ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG MINH HẢI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 11 BỘ QUỐC PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GI
Trang 1ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG MINH HẢI
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ SỐ 11 BỘ QUỐC PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
I I
Trang 2ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG MINH HẢI
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ SỐ 11 BỘ QUỐC PHÒNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI VĂN QUÂN
THÁI NGUYÊN - 2014
I I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu
có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận vănthu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bốtrước đây
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Hải
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tác giả được
sự hướng dẫn tận tình của quý thầy giáo, cô giáo; được sự quan tâm tạo điều kiện của
cơ quan; sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
Với lòng kính trọng và tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Sưphạm Thái Nguyên; Quý thầy giáo, cô giáo và Hội đồng khoa học nhà trường
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS Bùi Văn Quân, người đã hướng dẫn đề tàikhoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám Hiệu, Trưởng, Phócác Phòng, Khoa, Tổ bộ môn, giáo viên và học sinh Trường Trung cấp nghề số 11-BQP đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu và trong quátrình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài
Mặc dù, tác giả đã hết sức cố gắng hoàn thành luận văn này nhưng khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quýthầy cô và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Hải
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ QUÂN ĐỘI 5
1.1 Tổng quan về quản lí đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Việt Nam .8
1.2 Các khái niệm công cụ 9
1.2.1 Nghề .9
1.2.2 Đào tạo nghề 10
1.2.3 Đào tạo theo tiếp cận năng lực 11
1.2.4 Trường trung cấp nghề quân đội 12
1.2.5 Quản lí đào tạo nghề 13
1.3 Quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực ở trường trung cấp nghề quân đội 15
1.3.1 Đặc điểm đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề quân đội 15
1.3.2 Nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề quân đội 17
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học
trung cấp nghề quân đội 21
Trang 71.4.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về nguồn lực con người
phục vụ CNH-HĐH đất nước 21
1.4.2 Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội 23
1.4.3 Các yếu tố của cơ sở đào tạo nghề quân đội 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 11/BQP 26
2.1 Tổng quan về Trường Trung cấp nghề số 11/BQP 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của trường 27
2.1.3 Cơ cấu bộ máy lãnh đạo 28
2.1.4 Ngành nghề, quy mô, cơ cấu đào tạo 29
2.1.5 Các điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo 29
2.2 Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực ở Trường Trung cấp nghề số 11/BQP 30
2.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo 30
2.2.2 Quản lý công tác tuyển sinh 41
2.2.3 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên 43
2.2.4 Quản lý hoạt động học của học viên 46
2.2.5 Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo 51
2.2.6 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo nghề 55
2.2.7 Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực ở Trường Trung cấp nghề số 11/BQP 57
2 60
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 11/BQP 61
3.1 Định hướng phát triển đào tạo theo tiếp cận năng lực các nguyên tắc đề xuất biện pháp .61
3.1.1 Định hướng phát triển đào tạo theo tiếp cấp năng lực ở Việt Nam 61
3.1.2 Định hướng phát triển của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP 62
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 63
3.2.1 Đảm bảo tính mục đích 63
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu tnu.edu. v n/
3.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn 63
3.2.3 Đảm bảo tính kế thừa 63
3.2.4 Đảm bảo tính khả thi 63
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực ở Trường Trung cấp nghề số 11/BQP 64
3.3.1 Đổi mới quy trình công tác tuyển sinh 64
3.3.2 Đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế- xã hội hiện nay .65
3.3.3 Nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên 70
3.3.4 Thực hiện “dân chủ hóa, xã hội hóa” trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 72
3.3.5 Tăng cường hợp tác đào tạo với các cơ sở sản xuất để tổ chức cho giáo viên và học viên tham gia sản xuất tiếp cận với thực tiễn 73
3.3.6 Tăng cường công tác quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo 75
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề số 11 đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay 76
3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
1 Kết luận 84
2 Khuyến nghị 86
2.1 Đối với Bộ giáo dục đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề 86
2.2 Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 87
2.3 Đối với Trường Trung cấp nghề số 11-BQP 87
2.4 Đối với các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu 5 ht t p : / / www tnu.edu v n/ lr c -
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê trình độ cán bộ quản lý, giáo viên theo Phòng, Ban, Khoa 28
Bảng 2.2 Đánh giá về mục tiêu đào tạo của chương trình trung cấp nghề 33
Bảng 2.3 Cấu trúc chương trình đào tạo Trung cấp nghề Công nghệ ôtô 36
Bảng 2.4 Chương trình môn học/mô-đun đào tạo nghề tự chọn 37
Bảng 2.5 Đánh giá nội dung chương trình đào tạo Trung cấp nghề của Nhà trường
38 Bảng 2.6 Đánh giá mức độ đáp ứng chương trình đào tạo Trung cấp nghề 38
Bảng 2.7 Nhu cầu bổ sung, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề 39
Bảng 2.8: Kết quả công tác tuyển sinh từ năm học 2011 - 2012 đến 2013-2014 42
Bảng 2.9: Kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về nhóm các biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên 45
Bảng 2.10: Kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về nhóm các biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh - sinh viên 48
Bảng 2.11 Quy định về thi tốt nghiệp, kiểm tra kết thúc khóa học đối với hệ trung cấp nghề 50
Bảng 2.12 Đánh giá mức độ hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá được sử dụng ở nhà trường 51
Bảng 2.13 Trang thiết bị phục vụ giảng dạy 52
Bảng 2.14: Kết quả trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về nhóm các biện pháp quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo 53
Bảng 2.15: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo lao động qua thăm dò ý kiến người sử dụng lao động 56
Bảng 2.16: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo lao động qua thăm dò ý kiến người lao động đã được đào tạo (Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người được đào tạo) 56 Bảng 2.17: Kết quả điều tra chất lượng đào tạo lao động qua thăm dò ý kiến cán
bộ quản lý các cấp, giáo viên trong Trường Trung cấp nghề số 11 (Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Trang 11của người được đào tạo) 57
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp quản lý
đào tạo theo năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP 78Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát mức khả thi của các biện pháp quản lý đào
tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện 79Bảng 3.3 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề số 11 80
Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp quản lý
quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận NLTH ở trường Trung cấpnghề số 11 82Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả khảo sát mức khả thi của các biện pháp quản lý
quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận NLTH ở trường Trung cấpnghề số 11 82
Trang 13DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.2: Mô hình về quản lý 14
Sơ đồ 1.3 Quản lý công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề 21
Sơ đồ 3.1 Các bước phát triển đổi mới nội chương trình đào tạo nghề 69
Sơ đồ 3.2 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp
cận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề số 11 77
Biểu đồ 3.1 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận NLTH ở trường Trung
cấp nghề số 11 81Biểu đồ 3.2 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận NLTH ở trường Trung
cấp nghề số 11 83
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học
1 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trang 15Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước Tronggiai đoạn hiện nay lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta được Đảng và nhà nước đặc biệtcoi trọng Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình xâydựng và phát triển đất nước.
Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ XI chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước”
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 đã để ra mục tiêu: Đếnnăm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng,chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạttrình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành độingũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ c
, đảm bảo an sinh xã hội Các mục tiêu cụ thể: Thựchiện đào tạo nghề nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5triệu người vào năm 2015 (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỉ
lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trình độtrung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỉ lệ là 23%) [13]
Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, hiện naychúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý tồn tại "thừa thầy thiếu thợ" Việc phát triểnđội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi để khắc phụcđược tình trạng thừa thầy, thiếu thợ đang đặt ra là hết sức quan trọng, và cần thiết
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu 2 ht t p : / / www tnu.edu v n/ lr c -
Vĩnh Phúc là một tỉnh công nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn Do vậy có nhucầu rất lớn về lực lượng người lao động được đào tạo nghề, nhất là lao động có tay nghềcao
Trường Trung cấp nghề số 11/BQP đựơc thành lập từ ngày 10 tháng 10 năm
1960 trên cơ sở nâng cấp từ trường Hậu cần kỹ thuật Bộ đội Biên phòng Hiện naynhà trường đào tạo trên mười bảy ngành nghề (quy mô học sinh năm 2014 là 1.165trình độ trung cấp và 4.200 trình độ sơ cấp) và đa dạng về ngành nghề Với chức năngnhiệm vụ đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, có ýthức kỷ luật v.v Trên thực tế trong những năm qua và hiện nay trường Trung cấpnghề số 11 đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý và đạt được nhiều thành tựu tolớn, nguồn nhân lực lao động nhà trường đào tạo đã tăng cả về số lượng, chất lượngtừng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cung cấp cho các doanhnghiệp và thị trường lao động Tuy nhiên, công tác đào tạo còn tồn tại một số vấn đềnhư: Quá trình quản lý đào tạo nghề chưa đồng bộ về mục tiêu, nội dung chươngtrình, đội ngũ giáo viên, số lượng tuyển sinh hàng năm chưa đạt kế hoạch được giao,điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nguồn nhân lựclao động còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay, chưađáp ứng được sự đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội Trong các nguyên nhân dẫnđến chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề số 11 chưa như mong muốn thìcông tác quản lý đào tạo là một hạn chế cần khắc phục và đổi mới
Trường Trung cấp nghề số 11/BQP hiện nay đang thực hiện nhiệm vụ chính
là đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ và các đối tượng chính sách xã hội tạo nguồnnhân lực cho đất nước Để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề của nhà trường thìquản lý đào tạo là nội dung cốt lõi của công tác quản lý tại các cơ sở dạy nghề Thựchiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo hiện nay ở nước ta “Nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
Là một cán bộ làm công tác quản lý đào tạo qua thực tế tác giả thấy đượcnhững mặt mạnh, ưu điểm cũng như những tồn tại khuyết điểm cần khắc phục đểnâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt
động đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề số 11/ BQP”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 17Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiệnnhằm nâng cao chất lượng dạy nghề tại trường Trung cấp nghề số 11/BQP để đáp ứngnhu cầu thị trường lao động hiện nay.
