1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS

147 346 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

Trong đó, phải kể đến vai trò người GV- là người hướng dẫn, tổ chứchoạt động dạy học – đòi hỏi không chỉ có kiến thức mà còn cần có cácphương pháp, kĩ thuật dạy học KTDH mới mẻ, hiệu quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Kiều Anh

Hà Nội, 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, TS Phạm Kiều Anh – người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Ngữ văn, Tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài.

Xin gửi những lời tri ân chân thành nhất tới gia đình, bạn bè vì đã luôn quan tâm, động viên và ủng hộ để tôi hoàn thành công trình này!

Học viên

Lương Thị Ngọc Bích

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ địa chỉ trích dẫn

Học viên

Lương Thị Ngọc Bích

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mụch đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc của luận văn 12

7 Giả thuyết khoa học 12

NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG SĐTD VÀO DẠY HỌC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH Ở THCS 13

1.1 Cơ sở lý luận chung về SĐTD 13

1.1.1.Sự ra đời và phát triển của SĐTD 13

1.1.2 Đặc điểm, nguyên lý hoạt động của SĐTD 16

1.1.3 Cách tạo lập SĐTD và những yêu cầu đối với việc tạo lập SĐTD 18

1.1.4 Vai trò của SĐTD trong quá trình dạy học 22

1.1.5 Ý nghĩa của việc sử dụng SĐTD vào dạy học Làm văn 24

1.2 Cơ sở lý luận về lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh 27

1.2.1 Văn nghị luận và bài văn nghị luận chứng minh

27 1.2.2 Lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh 33

1.2.3 Mối quan hệ giữa SĐTD và kĩ năng lập ý trong bài văn nghị luận chứng minh 39

1.3 Cơ sở thực tiễn 42

Trang 6

1.3.1 Khảo sát bài học có nội dung lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh

trong chương trình SGK Ngữ văn THCS 42

1.3.2 Thực trạng dạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở trường THCS 46

1.3.3 Thực trạng ứng dụng SĐTD và lập ý của học sinh THCS 49

Tiểu kết chương 1 51

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH Ở THCS CÓ ỨNG DỤNG SĐTD 52

2.1 Mục đích của việc dạy học kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh 52

2.2 Nội dung dạy học lập ý trong bài văn nghị luận chứng minh trong SGK Ngữ văn THCS 54

2.3 Hướng dẫn HS sử dụng SĐTD vào học tập các nội dung kiến thức về kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh 56

2.3.1 Hướng dẫn HS sử dụng SĐTD vào phân tích đề 57

2.3.2 Hướng dẫn HS sử dụng SĐTD để tìm ý 61

2.3.3 Hướng dẫn HS sử dụng SDTD để lập dàn ý 67

2.4 Rèn luyện kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh cho HS THCS qua SĐTD 70

2.4.1 Rèn luyện kĩ năng phân tích đề bằng SĐTD 70

2.4.2 Rèn luyện kĩ năng xác lập ý bằng SĐTD 74

2.4.3 Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý bằng SĐTD 79

2.5 Các PPDH và KTDH được sử dụng kết hợp với SĐTD khi dạy học kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh 85

2.5.1 Phương pháp hoạt động nhóm 85

2.5.2 Kĩ thuật phòng tranh 87

2.5.3 Kĩ thuật khăn trải bàn 89

Trang 7

Tiểu kết chương 2 91

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 92

3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 92

3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 92

3.3 Kế hoạch thực nghiệm 93

3.4 Nội dung thực nghiệm 94

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 106

Tiểu kết chương 3 115

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 122

Trang 9

và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Từ thực tế giáo dục, chúng tôi nhận thấy phương tiện dạy học này đãthật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho HS trong quá trình dạy học bộ mônNgữ văn: giảm bớt được tâm lý chán học Văn, khơi gợi trong HS tình yêu đốivới môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới,

sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Ngữ văn Tuy nhiên, hiện nay, việcđưa SĐTD vào ứng dụng trong quá trình dạy học đối với môn học Ngữ văncòn là vấn đề gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với GV cụ thể như trongviệc tổ chức, thiết kế các hoạt động dạy học với việc sử dụng SĐTD

1.2 Kĩ năng lập ý trong bài văn nghị luận có thể thể hiện qua SĐTD

Chương trình Ngữ văn hiện hành được xây dựng dựa trên hai trục đồngquy là Đọc hiểu và Làm văn Ở trục Làm văn, HS được tổ chức chiếm lĩnhnhiều nội dung lí thuyết và rèn luyện kĩ năng khác nhau nhằm xây dựng được

đa dạng các loại văn bản Trong đó, văn bản nghị luận là kiểu văn bản giúp

HS có thể trình bày được những quan điểm, tư tưởng, những ý kiến của mình

Trang 10

về các vấn đề của đời sống Một bài văn nghị luận có chất lượng củaHSTrung học Cơ sở (THCS) cần đảm bảo hai yếu tố sau đây:

- Thứ nhất: Bài viết phải có ý

- Thứ hai: Người viết phải biết diễn đạt những ý đã xác định thành Văn,trìnhbày thành bài văn hoàn chỉnh Muốn có được ý hay người viết phải suynghĩ, động não, tìm ra các ý rồi phải lựa chọn, sắp xếp chúng một cách hợp lý

để làm sáng tỏ và nổi bật vấn đề cần nghị luận Rèn kỹ năng lập ý cho HScũng chính là góp phần hình thành đầu óc thiết kế, đầu óc tư duy.Lập ý ở đâyđược hiểu là việc tìm ra các ý, định ra được nội dung cơ bản của bài viết, tổchức sắp xếp các nội dung ấy một cách hợp lý để làm sáng tỏ mục đích cầnnghị luận

SĐTD là một hình thức ghi chép hiệu quả được sáng lập bởi TonyBuzan Nó là sản phẩm phản ánh quá trình tư duy diễn ra bên trong đầu óccon người.Đây là một hình thức ghi chép phi tuyến tính dưới dạng biểu đồ mởrộng; sử dụng màu sắc, đường nét và hình ảnh để biểu thị, phát triển hay đàosâu một ý tưởng nào đó SĐTD có cấu trúc cơ bản là các nội dung được pháttriển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm vànối các nhánh cấp hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai Như vậy, nguyên lí tạo lập SĐTD phù hợp với thao tác nhận thức của ngườihọc trong quá trình lập ý cho bài văn nghị luận

Giữa việc thiết lập mộtSĐTD và hoạt động lập ý có mối tương đồngnhất định nên kĩ năng lập ý trong bài văn nghị luận có thể được thể hiện quaSĐTD.Nếu lập ý là tìm nội dung cơ bản, tìm chủ đề của bài viết thì việc đầutiên của xây dựng SĐTD là phải xác định từ khóa, hình ảnh cơ bản, then chốt

để thể hiện ý tưởng của sơ đồ; từ việc xác định nội dung cơ bản của bài viếtchúng ta phát triển tìm các ý liên quan thì xây dựng SĐTD cũng vậy, từ ýtưởng, từ khóa trung tâm mà triển khai ra các nhánh; đối với lập ý, sau khi tìm

Trang 11

được các ý thì chúng ta phải sắp xếp nó theo một trật tự hợp lí thì với việc xâydựng SĐTD, chúng ta cũng cần tổ chức lại SĐTD bằng cách đánh dấu thứ tựcác nhánh theo logic, lược bỏ các nhánh không cần thiết… Qua đối chiếu, cóthể thấy đơn vị “ý” trong văn bản tương đương với “từ khóa” hoặc “từ gốc”theo ngôn ngữ SĐTD; thao tác lập ý cho bài làm văn tương ứng với sự hìnhthành các nhánh xuất phát từ từ khóa trong sơ đồ.Như vậy, hoạt động tìm ý,lập ý và hoạt động tìm từ khóa, nhánh lan tỏa đều có bản chất là các hoạtđộng tư duy logic Điểm khác biệt cơ bản chỉ là vấn đề ngôn ngữ và cách thứcbiểu đạt kết quả tư duy Đây được xem như cơ sở quan trọng, “chìa khóa” đểxác lập khả năng dạy học lập ý bằng SĐTD.

