của con nợ cho các yêu cầu chính đáng của chủ nợ
trong khi tổng giá trị của tài sản nhỏ hơn tổng giá trị các yêu cầu chính đáng của chủ nợ. Để góp phần hạn chế những mâu thuẫn trên pháp luật các nước đều trao thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản cho Tòa án.
1.2.1.2. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Tòa án trong hệ thống cơ quan nhà nước
Các nước trên thế giới đều giao quyền tư pháp cho Tòa án, Tòa án sẽ có quyền nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể khác, và quyết định này sẽ được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế.
Khi tham gia giải quyết yêu cầu phá sản, Tòa án với tư cách người thứ ba không có quyền lợi liên quan sẽ nhân danh nhà nước đứng ra giúp chủ nợ, con nợ và những người liên quan đạt được những thỏa thuận liên quan đến việc phân chia tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, Tòa án tạo cơ hội cho doanh nghiệp tự cứu mình.
Giải quyết phá sản là một quá trình phức tạp với rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể có liên quan, khi mà ý thức và sự hiểu biết pháp luật của đa số các doanh nghiệp là chưa cao thì việc trao thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của LPS – Đó là bảo vệ lợi ích của chủ nợ, con nợ, người lao động, góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội v.v…
Theo pháp luật phá sản nước ta, khi tham gia vào giải quyết phá sản, Tòa án là chủ thể giữ vị trí trung tâm và vai trò quyết định không chỉ trong các vấn đề mang tính pháp lý mà còn trong cả các vấn đề mang tính kinh tế như quyết định công nhận hoặc sửa đổi phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Các nước đều có quy định về thẩm quyền, vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, tuy nhiên quy định này ở mỗi nước là khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải kể đến các yếu tố như:
1.2.2.1. Điều kiện kinh tế
Theo Chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng, pháp luật nói chung và quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng sẽ chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng. Điều này giải thích tại sao cùng là quan niệm về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản nhưng quy định này ở các nước là khác nhau.
Tùy vào chế độ kinh tế khác nhau mà hiện tượng phá sản mới có thể tồn tại hay không tồn tại, việc một quốc gia đang tiến hành chuyển đổi sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong giải quyết một hiện tượng phức tạp như hiện tượng phá sản. Chủ nợ, con nợ và ngay cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tòa án đều thiếu nhận thức đầy đủ và không có kinh nghiệm cần thiết để giải quyết phá sản một cách đúng đắn, nhanh chóng, hợp lý.
Điều kiện kinh tế còn quy định số lượng, quy mô và mức độ phức tạp của hiện tượng phá sản, chẳng hạn trong nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp thì hiện tượng phá sản không tồn tại, còn trong nền kinh tế thị trường thì phá sản là hiện tượng tất yếu. Nền kinh tế nước ta còn đang ở trình độ phát triển thấp do nước ta mới bước vào giai đoạn đầu tiên của nền kinh tế thị trường so với lịch sử hình thành và phát triển của nó. Điều đó ảnh hưởng đến
việc xây dựng các quy định pháp luật nói chung và pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng. Trong khi phá sản còn là một hiện tượng “mới” trong nền kinh tế đang phát triển như nước ta, số lượng các vụ phá sản còn ít, vì vậy ở nước ta không thành lập Tòa án chuyên sâu giải quyết việc phá sản mà trao thẩm quyền này cho Tòa án (Tòa án đồng thời giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại và giải quyết việc phá sản). Ở các nước có nền kinh tế phát triển như ở Úc, Đức v.v… sự cạnh tranh trong nền kinh tế diễn ra gay gắt nên hiện tượng phá sản trở thành một hiện tượng phổ biến, thường xuyên vì vậy ở các nước này thường phải thành lập một Tòa án chuyên giải quyết một việc duy nhất là phá sản.
