Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 106)

ÁN TRONG GIẢI QUYẾT YÊU CẦU PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

3.1.Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp

Từ những phân tích, đánh giá về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và những số liệu về tình hình thực hiện quy định pháp luật, khó khăn vướng mắc trong quy định liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, chúng Tôi xin đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

Pháp luật nói chung và pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng được hình thành từ cuộc sống và nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ cuộc sống. Pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp chỉ thực sự phát huy được hiệu lực khi nó phù hợp với thực tiễn. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện những mặt hợp lý, bất hợp lý, bên cạnh đó phải dựa trên những đòi hỏi của thực tiễn.

Hiện tại, pháp luật phá sản đã có quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp tương đối phù hợp, điều đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể này. Tuy nhiên, các quy định vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng v.v… làm cho việc tiến hành thủ tục phá sản của Tòa án còn chậm trễ, hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải phù hợp với thực tiễn thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu này còn phải phù hợp với định hướng xây dựng bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở nước ta. Bởi ở nước ta hoạt động của Tòa án nói riêng và các chủ thể giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp vẫn được coi là hoạt động của cơ quan nhà nước.

Thứ hai, việc hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án

trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp có sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài và trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ những kinh nghiệm rút ra được trong quá trình xây dựng LPS Việt Nam và nhất là những đòi hỏi đặt ra trong nỗ lực sửa đổi LPS hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy việc tiếp thu, so sánh pháp luật của nước ngoài để từ đó xây dựng cho nước mình quy định pháp luật phù hợp là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, các công việc trên muốn đạt hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc đó gồm có:

+ Trước hết phải có những thông tin chính xác về mô hình pháp luật phá sản nói chung và quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản nói riêng của nước ngoài cần được so sánh, đó là đòi hỏi khó khăn bởi nó yêu cầu các chuyên gia phải có được sự nắm bắt chắc chắn về mô hình LPS (đặc điểm của ngành luật, những khái niệm pháp lý nền tảng, các

thuật ngữ pháp lý thông dụng). Sự hiểu biết pháp luật nước ngoài thiếu chính xác thường dẫn đến việc so sánh pháp luật kém chất lượng, sai về thực tiễn và đôi khi còn tồi tệ hơn là không so sánh gì cả [2, tr.33].

+ Mô hình pháp luật phá sản nước ngoài là đối tượng so sánh cần phải được nhìn nhận, đánh giá theo cách mà bản thân các quy định được quan niệm nơi chúng tồn tại, bởi vì một mặt hầu như những vấn đề nảy sinh trong đời sống của một quốc gia thì hầu như cũng nảy sinh ở các quốc gia khác, song sự nhận thức và giải quyết chúng không bao giờ cũng tương đồng, ngược lại có những quy định tưởng như là tương đồng song nội dung của chúng trong luật của các nước không được hiểu như nhau thậm chí ngay trong bản thân một đạo luật của một quốc gia.

+ Sự tồn tại của LPS không phải chỉ chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc của hệ thống pháp luật đương thời mà đương nhiên còn là sự phản ánh rõ nét trình độ, các đặc điểm của đời sống xã hội hay theo như cách nói của các nhà làm luật đó là các vấn đề “không mang tính pháp luật”. Chỉ có như vậy mới có thể thấy rõ được nguyên nhân của hiện tượng là có hay không có một chế định pháp luật.

+ Bên cạnh đó, so sánh LPS Việt Nam với mô hình LPS các nước cần có sự chú ý đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội cũng như mục đích điều chỉnh của các quy định. Pháp luật các nước tuy có sự tương đồng về hình thức nhưng không nhất thiết tương đồng với mục tiêu mà quy định đó hướng đến.

Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong

giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải đảm bảo tính đồng bộ với các quy định pháp luật về phá sản nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.

Các quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là một bộ phận trong các quy định pháp luật phá

sản nói chung. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật phá sản. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cũng như các quy định pháp luật phá sản có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp cũng phải đồng bộ với các văn bản pháp luật về kinh tế như pháp luật về tài chính, kế toán, dân sự v.v… đồng thời phù hợp với quy định về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hệ thống tư pháp nói riêng.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Luận văn ThS. Luật (Trang 106)