1.3 Năng lực lập ý cho bài văn nghị luận của học sinh THCS còn nhiều hạn chế

Việc tạo lập một văn bản nghị luận là một hoạt động khó, nhất là với

HS THCS Muốn viết được một văn bản nghị luận tốt thì học sinh cần rènluyện nhiều kĩ năng, một trong những kĩ năng thiết yếu đó là lập ý cho vănbản nghị luận Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy, mặc dù GV đã dành tiếttrả bài, chữa bài trước lớp và sửa chi tiết bài kiểm tra song nhiều HS vẫn lặplại những lỗi cơ bản như: viết thiếu ý; viết trùng lặp ý khiến cho bài văn trởnên dài dòng, rườm rà, thiếu mạch lạc; có nhiều HS do không hiểu đề, đề ramột nơi, người viết một nẻo – đó là lỗi lạc đề, lạc ý Hoặc bài xác định đúngluận đề, nhưng các luận điểm không thuộc luận đề, không làm sáng tỏ choluận đề đó (thừa ý là một trường hợp của lạc ý) Nhiều HS còn mắc lỗi lôgic:

là loại lỗi mà các luận điểm được sắp xếp một cách lộn xộn, không theo mộttrình tự nào hoặc trật tự các luận điểm không thích hợp hoặc luận điểm mà bàilàm đưa ra chỉ là luận cứ (ý nhỏ tương đương với ý lớn), hoặc các luận điểmmâu thuẫn với nhau Có nhiều trường hợp còn không biết làm dàn ý, đó làloại lỗi mà ở bài làm HS viết luôn thành văn, không phân biệt mở bài, thânbài, kết bài; luận đề, luận điểm, luận cứ

Trang 12

Từ thực trạng khả năng lập ý cho bài văn nghị luận của HS THCS, vànhận thấy tầm quan trọng của kĩ năng lập ý trong văn bản nghị luận, chúng tôithiết nghĩ rằng: thời lượng dành cho dạy học về lập ý có ít trong chương trìnhTHCS ? Có cần phải tăng số giờ thực hành về lập ý cho HS ? Làm sao để HSnhận thấy tầm quan trọng của việc lập ý cho bài văn nghị luận ? Làm sao đểviệc dạy học lập ý đạt được hiệu quả như mong muốn Chúng tôi thấy rằng,

để một giờ dạy nói chung và giờ dạy học lập ý trong văn bản nghị luận nóiriêng thành công thì phải bao gồm tổng hòa các yếu tố khách quan và chủquan Trong đó, phải kể đến vai trò người GV- là người hướng dẫn, tổ chứchoạt động dạy học – đòi hỏi không chỉ có kiến thức mà còn cần có cácphương pháp, kĩ thuật dạy học (KTDH) mới mẻ, hiệu quả để tạo sự hấp dẫn,hứng thú cho HS học tập; biến những kiến thức thành các kĩ năng của cácem.Xuất phát từ các lí do trên cùng với quan điểm cho rằng có thể ứng dụngSĐTD vào dạy học như một công cụ, phương tiện giúp quá trình dạy học trở

nên sinh động, phong phú hơn,chúng tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng sơ đồ tư

duy trong dạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS” để

góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn ở THCS nói chung và dạy họclập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở cấp THCS nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về SĐTD

Tony Buzan đã có những nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ và

tìm ra quy luật khi xây dựng sơ đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chépcác sự kiện một cách hệ thống Đó là SĐTD Theo triết lý của Buzzan thìSĐTD được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phátrong suy nghĩ, nó giúp luyện tập trí não Tony Buzan đã có rất nhiều những

cuốn sách nổi tiếng và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: “Sơ đồ tư

duy”; “Làm chủ trí nhớ của bạn”; “Sử dụng trí não của bạn”;“Bản đồ tư

Trang 13

duy trong công việc”; “Lập bản đồ tư duy”…Sách của ông đã xuất bản ở hơn

100 quốc gia và dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới và SĐTD được ứngdụng thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh doanh, giáo dục, kinh

sử dụng SĐTD vào giảng dạy tại Việt Nam Hai tác giả này đã có rất nhiều

những bài viết, công trình nghiên cứu như: “Tổ chức dạy học với bản đồ tư

duy” trên báo Giáo dục và Thời đại số 184, 185 (ngày 18,19 tháng 11 năm

2010) hay “Sử dụng SĐTD góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học

sinh” trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009…

Ngoài ra, trên Tạp chí Giáo dục cũng có một số bài viết đề cập đến vai trò,

hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy học như:“Bản đồ tư duy- Công cụ

hỗ trợ hiệu quả trong dạy học môn toán” của Chu Cẩm Thơ, “Hệ thống hóa bài tập Vật lí với sơ đồ tư duy” của Lê Công Triêm, Lương Thị Lệ Hằng, “Sử

Trang 14

dụng bản đồ tư duy một biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong dạy học môn toán”

của Trần Đình Châu Người đầu tiên đưa SĐTD ứng dụng vào dạy học văn làthầy Hoàng Đức Huy (Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 4, Tp Hồ Chí

Minh) với bài nghiên cứu mang tên “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học” Tuy

nhiên, công trình này chỉ đề cập đến phương pháp giảng dạy bằng SĐTD vớinhững tác phẩm thơ, văn tự sự và văn thuyết minh.Đến năm 2006, SĐTD ứng

dụng vào dạy học được chú ý với dự án “Ứng dụng công cụ phát triển tư

duy-Sơ đồ tư duy” của nhóm tư duy mới (New Thinking Group NTG), Đại học

quốc gia Hà Nội triển khai thực hiện Sau đó các đề tài nghiên cứu khoa học

về SĐTD liên tiếp ra đời như: “Ứng dụng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả

tiếng Anh” của tác giả Nguyễn Đặng Nguyệt Hương, Phan Thu Liên; chuyên

đề “Giảng dạy và học tập với công cụ bản đồ tư duy” của Thạc sĩ Trương

Tinh Hà (ĐHSP Hà Nội)

Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên về PPDH Văn, một số luận văn thạc

sĩ cũng đề cập đến việc vận dụng SĐTD của Tony Buzan như: Trần Hoài

Phương, “Vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học tiếng Việt ở nhà trường

THPT”, Hà Nội; Nguyễn Hải Yến, “Nâng cao năng lực học văn cho học sinh thông qua dạy đọc – hiểu văn bản thuộc chương trình Ngữ Văn 11”, Cần

Thơ; Nguyễn Thị Thanh, “Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử ở

nhà trường THPT”, Hà Nội; Trần Thị Hường, “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài Nghĩa của câu”, 2014 (khóa luận tốt nghiệp), ĐHSP Hà Nội

2;Trần Thị Trang,“Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học bài Phương pháp thuyết

minh trong SGK Ngữ văn 10”, 2014 (khóa luận tốt nghiệp), ĐHSP Hà Nội

2…Từ đó cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng SĐTD tronglĩnh vực giáo dục nói chung và dạy học Văn nói riêng Đến năm 2010 việcứng dụng SĐTD vào dạy học trong nhà trường đã được ứng dụng thí điểm tại

Trang 15

355 trường trên toàn quốc… Điều nay chứng tỏ tầm quan trọng, hữu ích vàcần thiết của việc sử dụng SĐTD trong dạy học.

Tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng SĐTD vào trong quá trình học mônNgữ văn nói riêng và các môn học nói chung gặp không ít khó khăn Chính vìvậy việc nghiên cứu sử dụng SĐTD trong dạy học hiện đại càng cần thiết

2.2 Lịch sử nghiên cứu về sử dụng SĐTD trong dạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS

Văn nghị luận là loại văn có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗicon người và cũng là loại văn có lịch sử lâu đời Thế nhưng nếu chỉ tính riêngnhững bài nghiên cứu, những tài liệu dạy học về kĩ năng lập ý cho loại bàinghị luận chứng minh thì không phong phú Bởi vì tuy có phân biệt các kiểubài nghị luận chứng minh hay nghị luận giải thích nhưng trong thực tế kĩ nănglập ý bao giờ cũng chỉ được trình bày trong phần kĩ năng làm văn nói chung.Cho đến nay, đã có rất nhiều những tài liệu nghiên cứu về rèn kĩ năng lập ý

cho bài văn nghị luận như: Luận văn thị phạm của Nghiêm Toản, Nghị luận

luân lí của Phan Ngô, Nghị luận khái quát của Nguyễn Đặng Thư, Nghị luận văn chương của Phạm Việt Tuyền… Trong số những cuốn sách kể trên, đáng

chú ý nhất có lẽ là cuốn Luận văn thị phạm của Nghiêm Toản Với cuốn sách

này, tác giả đã nêu được một cách khái quát các bước tìm ý Từ bảy đề cụ thể,Nghiêm Toản đã nêu lên bốn nhận xét về các trường hợp khó khăn khi phân

tích đề và bảy điểm cần chú ý trong quá trình để tìm ý Có thể nói, cuốn Luận

văn thị phạm là cuốn làm văn dạy cho HS cách lập ý chi tiết và bài bản nhất

trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp Thậm chí phương pháp lập ý củaông có những điểm cho đến nay vẫn có giá trị như phân tích khái niệm, đặtcâu hỏi… Những cuốn sách còn lại (đã nêu) phần lớn là sách dạy thực hành

từ các đề, các dàn bài mẫu, cũng có cuốn đề cập đến lí thuyết kĩ năng lập ý,nhưng không có gì mới so với Nghiêm Toản, thậm chí sơ sài hơn

Trang 16

Trong cuốn Phương pháp làm văn nghị luận (1959) [17], tác giả Thẩm

Thệ Hà đã đề cập đến ba kĩ năng làm văn nghị luận: kĩ năng nhập đề, kĩ năngdiễn đề và kết luận Việc tìm ý, lập ý chủ yếu khai thác từ cách thức của các

thao tác chứ không phải nội dung vấn đề LêThái Ất trong cuốn Luân lí phổ

thông đã dành chương 4 và chương 5 để nêu cách tìm ý và dàn ý nhưng về cơ

bản cách tìm ý của cuốn sách có nhiều điểm giống Nghiêm Toản Cuốn sách

làm văn có đề cập một cách trực tiếp đến cách lập ý là cuốn Nghị luận văn

chương của Vũ Kí Theo Vũ Kí, muốn hiểu đề cần trả lời 2 câu hỏi: Đề muốn

gì? Và ta biết gì? Đồng thời, ở phần kĩ năng lập ý, tác giả nêu ra 2 bước:

Bước 1: Hiểu rõ các danh từ trong đề để hiểu đề

Bước 2: Hiểu xong phải lục soát tất cả những kiến thức văn chươngnằm trong tiềm thức của mình, những hiểu biết thu thập được ở trường, ở tựđọc sách, ở sự nghiên cứu của mình để ứng phó với đề

Năm 1993 trong tài liệu giáo khoa thực nghiệm phân ban Làm văn 10

[13] do nhóm tác giả Đỗ Hữu Châu - Nguyễn Xuân Nam - Nguyễn Quang

Ninh - Cao Đức Tiến - HàBình Trị biên soạn (NXB GD Hà Nội), kĩ năng lập

ý tiếp tục được lưuvà đề cập đến trong phần lập dàn ý nói chung cho văn nghịluận Tuy nhiên đó cũngchỉ là những hướng dẫn còn rất khái quát Phần nghịluận văn học sách đưa ra 4 kiểu bài nhưng không đề cập đến kĩ năng lập ý cho

từng kiểu bài Ngoài ra, chúng ta còn có thể đề cập đến cuốn sách Làm văn

12[38] do nhóm tác giả Trần Đình Sử - Phan Trọng Luận - Nguyễn Minh

Thuyết biên soạn Cuốn sách đã dành riêng chương đầu tiên (từ trang 3 đếntrang 52) để trình bày về kĩnăng làm văn nghị luận Và ở chương này, NguyễnMinh Thuyết đã trình bày một cách khá chi tiết và hệ thống về việc lập ý chobài văn nghị luận với những chỉ dẫn cụ thể về các bước lập ý, các bước lậpdàn bài cho bài văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng Riêng

đề cập đến kĩ năng lập ý trong bài văn nghị luận ở cấp THCS phải kể đến

Trang 17

cuốn Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS) của Lê A, tác giả đã đề

cập khá chi tiết đến kỹ năng lập ý ở bài văn nghị luận

Như vậy, có thể thấy rõ, kĩ năng lập ý nói riêng và kĩ năng làm văn nóichung chủ yếu đã được đề cập ở các tài liệu dạy học trong nhà trường (từ phổthông đến đại học) Ngoài ra trên một số tạp chí chuyên ngành đã đăng tải ítnhiều các bài nghiên cứu về vấn đề rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung Tuyvậy không có tài liệu nào bàn bạc riêng về kĩ năng lập ý, đặc biệt là kĩ nănglập ý cho bài văn nghị luận chứng minh mà chủ yếu đưa ra những vấn đề kĩnăng làm văn nghị luận nóichung Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng:

kĩ năng lập ý cho loại bài nghị luận nói chung là một kĩ năng rất cơ bản, thiếtyếu đối với HS Chính vì thế mà kĩ năng này được đề cập tới rất sớm và cũng

là kĩ năng được nhiều sách chú ý tới.Các PPDH truyền thống đã và đangmang đến những hiệu quả nhất định trong công tác dạy học các bộ môn nóichung và dạy học làm văn nói riêng Tuy nhiên, việc luôn tìm tòi nghiên cứu,đổi mới PPDH cũng là một trong những cơ hội để nâng cao chất lượng dạy vàhọc Việc nghiên cứu ứng dụng SĐTD vào dạy học lập ý cho bài văn nghịluận đã được nhiều người nghiên cứu, có một số luận văn, khóa luận, các

SKKN như: Ứng dụng SĐTD vào dạy học làm văn nghị luận lớp 12 THPT của cô giáo Trương Thu Hường- GV Ngữ văn THPT Lương Thế Vinh; Vận

dụng bản đồ tư duy vào việc hình thành kĩ năng tìm ý và lập dàn ý trong dạy học làm văn nghị luận THPT…

Các công trình thường nghiên cứu về rèn kĩ năng lập ý và nghiên cứuchung về việc sử dụng SĐTD trong dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở cấpTHPT nói chung mà chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn

đề ứng dụng SĐTD vào việc hình thành kĩ năng lập ý trong văn nghị luận ởcấp THCS Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu dạy họcphân môn Làm văn chú trọng đến kiểu bài văn nghị luận, nhưng vẫn là kiểu

Trang 18

văn nghị luận nói chung, chưa quan tâm sâu sắc đến tầm quan trọng của kĩnăng lập ý trong quá trình làm một kiểu bài văn nghị luận – văn nghị luậnchứng minh Như vậy, có thể nhận thấy rằng vấn đề ứng dụng SĐTD trongdạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS là một vấn đề mới

mẻ, góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, cụ thể

là phân môn Làm văn hiện nay

3 Mụch đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những nội dung cơ bản về líthuyết của SĐTD, đánh giá thực trạng dạy và học lập ý cho bài văn nghị luận

ở THCS, việc nghiên cứu xác định khả năng ứng dụng SĐTD vào dạy học lập

ý cho bài văn nghị luận ở THCS, luận văn này nhằm tìm ra cách triển khai cáchình thức dạy học và rèn các kĩ năng khi sử dụng SĐTD để lập ý cho bài vănnghị luận chứng minh một cách sáng tạo và tạo ra hứng thú học tập cho họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạyhọc văn nghị luận nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về SĐTD và kĩ năng lập ý chobài văn nghị luận chứng minh

- Điều tra khảo sát để tìm hiểu thực trạng dạy học lập ý cho bài vănnghị luận chứng minh ở trường THCS có sử dụng SĐTD

- Đề xuất cách sử dụng SĐTD vào dạy học lập ý cho bài văn nghị luậnchứng minh trong chương trình Ngữ văn THCS

- Thực nghiệm nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của việc ứng dụngSĐTD để hướng dẫn HS THCS lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh mà

đề tài đã đề xuất

Trang 19

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu cách ứng dụng SĐTD vào quá trình dạy học Ngữ văn nóichung và dạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS nói riêng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu văn nghị luậntrong chương trình Ngữ văn THCS, đảm bảo lựa chọn các đề bài tiêu biểu,phù hợp với đối tượng HS; nghiên cứu cách thức vận dụng, rèn luyện kĩ nănglập ý cho bài văn lập luận chứng minh cho HS THCSqua việc sử dụng SĐTD