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo nghề ở trường dạy nghề
Khách thể điều tra: 15 cán bộ quản lý, 30 giáo viên và 100 sinh viên hệ trungcấp nghề ở Trường Trung cấp nghề số 11-BQP
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở Trường Trung cấpnghề số 11/BQP
4 Giả thuyết khoa học
Nêu đề xuất và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý đào theo theo tiếp cậnnăng lực như: đổi mới qui trình tuyển sinh; thiết kế chương trình đào tạo gắn với thực
tế sản xuất; thực hiện đân chủ hóa, xã hội hóa trong đánh giá chất lượng đào tạo; tăngcường hợp tác với các cơ sở sản xuất.v.v sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượngđào tạo nghề của trường Trung cấp nghề số 11, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhânlực kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động ở địa phương và các vùng lâncận
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý quá trình đào tạo nghề theo tiếp cận
năng lực thực hiện trong các trường Trung cấp nghề Quân đội
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận
năng lực ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng một số biện pháp quản lý côngtác đào tạo nghề ở các mặt:
Quản lý mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, hoạt động dạy- họcnghề, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đổi mới phương phápdạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề số 11-BQP
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, khái quát hóa, đánh giá tổng hợp các thông tin, tài liệu đểxác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho vấn đề nghiên cứu
Trang 197.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết: Là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưngcầu ý kiến với hệ thống câu hỏi Phương pháp này dùng để thu thập thông tin về thựctrạng quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện của trường Trung cấp nghề số11/BQP, nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo
- Phương pháp quan sát: là phương pháp trực tiếp tìm hiểu thực trạng hoạtđộng quản lý đào tạo của trường Trung cấp nghề số 11/BQP, thực trạng về nhu cầuthị trường lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Theo dõi, tìm hiểu nhữnghọc viên sau khi tốt nghiệp đã và đang làm việc tại các cơ sở sản xuất, thông qua đóthu thập những thông tin từ phía người sử dụng lao động
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý đào tạocủa Ban giám hiệu Trường từ khi thành lập đến nay, kinh nghiệm quản lý của cáctrường dạy nghề trong Quân đội
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến với các lãnh đạo, giáo viên,học sinh và sinh viên nhà trường để có ý kiến trực tiếp hỗ trợ cho người nghiên cứutrong quá trình thực hiện đề tài
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia về quản lý đào tạonói chung, quản lý đào tạo nghề nói riêng nhằm xem xét đánh giá, khảo nghiệm tínhkhả thi của đề tài
7.3 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Phương pháp thống kê: Sử dụng các công thức toán học để thống kê, xử lý sốliệu đã thu được
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận , mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở
trường Trung cấp nghề Quân đội
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực
hiện ở Trường Trung cấp nghề số 11/BQP
Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở
trường Trung cấp nghề số 11/BQP
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ QUÂN ĐỘI 1.1 Tổng quan về quản lí đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực
1.1.1 Trên thế giới
Sự phát triển của mỗi quốc gia đều phụ thuộc rất nhiều vào phát triển nguồnnhân lực, do vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao độngchất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hộicủa mọi quốc gia
Các nước phát triển trên thế giới luôn chú trọng đến lĩnh vực dạy nghề, có địnhhướng và phân luồng học sinh ngay từ khi còn học phổ thông giúp học sinh phát triểnđúng hướng như ở Đức, Mỹ, Nhật, Hàn quốc… Trong đào tạo nghề, việc đào tạo phảigắn với nhu cầu lao động mà trước hết là gắn với người sử dụng lao động (các doanhnghiệp) Ở nhiều nước như Nhật, Hàn Quốc…việc đào tạo nghề được tiến hànhtrong công ty, xí nghiệp và đã chứng tỏ rất hiệu quả Để đào tạo gắn với thị trườnglao động, phải có định hướng về sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội Nhànước phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của các ngành nghề, dựbáo về nguồn nhân lực và thị trường lao động Ở các nước phát triển như Pháp, ThụyĐiển, Đan Mạch…, hệ thống thông tin và dự báo này hoạt động khá tốt (có cơ quancủa Nhà nước đảm trách công việc này) Ngoài ra, người dân còn được cung cấpnhững phần mềm tin học, những trang Web miễn phí…về lĩnh vực nghề nghiệp
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia Đông Bắc Á Từ đầu thập kỷ 60 của thế kỉ XX khichính phủ Hàn Quốc đưa ra những chính sách phát triển mới về giáo dục và đặc biệtquan tâm tới việc phát triển các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Chínhsách đúng đắn này đã đem lại thành công cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước này trong gần 4 thập kỉ sau đó, như tiến sỹ Kisung Lee - Giám đốc Viện nghiêncứu giáo dục và ĐTN Hàn Quốc nhận định “Lực lượng lao động đóng một vai tròquan trọng tối thượng đối với những thành công trong phát triển kinh tế Hàn Quốc”
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn vốn con người đặc biệt là hoạtđộng đào tạo nghề, Bộ giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đã đưa ranhững đề xuất giải pháp như sau:
Trang 211 Tổ chức lại việc giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học.
2 Hình thành và phát triển các trường trung học toàn diện
3 Thông qua việc thành lập các trường trung học chuyên nghiệp
4 Tăng cường chương trình học về kiến thức nghề nghiệp cơ bản và năng lựctổng hợp
5 Tăng cường mối liên hệ giữa các trường trung học dạy nghề, cao đẳng vàđại học dạy nghề cũng như giữa các trường này với nền công nghiệp nhằm nâng caokhả năng định hướng nghề nghiệp và mở rộng cơ hội học cao
6 Tăng cường công tác đào tạo giáo viên dạy nghề
7 Khuyến khích việc thuê các chuyên gia hoạt động như các giáo viên thực hành
8 Cải thiện môi trường giáo dục tại các trường ĐTN
9 Cho phép các viện dạy nghề linh hoạt trong việc thiết lập các chương trìnhhọc, cải tổ hệ thống hoạt động hay linh hoạt, chủ động trong tuyển giáo viên…
Quan điểm coi nguồn nhân lực là nguồn vốn quý giá nhất của Singapore đượcthể hiện trong tuyên ngôn của ngành giáo dục nước này: “Xây dựng nguồn nhân lực
sẽ quyết định việc xây dựng tương lai của quốc gia”
Hệ thống ĐTN của Singapore tương đương cấp giáo dục trung học trở lên,được thực hiện bởi một hệ thống các trường, viện dạy nghề, trong đó quan trọng nhất
là “Viện Giáo dục công nghệ và bách khoa Quốc gia” Các trường và viện này cungcấp những chương trình học rất phong phú từ chính quy tập trung đến bán tập trungcho nhiều đối tượng, nhiều trình độ Các trường công lập chiếm đa số trong hệ thốngtrường dạy nghề nhưng vẫn có một số trường tự hoạt động trong lĩnh vực này
