1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích về phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo của các nhà lãnh đạo thành công hiện nay

17 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 152 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH VỀ PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÁCNHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG HIỆN NAY Bài Làm: Khi nhắc đến khái niệm “lãnh đạo”, hầu hết mọi người thường liên tưởng đến một người ở vị trí

Trang 1

PHÂN TÍCH VỀ PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CÁC

NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG HIỆN NAY

Bài Làm:

Khi nhắc đến khái niệm “lãnh đạo”, hầu hết mọi người thường liên tưởng đến

một người ở vị trí đứng đầu, đứng trước những người khác, từ trên đỉnh của một tổ chức hay một nhóm người Và cũng rất nhiều người cho rằng năng lực lãnh đạo là một

tố chất bẩm sinh được “trời phú” cho một số cá nhân nhất định Thế nhưng, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt lại đòi hỏi các tổ chức cần phải xây dựng được một đội ngũ với nhiều con người có khả năng lãnh đạo ở mọi cấp bậc hơn để có thể dẫn dắt tổ chức cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh mới

Cho nên, hiểu rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” là rất quan trọng Bản chất công việc của

họ và bản chất bên trong con người họ là gì?

Bài viết làm rõ bản chất công việc, các hoạt động của nhà lãnh đạo trong doanh

nghiệp và phân tích các phẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh đạo

I Lý thuyết về lãnh đạo:

1 Định nghĩa về lãnh đạo.

Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của mình và các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất Sau khi tổng quan các tài liệu viết về lãnh đạo, Stogdill (1974, trang 259) kết luận rằng “ Có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa” Các định nghĩa khác nhau liên tiếp ra đời từ khi Stodill đưa ra kết quả nghiên cứu của mình Lãnh đạo được định nghĩa dưới góc độ tố chất, hành vi, ảnh hưởng, cách giao tác, lãnh đạo vai trò, sự đảm nhiệm một vị trí quản lý Một số định nghĩa về lãnh đạo

Trang 2

Lãnh đạo là “ Hành vi của một cá nhân… chỉ đạo các hoạt động của một nhóm người thực hiện một mục tiêu chung (Hemphilll & Coons, trang 7)

Lãnh đạo là “sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức” ( D.Katz & Kahn, 1978, trang 528)

Lãnh đạo là “ một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một nhóm người có tổ chức để thực hiện mục tiêu chung” ( Rauch & Behling, 1984, trang 46)

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Trong cuốn Leaders ( Những nhà lãnh đạo), Bennis và Nanus đã nói: “ Sự thật

là có rất nhiều cơ hội để trở thành nhà lãnh đạo và chúng đều nằm trong tầm tay hầu hết mọi người” Mỗi thời đại đều có một thời điểm đòi hỏi nhà lãnh đạo vượt lên phía trước để đáp ứng nhu cầu của thời cuộc Vì vậy, không có nhà lãnh đạo nào lại không tìm thấy thời khắc của mình Lãnh đạo là sự phát triển chứ không phải là sự khám phá

“Nhà lãnh đạo bẩm sinh” luôn xuất hiện Song, để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, cần phải trau dồi và phát triển những tố chất lãnh đạo qua quá trình làm việc tích lũy kinh nghiệm, học hỏi mà bản thân trải qua hay từ những người xung quanh

2 Định nghĩa về “Nhà lãnh đạo”:

- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo

Trang 3

Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng

buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng

Theo House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây

ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc

Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.

- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo

Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các

bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ

- Cụ thể có sự khác biệt giữa “Lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo” Lãnh đạo là động

từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động Nhưng

Trang 4

lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự

Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ

cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta

Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây

ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ

Khái niệm “Nhà lãnh đạo” hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác Người ta thường đánh đồng nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp với nhà lãnh đạo Thực chất những đối tượng này là hoàn toàn khác nhau

Nhà lãnh đạo và nhà quản lý: Trong doanh nghiệp, người đứng đầu thường

giữ cả hai vai trò lãnh đạo và quản lý, trong tình huống này họ thực hiện công việc lãnh đạo, trong tình huống khác họ thực hiện công việc quản lý Mọi người có thể gọi

họ là nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý của doanh nghiệp, và điều này dẫn tới những nhầm lẫn giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo

Trang 5

Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệt dựa vào khả năng gây ảnh hưởng Nhà quản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ không đủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới

Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý là khả năng tạo ra tầm nhìn Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của

tổ chức

Nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn vào

công ty để kinh doanh và bỏ tiền ra để thuê người khác làm việc cho mình Họ có thể thuê giám đốc lãnh đạo công ty cho mình Vì vậy, chủ doanh nghiệp có quyền quyết định nhiều vấn đề đối với doanh nghiệp Ngoài ra, chủ doanh nghiệp trong nhiều trường hợp cũng chính là người điều hành doanh nghiệp Điều này cũng làm người ta nhầm lẫn giữa chủ doanh nghiệp và nhà lãnh đạo

Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cũng chính là sự ảnh hưởng Chủ doanh nghiệp thuê người khác làm việc cho mình, nhưng không có nghĩa

là họ có ảnh hưởng với những người đó Họ chỉ trả tiền để người lao động thực hiện những công việc yêu cầu Nhà lãnh đạo bằng ảnh hưởng của mình để cuốn hút, lôi kéo người khác, khiến họ làm việc tốt hơn

Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng:

Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi người

trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực Tạo ra tầm nhìn là công việc chính của nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức

Trang 6

Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền

được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện Nếu tầm nhìn không được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người, đó chính là tạo động lực cho những người đi theo mình

Ảnh hưởng: Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không có ảnh hưởng, và

ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo Nói cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực Trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo

sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, kỹ năng và năng lực của mình Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình

3 Phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo.

Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất, kỹ năng đặc biệt Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh đạo

Một trong những phương pháp nghiên cứu lãnh đạo đầu tiên là nghiên cứu về tố chất lãnh đạo Cơ sở của nghiên cứu này cho rằng một số người có phẩm chất và kỹ năng giúp họ dễ dàng tìm kiếm và đạt được vị trí lãnh đạo, trở thành những người lãnh đạo hiệu quả Trọng tâm của nghiên cứu chính là phẩm chất và các kỹ năng tạo nên hiệu quả quản lý và sự thăng tiến trong nghề nghiệp

- Thuật ngữ “Phẩm chất”: nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm

các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị

Trang 7

Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo Một số nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh đạo Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stogdill đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về

lãnh đạo và kết luận: “Nhà lãnh đạo phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt

và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề Lãnh đạo phải có khả năng khởi xưởng các hoạt động mới mẻ với sự tự tin, sự sẵn lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành động của mình, có khả năng đối phó với căng thẳng, sẳn lòng tha thứ”.

Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân nhà lãnh đạo phải gây dựng được niềm tin cho bản thân mình Mọi người theo họ là vì tin vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn của họ đưa ra Để tạo được niềm tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo cần phải có đó là tính nhất quán Một người có tính nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính mình cũng như với người khác Hành động của nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù hợp với hệ thống niềm tin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện

- Nhu cầu (động cơ) là sự mong muốn có được một sự khuyến khích hoặc một

sự trải nghiệm cụ thể nào đó Nhu cầu và động cơ có ý nghĩa quan trọng vì cả hai yếu

tố này gây ảnh hưởng sự quan tâm đến thông tin, sự kiện và định hướng, tiếp sinh lực

và duy trì ổn định hành vi

Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là

có đạo đức, cái gì là đúng với lương tâm và cái gì là trái với lương tâm Các giá trị có

ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến thói quen, quan điểm về vấn đề và lựa chọn hành vi của một cá nhân

Trang 8

- Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một các hiệu

quả Kỹ năng lãnh đạo là năng lực giúp đem lại nhiều thành quả hơn nhiều so với kỹ năng quản lý Đó là năng lực khơi gợi cảm hứng để mọi người tự tạo động lực cho bản thân và đạt được những thành tựu vượt quá khả năng tưởng tượng của họ Nó giúp phát huy những phẩm chất tốt nhất của họ để đạt được những mục tiêu to lớn

