0
Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Các công việc bảo dưỡng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ HYUNDAI SANTAFE 2010 (Trang 62 -62 )

4.2.2.1. Kiểm tra lốp xe

Để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất, an toàn và tiêu hao nhiên liệu kinh tế nhất, áp suất lốp xe phải luôn được duy trì đúng theo tiêu chuẩn phù hợp với tải trọng và sự phân bố tải trọng trên xe

Cách kiểm tra:

- Sử dụng đồng hồ đo áp loại tốt và chính xác để kiểm tra áp suất lốp. - Kiểm tra áp suất lốp trong điều kiện lốp xe nguội.

Lốp xe nguội có nghĩa là xe không chạy trong thời gian ít nhất là 3 giờ hoặc có chạy nhưng không quá 1.6km.

- Tháo nắp van.

Tì đồng hồ đo một cách chắc chắn vào van để có được kết quả đo chính xác. Nếu áp suất lốp quá thấp, bơm thêm cho đến khi đạt được áp suất đúng theo tiêu chuẩn. Nếu áp suất quá cao, hãy xì bớt hơi cho đến khi hạ đến áp suất tiêu chuẩn. Sau khi xì xong, hãy kiểm tra lại áp suất lốp.

- Sau khi kiểm tra xong phải nhớ đậy lại nắp van.

62

Đảo lốp:

Để đảm bảo cho lốp xe được mòn đều, nhà sản xuất khuyên nên đảo lốp sau mỗi 12.000 km hoặc thường xuyên hơn nếu bạn phát hiện thấy lốp bị mòn không đều.

Khi đảo lốp, nếu có điều kiện hãy kiểm tra lại độ đảo của lốp.

Thay lốp:

Nếu lốp xe mòn đều sau một thời gian sẽ mòn đến chỉ thị mòn ở rãnh lốp. Khi đó, chiều dầy ta lông còn lại nhỏ hơn 1.6mm và đến lục cần thay lốp. Do cao su bị hóa già tự nhiên, sau 6 năm dùng dù chưa mòn hết nhưng cũng nên thay lốp mới.

4.2.2.2. Kiểm tra và thay dầu trợ lực

Kiểm tra mức dầu trợ lực:

- Đỗ xe ở vị trí bằng phẳng, nổ máy và xoay vô lăng cho đến khi nhiệt độ dầu trợ lực lên khoảng 50 – 600C

- Sau đó, đánh tay lái hết cỡ về bên phải, về bên trái vài lần.

- Tắt máy và kiểm tra xem trong bình dầu trợ lực có lẫn bọt khí hay không. - Kiêm tra mức dầu thủy lực khi nổ máy và tắt máy, nếu khác nhau quá 5mm thì cần

phải xả e cho hệ thống. Nếu mức dầu đột ngột tăng lên khi tắt máy thì phải xả e kỹ hơn nữa. Nếu xả e không kỹ sẽ nghe thấy tiếng ồn trong bơm và trong van điều khiển dòng dẫn đến giảm độ bền các chi tiết này.

Hình 4- 1: Kiểm tra mức dầu trợ lực lái.

Thay dầu thủy lực:

- Kích cầu trước lên và đỡ bằng chân đỡ. - Tháo đường dầu hồi từ bình dầu.

- Nút bình dầu và dẫn đường vừa tháo vào thùng chứa.

- Tháo cầu chì bơm nhiên liệu sau đó đề máy và đợi cho đến khi máy dừng mới đề tiếp. Trong khi đề máy hãy đánh tay lái hết về bên phải hoặc bên trái để tháo hết dầu thủy lực.

63

- Cuối cùng nối lại đường dầu hồi và cầu chì bơm nhiên liệu

Xả e:

- Tháo cầu chì bơm nhiên liệu sau đó đề máy và đợi cho đến khi máy dừng mới đề tiếp. Trong khi đề máy hãy đánh tay lái hết về bên phải hoặc bên trái khoảng 5 đến 6 lần. Trong khi xả e hãy thêm dầu vào bình chứa sao cho mức dầu không bao giờ xuống thấp dưới mức Min. Nếu bạn xả e trong khi động cơ chạy không tải có thể dẫn đến lẫn không khí vào trong dầu thủy lực.

- Lắp lại cầu chì và khởi động lại máy.

- Đánh tay lái hết về bên phải rồi hết về bên trái cho đến khi không còn bong bóng xuất hiện bên trong bình dầu trợ lực. Khi đánh hết về bên trái hoặc hết về bên phải không nên giữ vô lăng ở vị trí cuối cùng quá 10 giây. Xác nhận rằng dầu không chuyển thành màu sữa và mức dầu nằm giữa mức Min và Max. Sự thay đổi mức dầu giữa khi nổ máy và tắt máy không vượt quá 5mm. Không có sự thay đổi mức dầu khi đánh lái sang trái và sang phải. Nếu có sự thay đổi cần phải xả e thêm.

4.2.2.3. Kiểm tra độ căng đai dẫn động và độ mòn của đai

Kiểm tra cách quan sát bằng mắt thường xem dây đai dẫn động có bị quá mòn hay sờn lõi không. Nếu tìm thấy hư hỏng, thay đai dẫn động.

Sau khi lắp dây đai dẫn động, hãy kiểm tra rằng nó khít với các rãnh của đai. Kiểm tra bằng tay để xác nhận rằng dây đai không bị trượt ra khỏi rãnh ở đáy của puli trục khuỷu. Trên hình 4-2a là cách lắp đúng, hình 4-2b lắp sai.