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng phương pháp này để thuthập tài liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu các tài liệu lí luận liênquan đến SĐTD,thực trạng dạy học lập ý cho bài văn nghị luận nói chung vàlập ý cho bài văn nghị luận chứng minh nói riêng

- Phương pháp phân tích - tổng hợp:phân tích những vấn đề lí thuyết đãnghiên cứu về SĐTD, từ đó ứng dụng vào kĩ năng lập ý trong bài văn nghịluận chứng minh Tổng hợp tài liệu, kết quả thực nghiệm để hỗ trợ đánh giákết quả thực nghiệm

- Phương pháp điều tra khảo sát: phương pháp này dùng để điều trathực trạng dạy và học kĩ năng lập ý trong làm văn nghị luận ở trường THCShiện nay; thực trạng ứng dụng SĐTD vào dạy học lập ý ở THCS.Qua đó,chúng tôi thu nhận được những cơ sở thực tiễn quan trọng cho đề tài, lấy đólàm một trong các nền tảng để đề xuất biện pháp dạy học

- Phương pháp thực nghiệm: tổ chức dạy học thực nghiệm và đối chứngtrên nhiều đối tượng khác nhau Sau đó, tiến hành tổng hợp, đối chiếu kết quảthực nghiệm và đối chứng

Trang 20

6 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được triển khai thành 3 phần: mở đầu, nội dung, kết thúc.Trong đó, phần nội dung được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng SĐTD vào dạyhọc lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS

Chương 2: Dạy học lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh ở THCS cóứng dụng SĐTD

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7 Giả thuyết khoa học

Nếu xác lập được sự tương đồng giữa logic lập SĐTD theo quan điểm

của Tony Buzan với logic lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh để trên cơ

sở đó đề xuất được quy trình hướng dẫn HS lập ý cho bài văn nghị luận chứng

minh bằng SĐTD thì sẽ giúp HS nhận thức rõ vai trò của lập ý trong quá trình

làm bài văn, biết cách lập ý đầy đủ, chặt chẽ, nâng cao được chất lượng bàiviết, đồng thời phát triển năng lực tư duy một cách hiệu quả; nhờ đó, nâng caođược chất lượng dạy học làm văn nghị luận chứng minh nói riêng, dạy họcNgữ văn ở cấp THCS nói chung

Trang 21

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

ỨNG DỤNG SĐTD VÀO DẠY HỌC LẬP Ý CHO BÀI VĂN

NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH Ở THCS

1.1 Cơ sở lý luận chung về SĐTD

1.1.1.Sự ra đời và phát triển của SĐTD

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Bản đồ tư duy (Mindmap), được phát triển

vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi T on y B u z a n Qua những nghiên cứuchuyên sâu về bộ não, trí nhớ, Tony Buzan đã tìm ra qui luật khi xây dựng sơ

đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống Từnhững nghiên cứu của mình, ôngcùng các cộng sự đã phát hành hơn 90 đầu

sáchở 125 nước trên thế giới, trong đó có một số cuốn sách nổi tiếng như: Sử

dụng trí tuệ của bạn (Use your head),Bản đồ tư duy (Mindmap),Lập Sơ đồ tư duy (Mind Mapping), Làm chủ trí nhớ của bạn(Master your memory), Sách dạy đọc nhanh (The Speed reading book), Công cụ tư duy hiệu quả nhất – Công cụ sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn (How to Mind Map), Để có trí nhớ hoàn hảo (Brilliant Memory), Sơ đồ tư duy trong kinh doanh, Sức mạnh của trí tuệ sáng tạo(The power of creative Intelligence), 10 cách đánh thức các kỹ năng giao tiếp xã hội của bạn (The power of Social Intelligence), Sử dụng bộ não để cải thiện sức khỏe thể chất (Head Strong)

Theo Tonny Buzan: “Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp

thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên (thường là ở trên giấy) bằng cách sử dụng Từ khóa và Hình ảnh chủ đạo Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo trong SĐTD sẽ kích hoạt những kí ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới Đó là chìa khóa để giải mã những sự kiện, ý tưởng và

Trang 22

thông tin, đồng thời cũng để giải phóng tiềm năng thật sự trong bộ não đáng kinh ngạc của bạn để bạn có thể đạt được bất cứ điều gì mình muốn [39;tr12].

Bộ sách về tư duy của Tony Buzan ra đời đã nhận được sự ủng hộ củarất nhiều người Hàng loạt độc giả đã ứng dụng, sử dụng và nghiên cứu pháttriển sâu thêm về công cụ hiện đại này Bên cạnh các công trình của chínhngười khởi xướng lí thuyết, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu

biểu của các tác giả khác viết về SĐTD như: Ứng dụng bản đồ tư duy – cuốn

sách của Joyce Wycoff – là công trình đã hiện thực hoá nhiều vấn đề lí thuyết

về SĐTD Thông qua việc giới thiệu lại kĩ thuật xây dựng một SĐTD thông

thường, tác giả khẳng định bản chất của nó – đó là kĩ thuật suy nghĩ bằng cả

bộ não Ông cho thấy khả năng vận dụng rộng rãi SĐTD vào nhiều lĩnh vực

trong thực tiễn đời sống con người, bao gồm việc viết lách, quản lí kế hoạch,quản lí các cuộc họp, thuyết trình, học tập, phát triển cá nhân, Xét riêng về

mảng học tập, Wycoff nhấn mạnh “lập SĐTD là hình thức ghi chép hiệu quả”

vì nó cho phép người sử dụng “nhanh chóng ghi lại các ý tưởng bằng từ khoá,

sắp xếp một cách cơ bản thông tin khi nó được truyền tải”, “tự động loại bỏ những từ không quan trọng và đưa ra sự sắp xếp sơ bộ thông tin được tiếp nhận” [47,tr188] Như vậy, yếu tố được tác giả quan tâm ở đây là hiệu quả

của SĐTD với khả năng ghi nhớ ở người dùng

Còn nhóm tác giả người Pháp: Jean – Luc Deladriere, Frédéric Le

Bihan, Pierre Mongin, Denis Rebaud trong cuốn sách “Organisez vos ideés le

Mind Mapping” (Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy) đã định nghĩa một cách

khái quát như sau: “Sơ đồ tư duy thể hiện mối liên hệ theo một trật tự tạm thời

và có tính chủ quan giữa các dữ liệu dưới dạng sơ đồ hình nhánh, nhằm tổ chức và làm nổi bật thông tin Đây là một trong những công cụ được dùng để trình bày thông tin một cách cụ thể Trên cơ sở đó, nó cho phép người sử dụng vừa tập trung vào chi tiết vừa có được cái nhìn tổng quát Nhờ vậy, họ

có thể nhanh chóng nắm bắt những tình huống phức tạp”.[48;tr.19]

Trang 23

Adam Khoo - nhà kinh doanh danh tiếng, chuyên gia về đào tạo làm

việc hiệu quả - trong cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế (I am gifted, so you

are)đã dành chương 7 - Mapping - Công cụ ghi chú hiệu quả để một lần nữa

khái quát những vấn đề cơ bản trong lí thuyết SĐTD theo cách của mình Từ

đó, ông đánh giá SĐTD là “một công cụ ghi chú hiệu quả phải tận dụng được

những từ khóa cũng như những nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng Với cách ghi chú như thế, cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của não bộ

sẽ được huy động triệt để nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất” [4,tr.82].