Australia
Australia có một nền giáo dục rất phát triển đem lại cho quốc gia này một vị trí
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học
Một trong những cải tổ đầu tiên nhằm khôi phục nền kinh tế của Australia làcải tổ về giáo dục và đào tạo Mục tiêu của việc cải tổ là nhằm tạo lập một nền tảnggiáo dục vững chắc để đáp ứng nhu cầu đào tạo của cá nhân người lao động cũng nhưnhu cầu của thị trường trên con đường phát triển trong nền kinh tế tri thức với nhữngđòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng
Australia đã và đang tiến hành những cải cách, đổi mới với hệ thống ĐTNnhằm đem lại những thay đổi tích cực cho hệ thống, đáp ứng được những yêu cầumới của sự phát triển kinh tế - xã hội Những chính sách đổi mới ĐTN của Australiabao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Tăng cường sự hợp tác, hội nhập giữa giáo dục cơ bản và đào tạo nghề
- Tập trung vào hiệu quả đầu ra của quá trình đào tạo
- Gia tăng số lượng, tỷ lệ tham gia đào tạo nghề
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo nghề
- Mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo và mở rộng cơ hội tham gia đào tạo chongười lao động, đặc biệt là các nhóm xã hội yếu (phụ nữ, thanh niên nông thôn, ngườitàn tật, người bản xứ…)
Với những nỗ lực đổi mới đó, hệ thống đào tạo nghề của Australia hiện nayđược coi như một trong những hệ thống nhiều đổi mới tích cực và được thừa nhậnrộng rãi trên thế giới Hoạt động đào tạo nghề tại Australia và những đặc điểm nổi bậtcủa hệ thống này mà chúng ta có thể xem như một bài học kinh nghiệm
(Nguồn Tamnhin.net)
Tóm lại: Kinh nghiệm rút ra từ các nước
Mặc dù mỗi Quốc gia, mỗi điều kiện phát triển khác nhau có những chiếnlược phát triển riêng trong hoạt động ĐTN, mỗi chiến lược có thể cung cấp chochúng ta những kinh nghiệm quí báu khác nhau Nhưng từ bài học của 3 nước kể trênchúng ta có thể rút ra một số điểm sau:
- Mở rộng và phát triển ĐTN là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia nếu muốnduy trì và phát triển vị trí của mình trong nền kinh tế toàn cầu
- Trọng tâm của hệ thống ĐTN là đào tạo lớp trẻ, cung cấp những kỹ năngnghề cần thiết từ cơ bản đến chuyên sâu
- Cần xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn hướng nghiệp rộng rãi tới cáctrường trung học phổ thông, các trường dạy nghề
- Hệ thống ĐTN Quốc gia cần được tổ chức với nhiều phương thức đa dạng vàphong phú
Trang 23- Hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình đào tạo là
xu hướng phát triển hợp lý và hiệu quả
1.1.2 Việt Nam
Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo nghềcũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi đó còn Tổng cụcdạy nghề Lúc đó, một số các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghềnghiệp, tâm lý học lao động (ví dụ như Đặng Danh Ánh, Nguyễn NgọcĐường, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Bá Dương, ) đã chủ động nghiên cứu những khíacạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề Đặc biệt, một số nhànghiên cứu khác như Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, đã đi sâunghiên cứu về quản lí giáo dục, quản lí nhà trường Tuy nhiên, sau đó nhữngnghiên cứu về đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo nghề ở nước ta bị lắngxuống, ít được chú trọng Chỉ đến những năm gần đây vấn đề đào tạo nghề tiếp tụcđược quan tâm nghiên cứu trở lại
Trong vài năm gần đây, kinh tế-xã hội Việt Nam có những bước phát triểnmạnh, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội
đã làm nảy sinh nhu cầu của người lao động Thực trạng về lao động và việc làm, vềchất lượng nguồn nhân lực ở nước ta đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo củanước nhà, nhất là lĩnh vực đào tạo nghề
- Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo côngnhân kỹ thuật ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Tiến sĩ của tác giả Hoàng Ngọc Trí, 2005
Đề cập đến mối quan hệ giữa trường nghề và các đơn vị sản xuất
- Đề tài “Tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh bắc Giang nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề”, Luận văn thạc
sĩ của tác giả Đào thị Phương Nga
- Đề tài “Một số biện pháp tăng cường quản lý đào tạo nghề ở trường Đại họccông nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn văn Tuấn, 2006
Ngoài ra còn nhiều luận văn đề cập nghiên cứu nhiều khía cạnh của quản lýtrong các trường dạy nghề
Các đề tài nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng một số nội dung công tácquản lý đào tạo của lãnh đạo, của nhà trường từng địa phương, đồng thời đề ra một sốbiện pháp quản lý hợp lý nhằm giải quyết những vướng mắc ở từng cơ sở đào tạo cụ
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học
thể Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề trong công tác quản lý hoạt động đào tạo theo tiếpcận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP Vì vậy tác giả lựa chọnvấn đề này để nghiên cứu
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1 Nghề
1.2.1.1.Định nghĩa
Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất nào đó trong xã hội.Theo từ điển Tiếng Việt, nghề là: “Công việc chuyên môn làm theo sự phân công laođộng xã hội” [38]
Tác giả E.A.Klimov viết: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao độngvật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sựphân công lao động xã hội mà có) Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao độngcủa mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”
Theo tác giả Nguyễn Hùng thì:“Những chuyên môn có những đặc điểm chung,gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề Nghề làtập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau Chuyên môn là mộtdạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinhthần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đốitượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người ”
Vậy, Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được tri thức, kỹ năng, thái độ để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
1.2.1.2 Phân loại
Trên Thế giới hiện nay có trên dưới 2.000 nghề với hàng chục nghìn chuyênmôn Ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ trước đây, người ta đã thống kê được15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000
Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức đào tạo nghề, tuynhiên xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau nên phânloại nghề khá phức tạp và phong phú Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ lao động,E.A.Klimov đã phân thành 5 nhóm nghề chủ yếu sau:
- Nhóm nghề: Người - Thiên nhiên: Đối tượng làm việc của nhóm nghề nàychủ yếu liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi
- Nhóm nghề: Người-Người: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liên quanđến các nhóm người, con người như nghề giáo, nghề bán hàng, người quản lý
