1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự ảnh hưởng của se khôp với nam cao về đề tài người trí thức

33 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 63,91 KB

Nội dung

Nhờ vậy,đông đảo độc giả trong nước đã được thưởng thức các tác phẩm văn học kinh điểnNga, cũng như các kiệt tác văn học của các dân tộc khác trong Liên bang Xô Viết

Trang 1

MỞ ĐẦU

Có lẽ trên thế giới, ít có nền văn học nào có sức hấp dẫn và ảnh hưởng lớnđến đời sống tâm hồn người Việt Nam như văn học Nga Điều này có thể là do mốiquan hệ ngoại giao giữa hai nước nhưng trước hết, tự thân những tác phẩm văn họcNga đã chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời đại, những giá trị thẩm mỹ tácđộng trực tiếp lên tâm tư, tình cảm của người Việt

Lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo caocả, tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc được phản ánh trong phần lớn nhữngtác phẩm của nền văn học này rất phù hợp với tâm tư, tình cảm của người Việt,hoàn cảnh lịch sử Việt Nam nên có sức ảnh hưởng rất lớn Đã có những thế hệ lớn

lên cùng các câu chuyện cổ tích của Nga như Ông già Khốt- ta- bít của Lazar Lagin, Cánh buồm đỏ thắm của Aleksandr Grin, rồi sau đó là Người thầy đầu tiên, Giamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ… của Aitmatov, truyện ngắn của Sê-

khốp… Nhiều thế hệ người Việt đã đi qua chiến tranh bằng những bộ tiểu thuyết đồ

sộ chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả như: Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, Người mẹ, Thép đã tôi thế đấy…

Tác phẩm văn học Nga không chỉ làm rung động trái tim của độc giả mà còncó tác động không nhỏ đến các nhà văn Việt Nam khi tiếp xúc với văn học Nga

Nam Cao gặp và yêu mến tác phẩm của Sê-khôp như một cơ duyên Truyệnngắn của Nam Cao, nhất là mảng đề tài về người trí thức có nhiều ảnh hưởng, gặp

gỡ với sáng tác của Sê-khôp Thực hiện đề tài Sự ảnh hưởng của Sê-khốp đối với Nam Cao về hình tượng người trí thức, chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ sự tiếp nhận

cũng như những điểm sáng tạo của Nam Cao đối với sáng tác của Sê-khôp, từ đócho thấy phong cách của mỗi nhà văn và đóng góp của họ cho nền văn học hainước

Trang 2

NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận chung

1.1 Ảnh hưởng của văn học Nga – Xô viết đến văn học Việt Nam

Không đất nước nào dễ dàng có được những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Chiến tranh và hòa bình (Lep Tônxtôi), Sông Đông êm đềm (M.A.Solokhov), Piotr đệ nhất (A.N.Tolstoi) hay Rừng Nga (L.M.Leonov)… Chính M.Gorki đã lí giải sức

hấp dẫn của nền văn học nước mình một cách đầy tự hào rằng: “Trong lịch sử pháttriển của nền văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượngkì lạ Tôi sẽ không phóng đại sự thật khi nói rằng không có nền văn học phươngTây nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hàoquang rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta Ở châu Âu không có ai sáng tácnên những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạođược cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh không sao tả xiết (…)Không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một vầng sao rực rỡcủa những tên tuổi vĩ đại như ở Nga” Sức mạnh của nền văn học Nga đã lan tỏa rakhắp thế giới, và tất nhiên ở cả Việt Nam

Sau Cách mạng tháng Tám, các tác phẩm văn học Nga bắt đầu được giớithiệu rất rộng rãi ở Việt Nam Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến năm 1987, đã có hơn

900 đầu sách văn học Nga và Xô Viết được dịch và giới thiệu ở nước ta Nhờ vậy,đông đảo độc giả trong nước đã được thưởng thức các tác phẩm văn học kinh điểnNga, cũng như các kiệt tác văn học của các dân tộc khác trong Liên bang Xô Viết.Nhiều đại văn hào và thi hào Nga như L.Tolstoi, Dostoievski, Puskin, Lermontov,Trekhov, Gogol, Solokhov, Paustovski, Sekhov… cũng như các nhà văn người dântộc: Aimatov, Dumbadze, Gamzatov… đã trở nên quen thuộc với công chúng ViệtNam Văn học Nga - Xôviết đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu,giúp độc giả nước nhà cảm nhận và ngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước Nga, tâm hồnNga, tính cách Nga