Ngoài ra Adam Khoo còn xuất bản cuốn “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh”

(2006) và “Con cái chúng ta đều giỏi” (2007) để lần nữa khẳng định những

tiện ích mà SĐTD mang lại cho các lĩnh vực khác nhau trong đời sống

Ngoài các công trình tiêu biểu kể trên, còn hàng loạt cuốn sách khác

của tác giả nước ngoài cũng đề cập đến sử dụng SĐTD như “Học khôn ngoan

mà không gian nan” của Kevin Paul, “Phương pháp học tập siêu tốc” và

“Phương pháp tư duy siêu tốc” của Bobbie Deporter, “Một tư duy hoàn toàn mới” của Daniel Pink, “Cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo” của Roger Von Dech, The Buzan study skill handbook (Kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan)

của James Harrison, Stella Cottrell và PalGrave Macmillian… Các tác giả hầunhư không trình bày lại lý thuyết SĐTD của Tony Buzan mà sử dụng chínhSĐTD để minh họa cho ý tưởng của mình, làm phần tổng kết hay khái quátnhững kết quả thu được Từ đó, bằng cách này hay cách khác, các tác giả đãkhẳng định SĐTD là một công cụ hữu ích, giúp nâng cao năng lực tư duy vàkhai phá khả năng sáng tạo của mỗi người

SĐTD là một công cụ để tổ chức tư duy, kích thích não bộ hoạt động

và sáng tạo, mở ra những tiềm năng và giới hạn mới cho năng lực làm việccủa con người, giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đạt kếtquả cao trong học tập cũng như thành công trong cuộc sống

Trang 24

1.1.2 Đặc điểm, nguyên lý hoạt động của SĐTD

Theo Tony Buzan: “SĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc

và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được” [39;tr20] Như vậy SĐTD duy là

lọai sơ đồ có đặc điểm là phát triển các nhánh theo hình thức lan tỏa từ mộthình ảnh trung tâm Mỗi từ và hình ảnh được lan tỏa lại trở thành một tiểutrung tâm liên kết, cứ thế triển khai thành một chuỗi mắt xích gồm những cấutrúc phân nhánh tỏa ra hoặc hội tụ vào tâm điểm chung và có thể kéo dài vôtận SĐTD được vẽ trên mặt giấy phẳng nhưng lại biểu thị hiện thực đa chiều(được xác định bởi không gian, thời gian và màu sắc) SĐTD khai thác toàndiện kĩ năng tư duy của vỏ não (từ, hình ảnh, số, suy luận, nhịp điệu,màu sắc,nhận thức không gian) bằng một kĩ thuật độc đáo và mang lại hiệu quả cao.Vận dụng SĐTD ta sẽ phát huy được khả năng tư duy vô hạn của não MọiSĐTD đều có thể được mở rộng đến vô cùng Bất kỳ một từ khóa hay hìnhảnh chủ đạo nào được bổ sung vào SĐTD đều có thể mở rộng phạm vi liênkết mới, quy trình này cứ tiếp tục và có thể không có điểm dừng

Trang 25

Hình 1.1 Cấu tạo và hoạt động của bộ não [Nguồn: Internet]

Chúng ta có thể thấy rõ được một SĐTD hoạt động giống như cách mà

bộ não chúng ta hoạt động Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiệnphức tạp, song nó lại dựa trên các nguyên tắc hết sức đơn giản Đó là lý do tạisao, tạo ra các SĐTD lại dễ dàng và thú vị, bởi lẽ chúng được tạo ra theo nhucầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ không phải là đối lập vớichúng Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong việc tạo ra SĐTD?

Rất đơn giản là: tưởng tượng và liên kết.

SĐTD hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng, tưởng tượng “ý này gợi ýkia” của bộ não Ở vị trí trung tâm SĐTD là một hình ảnh hay một từ khóa thểhiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với cáchình ảnh này từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có

sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phânnhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau.Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý trung tâm

Trang 26

một cách đầy đủ và rõ ràng Cần nên hiểu rằng mọi thông tin tồn tại trong bộnão con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sửdụng Khi thông tin mới nạp vào não, nó sẽ được kết nối với các thông tin cũ

đã có trước đó Và chính SĐTD giúp ta cụ thể hóa mối liên hệ giữa các thôngtin theo từng chủ đề Cũng chính SĐTD đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mànão bộ chúng ta hoạt động, đó là liên kết, liên kết và liên kết Đó chính lànguyên lý hoạt động chủ đạo thứ 2 của SĐTD – sự liên kết

Với cách thức hoạt động như vậy, các SĐTD không chỉ cho thấy cácthông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quantrọng của những phần riêng lẻ trong đó Nó giúp chúng ta quan liên kết các ýtưởng và tạo kết nối với các ý tưởng khác

1.1.3 Cách tạo lập SĐTD và những yêu cầu đối với việc tạo lập SĐTD

Khi đã nắm được nguyên lí hoạt động của SĐTD thì chúng ta sẽ thấythật dễ dàng để tạo lập nên một SĐTD.Bảy bước để tạo nên một SĐTD:

Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sangmột bên Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trảirộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn

Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trungtâm Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta

sử dụng trí tưởng tượng của mình Một hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp tatập trung vào những điểm quan trọng và làm bộ não của ta phấn chấn hơn

Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC Tại sao?Bởi vì màu sắc cũng có tácdụng kích thích não như hình ảnh Màu sắc mang đến cho SĐTD những rungđộng cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sángtạo và nó cũng thật vui mắt

Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nốicác nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v Tại sao?Bởi vì,

Trang 27

như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng.Nếu ta nối các nhánh lạivới nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều Sự kết nối cácnhánh chính cũng tạo nên hay thiết lập cấu trúc nền tảng cho những suy nghĩcủa ta Điều này rất giống với phương thức mà cây trong thiên nhiên nối cácnhánh tỏa ra từ thân của nó Nếu như còn có chỗ thiếu sót giữa thân và cácnhánh chính của nó, hoặc giữa các nhánh chính và các nhánh bé hơn, vớinhánh nhỏ thì tự nhiên sẽ không phát triển đúng như nó đang có nữa Không

có kết nối trong SĐTD của ta, thì mọi thứ (đặc biệt là trí nhớ và kiến thức) sẽrời rạc

Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng Tại sao? Vì chẳng

có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng Giống như các nhánhcây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắthơn rất nhiều

Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG Bởi, các từkhóa mang lại cho SĐTD của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao.Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến chonhững sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt Khi ta sử dụngnhững từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do vậy nó cókhả năng khơi dậy các ý tưởng, suy nghĩ mới

Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt Bởi vì giống như hìnhảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ.Vì vậy, nếu ta chỉ

có mười hình ảnh trong SĐTD của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn

từ của những lời chú thích

Trang 28

để phân biệt mức độ quan trọng của các thông tin.

Thứ hai, sử dụng kĩ thuật liên kết: Liên kết là yếu tố chính thứ hai cần

thiết cho việc tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo Não tạo ra sự liên kếtgiữa các sự kiện và sự vật bằng các thông tin kết nối Trong SĐTD chúng ta

sử dụng kĩ thuật tạo liên kết giữa các chủ đề, ý tưởng và sự kiện khác nhaubằng các cách như: dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, khác

Trang 29

nhánh Mũi tên sẽ hướng dẫn mắt bạn theo cách tự động kết hợp mọi thứ lạivới nhau Mũi tên cũng gợi lên sự chuyển động và đó là một sự hỗ trợ có giátrị đối với trí nhớ và khả năng nhớ lại hiệu quả; dùng màu sắc cụ thể chonhững thông tin sẽ giúp chúng ta tìm được thông tin chứa đựng trong SĐTDnhanh hơn và giúp chúng ta nhớ thông tin dễ dàng hơn; chúng ta có thể sửdụng các kí hiệu với các ý nghĩa do bản thân quy ướcđể tiết kiệm nhiều thờigian như: ▲ (nhiều hơn, cao hơn, tăng lên), ▼ (ít hơn, thấp hơn, giảmxuống), ► (nhanh hơn), ◄ (chậm hơn), > (lớn hơn), < (nhỏ hơn), ? (khôngchắc chắn, câu hỏi tại sao), * (ý quan trọng)

Thứ ba, quy tắc rõ ràng: Nếu bạn diễn đạt các thông tin một cách rõ

ràng thì bạn và người khác sẽ hiểu nhanh và thấu đáo mọi thông tin hơn.Những ghi chú nguệch ngoạc, dài dòng trong SĐTD sẽ làm cản trở trí nhớ vàviệc hiểu thông tin, đồng thời kìm hãm khả năng tạo liên kết của não Vì vậy,trong SĐTD, chúng ta chỉ sử dụng một từ khóa cho mỗi dòng và viết in từkhóa trên đường liên kết Các vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài vớinhau; các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với hìnhảnh trung tâm Việc nối liền các vạch liên kết trên SĐTD sẽ giúp chúng ta liênkết các ý nghĩ trong đầu Khi vẽ các vạch liên kết trung tâm chúng ta dùng cácnét đậm và cong, bởi các vạch liên kết đậm sẽ cho chúng ta biết đâu là thôngtin quan trọng Một yêu cầu nữa trong quy tắc này là hình ảnh vẽ phải rõ ràng

vì sự rõ ràng trên trang giấy sẽ kích thích sự rõ ràng trong suy nghĩ MộtSĐTD rõ ràng cũng sẽ trông đẹp mắt, hấp dẫn hơn và khiến chúng ta cảmthấy thích thú hơn khi sử dụng