Trang 25- Nhóm nghề: Người-Kỹ thuật: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liênquan đến các thiết bị kỹ thuật như nghề điện, cơ khí, thợ xây…
- Nhóm nghề: Người-Tín hiệu: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liênquan đến các con số, ký hiệu như nghề kế toán, tin học, bưu chính viễn thông…
- Nhóm nghề: Người-Nghệ thuật: Đối tượng làm việc của nhóm nghề này liênquan đến các loại hình văn hóa- nghệ thuật như nhạc họa, nhà văn, phim…
Để đáp ứng tối đa nhu cầu xã hội về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay và xuhướng phát triển trong những năm tới để tổ chức đào tạo trình độ trung cấp nghề,trình độ cao đẳng nghề Cấu trúc nghề đào tạo chủ yếu theo diện rộng (trong mộtnhóm nghề) để đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thịtrường và có khả năng tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm của người lao động Thông
tư số 17/2010/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 6 năm 2010 ban hành Bảng danh mụcnghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề như sau:
- Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
- Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý
- Lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin
Hiện nay, đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (Dạy nghề) Một
số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số khái niệm:
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “Dạy nghề là cung cấp cho ngườihọc những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việcnghề nghiệp được giao”.[22]
Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11.Trong đó viết: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học
1.2.3 Đào tạo theo tiếp cận năng lực
1.2.3.1 Năng lực
Năng lực thường được định nghĩa là tổng hợp các kỹ năng, kiến thức và thái
độ của một người để thực hiện tốt một công việc được giao Trong cuốn tài liệu
“Khuyến nghị của ILO” số 195 năm 2004 định nghĩa “năng lực” là “kiến thức, kỹnăng và bí quyết được áp dụng và sử dụng hiệu quả trong bối cảnh cụ thể” Cụ thể là:
“Kiến thức” nói tới kiến thức lý thuyết nền tảng mà n gười học tiếp thu được “Kỹnăng” là khả năng thực hành cần thiết để thực hiện tốt một công việc “Thái độ” làyếu tố và phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt một công việc ở các hoàn cảnh khácnhau, môi trường khác nhau và trong các diều kiện thay đổi [37]
1.2.3.2 Năng lực thực hiện
Năng lực thực hiện (NLTH) là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm
vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ và công việc
đó NLTH là các kỹ năng, kiến thức, thái độ, đò hỏi đối với một người để thực hiệnhoạt động có kết quả các công việc trong một nghề NLTH bao gồm: Các kĩ nănggiao tiếp, giải quyết vấn đề và các kĩ năng trí tuej, thể hiện đạo đức nghề nghiệp; khảnăng thích ứng để thay đổi; khả năng áp dụng kiến thức của mình vào thực hiện côngviệc, khả năng làm việc cùng người khác trong tổ, nhóm…
1.2.3.3 Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện
Khái niệm đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện có tập hợp các dấu hiệu nộihàm sau:
- Hoàn thành chương trình đào tạo khi chứng tỏ là đã thông thạo tất cả cácNLTH được xác định trong chương trình, không phụ thuộc vào thời lượng (số giờ haytiết học) thực học;
- Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ riêng của mình và không phụthuộc vào người khác Do vậy, người học có thể vào học và kết thúc việc học ởnhững thời điểm khác nhau;
Trang 27- Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ Người học được phépchuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại những NLTH mà họ đãthông thạo, được công nhận và tích lũy bằng các tín chỉ.
1.2.4 Trường trung cấp nghề quân đội
Trường Trung cấp nghề Quân đội là cơ sở dạy nghề công lập nằm trong hệthống giáo dục quốc dân Bộ quốc Phòng quản lý, chịu sự quản lý nhà nước về dạynghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự quản lý nhà nước về dạy nghềtheo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi trường đặt trụ sở và các Cơ sở đào tạo
Chức năng
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho bộ đội xuất ngũ, người laođộng; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sảnxuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Nghiên cứu khoa học và hợp tácQuốc tế; Liên kết với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở dạy nghề vàcác cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội
và nâng cao trình độ cho học viên
Nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo cho Bộ đội xuất ngũ và người lao động có nhu cầu học nghề
ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học
có bản lĩnh chính trị, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản ViệtNam, với Tổ quốc; Có hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội và thị trường lao động;
Có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo; Có sức khoẻ, đạo đứcnghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, biết tổ chức lao động phùhợp với cấp được đào tạo Tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việclàm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, họcliệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo theo đúng hướng dẫn của cơquan chức năng
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề và quản lý người học
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấpbằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xãhội
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về
số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định củapháp luật
Trang 29- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghềtrong hoạt động dạy nghề Liên doanh, liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đạihọc khác
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia cáchoạt động xã hội
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính
- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liênquan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của ViệtNam vào hương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo quy định của Bộ LĐTB&XH
1.2.5 Quản lí đào tạo nghề
1.2.5.1 Quản lý
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trongviệc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhânlực, vật lực, tài lực…) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của
tổ chức với hiệu quả cao nhất” [25]
Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo “Quản lý là
sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra” [21]
Theo Harold Koontz, Cyri O‟donnell và Heinz Weihrich thì " Quản lí là mộthoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động nỗ lực của các cá nhân nhằm đạtđược các mục tiêu của tổ chức" [20]
Vậy: Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh, tồn tại và phát triển trong quá trình con người hoạt động tập thể, là sự tác động một cách có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức.
