1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12

65 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 24,83 MB

Nội dung

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12 Së gi¸o DỤC ®µo t¹o TØNH H¦NG Y£N Tr­êng THPT TI£N L÷ =====aôb===== Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12 M«n : LÞch sö Ng­êi thùc hiÖn: NguyÔn Mai Thanh Tæ : Sö §Þa GDCD §¬n vÞ: Tr­êng THPT Tiªn L÷ Năm học: 2015 – 2016 MỤC LỤC PHẦN MỘT : 3 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 4 1.Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 III. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 7 1. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 2. Phương pháp nghiên cứu 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8 IV. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 8 1. Thực trạng chung môn Lịch sử 8 2. Thực trạng về việc giảng dạy bài 10 và bài 13(t2) chương trình lịch sử lớp 12. 10 3. Hiện trạng học bài của học sinh 10 PHẦN HAI: 11 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 11 I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 11 II. THIẾT KẾ 11 III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 12 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 12 2. Tiến hành dạy thực nghiệm 13 IV. CÁCH TIẾN HÀNH ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. 14 1 : Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ 14 2: Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới. 15 3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học 18 4: SĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thức 20 V. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 21 VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 22 VII. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 23 VIII: KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG 46 IX: KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 48 X: BẢNG ĐIỂM 51 A. LỚP THỰC NGHIỆM 51 B. LỚP ĐỐI CHỨNG 53 XI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN. 55 1. Phân tích dữ liệu và kết quả 55 2. Bàn luận 58 PHẦN BA: 59 KẾT LUẬN 59 I. KẾT LUẬN. 59 II. KIẾN NGHỊ. 59 1. Đối với các cấp quản lý : 59 2. Đối với GV : 59 III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 60 IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI 60 V. HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHẦN MỘT : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNHHĐH đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN”. Cùng với sự nghiệp CNH HĐH, Đảng, nhà nước, bộ giáo dục cũng có nhiều cải cách trong dạy và học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học: “Chương trình chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi khám phá nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập…;học sinh được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”, “học tập hợp tác”…rèn kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập…” Khác với các môn; Ngữ văn, Địa Lí, Sinh học, Giáo dục công dân…Lịch sử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học Lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Đây là môn học yêu cầu người học phải “Biết sự kiện Hiểu sự kiện Nhớ sự kiện” từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, và đánh giá sự kiện. Muốn khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, thì phương tiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong quá trình giảng dạy tại trường, bản thân tôi cũng như các giáo viên trong tổ đều cố gắng về đổi mới PPDH cho phù hợp với hướng dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh… ý thức rõ về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn: Tích cực sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học hiện có ở nhà trường, ứng dụng CNTT, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú trong dạy học môn Lịch sử…. Tuy nhiên các biện pháp trên cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nên các tiết học còn nhàm chán đơn điệu, học sinh không tái hiện được bức tranh quá khứ một cách rõ nét nhất. Vì vậy chất lượng bộ môn không cao. Xuất phát từ thực tế dạy và học Lịch sử ở nhà trường cũng như của bản thân, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử. Trong mỗi tiết học: trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò, phải khơi dậy được niềm đam mê ở trò. Để đáp ứng được yêu cầu đó và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Lịch sử là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học sinh. Trước thực tiễn đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục đích của đề tài là giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử hơn từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử trong nhà trường. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thấy rõ được hiệu quả của việc thay đổi phương pháp: ứng dụng SĐTD trong dạy học lịch sử lớp 12, tôi xin chọn thiết kế: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Nhóm 1: Lớp 12D1 là nhóm thực nghiệm, nhóm này sẽ được học theo phương pháp ứng dụng SĐTD trong các tiết học lịch sử . Nhóm 2: Lớp 12D2 là nhóm đối chứng, vẫn được dạy theo phương pháp truyền thống, không có sự thay đổi. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1.Cơ sở lí luận Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không những giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, mà còn nhằm truyền thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểu vai trò con người trong cộng đồng và vai trò của con người trong thế giới nói chung. Như vậy, trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật rất sôi động hiện nay, bộ môn lịch sử cần phải được giáo dục một cách đúng đắn, với phương pháp hiệu quả để góp phần giúp học sinh nắm chắc những kiến thức lịch sử làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, hình thành các năng lực tư duy, hành động, phẩm chất học sinh qua đó các em có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn Sơ đồ tư duy còn được gọi là bản đồ tư duy, hay lược đồ tư duy (Mind Map), là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập. Có nhiều cách để lập sơ đồ tư duy, như dùng bút chì, bút màu, giấy bìa, phấn màu, bảng đen… (cách truyền thống), hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế (Microsoft Powerpoint…) Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí hay bản đồ lịch sử. Người sử dụng có thể thêm hoặc bớt đi các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau thông qua màu sắc, hình ảnh, cụm từ diễn đạt (tùy theo tư duy mỗi người). Cùng một chủ đề, nhưng mỗi người có thể “thể hiện” sơ đồ tư duy theo cách riêng. Do đó, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh) được thiết kế dưới dạng công cụ đồ họa trực quan nối các hình ảnh có mối liên hệ với nhau. Vì vậy giáo viên có thể vận dụng để hỗ trợ dạy học các dạng bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho người học sau mỗi chương, phần, chuyên đề, học kì… và giúp cho cán bộ quản lí lập kế hoạch công tác hiệu quả. Con người sử dụng sơ đồ tư duy đã có cách đây hàng thế kỷ, nhằm hỗ trợ trong việc học tập, tư duy, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, báo cáo… nhưng Tony Buzan được cho là người đầu tiên đưa ra sơ đồ tư duy hiện đại vào năm 1960. Ông cho rằng, những cách ghi chép cũ bắt buộc mọi người phải đọc từ trái sang phải rồi từ trên xuống dưới, trong khi người đọc thường đọc cả trang không theo một trật tự tuyến tính nào cả, vì thế ông cải biến nó. Theo phương pháp cải tiến của Tony Buzan, sơ đồ tư duy sẽ có cấu tạo như một “cái cây” (nằm chính giữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữa sơ đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớn này tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy (hay người học) một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Rõ ràng, trên thế giới việc sử dụng sơ đồ tư duy đã được nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một cách phổ biến. Ở Việt Nam, kĩ thuật này mới được áp dụng từ năm 2006, nhưng chưa được nghiên cứu và ứng dụng đại trà trong dạy học. Sơ đồ tư duy mới chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên, học sinh trước mùa thi bằng phương pháp thủ công, truyền thống thông qua cây bút, trang giấy, bảng…Để định hướng cho học sinh tư duy, học tập tích cực, hiệu quả thì giáo viên cần tích cực ứng dụng SĐTD vào quá trình dạy học. Như vậy, sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy sẽ phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo của học sinh, giúp các em, yêu thích và hào hứng khi học sử. Hơn nữa, sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) giúp học sinh có được phương pháp học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu, đây cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng SĐTD trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử ở nhà trường cũng còn nhiều hạn chế bởi, giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách thiết kế và nắm bắt kiến thức ở SĐTD ra sao. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thật sự chú trọng, quan tâm tới phương pháp dạy học này. Mặt khác, học sinh dù đã được làm quen với cách ghi bài theo sơ đồ tư duy ở các trường THCS nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện nội dung, kiến thức như thế nào trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập tới việc ứng dụng SĐTD trong phần lịch sử lớp 12 phần lịch sử dài và khó học nhất. Thực tế đã cho thấy, việc sử dụng SĐTD đã tạo ra không khí học sôi nổi và hứng thú ở học sinh. Tôi hy vọng phương pháp dạy và học này sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa trong các nhà trường trong thời gian tới. III. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1.Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực tốt nội dung vấn đề nghiên cứu, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ: Tham khảo các tài liệu về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”. “ Thiết kế bài giảng”, “tạp chí giáo dục”…. Tham khảo các nguồn tài liệu trên mạng, một số tài liệu liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lược của học sinh. Tài liệu hướng dẫn dạy học theo phương pháp lập bản đồ tư duy của TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy của Bộ GD ĐT. Hoạt động dạy học bằng phương pháp “Lập bản đồ tư duy” (Tài nguyên dạy học Bộ GDĐT) Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh NXB Đại học sư phạm I. Sách giáo khoa, Tài liệu chuẩn KTKN lịch sử lớp 12 Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ mạng Internet Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT, lớp 12 của bộ GDĐT Thao giảng dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy Đặc biệt nghiên cứu tài liệu: “Dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng”. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 12 Thử nghiệm một số nội dung nghiên cứu vào thiết kế một bài dạy học lịch sử qua bài ( BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA; BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN 1930) Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lý. 2. Phương pháp nghiên cứu Trao đổi với học sinh Điều tra bằng phiếu, sau khi học sinh học bài dạy bằng sơ đồ tư duy. So sánh đối chiếu 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Một số nội dung về ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mà tôi tiến hành thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm của mình được giới hạn trong chương trình lịch sử lớp 12 THPT. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 THPT. IV. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Thực trạng chung môn Lịch sử Ở trường phổ thông hiện nay, hầu hết học sinh ít có hứng thú với bộ môn lịch sử. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là do việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Lịch sử. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổi mới phương pháp. Giáo viên cần khắc phục lối dạy truyền đạt một chiều, chuyển sang vai trò tổ chức hướng dẫn, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Sự chủ động của trò là cơ sở tâm lý sư phạm tạo nên hứng thú học tập của học sinh. Vì lẽ đó, vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập là yêu cầu cấp thiết trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Thực tế cho thấy các em chỉ có khả năng nhớ được những gì đã quan sát được còn cái gì mà các em không thấy, không quan sát được thì rất khó nhớ. Cũng vì thế, khi xem phim lịch sử Trung Quốc thì nhớ rất rõ các nhân vật, sự kiện của lịch sử Trung Quốc. Còn khi học sử Việt Nam bằng chữ nghĩa thì lẫn lộn các nhân vật, các sự kiện lịch sử đến nỗi các thầy cô giáo “cười ra nước mắt”. Các em mang các kiến thức lẫn lộn ấy mà lớn lên và bước vào cuộc sống mà không có niềm tự hào dân tộc anh hùng, không hứng thú học tập, các em học chỉ để trả nợ. Học xong, kiến thức không còn đọng lại trong tiềm thức của các em. Như thế, công sức giáo dục của chúng ta thật uổng phí. Người công dân tương lai của đất nước ta đa số đều thực dụng, mong sao lớn lên làm được nhiều tiền, bất chấp đất nước quê hương có phát triển, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không. Thực trạng học sinh lớp 12 trường THPT Tiên Lữ. Cụ thể : Về Hs: Hai lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính và khả năng học tập. Cụ thể: Bảng 1. Tình hình của hai lớp Số liệu Lớp Số lượng giữa các lớp Kết quả học tập HK1 của từng lớp Sĩ số Nam Nữ Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém 12D1 42 18 24 1 30 11 0 0 12D2 42 22 20 0 33 9 0 0 Đặc điểm: Cả hai lớp đều học khối D, khả năng tiếp thu của các em rất tốt, học tập mang tính tích cực, tự giác, nhưng đối với môn Lịch sử các em không có nhiều hứng thú. Khảo sát thực tế: Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 12D1, 12D2 theo nội dung sau: Có 5 môn: Toán, Văn , Anh , Sử, Địa. Phiếu trả lời Lớp: Bảng 2: Phiếu trả lời học tập STT Môn học Đánh dấu (+) vào môn học em thích học 1 Toán 2 Văn 3 Anh 4 Sử 5 Địa Bảng 3: Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ môn của học sinh như sau: Lớp Sĩ số Sở thích môn học Văn Sử Địa Toán Anh SL % SL % SL % SL % SL % 12D1 42 35 83 5 12 25 60 33 79 35 83 12D2 42 35 83 4 10 17 40 27 64 19 45 Qua bảng 3 cho thấy đa số các em thích học các môn: Toán, Văn, Ngoại Ngữ vì các môn này có nhiều trường để lựa chọn thi Đại học. Ngược lại số lượng học sinh thích môn sử rất ít khoảng 10% 12% vì môn sử khô khan, khó nhớ, nhiều sự kiện, ít tổ hợp môn, khó lựa chọn trường thi Đại học. 2. Thực trạng về việc giảng dạy bài 10 và bài 13(t2) chương trình lịch sử lớp 12. Bài 10 và bài 13 (t2) trong chương trình lịch sử lớp 12 là bài dài, nhiều mục và nhiều kiến thức. Thông thường khi dạy bài này, giáo viên chọn phương pháp dạy truyền thống: thuyết trình, lập bảng thống kê, liệt kê các thành tựu cho học sinh tìm hiểu. Việc trình bày theo lối liệt kê này khiến cho bài giảng khô khan, trở nên nhàm chán, không gây hứng thú học nên không thu hút được học sinh tham gia. 3. Hiện trạng học bài của học sinh Do bài dài, có nhiều sự kiện, nhiều thành tựu, bài giảng không gây hứng thú nên học sinh học bài rất khó khăn. Thậm chí có nhiều em không muốn học bài. Các em có học thì lại rất hay quên, chỉ nhớ được rất ít các sự kiện và hay nhầm lẫn. Như vậy, việc dạy và học đều không hiệu quả, bài giảng không thành công. Cần có một phương phương pháp mới để học sinh dễ tiếp thu và hứng thú hơn trong việc học bài này. PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Phần lịch sử lớp 12 tương đối dài và khó nhớ do có nhiều sự kiện, nhiều giai đoạn, nhiều vấn đề. Nếu để học sinh học theo cách truyền thống là học thuộc lòng thì chỉ sau vài ngày là các em lại quên hết. Nhưng nếu học theo phương pháp mới là dùng SĐTD, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các em thì các em sẽ nhớ rất lâu. Mặc dù kiến thức lịch sử lớp 12 rất nặng nhưng lại có thể dễ dàng chia thành nhiều giai đoạn, nhiều phần nhỏ nên rất dễ cho việc áp dụng SĐTD trong từng bài giảng. Do vậy tôi lựa chọn phần lịch sử lớp 12 cho bài nghiên cứu của mình. Tôi lựa chọn hai lớp học 12D1 và 12D2 vì khả năng nhận thức của hai lớp là tương đương. Đây lại là hai lớp khối D vì thế khả năng tư duy rất tốt và rất nhanh. Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. II. THIẾT KẾ Chọn 2 lớp nguyên vẹn: lớp 12D1 là nhóm thực nghiệm và lớp 12D2 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 45p đầu học kì I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm không có sự khác nhau. Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,8 6,8 P= 0,121 P=0,121 >0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có ứng dụng SĐTD O3 Đối chứng O2 Dạy học không ứng dụng SĐTD O4 III. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy: Giúp học sinh biết được những thành phần cấu tạo nên một sơ đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân. • Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu. • Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn. • Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa. • Mỗi từhình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng. • Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa. • Những đường thẳng dài bằng từhình ảnh. • Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp sơ đồ. • Phát huy phong cách cá nhân riêng của học sinh. • Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy của mỗi học sinh. • Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy. Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của sơ đồ tư duy, chúng ta áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn, làm bài tập lịch sử, đặc biệt là củng cố bài và các tiết tự chọn. Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ khái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: ( Nội dung chìa khóa là cây cành nhánh) từ đó học sinh mở rộng, phát triển thêm theo sự sáng tạo của mình. 2. Tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm là bắt đầu từ học kì I của năm học. Thực hiện dạy học bằng cách lập SĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau: Bước 1: Trong mỗi bài học mới, học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề, bài học. Nó giúp học sinh liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức ghi chép cực kỳ hiệu quả. (Lưu ý: SĐTD là một sơ đồ mở, GV yêu cầu các nhóm HS nên vẽ các kiểu SĐTD khác nhau, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếu cần). IV. CÁCH TIẾN HÀNH ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. 1 : Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 57 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ 1: Trước khi dạy học Bài 5: Các nước Châu Phi và Mỹ la tinh (Lịch sử 12), giáo viên sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh ở bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện SĐTD về sự ra đời và quá trình phát triển thành viên của tổ chức ASEAN (Phần I, mục3) 2: Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới. Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng SĐTD để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Ví dụ 1: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm (1939 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Lịch sử 12), để xác định lệnh Tổng khởi nghĩa, việc giành chính quyền ở Hà Nội, trong cả nước và ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với học sinh. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả. Vì nội dung dàn trải, hết nội dung này đến nội dung khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về việc chớp thời cơ để Tổng khởi nghĩa và việc giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với việc giành chính quyền trong cả nước và đặc biệt là ý nghĩa to lớn, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám. Do vậy, sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường để hoàn thành bài tập. Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được một sơ đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau. Ví dụ 2: Hoặc khi dạy Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền ở Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (19731975) – Lịch sử 12, Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy ở mục III, ý 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Qua sơ đồ tư duy học sinh khắc sâu được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Hay khi học Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ lịch sử lớp 12, Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy ở mục I, ý 3: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN Sau khi học sinh đã hoàn thiện sơ đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, sự phát triển thành viên của tổ chức ASEAN. Ví dụ 2: Trước khi dạy Tiết 17 Mục II Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt từ năm 19191925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện SĐTD ở tiết 16 (Mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhât) Như vậy qua việc hoàn thiện SĐTD, học sinh nói rõ hơn về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng gia cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ chìa khóa trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên cần căn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét. 3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học Củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là cho học sinh tự thiết kế một sơ đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý. Giáo viên có thể giao cho học sinh vẽ sơ đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học vừa được dạy, cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm bài học. Ví dụ 1: Khi dạy Bài 1: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (lịch sử 12), sau khi học sinh đã tự thiết kế cho mình một SĐTD xong thì giáo viên có thể củng cố kiến thức bài học cho học sinh với SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn như sau: Ví dụ 2: Khi dạy Bài 18 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19461950) (lịch sử 12), sau khi dạy xong mục IV: Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, giáo viên có thể nhấn mạnh nội dung kiến thức bài học này một cách đầy đủ và trực quan bằng SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn: Qua việc củng cố nội dung bài học theo hình thức này học sinh sẽ nhớ lâu, nhớ kỹ nội dung bài học và phát huy được tính sáng tạo, tư duy của mình, các em sẽ yêu thích môn Lịch sử hơn. 4: SĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thức Sau mỗi chương, mỗi phần, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trước khi các em làm bài tập và làm bài kiểm tra chương, kiểm tra học kì, thi cuối năm. Với thế mạnh của SĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối, là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, SĐTD sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng SĐTD trong tiết ôn tập, củng cố: Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập SĐTD, sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với SĐTD do giáo viên lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại SĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của mình. Cách khác: Giáo viên lập SĐTD mở. Trong giờ ôn tập, củng cố, giáo viên chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu, hoặc thừa thông tin trong tiết học đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớp lập được một SĐTD ôn tập, củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lý. Cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh (suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn) và giờ ôn tập, tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn. Bên cạnh đó còn có cách khác như chia nhóm và từng nhóm lập SĐTD. Sau đó các nhóm lên trình bày SĐTD của nhóm, nhóm khác nhận xét về: + Nội dung cơ bản kiến thức trong chương đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nào không? + Cách trình bày đã hợp lý chưa? Vị trí các thông tin như thế nào? + Cấu trúc của SĐTD đã hợp lý chưa? Đã làm nổi bật nội dung cơ bản chưa? + Nhìn tổng thể có hợp lý không, có hấp dẫn được người học không? Với cách lập SĐTD như trên, chắc chắn giờ ôn tập, củng cố kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao. V. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch Sử nhằm giúp các em dễ hiểu dễ nhớ và có hứng thú khi học môn Lịch Sử. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý chí vươn nên trong học tập, trong cuộc sống. VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. VII. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được nguồn gốc – đặc điểm và những thành tựu chủ yếu của CMKH CN và xu thế toàn cầu hóa sau chiến tranh thế giới II. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ và kỹ năng vẽ SĐTD… 3. Tư tưởng: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của CMKH CN đối với sự phát triển của thế giới, thấy rõ ý chí vươn lên không ngừng của con người trong việc tìm tòi, khám phá thế giới. Từ đó học sinh cần cố gắng trong học tập và rèn luyện để tiếp thu kiến thức, nắm bắt kịp sự tiến bộ về KHKT CN tiên tiến của thế giới góp phần đẩy nhanh công CNH HĐH, đất nước Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực chung Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo Năng lực tự học, năng lực hợp tác Năng lực sử dụng công nghệ thông tin Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ Năng lực chuyên biệt Năng lực vẽ sơ đồ tư duy Tái hiện sự kiện, hiện tượng, thành tựu lịch sử… Thực hành bộ môn lịch sử Xác định mối liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử So sánh phân tích, phản biện, khái quát hóa Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử vào thực tiễn Sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử Hình thành xúc cảm của GV HS II.Chuẩn bị của thầy và trò. 1.Thầy: Giáo án, máy chiếu, hình ảnh minh họa, tranh ảnh tư liệu về những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại… 2.Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới, tìm hiểu các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học lần 2 và những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa . III. Tiến trình bài giảng. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm Hoạt động 1 Gv: chia lớp thành 4 nhóm và giao nội dung cho các nhóm thảo luận. Nhóm 1: Tìm hiểu nguồn gốc đặc điểm của cuộc CMKH CN. Nhóm 2: Nêu thành tự CMKH CN Nhóm 3: Ý nghĩa và tác động củaCMKH CN Nhóm 4: Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó. Hs: Làm việc theo nhóm và đưa ra nhận xét của mình về nhiệm vụ được giao. Nhóm khác có thể nhận xét theo kĩ thuật 3 2 1 hoặc kĩ thuật lắng nghe phản hồi tích cực. Năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác, năng lực phân tích một vấn đề lịch sử, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử để đưa ra chính kiến riêng của mình, năng lực vẽ SĐTD... Gv: Vẽ sơ SĐTD, vẽ đến phần nhóm nào được phân công thảo luận, gọi đại diên nhóm trưởng lên trình bày. Hoạt động 2, nhóm 1 Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. 1. Nguồn gốc và đặc điểm. (Vẽ sơ đồ) Hs: Nêu khái niệm CMKH CN. CMKH CN là sự thay đổi cơ bản trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, cũng như mối quan hệ căn bản của nó. Trong đó quan trọng nhất và nổi lên hàng đầu là yếu tố con người, trong hệ thống sản xuất vào việc vận dụng khoa học kĩ thuật. Hs: Nêu nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng khoa họccông nghệ? Nguồn gốc: Do nhu cầu cuộc sống, sản xuất… Thực trạng của cuộc sống, ô nhiễm môi trường, vơi cạn nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… Những thành tựu KHKT lần 1 là tiền đề và thúc đẩy KHCN Yêu cầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Gv: Tại sao CTTGII là nguồn gốc trực tiếp đến CMKH CN, nước khởi đầu CMKH – CN là nước nào? Vì sao? Hs: Mĩ là nước khởi đầu vì Mĩ có đầy đủ các điều kiện thu hút các nhà khoa học lỗi lạc đến đây nghiên cứu (Đk kinh tế, hòa bình) và trong CTTG II cả 2 bên tham chiến cần phải chế tạo ra các loại vũ khí có tính năng tàn phá và sát thương lớn vì thế Mĩ là nước đầu tiên chế tạo ra bom nguyên tử. Gv: Nx, bổ sung, chốt vấn đề. GV: Lấy dẫn chứng, hs rút ra đặc điểm của CMKH – CN. Vd: 5500 năm cách ngày nay phát hiện ra đồng đỏ, 4000 năm cách ngày nay phát hiện ra đồng thau và 3000 năm phát hiện ra sắt. Nhưng hiện nay khoảng 1 tuần Nhật Bản sáng chế ra một vi mạch mới … Hs: rút ra đặc điểm từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn lại…vv Gv: gọi nhóm khác nhận xét theo kĩ thuật 321. Gv nx, bổ sung, chốt vấn đề. Năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác, năng lực phân tích một vấn đề lịch sử, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử để đưa ra chính kiến riêng của mình, năng lực so sánh, năng lực liên hệ với thực tế, năng lực vẽ sơ đồ tư duy… Hoạt động 3, nhóm 2. 2. Những thành tựu tiêu biểu (vẽ sơ đồ) Hs: nêu những thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản? Toán học: diễn ra quá trình toán học hóa khoa học; tất cả các môn học đều sử dụng toán học, kể cả môn Văn, như làm bài theo phương pháp trắc nghiệm, hay chọn đáp án đúng… Hóa học: tìm ra hàng loạt các nguyên tố mới như: Titan nhẹ =12 Fe, cứng hơn Fe, nguyên tố sản xuất máy bay và vũ trụ hiện nay(thời đại Titan). Pêtơnhông chất cách điện nóng chảy nhiệt độ 300c và làm lạnh 200c Hs: quan sát hình 25 (sgk) và cho biết thế nào là phương pháp sinh sản vô tính, điểm tích cực và hạn chế của phương pháp này Gv: giải thích: Sinh sản vô tính là phương pháp nhằm tạo ra những con vật mới (kể cả người) bằng những tế bào lấy ra từ mẹ (nhưng không do mẹ mạng thai) mà nuôi trong ống nghiệm + Tích cực: Tạo ra nhanh chóng những con vật mới với những tính năng ưu việt, mở ra kỉ nguyên mới trong y học, sinh học, đẩy lùi bệnh và tuổi già + Hạn chế (đối với người): Gây lo ngại về mặt pháp lí, đạo lí và nguy cơ thương mại hoá công nghệ gien. Hs: liên hệ thêm những thành tựu KHKT được ứng dụng vào đời sống và sản xuất của con người Gv: ? Nêu thành tựu về các ngành khoa học mới mà em biết và vai trò của nó? Hs: Nêu: Công cụ sản xuất mới và vai trò của công cụ sản xuất mới như: máy tính có thể tính toán thay cho con người, một giây máy tính có thể tính được hàng triệu phép tính, rô bốt có thể lặn dưới đáy đại dương sâu 6000 7000m hoặc lau cửa kính của những ngôi nhà 50 tầng, hay làm việc trong các nhà máy điện hạt nhân , nơi mà con người không thể làm được. Các nguồn năng lượng mới như: : Năng lượng mặt trời, nguyên tử, năng lượng gió, nguồn xăng sinh học...thay thế cho nguồn năng lượng đang cạn kiệt trong tự nhiên. Gv: mở rộng, liên hệ Việt Nam đã tìm ra nguồn năng lượng xăng sinh học E502, năm 2014 thành phố Đà Nẵng là nơi đầu tiên dùng thử nghiệm. Ưu điểm của nguồn xăng sinh học là tránh ô nhiễm môi trường, thay thế cho các nguồn xăng, dầu trong tự nhiên, giá thành hạ…. Hs: kể vật liệu mới: Polime, nguyên liệu làm tiền của Việt Nam, nguyên liệu này khó rách, khó nhàu hoặc vật siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu mỏng, siêu, cứng như Titan… Gv phát vấn: Nêu khái niệm cách mạng xanh? Hs: trả lời CM xanh trong nông nghiệp là cuộc CM tạo ra các loại giống mới có năng suất cao, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại, tìm ra được các loại hóa chất đảm bảo cho cây trồng phát triển và bảo vệ môi trường. Gv: Những nước nào trên thế giới đã tiến hành cách mạng xanh và ý nghĩa của cách mạng xanh ? Những nước đã tiến hành cách mạng xanh như: Mĩ, Ấn Độ. Cách mạng xanh đã giải quyết được nạn đói, đáp ứng nhu cầu lương thực, nâng cao chất lượng cuộc sống… Hs: Nêu thành tựu trong lĩnh vực giao thông như: Tàu siêu tốc, tàu từ trường, máy bay siêu âm, tàu điện ngầm… Gv: hướng dẫn học sinh về lập bảng thống kê những thành tựu của CMKH CN. Năng lực cần đạt: Năng lực tái hiện thành tựu, năng lực tự học, năng lực so sánh, năng lực liên hệ với thực tế, năng lực liệt kê, năng lực vẽ sơ đồ tư duy… Hoạt động 4, nhóm 3. 