Bên cạnh đó, những nước có nền kinh tế phát triển thường hiện diện của nhiều thiết chế “Phi Chính phủ” do các nhà kinh doanh lập ra để phục vụ cho nhu cầu của mình, khi đó vai trò của Tòa án bị hạn chế rất nhiều. Việc quản lý tài sản của con nợ lâm vào tình trạng phá sản sẽ do một nhân viên được Tòa án bổ nhiệm thực hiện. Người này không chỉ có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của con nợ sau khi mở thủ tục phá sản mà còn có quyền triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ, quyền quyết định công nhận hoặc hủy bỏ giao dịch của con nợ đã thực hiện. Khi đời sống pháp lý của người dân phát triển ở trình độ cao, đội ngũ Luật sư với số lượng lớn và có tính chuyên nghiệp họ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt đội ngũ Luật sư chuyên trách về phá sản. Vì vậy, khi có nhu cầu Tòa án có thể liên hệ với họ và mời họ tham gia vào việc quản lý tài sản sau khi đã mở thủ tục phá sản. Ngược lại, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, đội ngũ Luật sư còn “thiếu và yếu” thì nhà nước phải thành lập bộ máy của mình để làm những công việc mà đáng lẽ ra các con nợ và chủ nợ phải làm đó là việc quản lý tài
sản của con nợ. Theo pháp luật Việt Nam thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Thẩm phán thành lập, hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán.
Từ phân tích trên ta thấy, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc
xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Bởi, nếu một nền kinh tế mà hiện tượng phá sản không còn là một hiện tượng hiếm hoi thì việc giao cho Tòa án thẩm quyền rộng, vai trò chủ đạo trong giải quyết phá sản cũng đồng nghĩa với việc đặt lên vai Tòa án một khối lượng công việc quá lớn điều này sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đối với vai trò của Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
Nói tóm lại, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta nên Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã được thiết kế là một thiết chế tập thể điều đó nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản có tính chuyên nghiệp cao, đồng thời sự tham gia, đóng góp của các cơ quan chuyên môn cũng như của chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động và bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, tạo nên được sức mạnh tổng hợp đảm bảo việc quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp được khách quan, triệt để, thực hiện được yêu cầu của thủ tục phá sản là đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ nợ, con nợ và các bên liên quan. Nhìn vào cơ cấu, thành phần của Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng phần nào thấy được tính pháp chế, tính xã hội, tính dân chủ và tính nhân đạo của pháp luật phá sản nước ta [15, tr.55].
1.2.2.2. Trình độ văn hóa và ý thức pháp luật của các chủ nợ và con nợ khi tham gia thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Giải quyết phá sản thực chất là giải quyết mối quan hệ về quyền lợi tài sản giữa các chủ thể, do đó nếu các chủ thể này có khả năng nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò của hiện tượng phá sản từ đó biết cách hợp tác để giải quyết khó khăn thì việc giải quyết phá sản sẽ diễn ra nhanh chóng không cần sự can thiệp quá sâu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – đặc biệt sự can thiệp của Tòa án. Sự hiểu biết pháp luật, trình độ và năng lực của thương nhân còn giúp cho thương nhân thực hiện quyền của mình trong quá trình giải quyết phá sản, nếu năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật của thương nhân kém thì vai trò chủ đạo của quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp sẽ được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ngược lại nếu năng lực, trình độ pháp luật của thương nhân cao thì pháp luật chỉ quy định và trao cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết những vấn đề về bản chất chủ nợ và con nợ không làm được còn những vấn đề khác như vấn đề quản lý con nợ, việc lập và thông qua phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sẽ được giao cho chủ nợ mà đại diện là Hội nghị chủ nợ thực hiện. Đó có lẽ cũng là lý do mà ở nước ta, Tòa án luôn có vị trí trung tâm, vai trò chủ đạo trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
1.2.2.3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Tòa án mà đại diện là Thẩm phán
Giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là công việc chủ yếu thuộc thẩm quyền của Tòa án mà đại diện là Thẩm phán. Một Tòa án yếu về mặt chuyên môn, kém về cơ sở vật chất – kỹ thuật là một trong yếu tố mà nhà lập pháp phải tính đến khi xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do mà Tòa án nhân dân cấp
huyện chỉ có thẩm quyền hạn chế trong việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
Khi vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản được nâng cao thì trình độ, năng lực của Thẩm phán sẽ có ý nghĩa quyết định đến kết quả giải quyết phá sản. Đặc biệt, những kiến thức về kinh tế, kỹ năng xử lý đối với vụ việc phá sản có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết phá sản. Trình độ, năng lực, kiến thức pháp luật, kinh tế của đội ngũ Thẩm phán ở nước ta nhìn chung còn chưa cao, việc tìm ra giải pháp để khắc phục nhược điểm này là yêu cầu bức thiết đang đặt ra.