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học
CHỦ THỂ
QUẢN LÝ
Công cụquản lý
KHÁCH THỂ QUẢN LÝ MỤC TIÊU
QUẢN LÝ
Phương pháp quản lý
Sơ đồ 1.2: Mô hình về quản lý
1.2.5.2 Quản lý đào tạo
Đào tạo, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, là quá trình tác động đến một conngười nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năngnhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xãhội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [38]
Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy
và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một
cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạtđộng được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quảđào tạo, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể
Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu Quản lý đào tạo
là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng giáo viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giáo viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.2.5.3.Quản lý đào tạo nghề
Quản lý đào tạo nghề là một hoạt động thiết yếu nảy sinh, tồn tại và phát triển trong quá trình hoạt động đào tạo nghề diễn ra, là sự tác động một cách có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là
khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung về giáo dục nghề nghiệp.
Trang 31Quản lí quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lí các yếu tố sau theo mộttrình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường,đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo.
1.3 Quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực ở trường trung cấp nghề quân đội
1.3.1 Đặc điểm đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề quân đội
1.3.1.1.Nguyên tắc đào tạo
Đào tạo nghề là khâu quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngườilao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuậnlợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc Dạy nghề giúp cho người laođộng có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ cóthể xin làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra công việcsản xuất cho bản thân Vậy công tác đào tạo nghề thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng và Nhà nước
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phải thựchiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải được xâydựng phát triển theo quy trình đổi mới và phát triển của đất nước
- Đảm bảo đào tạo theo nhu cầu: Đào tạo phải thực hiện trên nhu cầu của xãhội, nhu cầu thực tiễn của sản xuất Có thể nói rằng, các cơ sở đào tạo cần dạy chongười học những nghề mà thị trường cần, chứ không phải dạy cho người học nhữngnghề mà cơ sở đào tạo có
- Đào tạo gắn với thực hành và thực tiễn: Nguyên tắc này đòi hỏi nội dungchương trình, giáo trình, trang thiết bị thực hành phải gắn với thực tiễn Đào tạo lấythực hành, thực tập kỹ năng nghề, khả năng vận dụng vào thực tiễn làm chính;coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức
kỷ luật, tác phong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện đểsau khi tốt nghiệp người học có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội
- Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này phải đảm bảo chất lượng và hiệuquả, đảm bảo thực hiện tốt các khâu như xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thựchiện, đánh giá kết quả đào tạo
1.3.1.2 Quá trình đào tạo nghề
Quá trình đào tạo nghề bao gồm xác định mục tiêu đào tạo, nội dung chương
Trang 32- Mục tiêu đào tạo nghề: là kết quả cần đạt được sau khi kết thúc quá trình đàotạo, thể hiện ở những yêu cầu về phát triển nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năngnghề cho người học Mục tiêu đào tạo quy định nội dung và phương pháp đào tạo,đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của quá trình đào tạo.Nếu mục tiêu đào tạo sát với thực tế và yêu cấu của xã hội thì người học sau khi kếtthúc khóa học sẽ có khả năng làm việc, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng laođộng, tức là hiệu quả đào tạo cao.
- Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo: Nội dung và chương trình đàotạo nghề là một thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng của từng môn học được liên kếtvới nhau một cách logic từ đó vận dụng các kiến thức chuyên môn để hình thành tưduy kỹ thuật, thực tiễn và sáng tạo Kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo phảituân theo các nguyên tắc sư phạm, đảm bảo tính hiệu quả, đạt mục tiêu đào tạo vàphải có tính mềm dẻo, linh hoạt tạo được khả năng liên thông dọc và ngang, thíchứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ và thị trường lao động
- Hình thức tổ chức đào tạo: Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạtđộng của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nội dung đào tạo Có nhiều hìnhthức tổ chức như tự học, thực hành, tham quan, thực tập…
- Phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo là sự tác động qua lại với nhaugiữa nhà trường, giáo viên, học sinh nhằm chuyển biến nhân cách, chuyên môn củahọc sinh theo mục tiêu và nội dung đã xác định Ví dụ như phương pháp dạy - học,phương pháp giáo dục, rèn luyện học sinh về phẩm chất đạo đức…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Trang thiết bị, máy móc, nhàxưởng, nguyên vật liệu và các cơ sở vất chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, cácđiều kiện phục vụ nhu cầu cần thiết cho giáo viên và học sinh trong nhà trường Côngtác phục vụ đào tạo tốt sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng cho quá trình đào tạo nghề
- Xã hội hóa công tác đào tạo nghề: Cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy nghề của nhà nước và các tổ chức xã hội, sự đóng góp của gia đình họcsinh, phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tạo điều kiện cho ngườihọc tiếp cận nhanh với thực tế, giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp
- Chất lượng đào tạo: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các
cơ sở đào tạo Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đàotạo đã đề ra
Trang 33Chất lượng đào tạo được phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục
và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quátrình đó
Mỗi cơ sở đào tạo đều có một nhiệm vụ, điều này chi phối hoạt động của nhàtrường Từ nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao chophù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội để đạt được chất lượng bên ngoài,đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó, đạtchất lượng bên trong