3.Vị trí, tác động. (vẽ sơ đồ) Hs: Nêu vị trí , tác động tích cực và têu cực của CMKH CN. Hs: liên hệ thực tế ở Việt Nam. Như vấn về vấn đề ô nhiễm (ở các thành phố lớn), tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Sự tập trung dân số quá đông ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp HCM … dẫn đến tình trạng luôn tắc đường, nhiều vấn đề xã hội khác chưa được giải quyết. Gv:? Em có thể nêu giải pháp để khắc phục tình trạng này? Gv: Nx, bổ sung, chốt vấn đề. Năng lực cần đạt: năng lực liên hệ, năng lực phân tích, so sánh và đánh giá, năng lực dùng ngôn ngữ lịch sử đưa ra chính kiến cuả mình, năng lực hùng biện… Hoạt động 5, nhóm 4. 4.Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó. (Vẽ sơ đồ) Hs: Nêu khái niệm và thời gian xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa. Hs: giải thích vì sao đây là xu thế khách quan không thể đảo ngược. (liên hệ với Việt Nam) Gv Phát vấn: Bản chất Biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá? Hs: Phân tích . Gv: Phát vấn: Tác động của xu thế toàn cầu hoá? Hs: Phân tích, liên hệ Gv:Nx, chốt ý, bổ sung, chốt vấn đề. Năng lực cần đạt: năng lực tái hiện, giải quyết vấn đề, năng lực liên hệ năng lực phân tích, so sánh và đánh giá,năng lực giao tiếp và đưa ra chính kiến riêng của mình, năng lực vẽ sơ đồ tư duy… Hs cần vẽ được sơ đồ tư duy của bài. IV.1.Kết luận: Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh: Nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu, vị trí ý nghĩa của cuộc CMKH CN Xu thế toàn cầu hóa, biểu hiện và tác động của xu thế toàn cầu hóa.. IV.2. Hoạt động thực hành: Kể tên các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, công cụ sản xuất mới mà em biết. Thành tựu này áp dụng ở Việt Nam như thế nào? Hình thành năng lực vận dụng thực tế. IV.3. Hoạt động ứng dụng: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk. Hình thành năng lực vẽ sơ đồ tư duy, năng lực vận dụng thực tế, năng lực truy xuất kiến thức… IV.4. Hoạt động bổ sung: Hs tham khảo các thành tựu KHCN trên web, bách khoa tri thức, violet… Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức: HS nhận thức được sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng có khuynh hướng dân tộc dân chủ. Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản VN là kết quả của sự lựa chọn, sàng lọc lịch sử. 2 Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức, đảng chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. 3 Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản. 4 Định hướng phát triển kĩ năng: Năng lực chung Năng lực giao tiếp Năng lực sáng tạo Năng lực tự học Năng lực hợp tác Năng lực sử dụng công nghệ thông tin Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực sử dụng ngôn ngữ Năng lực chuyên biệt Năng lực vẽ sơ đồ tư duy Tái hiện sự kiện, hiện tượng, thành tựu lịch sử… Thực hành bộ môn lịch sử Xác định mối liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử So sánh phân tích, phản biện, khái quát hóa Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử vào thực tiễn Sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử Hình thành xúc cảm của GV HS II Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: Thầy: Giáo án, tranh ảnh, Tư liệu tham khảo, máy chiếu… Trò: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh của Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thái Học, học bài cũ, đọc bài mới, vẽ sơ đồ cô giáo giao về nhà… III Tiến trình lên lớp: 1 Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2 Kiểm tra bài cũ: Nêu hiểu biết của em về Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên?Tại sao nói HVNCMTN là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam? 3 Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm Hoạt động 1: Hoạt đông tập thể: Gv: Tình hình CM nước ta thời kỳ này có gì đáng chú ý? Hs: trả lời sự xuất hiện cùng một lúc 3 tổ chức cộng sản. Gv: giới thiệu sự ra đời 3 tổ chức Hs: Nêu ý nghĩa và hạn chế của 3 tổ chức này. II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. 1.Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929. (vẽ sơ đồ) Hs: Nêu ý nghĩa và hạn chế của 3 tổ chức này. Gv: Nx, bổ sung, chốt vấn đề: Sự ra đời của 3 tổ chức là sản phẩm tất yếu của lịch sử. Chứng tỏ phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh. Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, ảnh hưởng xấu đến cách mạng Việt Nam Yêu cầu đặt ra Thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất. Năng lực cần đạt: năng lực tái hiện, giải quyết vấn đề, năng lực liên hệ, năng lực phân tích, so sánh và đánh giá,năng lực giao tiếp và đưa ra chính kiến riêng của mình, năng lực vẽ sơ đồ tư duy.. Hoạt động 2. 2.Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (Vẽ sơ đồ) Gv? :Trình bày hoàn cảnh và nội dung của Hội nghị thành lập đảng? Hs: trả lời, Gv nhận xét và chốt ý. Cuối năm 1929 phong trào CN phát triển mạnh mẽ trong đó gc CN trở thành lực lượng tiên phong. Trong nước có 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng gây trở ngại cho phong trào CM. Yêu cầu bức thiết là phải có 1 Đảng CS thống nhất trong cả nước. Trước tình hình đó, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng Sản, NAQ về Hương Cảng (TQ) hợp nhất các tổ chức cộng sản. Nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành ĐCSVN.(611930721930) tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ soạn thảo. Gv: Dựa vào đâu chứng tỏ chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đúng đắn, sáng tạo mang đậm tính dân tộc, tính nhân văn? Gv nêu câu hỏi: Phân tích nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên? Hs trả lời câu hỏi, Gv nhận xét: Gv: ? Dựa vào đâu chứng tỏ chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đúng đắn, sáng tạo mang đậm tính dân tộc, tính nhân văn… Hs : Trả lời, Gv bổ Sung chốt vấn đề. Dựa vào đường lối chiến lược chính cương đề ra phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam… + CM VN trải qua 2 gđ: CMTSDQ(sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ) và thổ địa CM> CMXHCN +Nhiệm vụ: Đánh đỗ ĐQ, PK và TS phản CM… + Lực lượng là quần chúng công nôngbinh – trí trung lập tiểu địa chu, tư sản. +Lãnh đạo cách mạng : thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS VN. +Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giơi. Sáng tạo : kết hợp đáu tranh giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với CNHX. Nhân văn : Lôi kéo các giai cấp trung gian đứng về phía cách mạng… Hs : Phân tích ý nghĩa của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời? c. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. + Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin phong trào CN và phong trào yêu nước Việt Nam. + Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học và sáng tạo. Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội đảng lần thứ III (91960) quyết định lấy ngày 32 hàng năm để kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Năng lực cần đạt: năng lực tái hiện, giải quyết vấn đề, năng lực liên hệ, năng lực phân tích, so sánh và đánh giá,năng lực giao tiếp và đưa ra chính kiến riêng của mình…… Sau khi học xong Hs cần vẽ được sơ đồ tư duy IV.1.Kết luận: Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, tích cực và hạn chế… Hoàn cảnh, ý nghĩa và nội dung hội nghị thành lập Đảng.? IV.2.Hoạt động thực hành: Nêu vai trò của ĐCS qua các thời kì lịch sử? Hình thành năng lực vận dụng thực tế. IV.3.Hoạt động ứng dụng: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk. Hình thành năng lực vẽ sơ đồ tư duy, năng lực vận dụng thực tế, năng lực truy xuất kiến thức… IV.4. Hoạt động bổ sung: Hs tham khảo về sự ra đời của các tổ chức cộng sản và hội nghị thành lập Đảng trên web, bách khoa tri thức, violet… VIII: KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG A. Đề bài Câu 1 (5đ): Trình bày hiểu biết của em về trật tự 2 cực Ianta. Trật tự này được hình thành dẫn đến hệ quả gì? Câu 2 (5đ): Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH (1950 những năm 70).Tại sao giai đoạn này LX có cả thành tựu và hạn chế nhưng CNXH vẫn phát triển mạnh? Việt Nam học được bài học kinh nghiệm gì từ Liên Xô? B. Hướng dẫn đáp án: Câu 1 (5đ): Trình bày hiểu biết của em về trật tự 2 cực Ianta. Trật tự này được hình thành dẫn đến hệ quả gì? a. Bối cảnh. (1.5đ) Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh: + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. + Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. Từ ngày 4→ 1121945, hội nghị quốc tế được họp ở Ianta(Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh. b. Nội dung hội nghị. (2.0đ) Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở Châu Á sau khi phát xít Đức bị đánh bại từ 2 đến 3 tháng. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi chiếm đóng, ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á… c. Hệ quả.(1.5đ) Những quyết định của hội nghị Ianta cùng với những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của Trật tự thế giới mới Trật tự 2 cực Ianta. Thế giới hình thành 2 cực, 2 phe, Phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, phe TBCN do Mĩ đứng đâu. Mĩ, Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. Câu 2 (5đ): Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH (1950 những năm 70).Tại sao giai đoạn này LX có cả thành tựu và hạn chế nhưng CNXH vẫn phát triển mạnh? a. hoàn cảnh(0.5đ) Liên xô vừa hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế Tiếp tục đưa ra các kế hoạch dài hạn để xây dựng CNXH b) Thành tựu(25đ) Công nghiệp: Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Nông nghiệp: Sản lượng trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16% năm. Khoa học kĩ thuật: + Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. + Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đua nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất. Xã hội: Thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí. Đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ, giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc và các nước XHCN. c. Ý nghĩa (2.0đ) Liên Xô trở thành 1 nước XHCN hùng cường, là chỗ dựa của hòa bình và an ninh thế giới. Trong giai đoạn này công cuộc xây dựng CNXH vừa có thành tựu và hạn chế, nhưng thành tựu là chủ yếu, lên CNXH ở Liên Xô vẫn phát triển mạnh… Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm: + Đổi mới nhưng kiên trì con đường mà XHCN…không nóng vội chủ quan… IX: KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG A. ĐỀ BÀI Câu 1 (2.5đ):Nguồn gốc, đặc điểm của cuộc CMKH CN? Câu 2 (4đ): Dựa vào đâu chứng tỏ cương lĩnh chính trị đầu tiên của NAQ đúng đắn, sáng tạo, mang đậm giá trị nhân đạo, nhân văn? Câu 3 (3.5đ); Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa biểu hiện như thế nào? Trước xu thế toàn cầu hóa Việt Nam có thời cơ và thách thức như thế nào? Vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trước xu thế toàn cầu hóa? B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (2.5đ):Nguồn gốc, đặc điểm của cuộc CMKH CN? Nguồn gốc(1.5đ) Do nhu cầu cuộc sống, sản xuất… Thực trạng của cuộc sống, ô nhiễm môi trường, vơi cạn nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… Những thành tựu KHKT lần 1 là tiền đề và thúc đẩy KHCN Yêu cầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc điểm(1.0đ) Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn lại Trong giai đoạn 2 cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ. . Câu 2 (4đ): Gt (0,5đ) Dựa vào đường lối chiến lược chính cương đề ra phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam… Đúng đắn (2,5đ ) + Đương lối chiến lược: CMTSDQ(sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ) và thổ địa CM > CMXHCN + Nhiệm vụ: Đánh đỗ ĐQ, PK và TS phản CM… + Lực lượng là quần chúng công – nông – binh – trí, lôi kéo trung lập trung tiểu địa chủ và tư sản.. + Lãnh đạo cách mạng : thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS VN. + Vị trí : cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giơi. + Mối quan hệ : CMVN phải liên kết với phong trào công nhân ở chính quốc. Nx : Chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đây là cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo, mang đậm tính dân tộc và tính nhân văn.. Sáng tạo (0,5đ): Kết hợp đáu tranh giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với CNHX… Nhân văn(0,5đ) Lôi kéo các giai cấp trung gian đứng về phía cách mạng… Câu 3 (3.5đ); Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa biểu hiện như thế nào? Trước xu thế toàn c

SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Sở giáo DC & đào tạo TỉNH HƯNG YÊN Trờng THPT TIÊN Lữ =====aa a===== ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Môn : Lịch sử Ngời thực hiện: Thanh Nguyễn Mai Tổ : Sử - Địa - GDCD Đơn vị: Trờng THPT Tiên Lữ Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Nm hc: 2015 2016 SNG KIN KINH NGHIM ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Chc v MC LC : Giỏo viờn Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L Thỏng nm 2015 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Khao sat thc tờ: Thc trang vờ viờc giang day bai 10 va bai 13(t2) chng trinh lich s lp 12 10 Hiờn trang hoc bai cua hoc sinh 10 PHN MT : T VN I Lí DO CHN TI Hiờn t nc ta ang y manh s nghiờp CNH-HH t nc tiờn nhanh, tiờn manh trờn ng XHCN Tng bc hi nhp quc tờ a nc ta tr nc cụng nghiờp, sanh vai cựng vi cac cng quc nm chõu, thc hiờn mc tiờu cua ang la Xõy dng cụng CNXH va bao vờ vng chc nc Viờt Nam XHCN Cựng vi s nghiờp CNH- HH, ang, nha nc, b giao dc cng cú nhiờu cai cach day va hoc, c biờt la i mi phng phap day hoc Nghi quyờt trung ng khúa XI vờ i mi cn ban, toan diờn giao dc va ao tao ó khng inh tm quan cua i mi phng phap day hoc: Chng trỡnh chỳ trng ti yờu cu s dng cỏc phng phỏp dy hc tớch cc, chỳ ý cho hc sinh thc hnh, dng kin thc, k nng vo cỏc tỡnh thc tin, cỏc tỡnh cú tớnh phc hp, tỡm tũi khỏm phỏ nghiờn cu, thc hin cỏc d ỏn hc tp;hc sinh c tham gia cỏc hỡnh thc hc cỏ nhõn, hc hp tỏcrốn k nng hc tp, cú thỏi tớch cc i vi vic hc Khac vi cac mụn; Ng vn, ia Lớ, Sinh hoc, Giao dc cụng dõnLich s la mt mụn hoc c thự vi nhng chui s kiờn, din biờn ó din qua kh Vi vy, nhiờm v cua day hoc Lich s la khụi phc lai bc tranh qua Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 kh t ú rỳt bai hoc t qua kh, dng nú vao cuc sng hiờn tai va tng lai õy la mụn hoc yờu cu ngi hoc phai Bit s kin - Hiu s kin - Nh s kin t ú cú s phõn tớch, t lụgic, khai quat, va anh gia s kiờn Mun khụi phc lai bc tranh qua kh mt cach sinh ng, thi phng tiờn trc quan la mt yờu t hờt sc cn thiờt Trong qua trinh giang day tai trng, ban thõn tụi cng nh cac giao viờn t ờu c gng vờ i mi PPDH cho phự hp vi hng dy hc ly hc sinh lm trung tõm, dy hc theo hng phỏt huy tớnh tớch cc ca hc sinh ý thc rừ vờ tm quan cua viờc i mi phng phap day hoc b mụn: Tớch cc s dng dựng, phng tiờn day hoc hiờn cú nha trng, ng dng CNTT, tim tũi cac biờn phap gõy hng thỳ day hoc mụn Lich s Tuy nhiờn cac biờn phap trờn cng cha thc s mang lai hiờu qua cao nờn cac tiờt hoc cũn nham chan n iờu, hoc sinh khụng tai hiờn c bc tranh qua kh mt cach rừ nột nht Vi vy cht lng b mụn khụng cao Xut phat t thc tờ day va hoc Lich s nha trng cng nh cua ban thõn, mt t la lam thờ nao nõng cao cht lng day va hoc b mụn Lich s Trong mi tiờt hoc: trũ phai hng thỳ, say mờ; thy phai phat huy c tớnh tớch cc trũ, phai dy c niờm am mờ trũ ap ng c yờu cu ú va yờu cu i mi phng phap day hoc thi viờc s dng s t day va hoc Lich s la phng phap ti u nhm phat huy tớnh tớch cc va kha nng t cua hoc sinh Trc thc tin ú, tụi ó manh dan la chon tai: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 lam tai nghiờn cu cua minh Mc ớch cua tai la giỳp cho giao viờn va hoc sinh yờu thớch mụn lich s hn t ú cú th nõng cao cht lng day va hoc lich s nha trng II PHM VI NGHIấN CU thy rừ c hiờu qua cua viờc thay i phng phap: ng dng STD day hoc lich s lp 12, tụi xin chon thiờt kờ: Kim tra trc tac ng va sau tac ng i vi cac nhúm tng