Thứ tư, tạo phong cách riêng nhưng vẫn tuân theo các quy tắc về SĐTD Mỗi lần tạo lập SĐTD, bạn hãy làm cho SĐTD mới giàu sắc thái hơn,

nổi bật hơn, giàu tính tưởng tượng và đẹp hơn một chút so với lần trước, điềunày không những giúp bạn nhận dạng SĐTD dễ dàng hơn mà còn giúp bạn

Trang 30

không ngừng phát triển và hoàn thiện mọi kỹ năng tư duy của mình SĐTDcàng đậm nét cá nhân thì ta sẽ càng dễ dàng nhớ được các thông tin do chínhmình tạo ra.

Các quy tắc bố trí bao gồm:

Thứ nhất, sử dụng thứ bậc trong SĐTD Việc phân cấp, phân hạng

trong SĐTD đem lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng lực tư duy củanão, phân biệt các mức độ quan trọng giúp nãoghi nhớ các sự việc chính

Thứ hai, sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số Việc sắp xếp các ý tưởng

theo trình tự sẽ giúp bạn xác định thứ tự ưu tiên trong các hoạt động của mình

1.1.4 Vai trò của SĐTD trong quá trình dạy học

SĐTD được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là ph ư ơ n g

p h áp g hi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới

sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh

vực g i á o d ụ c Lập SĐTD là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú CácSĐTD không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể củamột chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối vớinhau Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác Sửdụng SĐTD trong dạy học đã và đang đem lại những lợi ích nhất định Cóthể khái quát thành các giá trị sau:

Thứ nhất, SĐTD là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bàycác khái niệm trong lớp học SĐTD giúp GV tập trung vào vấn đề cần giảngdạy cho HS, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thôngtin thừa, hơn nữa trong SĐTD chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnhcùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút các HS ngay lập tức.Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay

cả những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị, hiệu quả giảngbài sẽ được tăng lên.Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy GV có thể

Trang 31

thêm ngay vào SĐTD bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà GVchợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của HS GV có thể làm việc này bằng cáchthêm từ khoá vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra một nhánh mới.

Thứ hai, SĐTD là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả: Ta đãtừng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càngnhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng SĐTD đề xuất cách ghi thông tinchỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trựcquan Mọi thông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANHTOÀN CẢNH lượng kiến thức của môn học Sau buổi học, HS nhìn qua là cóthể ôn lại và nhớ lại kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng SĐTD làcông cụ hữu ích để giúp cho HS đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khảnăng nhớ Quan trọng hơn là công việc ghi chép của HS sẽ đột phá đáng kểgiúp tiết kiệm thời gian của mình

Thứ ba, SĐTD là phương tiện ôn tập kiến thức đã học một cách dễdàng: SĐTD giúp người học hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức đã họcmột cách dễ dàng đầy đủ và nhanh chóng Nhiệm vụ của người dạy là hướngdẫn cho người học các thủ thuật để ghi nhớ tài liệu học tập, giúp người họcnhận biết các điểm chính, điểm quan trọng, “điểm tựa” để người học tái hiệnkiến thức một cách dễ dàng hơn Và với SĐTD, chỉ bằng màu sắc, từ khóa,người học ôn tập kiến thức nhanh hơn và tốt hơn

Thứ tư, SĐTD là công cụ để phát triển tiềm năng sáng tạo của GV vàHS: SĐTD là một công cụ trực quan hóa kiến thức bài học và phát triển nănglực, khái quát hóa cho người dạy lẫn người học Bên cạnh đó, SĐTD còn giúpcho mỗi cá nhân tự do thể hiện sự sáng tạo của mình Với GV, việc sử dụngSĐTD trong giảng dạy sẽ giúp GV năng động, linh hoạt, đầu tư nhiều trongkhâu chuẩn bị và tự tin chủ động trong khâu lên lớp Còn đối với HS, SĐTDgiúp HS chuẩn bị bài ở nhà nhanh hơn, ghi chép và nhớ bài trên lớp tốt hơn,

ôn tập bài một cách sâu rộng và hiệu quả hơn, khơi dậy niềm đam mê yêu

Trang 32

thích học tập ở mỗi cá nhân SĐTD kích thích sự sáng tạo và giải quyết vấn

đề của người sử dụng nó.Khi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nênhốt hoảng và lo lắng Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm thấy căng thẳng.Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ranhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề HS có thể thông qua MindMap tìmđược giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.Tony Buzan –cha đẻ của SĐTD khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý tưởng dù là ngẫu nhiên,điên rồ hay ngớ ngẩn Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt TIỀM NĂNGSÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta

Thứ năm, SĐTD giúp đánh giá HS: Nếu mục đích của kì thi là kiểm trakiến thức và mức độ hiểu bài chứ không phải khả năng viết của người học thìSĐTD là giải pháp có nhiều tính năng, vì nó giúp GV thấy ngay HS có baoquát được chủ đề hay không cũng như các ưu và khuyết điểm chủ yếu củamỗi HS Ngoài ra, SĐTD còn cho thấy những chỗ bị lệch lạc trong chuỗi liênkết ý tưởng Từ đó,GVcó căn cứ đánh giá rõ ràng và khách quan mức độ hiểubiết của HS mà không bị chi phối bởi nhận định về kĩ năng khác như đúngchính tả, đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng Đồng thời, hình thức kiểm tra đánhgiá này giúp GV tiết kiệm rất nhiều thời gian bị mất do phải đọc và chấmhàng đống bài thi

Như vậy, thông qua những lợi ích, khả năng vận dụng, chúng ta thấySĐTD là công cụ tư duy mới, có nhiều ưu điểm, mở ra một hướng mới trongviệctìm kiếm phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và họctrongchương trình phổ thông nói chung và các môn học nói riêng

1.1.5 Ý nghĩa của việc sử dụng SĐTD vào dạy học Làm văn

Làm văn là một trong những nội dung dạy học có lịch sử lâu đời trongnhà trường Mục tiêu dạy học nội dung này ở mỗi thời mỗi khác song nhìnchung đều gặp gỡ nhau ở một điểm: giúp người học biết cách tiếp nhận và tạo

Trang 33

lập các kiểu loại văn bản; biết cách đánh giá cái hay, cái đẹp của văn chươngcũng như nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ lên mức thành thục, nghệ thuật

và hiệu quả Như vậy, có thể nói kĩ năng làm văn là thước đo năng lực ngônngữ, vốn văn học, vốn sống, sự phát triển nhân cách của HS sau một giaiđoạn học tập Tiếng Việt và Văn học Chính điều này nêu rõ vị trí đặc biệtquan trọng của phân môn Làm văn trong nhà trường Chương trình Làm vănbậc học THCS triển khai sáu kiểu văn bản được xây dựng theo theo kết cấuđồng tâm với mục tiêu cụ thể ở từng lớp học Sáu kiểu văn bản đã được giớithiệu khái quát về mục đích biểu đạt và phương thức biểu đạt ngay từ lớp 6.Theo quan điểm tích hợp, trong các đơn vị bài học HS được làm quen dầnkiểu văn bản thông qua các văn bản trong quá trình học, đọc - hiểu văn học.Tuy không tách ra thành các kiến thức làm văn, nhưng khi cho các em tìmhiểu văn bản, GV đã phần nào giúp các em sơ bộ nắm được một số đặc điểm

cơ bản của từng kiểu văn bản

Như chúng ta đã biết, phân môn Làm văn là một phân môn khó bởiđặctrưng cơ bản là sự tổng hợp về kiến thức và tổng hợp về các kĩ năng, thao tác

tư duy Bài làm văn là kết quả tích hợp của nhiều loại kiến thức: kiến thứctiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức lịch sử - văn hóa và những hiểu biếtcủa bản thân về cuộc sống Khi làm bài, các em vận dụng các kiến thức đãtích lũy được về từ, về các quy tắc ngữ pháp, về cách sử dụng tiếng Việt tronggiao tiếp để diễn đạt những suy nghĩ, hiểu biết của các em về văn học, về đờisống Sự tích hợp trong Làm văn còn được thể hiện ở việc HS dùng vốn kiếnthức xã hội để lí giải các hiện tượng văn học hoặc sử dụng một hiện tượngvăn học để minh họa cho thực tế cuộc sống Như vậy, bàivăn của HS là sảnphẩm của năng lực sử dụng tiếng Việt, của khả năng huy động vốn kiến thức,khả năng lắp ghép và kết nối thành công các mảng kiến thức riêng lẻ lại vớinhau Cách thức lập luận, diễn đạt của HS chính là chất keo gắn kết các mảng