Hiện nay vấn đề đào tạo nghề là rất quan trọng vì lực lượng lao động lànhnghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc giadựa trên sự phát triển của sản xuất Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thayđổi diễn ra từng ngày, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sảnxuất phát triển Vô số các công nghệ, kỹ thuật mới, các loại vật liệu mới được ứngdụng vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải được đào tạo ở những trình độ lànhnghề nhất định, tay nghề cao Hiện nay, các trường dạy nghề đang thực hiện đào tạonghề cho người lao động với quy mô tương đối lớn như đào tạo từ trình độ sơ cấpnghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và cơ cấu ngành nghề phong phú với các nghề
mà hiện nay được ứng dụng nhiều trong đời sống cũng như trong các ngành côngnghiệp như nghề điện, cơ khí, điện tử, tin học, kế toán… vì vậy vấn đề cung cấpnguồn lao động kỹ thuật cho thị trường lao động hiện nay của các trường dạy nghề làrất cần thiết
1.3.2 Nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường Trung cấp nghề quân đội
1.3.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo
Luật Dạy nghề năm 2006, tại điều 4 có nêu: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạonhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tươngxứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tácphong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốtnghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đápứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ’’ [30]
- Quản lý mục tiêu đào tạo nghề: Ban giám hiệu phải xác định mục tiêu cụ thể
của từng nghề đào tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghề tương ứng với trình độ đàotạo, căn cứ vào sự đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, mức độ thích
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học
ứng của người tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại nơi làm việc của người học sau khikết thúc quá trình đào tạo nghề Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xác định mục tiêu cụthể với những ngành, nghề nhà trường đào tạo Mỗi nghề đào tạo cần thể hiện rõ cácmục tiêu sau:
- Yêu cầu đầu vào khi tuyển sinh: Sức khỏe, trình độ văn hóa, đối tượng
- Xác định yêu cầu trình độ đầu ra khi tốt nghiệp: Đạo đức, kiến thức, nănglực, kỹ năng, khả năng, sức khỏe
- Quản lý kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo thể hiện phân bổ thời gian đào
tạo cho toàn khóa học, môn học, các mô đun đào tạo Kế hoạch đào tạo phải được bốtrí theo trình tự hợp lý, khoa học, quy định môn thi tốt nghiệp để triển khai cụ thể hóanội dung, chương trình bảo đảm mục tiêu đề ra Việc chỉ đạo điều hành thực hiệnchương trình đào tạo phải được đặt trong mối quan hệ coa tính chất liên kết chặt chẽgiữa các cơ sở đào tạo, Sở LĐTBXH, các đơn vị, cá nhân có nhu cầu đào tạo
Thời gian học tập được tính bằng giờ học, tiết học, thời gian học lý thuyết, họcthực hành, kiến tập, thực tập, ôn thi và thi Thời gian dành cho các hoạt động chung(khai giảng, bế giảng, nghỉ hè, nghỉ tết, tổng kết năm học)
- Quản lý nội dung chương trình đào tạo: Nội dung chương trình đào tạo quy
định những kiến thức, kỹ năng học sinh phải đạt được sau khi kết thúc khóa học, nộidung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cơ bản, tính hiện đại, liên thông vàthực tiễn, các yêu cầu về khoa học, kỹ thuật, là căn cứ để triển khai việc giảng dạy,biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy của giáo viên và kiểm tra công tác đào tạocủa nhà trường
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạchđào tạo, tiến độ giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, biên soạn giáo trình và các quy định
về xây dựng tổ chức thực hiện chương trình cho nhóm nghề, nghề theo quy định
1.3.2.2 Quản lý công tác tuyển sinh
Tuyển sinh là tuyển người vào học (đầu vào) của các cơ sở đào tạo Nhàtrường đưa ra những yêu cầu (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số) thích hợp với từng ngànhnghề đào tạo, để người học đăng ký dự tuyển theo từng hình thức tuyển chọn (thituyển, xét tuyển, hoặc kết hợp cả hai) thích hợp, nhằm mục đích chọn được những thísinh đạt yêu cầu
Trang 35Thi tuyển là một phương tiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức hoặc để thu thậpthông tin của người học Có các hình thức thi tuyển như thi trắc nghiệm, thi tự luận.Mỗi hình thức thi tuyển đều có những điểm mạnh yếu khác nhau, chúng ta cần kếthợp các hình thức lại với nhau nhằm phát huy được tính tích cực và hạn chế đượcnhững điểm yếu của từng loại.
Xét tuyển được dựa trên những tiêu chí đã có của người đăng ký dự tuyển mà
cơ sở đào tạo làm căn cứ để tuyển chọn người học (chủ yếu là điểm thi đại học, điểmthi tốt nghiệp THPT hằng năm, Học bạ THPT)
Quản lý công tác tuyển sinh: Tuyển sinh phải được thực hiện đúng những vănbản quy định về tuyển sinh như trình độ, đối tượng của từng nhóm nghề, nghề đượcđào tạo, chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh; những văn bản quy định về liên thông từ trình
độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên đại học thể hiện sự thống nhất, nhất quán trong
hệ thống giáo dục cả nước, tạo điều kiện cho người học nghề có cơ hội tiếp tục họclên trình độ cao hơn; các chính sách hỗ trợ cho người học nghề
Để tăng cường hiệu quả cho công tác tuyển sinh cần phải thực hiện cáckhâu sau:
- Thành lập và nâng cấp các bộ phận chuyên trách về tuyển sinh
- Thiết lập mạng lưới tuyển sinh đến các cấp xã, huyện và các trường THPT,THCS; tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo về tuyển sinh cũng như hội chợ việclàm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng
- Xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, cụ thể cho từng hệ đàotạo; chỉ đạo và điều hành bám sát công tác tuyển sinh theo tuần, tháng, quý; mặt khác
có cơ chế tiền lương đãi ngộ, khuyến khích cho công tác tuyển sinh, phù hợp với tìnhhình hiện nay
1.3.2.3 Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ đào tạo là một khâu quan trọng tạonên chất lượng của cơ sở đào tạo nghề Bao gồm phòng học, xưởng thực tập, trangthiết bị, giáo trình, tài liệu, vật tư…Vì vậy các nhà quản lý phải chỉ đạo, kết hợp sửdụng nhịp nhàng trong suốt khóa học
Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư phục vụ đào tạo cần phảitổng hợp thế mạnh của nhiều nguồn nhân lực như:
- Sử dụng hợp lý có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, kinh phí, tàiliệu, giáo trình hiện có của nhà trường
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học
- Sử dụng hợp lý kinh phí thu chi từ người học
- Đầu tư theo hướng CNH, HĐH các trang thiết bị, xưởng thực hành, giáotrình, học liệu để đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật
1.3.2.4 Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của BCHTƯ Đảng đã khẳng định: "Giáo viên lànhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có
đủ đức, tài" Vì lẽ đó quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên cần được quan tâm
- Về cơ cấu, số lượng đội ngũ giáo viên
- Về chất lượng đội ngũ giáo viên: giáo viên phải đạt các chuẩn về phẩm chấtđạo đức; kiến thức chuyên môn, kỹ thuật; kiến thức liên quan; có kỹ năng tự học,
tự bồi dưỡng thành thạo và đặc biệt phải có trình độ kỹ năng tay nghề thành thạo
Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Giáo viên dạynghề cần được đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; kịp thời bổ sung giáoviên cho các nghềmới, cho chương trình đào tạo chất lượng cao Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáoviên Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng
1.3.2.5 Quản lý hoạt động học của học sinh
Người học nghề là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối vớicông tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề
Quản lý học sinh là quản lý quá trình học tập, rèn luyện của người học trongquá trình đào tạo Theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích học sinh phát huy mặt mạnh, hạnchế các yếu tố tiêu cực để học sinh biến đổi nhân cách, có kết quả học tốt
Quản lý học sinh là quản lý cả hoạt động học trên lớp và hoạt động tự học, tựđào tạo, tự rèn luyện, trong nhà trường và ngoài nhà trường
1.3.2.6 Quản lý công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Theo GS.TS Đặng Quốc Bảo, quản lí công tác đánh giá chất lượng đào tạo cóthể khái quát quan niệm này thành sơ đồ sau [3]
Trang 37- MT: mục tiêu đào tạo
- PP,PT: phương pháp đào tạo, phương tiện phục vụ đào tạo
- GV: giáo viên
- HV: học viên
- CSVC,TC: cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo
- Q: chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách, giátrị sức lao động hay năng lực thực hành nghề của người tốt nghiệp, tương ứng vớimục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo Theo nhu cầu nhân lực của thị trường laođộng, chất lượng đào tạo không chỉ ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trườngvới những điều kiện đảm bảo nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, mà phảitính đến mức độ thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỉ lệ cóviệc làm, năng lực hành nghề, khả năng phát triển nghề nghiệp…
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực ở trường trung cấp nghề quân đội
1.4.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về nguồn lực con người phục vụ CNH-HĐH đất nước
Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sựthành bại trong cạnh tranh quốc tế
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu: “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động…”.
[40]
Các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cònđược thể chế hóa trong Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục và rất nhiều các Nghịđịnh, Thông tư hướng dẫn khác Luật Dạy nghề đã được Quốc hội thông qua(11/2006) và có hiệu lực năm 2007 Sự ra đời của Luật Dạy nghề đã cho thấy sựquan tâm và đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đối với vị trí của thiết chế nàytrong hệ thống giáo dục quốc dân
Tất cả các Luật, Điều luật, Quy định của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghềđều thống nhất ở quan điểm coi đây là hoạt động có ý nghĩa chiến lược, đóng vai tròchủ chốt trong xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, đủ năng lực đáp ứngcác yêu cầu mới của thời kỳ CNH- HĐH, phát triển kinh tế tri thức
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triểnnhư: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong cácnguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết địnhtrong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Mộtnước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưngkhông có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thìkhó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộchội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
Trang 39chủ, văn minh” Vì vậy, Đảng ta luôn xác định: đổi mới giáo dục là quốc sách hàngđầu để có nguồn nhân lực chất lượng cao vì con người được coi là một '' tài nguyên
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học
đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế Bởi vậy việc phát triển con người,phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thốngphát triển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắnnhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia Đầu tư cho con người là đầu
tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững
1.4.2 Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trong việc xây dựng phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất- kỹthuật , trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển hoàn thiện Sự phân công laođộng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế then chốt như: Công nghiệp-Nôngnghiệp -Dịch vụ chưa hợp lý và vẫn lạc hậu Vì vậy CNH-HĐH là quá trình tạo ranhững điều kiện vật chất - kỹ thuật, khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, cơ cấu ngành nghề nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đểkhông ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nângcao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân
Thực hiện định hướng cơ bản trên đây của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triểnsản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùngchuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản,hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa từng vùng Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phầntạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hànghoá Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, các doanh nghiệp sẽ
có kế hoạch mở rộng sản xuất nên sẽ có nhu cầu tuyển thêm lao động Thêm vào đó
sẽ có nhiều doanh nghiệp mới ra đời do các nhà đầu tư thấy có thể kiếm lời được nếuđầu tư vào nền kinh tế, điều đó sẽ làm nhu cầu lao động tăng lên
Việt nam là nước có tiềm năng lao động dồi dào, dân số trung bình cả nướcnăm 2011 ước tính 87,84 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lênchiếm 51,39 triệu người, bên cạnh đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ21,7% lên 22,4% cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo việc làmcho người lao động trên cả nước
1.4.3 Các yếu tố của cơ sở đào tạo nghề quân đội
Đào tạo nghề chịu ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố của chính các cơ sở đào tạonhư: Hệ thống cơ sở dạy nghề; cơ sở vật chất, tài chính cho dạy nghề; đội ngũ giáo