ng Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Nhúm 1: Lp 12D1 - la nhúm thc nghiờm, nhúm se c hoc theo phng phap ng dng STD cac tiờt hoc lich s Nhúm 2: Lp 12D2 - la nhúm i chng, võn c day theo phng phap truyờn thng, khụng cú s thay i III C S L LUN 1.C s lớ lun Mụn lich s nha trng ph thụng cú chc nng va nhiờm v quan trong viờc ao tao va giao dc thờ hờ tr Mc tiờu cua b mụn lich s trng ph thụng khụng nhng giỳp cho hoc sinh cú c nhng kiờn thc c ban, cn thiờt vờ lich s dõn tc va lich s thờ gii, ma cũn nhm truyờn th cho hoc sinh ý ngha cua qua kh va tiờp tc hiờn tai, dõn dt hoc sinh hiu vai trũ ngi cng ng va vai trũ cua ngi thờ gii núi chung Nh vy, thi cach mang khoa hoc k thut rt sụi ng hiờn nay, b mụn lich s cn phai c giao dc mt cach ỳng n, vi phng phap hiờu qua gúp phn giỳp hoc sinh nm chc nhng kiờn thc lich s lam c s cho viờc hinh thờ gii quan khoa hoc, giao dc lũng yờu quờ hng, t nc, truyờn thng dõn tc, hinh cac nng lc t duy, hanh ng, phm cht hoc sinh qua ú cac em cú thai ng x ỳng n i sng xó hi C s thc tin S t cũn c goi la ban t duy, hay lc t (Mind Map), la mt hinh thc ghi chộp ng thi hinh anh, ng nột, mau sc, ch viờt vi s t tớch cc, nhm tim tũi, ao sõu, m rng ý tng, túm tt nhng ý chớnh cua mt ni dung, hờ thng húa kiờn thc cua mt chu ờ, cac cach giai mt dang bai Cú nhiờu cach lp s t duy, nh dựng bỳt chi, bỳt mau, giy bia, phn mau, bang en (cach truyờn thng), hoc ng dng cụng nghờ thụng tin thiờt kờ (Microsoft Powerpoint) S t la mt s m, khụng yờu cu t lờ, chi tiờt kht khe nh ban ia lớ hay ban lich s Ngi s dng cú th thờm hoc bt i cac nhanh, mi ngi ve mt kiu khac thụng qua mau sc, hinh anh, cm t Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 din at (tựy theo t mi ngi) Cựng mt chu ờ, nhng mi ngi cú th th hiờn s t theo cach riờng Do ú, s dng s t se phat huy c ti a nng lc sang tao cua ngi day va ngi hoc C chờ hoat ng cua s t chỳ ti hinh anh, mau sc vi cac mang li liờn tng (cac nhanh) c thiờt kờ di dang cụng c hoa trc quan ni cac hinh anh cú mi liờn hờ vi Vi vy giao viờn cú th dng h tr day hoc cac dang bai nghiờn cu kiờn thc mi, bai ụn tp, cung c, hờ thng húa kiờn thc cho ngi hoc sau mi chng, phn, chuyờn ờ, hoc ki va giỳp cho can b quan lớ lp kờ hoach cụng tac hiờu qua Con ngi s dng s t ó cú cach õy hang thờ k, nhm h tr viờc hoc tp, t duy, ghi nh, giai quyờt ờ, bao cao nhng Tony Buzan c cho la ngi u tiờn a s t hiờn vao nm 1960 ễng cho rng, nhng cach ghi chộp c bt buc moi ngi phai oc t trai sang phai ri t trờn xung di, ngi oc thng oc ca trang khụng theo mt trt t tuyờn tớnh nao ca, vi thờ ụng cai biờn nú Theo phng phap cai tiờn cua Tony Buzan, s t se cú cu tao nh mt cai cõy (nm chớnh gia), xung quanh cú nhiờu nhanh ln khac Cai cõy gia s la mt ý tng chớnh hay hinh anh trung tõm, ni vi nú la cac nhanh ln th hiờn cac liờn quan rt quan vi ý tng chớnh Cac nhanh ln tiờp tc c phõn nhiờu nhanh nh, ri nhanh nh hn, nhanh nh hn na nhm th hiờn chu kiờn thc mc sõu hn S phõn nhanh c thờ tiờp tc va cac kiờn thc, hinh anh luụn c ni kờt vi S liờn kờt tao mt bc tranh tng th mụ ta ý tng trung tõm cua ngi day (hay ngi hoc) mt cach y u va rừ rang nht Rừ rang, trờn thờ gii viờc s dng s t ó c nghiờn cu, hờ thng húa va s dng mt cach ph biờn Viờt Nam, k thut mi c ap dng t nm 2006, nhng cha c nghiờn cu va ng dng tra day hoc S t mi ch c dựng tan man gii sinh viờn, hoc sinh trc thi bng phng phap thu cụng, truyờn thng thụng qua cõy bỳt, trang Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 giy, bang inh hng cho hoc sinh t duy, hoc tớch cc, hiờu qua thi giao viờn cn tớch cc ng dng STD vao qua trinh day hoc Nh vy, s dng s t (STD) day se phat huy kha nng t duy, tớnh sang tao cua hoc sinh, giỳp cac em, yờu thớch va hao hng hoc s Hn na, s dng s t (STD) giỳp hoc sinh cú c phng phap hoc mt cach tớch cc, huy ng ti a s t va sang tao cua minh, t ú nh bai lõu va hiu bai sõu, õy cng la mt phng phap ghi chộp ti u so vi phng phap ghi chộp truyờn thng Tuy nhiờn, viờc s dng STD day hoc núi chung va day hoc Lich s nha trng cng cũn nhiờu han chờ bi, giao viờn cha hng dõn c th cho hoc sinh cach thiờt kờ va nm bt kiờn thc STD Bờn canh ú, mt s giao viờn cha tht s chỳ trong, quan tõm ti phng phap day hoc Mt khac, hoc sinh dự ó c lam quen vi cach ghi bai theo s t cac trng THCS nhng võn cũn nhiờu hoc sinh cha hiu rừ cach th hiờn ni dung, kiờn thc nh thờ nao viờc thiờt kờ va s dng s t Trong khuụn kh bai nghiờn cu nay, tụi ch xin cp ti viờc ng dng STD phn lich s lp 12 - phn lich s dai va khú hoc nht Thc tờ ó cho thy, viờc s dng STD ó tao khụng khớ hoc sụi ni va hng thỳ hoc sinh Tụi hy vong phng phap day va hoc se c ap dng nhiờu hn na cac nha trng thi gian ti III NHIM V, PHNG PHP, I TNG V PHM VI NGHIấN CU 1.Nhim v nghiờn cu thc tt ni dung nghiờn cu, tụi ó thc hiờn cac nhiờm v: - Tham khao cac tai liờu vờ Phng phap day hoc Lich s Thiờt kờ bai giang, tap giao dc - Tham khao cac ngun tai liờu trờn mang, mt s tai liờu liờn quan ờn day hoc theo hng phat trin nng lc cua hoc sinh - Tai liờu hng dõn day hoc theo phng phap lp ban t cua TS Trn inh Chõu va TS ng Thi Thu Thuy cua B GD &T Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 - Hoat ng day hoc bng phng phap Lp ban t (Tai nguyờn day hoc B GD&T) - Vn dng mt s phng phap, k thut day hoc hiờn nhm phat huy tớnh tớch cc cua hoc sinh - NXB hoc s pham I - Sach giao khoa, Tai liờu chun KT-KN lich s lp 12 - Mt s hinh anh, ban khai thac t mang Internet - Mt s i mi PPDH trng THPT, lp 12 cua b GD-T - Thao giang d gi ng nghiờp, rỳt kinh nghiờm qua tng tiờt day - c biờt nghiờn cu tai liờu: Day hoc theo chun kiờn thc, chun k nng - Sach giao khoa, sach giao viờn Lich s lp 12 - Th nghiờm mt s ni dung nghiờn cu vao thiờt kờ mt bai day hoc lich s qua bai ( BI 10: CCH MNG KHOA HC CễNG NGH V XU TH TON CU HểA; BI 13: PHONG TRO DN TC DN CH VIT NAM T NM 1925 N 1930) - Kim tra anh gia kờt qua hoc sinh hoc va lam bai t ú cú iờu chnh va b sung hp lý Phng phỏp nghiờn cu -Trao i vi hoc sinh -iờu tra bng phiờu, sau hoc sinh hoc bai day bng s t -So sanh i chiờu i tng, phm vi nghiờn cu -Mt s ni dung vờ ng dng s t day va hoc ma tụi tiờn hanh thc hiờn sang kiờn kinh nghiờm cua minh c gii han chng trinh lich s lp 12 THPT - i tng nghiờn cu la hoc sinh lp 12 THPT IV THC TRNG VN Thc trng chung mụn Lch s trng ph thụng hiờn nay, hu hờt hoc sinh ớt cú hng thỳ vi b mụn lich s Thc tờ cú nhiờu nguyờn nhõn khac nhau, nhng trc hờt va chu yờu võn la viờc giang day cua giao viờn b mụn Lich s Mun nõng cao cht lng day hoc lich s, viờc i mi ni dung phai tiờn hanh song song vi i mi phng phap Giao viờn cn khc phc li day truyờn at mt chiờu, chuyn Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 sang vai trũ t chc hng dõn, kớch thớch úc tim tũi, sang tao cua hoc sinh S chu ng cua trũ la c s tõm lý s pham tao nờn hng thỳ hoc cua hoc sinh Vi le ú, bi dng hng thỳ hoc la yờu cu cp thiờt day hoc núi chung, day hoc lich s núi riờng Thc tờ cho thy cac em ch cú kha nng nh c nhng gi ó quan sat c cũn cai gi ma cac em khụng thy, khụng quan sat c thi rt khú nh Cng vi thờ, xem phim lich s Trung Quc thi nh rt rừ cac nhõn vt, s kiờn cua lich s Trung Quc Cũn hoc s Viờt Nam bng ch ngha thi lõn ln cac nhõn vt, cac s kiờn lich s ờn ni cac thy cụ giao ci nc mt Cac em mang cac kiờn thc lõn ln y ma ln lờn va bc vao cuc sng ma khụng cú niờm t hao dõn tc anh hựng, khụng hng thỳ hoc tp, cac em hoc ch tra n Hoc xong, kiờn thc khụng cũn ong lai tiờm thc cua cac em Nh thờ, cụng sc giao dc cua chỳng ta tht ung phớ Ngi cụng dõn tng lai cua t nc ta a s ờu thc dng, mong ln lờn lam c nhiờu tiờn, bt chp t nc quờ hng cú phat trin, cú th sanh vai cựng cac cng quc nm chõu c hay khụng Thc trang hoc sinh lp 12 trng THPT Tiờn L C th : * Vờ Hs: Hai lp c chon tng ng vờ s s, gii tớnh va kha nng hoc C th: Bng Tinh hinh cua hai lp S liờu S lng gia cac lp Kờt qua hoc HK1 cua tng lp Lp S s Nam 12D1 42 18 24 12D2 42 22 20 N Gii Kha T.Binh Yờu Kộm 30 11 0 33 0 c im: - Ca hai lp ờu hoc D, kha nng tiờp thu cua cac em rt tt, hoc mang tớnh tớch cc, t giac, nhng i vi mụn Lich s