Trang 34

kiến thức đó thành một thể thống nhất, trọn vẹn Nhưng để có được cách lậpluận chặt chẽ, sắc sảo, HS phải được luyện tập, rèn luyện nhiều thao tác tưduy (tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy thẩm mĩ ) và thực hiện đồngthời nhiều kĩ năng (kĩ năng lập ý, kĩ năng dựng đoạn, viết đoạn, kĩ năng trìnhbày ) Nói cách khác, yêu cần này thể hiện đặc trưng thứ hai của phân mônLàm văn: tính tổng hợp về kĩ năng.

Nói tóm lại, mục đích cuối cùng của việc dạy Làm văn là giúp HS rènđược kĩ năng xây dựng các loại văn bản một cách chính xác về nội dung, chặtchẽ trong lập luận, trong sáng về chữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh và mụcđích giao tiếp Bài văn của HS chỉ đi đúng hướng khi HS phân tích được yêucầu của đề bài, giải quyết yêu cầu đó bằng hệ thống các luận điểm, luận cứ vàtriển khai chúng thành những đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, logic Tuynhiên, từ thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựngđoạn trước khi bước vào khâu viết văn bản, các em không biết phân đoạn,không biết cách trình bày các đoạn văn như thế nào cho phù hợp Vì vậy các

em nhớ đâu viết đó, viết lan man không chủ đích dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ýkia, bài văn không nhất quán không làm nổi bật một nội dung nào đó Vấn đềnày chiếm tỉ lệ trên 70% Như vậy, các em vẫn chưa tìm ra được một phươngpháp học tập thực sự hiệu quả cho bản thân mình Việc ứng dụng SĐTD vàodạy học Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng đã đem lại nhữnghiệu quả tích cực

Sử dụng SĐTD trong dạy học kiến thức Ngữ văn nói chung và dạy họcLàm văn nói riêng giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy độngđược tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng Với sản phẩm độcđáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng làniềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quảlao động của học trò của mình Cách học này còn phát triển được năng lực

Trang 35

riêng của từng HS không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên SĐTD), hệ thống hóakiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi),khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sựvận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống Việc sử dụng SĐTDtrong học Làm văn có thể giúp HS khắc phục được các lỗi kể trên, hơn nữaviệc vận dụng SĐTD trong dạy họcLàm văn nói riêng và dạy học Ngữ vănnói chung, sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề mộtcách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.

1.2 Cơ sở lý luận về lập ý cho bài văn nghị luận chứng minh

1.2.1 Văn nghị luận và bài văn nghị luận chứng minh

1.2.1.1 Khái quát chung về văn nghị luận

Văn nghị luận là kiểu văn bản nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái

độ, quan điểm của người viết (người nói) bằng cách dùng lý lẽ, dẫn chứng và

cả những ý kiến bàn bạc mở rộng với một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn,những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục để làm sáng tỏ mộtvấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình

và hành động theo những điều mà người viết (người nói) đề xuất Như vậy,văn nghị luận thiên về trình bày và bàn luận, đánh giá các ý kiến, các lí lẽ đểgiải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,… một vấn đề nào đó Nó nhằmtác động vào trí tuệ, vào lí trí của người đọc Nó chú trọng đặc biệt đến sựchính xác, chặt chẽ vì mục đích của diễn đạt trong văn nghị luậnnhằm phảnánh rõ ràng, chính xác quá trình tư duy để đạt đến việc nhận thức chân lí

Muốn có được bài văn nghị luận hay, chặt chẽ thì người viết phải cóđược lập luận sắc bén Lập luận chính làđặc trưng quan trọng của văn nghịluận, thể hiện năng lực suy lý, năng lực thuyếtphục của người viết Nó cũng làyếu tố quan trọng tạo nên sự logic, độ chính xácvà tính nghệ thuật của bàinghị luận.Để có được lập luận tốt, người viết phải nêu rõ luận đề, luận điểm

Trang 36

của mình, phải có luận cứ, luận chứng rõ ràng Luận đề là vấn đề cần nghịluận, tức là ý nêu ra trong bài, yêu cầu chúng ta phải giải quyết Luận điểm là

ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, là những ý chính hàm chứatrong luận đề Có thể có một hoặc nhiều luận điểm rút ra từ luận đề Trongtừng luận điểm chính, có thể phân ra thành những luận điểm nhỏ hơn, gọi làluận điểm phụ Còn luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm,làm cơ sở cho luận điểm Luận chứng chính là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ

và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm Luận chứng phải chặt chẽ, tránhcực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét.Trong hàng loạtyếu tố đó, lập luận và luận điểm làcác yếu tố quan trọng, quyết định cho chấtlượng bài viết, các yếu tố này như bộkhung, như giường cột giúp cho bài văn

có hình hài và đứng vững được, thiếunhững yếu tố này bài nghị luận sẽ sụp

đổ hoàn toàn Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một văn bản nghị luận để hiểu rõ vềcác yếu tố của kiểu văn bản này:

CHỐNG NẠN THẤT HỌC Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.

Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ Như thế thì tiến bộ làm sao được?

Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí [ ]

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Trang 37

Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy nǎm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học.

Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ǎn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.

Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị

em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)Văn bản trên đã đưa ra vấn đề nghị luận là tình trạng thất học của nhândân ta và kêu gọi mọi người chống nạn thất học Vấn đề này được cụ thể hóa

ngay ở nhan đề bài viết: chống nạn thất học (luận đề) Để làm sáng tỏ cho

luận đề trên, bài viết đưa ra hai luận điểm: Luận điểm 1 là sự cần thiết phải

nâng cao dân trí, được cụ thể hóa ở câu văn: Một trong những công việc phải

thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí Để làm rõ cho luận điểm

này, bài viết đã đưa ra luận cứ hết sức chặt chẽ: bài viết đưa ra lí lẽ là doPháp thực hiện chính sách ngu dân làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ,tức là thất học, nước Việt Nam không tiến bộ được.Với lí lẽ này, bài viết đưa

ra dẫn chứng cụ thể: Pháp không mở trường dạy học, muốn dân ta không biếtchữ để dễ bề cai trị và 95% người Việt Nam không biết chữ Luận điểm 2 làkêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học, luận điểm này được cụ

Trang 38

thể hóa bằng câu văn: Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,

bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ Để

làm sáng tỏ cho luận điểm này, bài viết đưa ra các luận cứ với những lí lẽ, dẫnchứng cụ thể: về lí lẽ, người biết chữ hãy dạy cho người chưa biết chữ với dẫnchứng: phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ, giúp đồng bào thất học; lí lẽ tiếptheo là những người chưa biết chữ gắng sức học chữ với dẫn chứng: vợ chưabiết- chồng bảo, em chưa biết - anh bảo, cha mẹ không biết - con bảo Bàiviết với luận chứng chặt chẽ, hợp lí từ việc đưa ra nguyên nhân - thực trạng -biện pháp chống nạn thất học cùng với các luận cứ chân thật, tiêu biểu, toàndiện có sức thuyết phục, làm sáng tỏ cho luận đề

Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành hailoại là nghị luận xã hội và nghị luận văn học Nghị luận xã hội là nghị luận vềmột vấn đề xã hội thuộc các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức,môi trường… Nghị luận văn học là nghị luận về một tác phẩm, tác giả, mộtgiai đoạn, khuynh hướng, giá trị tiếp nhận văn học Còn căn cứ vào cách thứcnghị luận thì văn nghị luận được chia thành các kiểu bài chứng minh, giảithích, bình luận, phân tích, bình giảng, hỗn hợp

Văn nghị luận chứng minh nói riêng và văn nghị luận nói chung có mộtvai trò quan trọng trong chương trình học cũng như trong cuộc sống Bởi thực

tế cho thấy, văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và phát triển cùng với sựphát triển của tư tưởng, văn hóa của nhân loại và góp phần vào sự phát triển

ấy Các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà triết học, nhà chính trị, … đều thể hiệnbài viết của mình dưới hình thức nghị luận Có thể nói rằng, nếu không có vănnghị luận thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đờisống Chính văn nghị luận là vũ khí tư tưởng sắc bén, giúp con người nhậnthức đúng đắn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người Hơn nữa, văn

Trang 39

nghị luận thực chất là văn bản thuyết lí, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu cácnhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra.Đây là một loại hình văn bản tương đối khó đối với HS, nhất là HS THCS.