Phân loại 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo:

+ Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tổng hợp vấn đề, tư duy logic

và toàn diện, tính sáng tạo trong việc đưa ra các ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi, nhận ra cơ hội và các vấn đề tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn) Nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức

+ Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi con người, các quá trình giao tiếp giữa

con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong giao tiếp); khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức

về hành vi xã hội chấp nhận được)

Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả

+ Kỹ năng nghiệp vụ: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ thuật… về

một lĩnh vực chuyên biệt nào đó Người lãnh đạo cần phải là người sở hữu các tri thức

và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm.Một nhà lãnh đạo tốt phải là một nhà

Trang 9

quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch… của một nhà quản lý

II Phân tích những tố chất và kỹ năng của một người lãnh đạo được nhận định

là thành công:

Các nhà nghiên cứu sử dụng kết hợp các phẩm chất, kỹ năng và tố chất khác (ví dụ: khả năng xây dựng và lãnh đạo nhóm, khả năng thích ứng với thay đổi) để miếu tả

và phân tích Kết quả nghiên cứuđược tóm tắt bằng cách miêu tả các phẩm chất cụ thể

có vẻ như đặc biệt phù hợp để dự báo một người quản lý sẽ thăng tiến hay thất bại:

1 Sự ổn định về tâm lý: Những người quản lý thất bại thường không thể đối mặt với áp lực Họ thường rơi vào tình trạng nổi giận, cáu gắt hay có những hành động không nhất quán phá hoại các mối quan hệ với cấp dưới, đồng sự

và cấp trên Ngược lại, những người quản lý thành công thường bình tĩnh, tự tin và vững vàng trong các cuộc khủng hoảng

2 Tính bảo thủ: Những người quản lý thất bại thường có thái độ và hành động bảo thủ về thất bại của mình Họ thường phản ứng bằng cách cố gắng bưng bít sai lầm của mình và đổ thừa lỗi cho người khác Những người quản lý thành công thường thừa nhận sai lầm, chịu trách nhiệm và có biện pháp giải quyết vấn đề do mình gây ra

3 Tính liêm trực: Người quản lý thành công thuwongf chú trọng đến nhiệm vụ cấp thiết và nhu cầu cấp dưới hơn là việc cạnh tranh với đối thủ hoặc gây ấn tượng với cấp trên Ngược lại, nhiều nhà lãnh đạo thát bại quá tham vọng về

sự thăng tiến của mình mà đánh đổi mọi thứ khác

Trang 10

4 Kỹ năng giao tiếp: Người quản lý thất bại thường yếu kém hơn và kỹ năng giao tiếp Lý do chung của sự thất bại là sự thiếu nhạy cảm Điều đó phản ánh thông qua hành vi xúc phạm hoặc đe dọa người khác Ngược lại, những người quản lý thành công thường nhạy cảm hơn, tế nhị hơn và quan tâm hơn Họ có khả năng hiểu và hòa nhập với mọi đối tượng và họ xây dựng mạng lưới rộng rãi các mối quan hệ hợp tác Chính những kỹ năng này sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả

5 Kỹ năng nghiệp vụ: Đối với những người quản lý thất bại, năng khiếu bẩm sinh ban đầu của họ là công cụ ban đầu để giải quyết thành công các vấn đề

và đạt được những thành tích về chuyên môn ở những cấp quản lý thấp nơi

mà tài năng chuyên môn của họ thường nổi trội hơn so với cấp dưới Tuy nhiên, ở các cấp quản lý cao hơn, chuyên môn của họ có thể lại là một điểm yếu khiến người đó quá tự tin và cao ngạo, khiến người đó bỏ qua những lời khuyên bổ ích từ những cấp dưới có chuyên môn cao hơn, dẫn đến đánh mất những cơ hội tốt Những người quản lý thành công thường giầu kinh nghiệm hơn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong đó họ có được tầm nhìn và kỹ năng mới nhờ những trải nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề khác nhau

Ngày đăng: 15/01/2019, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w