cac em khụng cú nhiờu hng thỳ Khao sỏt thc tờ: Phat phiờu tra li cho hoc sinh lp 12D1, 12D2 theo ni dung sau: Cú mụn: Toan, Vn , Anh , S, ia Phiờu tra li - Lp: Bang 2: Phiờu tra li hoc Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 STT Mụn hoc Toan Vn Anh S ia anh du (+) vao mụn hoc em thớch hoc Bng 3: Kt qu kho sỏt v s thớch hc b mụn ca hc sinh nh sau: S thớch mụn hoc Lp S Vn SL % S SL s 12D1 42 35 83 12D2 42 35 83 Qua bang cho thy a s % ia SL % Toan SL % Anh SL % 12 25 60 33 79 35 83 10 17 40 27 64 19 45 cac em thớch hoc cac mụn: Toan, Vn, Ngoai Ng vi cac mụn cú nhiờu trng la chon thi hoc Ngc lai s lng hoc sinh thớch mụn s rt ớt khoang 10%- 12% vi mụn s khụ khan, khú nh, nhiờu s kiờn, ớt t hp mụn, khú la chon trng thi hoc Thc trng vờ vic giang dy bai 10 va bai 13(t2) chng trinh lch s lp 12 Bai 10 va bai 13 (t2) chng trinh lich s lp 12 la bai dai, nhiờu mc va nhiờu kiờn thc Thụng thng day bai nay, giao viờn chon phng phap day truyờn thng: thuyờt trinh, lp bang thng kờ, liờt kờ cac tu cho hoc sinh tim hiu Viờc trinh bay theo li liờt kờ khiờn cho bai giang khụ khan, tr nờn nham chan, khụng gõy hng thỳ hoc nờn khụng thu hỳt c hoc sinh tham gia Hin trng hoc bai cua hoc sinh Do bai dai, cú nhiờu s kiờn, nhiờu tu, bai giang khụng gõy hng thỳ nờn hoc sinh hoc bai rt khú khn Thm cú nhiờu em khụng mun hoc bai Cac em cú hoc thi lai rt hay quờn, ch nh c rt ớt cac s kiờn va hay nhm lõn Nh vy, viờc day va hoc ờu khụng hiờu qua, bai giang khụng cụng Cn cú mt phng phng phap mi hoc sinh d tiờp thu va hng thỳ hn viờc hoc bai Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 10 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 * Biu hin (1.0) - S phat trin nhanh chúng cua cac quan hờ thng mai quc tờ - S phat trin va tac ng to ln cua cac cụng ty xuyờn quc gia - S sap nhp va hp nht cua cac cụng ty cac oan ln - S i cua cac t chc liờn kờt kinh tờ, thng mai, tai chớnh quc tờ va khu vc *Tỏc ng cua xu thờ toan cu hoỏ(1.5) Tớch cc: - Thỳc y nhanh s phat trin va xó hi hoa lc lng san xut, a lai s tng trng cao, tng sc canh tranh -Chuyn biờn c cu kinh tờ, c cu vựng -Hinh hanh thi trng thờ gii cang sõu rng Tiờu cc: - Lam trm s bt cụng XH, nguy c anh mt ban sc dõn tc va c lp t chu cua quc gia -S chng pha cua cac thờ lc thự ich bng nhng thu oan tinh vi Toan cu húa va la c hi nhng va la thach thc vi cac quc gia *Vn t ra(0,25) - Vn t cho cac nc la chp thi c, vt qua thach thc, a t nc phat trin Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 51 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 X: BNG IM A LP THC NGHIM STT Nhúm thc nghim Nguyn Thi Lan Anh KT trc T KT sau T Nguyn Thi Anh Trn Thi Minh Anh 7 Nguyn Huy Cng 7 Nguyn Manh Cng 7 Lờ Thi Hng Liờn Thi Dung 8 Trn Thi Duyờn 8 Ngụ Ha Giang 7 10 Nguyn Thi Hai Ha 11 Dng Thi Thỳy Ha 8 12 Thi Thu Ha 7 13 V Ngoc Hai 14 Nguyn Vn Hu 7 15 Lu Thi Hiờn 8 16 Nguyn Manh Hựng 7 17 Nguyn Manh Hựng 7 18 Lu Vn Hựng 19 Lu Anh Hoang 20 Nguyn Hu Huy 21 Nguyn Thi Huyờn 7 22 Hoang Ngoc Kiờn 23 Trn Thi Luyờn 24 Nguyn Thi Cm Ly 25 Nguyn Thi Tra My 26 Pham Ha My 27 Ngụ Trinh N 28 Nguyn Thi Oanh 7 29 Lờ Vn Phng 30 Nguyn Minh Phng 31 Nguyn Vn Quõn 32 Nguyn Nh Qunh Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 52 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 33 Nguyn Thi Hng Thm 34 Dng Vn Thanh 35 Dng c Thng 8 36 Trn Thi Thuý 7 37 Trn Thi Thuy 38 Nguyn Thanh Trung 7 39 Nguyn Thi Võn 40 Dng Thi Yờn 41 Nguyn Thi Trang 42 Nguyn Thi Trang Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 53 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 B LP I CHNG STT Nhúm i chng Trc T Sau T An Thi Lan Anh An Thi Qunh Anh Nguyn Tun Anh Trn Thi Võn Anh Trn Thi Tõm Anh Trn Vn Chung 7 Trn Thanh Chung Lờ Anh Dng 7 Nguyn Thi Dung 10 Nguyn Vn c 7 11 Nguyn Thi Giang 7 12 Nguyn Thi Thu Ha 6 13 Dng Vn Hai 14 Nguyn Thi Hai 15 Nguyn Thi M Hanh 16 Trn Vn Hu 17 Nguyn Thi Hng 18 Nguyn Thu Hng 8 19 Bựi Minh Hiờu 7 20 Nguyn Thi Hoan 21 V Tuyờn Hoang 7 22 Nguyn Thi Hng 23 Trn thi Hng 24 Nguyn Thi Hng 25 Lõm Thi Thanh Huờ 7 26 Nguyn Thi Huyờn 27 Trn Thi Lan 28 Nguyn Thi M Linh Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 54 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 29 Nguyn Thi Loan 7 30 Trn Thi Lng 31 Lu Thi Nga 7 32 Trn Thi Thỳy Nga 33 Nguyn Tiờn Phong 34 Nguyn Thi Thm 35 Dng Vn Thng 36 Nguyn Thi Thu Thuy 7 37 Dng Thi Thỳy 38 Nguyn Thi Kiờu Trang 39 Nguyn Thi Trang 40 Nguyn Vn Tỳ 41 Nguyn Vn T 7 42 V Thi Ha Trang Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 55 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 XI PHN TCH D LIU V BN LUN Phõn tớch d liu va kờt qua * im trung binh kim tra cua hoc sinh lp 12D1 Va 12D2 sau tỏc ng Bng 7: So sanh im trung binh sau tac ng i chng Thc nghiờm 7,02 7,62 0,64 0,73 0,00016 0,93 im T.Binh lờch chun Gia tri p (theo ttest) Chờnh lờch trung binh (SMD) Theo bang trờn ta thy kờt qua nhúm trc va sau tac ng la tng ng Sau tac ng cú p= 0,00016 < 0,05 , vy s chờnh lờch tri trung binh cua nhúm thc nghiờm va i chng rt cú ý ngha ( kờt qua cua nhúm thc nghiờm cao hn nhúm i chng la khụng phai ngõu nhiờn ma cú c la tac ng) SMD ( lờch chun trung binh) = (7,62-7,02)/ 0,64 = 0,93 Theo tiờu Cohen : 0,8 SMD 1, vi vy cú th khng inh viờc s dng t liờu hoc giang day bai lich s cú tac dng va anh hng rt ln * Thm dũ y kiờn cua hoc sinh vờ s thớch hoc mụn lch s - Dựng phiờu tra li theo mõu ó phat cho hoc sinh u nm hoc - Kờt qua thu c nh sau: Bng 8: Bng thm dũ ý kin ca hc sinh v s thớch hc mụn s Lp S s 12D1 42 12D2 42 Thớch hoc mụn S u nm hoc Cui nm hoc SL % SL % 12 26 62 10 18 43 Ghi chỳ Lp thc nghiờm Lp i chng Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 56 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Kờt qua bang cho thy s lng hoc sinh yờu thớch mụn Lich s lp thc hiờn tai cú nõng lờn rừ rờt Tinh hinh cua lp thc hiờn tai (12D1) s hoc sinh thớch hoc mụn lich s ó tng t 12% lờn 62% * Kờt qua bai thi i vi lp bai kim tra gm cac s kiờn din bai 10Cỏch mng Khoa hc Cụng ngh v xu th ton cu húa v bi 13t2 Phong tro dõn tc, dõn ch Vit Nam t nm 1925 n nm 1930 Kờt qua nh sau: Bng 9: kt qu kim tra m trc nghim Lp S s 12D1 12D2 im kha, gii Trung binh Di trung binh SL % SL % SL % 42 42 100 0 0 42 33 79 21 0 Ghi chỳ Lp thc nghiờm Lp i chng * Kờt qua kim tra im ming ngu nhiờn ca lp 12D1 va 12D2 sau dy xong bai 10 Bng 10: Kt qu im kim tra ming lp 12D1 v 12D2 Lp 12D1 (Lp thc nghiờm) 12D2 (Lp i im/ S hoc sinh at im S HS 15 10 Tng im s trung im binh 110 7,33 15 1 3 1 84 5,60 chng) Kờt qua kim tra u vao cua hai nhúm i chng va thc nghiờm tng ng Sau tac ng, kờt qua im trung binh mụn Lich s cua nhúm thc nghiờm cao hn nhúm i chng la 1,73 im, cú th kờt lun tac ng cú kờt qua, gia thuyờt t la ỳng Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 57 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 *Bang tng hp kờt qua T nhn thc vờ hanh vi thc hin nhim v Bng 11: Bng tụng hp kt qu T nhn thc v hnh vi thc hin nhim v Trong gi Lich s Tụi c gng hờt sc Tụi luụn chm chỳ Tụi khụng lóng phớ thi gian ngi ch GV hng dõn hoc phan hi Tụi thng khụng l m hoc ngu gt Tụi khụng ngi ờm thi gian ờn kờt thỳc gi hoc Lp 12D1 Trc tac ng Sau tac ng (%) 67,6 51,4 (%) 79,6 79,4 16,2 35,9 38,6 75,0 35,7 61,1 Qua bang trờn cho thy, kờt qua tac ng c th hiờn s phn trm cua cõu tra li cua hoc sinh Trc tac ng s phn trm thp hn kờt qua phn trm sau tac ng Nh vy cú th kờt lun tac ng ó cú kờt qua va khng inh gia thuyờt a la ỳng *Biu so sỏnh im trung bỡnh trc tỏc ng v sau tỏc ng ca nhúm thc nghim v nhúm i chng: Bn lun * Kt qu: Ngi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L 58 SKKN: ng dng s t dy v hc lch s lp 12 Kờt qua sau tac ng cua nhúm cú chờnh lờch im s la 0,60 minh chng rng lp c tac ng cú kờt qua cao hn lp khụng c tac ng SMD = 0,93 nm khoang 0,8 SMD iờu núi lờn mc anh hng cua tac ng la ln Cac biờn phap tac ng ó em lai kờt qua tt va cú hiờu qua , cú th ap dng cho cac i tng tng t P = 0,00016

Ngày đăng: 19/08/2017, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w