1.2.1.2 Văn nghị luận chứng minh

Trong cuộc sống cũng như trong làm văn nghị luận, lập luận chứngminh có ý nghĩa hết sức quan trọng Nhà giáo Văn Như Cương khi trả lời cho

câu hỏi vì sao cần dạy chứng minh đã khẳng định: Đâu phải chỉ trong Toán

học mới có chứng minh Muốn mọi người tin vào điều ta nói, ta cần phải chứng minh ( ) Muốn vậy thì phải nói có sách, mách có chứng, không nói vu

vơ, hàm hồ Học cách chứng minh tức là học cách lập luận cho chặt chẽ, cho

có lí, học cách trình bày cho trong sáng, cho có tính thuyết phục Do đó, rèn

luyện thao tác lập luận chứng minh là vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân.Nếu trước đây, trong văn nghị luận, chứng minh được coi là một kiểu bài thìtheo quan niệm mới, chứng minh được coi là một phương pháp lập luậndùngnhững lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểmmới, luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy Chúng ta cùng tìm hiểu vềvăn bản sau để hiểu rõ hơn về phương pháp lập luận này:

ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng banh không Không sao đâu, vì…

Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland.

Lúc còn học phổ thông, Louis Paster chỉ là một học sinh trung bình.Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Trang 40

Lev Tolstoy, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hoà bình” bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có khả năng, vừa thiếu ý chí học tập”.

Henry Ford thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ opera nổi tiếng Enrico Caruso bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy, xin bạn chớ lo sợ thất bại Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(Theo Trái tim có diệu kì)

Trong văn bản trên, đầu tiên bài viết đã dùng lí lẽ để khẳng định vấpngã là thường, vấp ngã không đáng sợ, đồng thời đưa ra các dẫn chứng cụ thể

về sự vấp ngã mà ai cũng có thể mắc (tập đi, tập bơi, tập chơi bóng bàn) Tiếp

đó, bài viết dùng lí lẽ để khẳng định những người nổi tiếng cũng từng vấpngã, nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành người nổi tiếng, đồngthời đưa dẫn chứng cụ thể về 5 danh nhân nổi tiếng Cuối cùng bài viết đưa ralời khuyên: Xin bạn chớ lo sợ thất bại và cái đáng sợ hơn là bạn đã bỏ quanhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình Như vậy, người viết đưa ranhững dẫn chứng hết sức xác thực, toàn là những tên tuổi lừng lẫy mà không

ai không biết, nghĩa là những sự thực dẫn ra mặc nhiên đều được thừa nhậncùng với lí lẽ chặt chẽ để chứng minh luận điểm: mọi người đừng sợ vấp ngã

và chớ lo sợ thất bại là hoàn toàn đúng đắn

Nội dung và cấu trúc của bài văn nghị luận chứng minh cũng giống nhưnội dung và cấu trúc của bài văn nghị luận Thông qua việc tổ chức lậpluậnchứng minh,HSđược rèn lối tư duy logic, biết dùng lí lẽ và dẫn chứng đểchứng minh một vấn đề gì đó, bởi lẽ trong cuộc sống, các em sẽ gặp vô vàncác tình huống, các sự việc mà các em cần chứng tỏ điều đó là đúng sự thật.Những em quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận hay những em ít

Ngày đăng: 18/01/2019, 15:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê A, Đình Cao (1989), Làm văn, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê A, Đình Cao (1989), "Làm văn, tập 1
Tác giả: Lê A, Đình Cao
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1989
[2]. Lê A, Đình Cao (1989), Làm văn, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê A, Đình Cao (1989), "Làm văn, tập 2
Tác giả: Lê A, Đình Cao
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1989
[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), "Phương pháp dạyhọc tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[4]. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adam Khoo (2007), "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
Tác giả: Adam Khoo
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2007
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Phân phối chương trình Ngữ văn ở cấp THCS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2016
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT (Dùng cho cán bộ quản lí, giáo viên THCS, THPT), NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), "Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ởtrường THCS, THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2015
[7]. Trần Đình Châu (2009), Sử dụng Bản đồ tư duy - Một biện pháp hiệu quảhỗ trợ học sinh học tập môn toán, Tạp chí Giáo dục (222), tr. 44- 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Châu (2009), "Sử dụng Bản đồ tư duy - Một biện pháp hiệu quả"hỗ trợ học sinh học tập môn toán
Tác giả: Trần Đình Châu
Năm: 2009
[8]. Trần Đình Châu, Ngô Văn Hưng (2011), Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Sinh học, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông Việt Nam, tr. 159-166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Châu, Ngô Văn Hưng (2011), "Sử dụng Bản đồ tư duy trongdạy học Sinh học
Tác giả: Trần Đình Châu, Ngô Văn Hưng
Năm: 2011
[9]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), Thiết kế, sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới ở môn Toán, Tạp chí Giáo dục (252), tr. 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), "Thiết kế, sử dụng Bảnđồ tư duy trong dạy học kiến thức mới ở môn Toán
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Năm: 2010
[10]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), Bản đồ tư duy, công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường , Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 147 tháng 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010), "Bản đồ tư duy, công cụhiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Năm: 2010
[11]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010),Tổ chức hoạt động dạy học với Bản đồ tư duy, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 184 tháng 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2010),"Tổ chức hoạt động dạyhọc với Bản đồ tư duy
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Năm: 2010
[12]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt học tốt các môn học bằng Bản đồ tư duy, Nxb GDVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), "Dạy tốt học tốt các mônhọc bằng Bản đồ tư duy
Tác giả: Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy
Nhà XB: Nxb GDVN
Năm: 2011
[13]. Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Quang Ninh, Cao Đức Tiến, Hà Bình Trị(1990), Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Quang Ninh, Cao ĐứcTiến, Hà Bình Trị(1990), "Làm văn 10
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Quang Ninh, Cao Đức Tiến, Hà Bình Trị
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
[14]. Trần Thanh Đạm cb (1990), Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thanh Đạm cb (1990), "Làm văn 10
Tác giả: Trần Thanh Đạm cb
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
[15]. Trần Thanh Đạm cb (1990), Làm văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thanh Đạm cb (1990), "Làm văn 11
Tác giả: Trần Thanh Đạm cb
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1990
[16]. Trần Thanh Đạm cb (2000), Làm văn 10, Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thanh Đạm cb (2000), "Làm văn 10
Tác giả: Trần Thanh Đạm cb
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
[17]. Thẩm Thệ Hà (1959), Phương pháp làm văn nghị luận, NXB Sống mới Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm Thệ Hà (1959), "Phương pháp làm văn nghị luận
Tác giả: Thẩm Thệ Hà
Nhà XB: NXB Sống mớiSài Gòn
Năm: 1959
[18]. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cho học sinh lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), "Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghịluận về một tư tưởng, đạo lý cho học sinh lớp 12 THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hải
Năm: 2011
[19]. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cho học sinh lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), "Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghịluận về một tư tưởng, đạo lý cho học sinh lớp 12 THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hải
Năm: 2011
[20]. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Quảng Hàm (1950), "Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1950

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w