Hình 4- 2: Kiểm tra lắp đai. 4.2.2.4. Kiểm tra độ rơ của vô lăng

- Nổ máy với bánh lái thẳng hướng về phía trước - Đo độ rơ khi đẩy nhẹ bánh sang phải và sang trái.

- Độ dơ tiêu chuẩn được đưa ra trong sổ Hướng dẫn sửa chữa. Nếu độ dơ vượt quá tiêu chuẩn thì phải kiểm tra các chi tiết liên kết giữa thanh răng và rô tuyn lái. Độ rơ vành tay lái lớn nhất cho phép là 30[mm]

64

Hình 4- 3: Kiểm tra độ rơ của vành tay lái. 4.2.2.5. Kiểm tra khả năng trả lái của vô lăng

- Lựa quay vô lăng cả về hai phía đều phải bằng nhau.

- Khi xe đang chạy chậm (25km/h), nếu đánh tay lái khoảng 900, giữ trong giây lát rồi nhả tay ra, tay lái phải trở lại vị trí cách vị trí trung tâm khoảng 200.

Hình 4- 4: Kiểm tra khả năng trả lái. 4.3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI

Để xác định mức độ mài mòn và tính chất sửa chữa, phải tháo rời các chi tiết trong hệ thống lái.

Khi tháo tay lái và đòn quay đứng phải dùng van tháo. Những hư hỏng chính của các chi tiết hệ thống lái là: mòn thanh răng – bánh răng, ống lót, vòng bi và ổ lắp vòng bi. Mặt bích bắt chặt cacte bị sứt mẻ và nứt, mòn bạc ở cácte dành cho ổ bi kim

65

đở ổ trục của đòn quay đứng và các chi tiết của khớp cầu thanh chuyển hướng, thanh chuyển hướng bị cong.

Phải thay thanh răng của cơ cấu lái nếu bề mặt làm việc của thanh răng mòn rỏ rệt hay lớp tôi bị tróc ra. Thải bỏ cung răng nếu bề mặt có khe nứt hay vết lõm.

Cổ trục của đòn quay đứng, nếu mòn thì phải phục hồi bằng cách mạ crôm rồi mài theo kích thước danh nghĩa. Cổ trục có thể phục hồi bằng cách lắp vào cacte những ống lót bằng đồng thanh đã được mài theo kích thước sửa chữa. Đầu có ren của đầu trục đòn quay đứng nếu bị cháy thì phục hồi bằng cách hàn đắp bằng hồ quang điện rung. Trước hết phải tiện hết ren củ trên máy tiện rồi hàn đắp kim loại, tiện trên kích thước danh nghĩa định và cắt ren mới. Trục của đòn quay đứng nếu bị xoắn thì phải loại bỏ.

Các ổ lắp vòng bi cơ cấu lái, nếu bị mòn thì phục hồi bằng cách lắp thêm chi tiết phụ. Muốn vậy phải khoan rộng lỗ, lắp ép vào đó một ống lót và gia công đường kính trong của nó theo kích thước của vòng bi.

Những chổ sứt mẻ và khe nứt trên mặt bích cacte khắt phục bằng phương pháp hàn. Thường dùng hàn khí, có nung nóng toàn bộ chi tiết trước khi hàn.

Lỗ trên cácte dành cho ổ bi kim đở trục tròn quay đứng niếu bị mòn thì doa lại theo kích thước sửa chữa.

Trong cơ cấu dẫn động lái, chốt cầu và máng lót thanh chuyển hướng ngang bị mòn nhanh hơn, còn các đầu thì mòn ít hơn. Ngoài ra còn có những hư hỏng khác là do mòn lổ ở mút thanh, cháy ren, lò xo ép các máng đệm vào chốt cầu bị gãy hoặc yếu.

Tuỳ theo tính chất mài mòn mà xác định khả năng tiếp tục sử dụng của nắp thanh chuyển hướng ngang hay từng chi tiết. Nếu cần thiết thì tháo rời khớp của nắp. Muốn vậy, tháo chốt chẻ của nút ren, vặn nút ra khỏi lổ rồi tháo chi tiết ra. Chốt cầu bị mòn, bị sứt mẻ hay có vết xước, cần thay mới. Đồng thời lắp máng lót mới của chốt cầu. Thay mới các lò xo mòn hoặc gãy.

Những hư hỏng đặc trưng của bộ trợ lực lái là không có lực tác dụng ở bất kỳ tần số quay nào của động cơ, lực không đủ lớn và không đồng điều khi quay tay lái sang bên này hay bên kia.

Để khắc phục hư hỏng trên hay tháo rời bơm ra, xả hết dầu nhờn, cọ rửa cẩn thận các chi tiết. Khi tháo lắp và sửa chữa bơm, không được tách riêng cụm chi tiết nắp bơm và van chuyển, stato, rôto và cánh bơm.

66

KẾT LUẬN

Sau thời gian hơn 3 tháng làm đồ án với đề tài khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái trên xe Hyundai Santafe 2010 em đã cơ bản hoàn thành đề tài này. Trong đề tài này em tìm hiểu được tính năng hoạt động của hệ thống lái, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống lái. Đồng thời tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái trên xe Hyundai Santafe 2010. Biết được các công tác chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái

Tuy nhiên do thời gian hạn chế nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy chỉ dẫn thêm. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống ôtô và đặc biệt là hệ thống lái. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, AutoCAD… phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực. Em rất mong các thầy góp ý để đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

67

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ HYUNDAI SANTAFE 2010 (Trang 62 -62 )

×