Dù không phải là tất cả nhưng một số tác giả nổi bật cũng đã được đưa vàochương trình Ngữ văn dành cho bậc trung học ở Việt Nam Học sinh Việt Namcũng đã có một sự tiếp cận mạnh mẽ đối với văn học Nga và Xô Viết thông qua tác

Trang 3

nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây; truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp; bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin; truyện ngắn Số phận con người

của Sô-lô-khốp Những tác phẩm văn học Nga theo chân người Việt Nam đủ mọilứa tuổi, tầng lớp, trên khắp các nẻo đường Bắc Nam Như một điều tất yếu, nhữngnhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ cũng chịu ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếpquan điểm thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác từ “người anh” Nga- Xô Viết này

Về phần mình, các tác phẩm văn học Việt Nam cũng được chọn dịch và giớithiệu một cách có hệ thống ở Liên Xô từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước Hàngtrăm cuốn sách tiêu biểu đã được dịch sang tiếng Nga và các thứ tiếng trong Liênbang với số lượng hàng triệu bản Trong năm năm từ 1981 đến 1985 Nhà xuất bảnVăn học ở Liên Xô đã xây dựng Tủ sách văn học Việt Nam gồm 15 tập với đủ cácthể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ…

Bóng dáng của một nền văn học này có thể in dấu đậm hay nhạt lên bóngdáng một nền văn học khác Nghiên cứu tiếp nhận văn học, nghiên cứu ảnh hưởngvăn học là những xu hướng nghiên cứu không loại trừ nhau trong so sánh văn học.Nếu nghiên cứu tiếp nhận văn học phải chú ý đến hai yếu tố: cái được tiếp nhận vàchủ thể tiếp nhận thì nghiên cứu ảnh hưởng cũng phải căn cứ trên tác phẩm có ảnhhưởng và tác phẩm nhận ảnh hưởng Trên thực tế, đã có những nhà văn tự nhậnmình chịu ảnh hưởng của tác giả này, tác giả khác nhưng cũng không ít nhà vănkhông thừa nhận hoặc rất ngại nói tới ảnh hưởng Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan

rất có lí khi ông cho rằng: Cùng một nòi giống, cùng một ngôn ngữ, cùng một giáo dục, cùng một văn hóa mà người ta còn không hiểu nhau, vậy không hiểu sao mình chỉ là những kẻ rất xa họ và chỉ mới học mướn lại có thể hiểu đến nơi đến chốn, để…chịu ảnh hưởng Sự thật ảnh hưởng thơ văn không phải dễ dàng như thế Việc

có cách viết giống nhau của các nhà văn Việt Nam và các tác giả văn học phươngTây nói chung và các tác giả văn học Nga nói riêng chủ yếu do sự giao lưu và tiếpnhận

Lâu nay, bên cạnh sự so sánh Gooc-ki và Nam Cao, giới nghiên cứu vẫn hay

so sánh Sê-khốp và Nam Cao để nói về về sự ảnh hưởng của văn học Nga đối vớivăn học Việt Nam

Trang 4

1.2 Sê-khốp và Nam Cao

1.2.1 Tác giả Sê-khốp

An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) là nhà văn Nga kiệt xuất tronglĩnh vực truyện ngắn và kịch Ông xuất thân trong một gia đình lao động bình dân ởtỉnh Ta-gan-rốc Những năm học ở Khoa Y, Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va (1879-1884), Sê-khốp đã nổi tiếng về truyện ngắn Năm 1887, ông được nhận Giải thưởngPu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga Sau năm 1890, sáng tác của ông chuyểnsang một thời kì mới Nhà văn đã cho ra đời nhiều kiệt tác mang tinh thần chống đối

mãnh liệt chế độ nông nô chuyên chế như Đảo Xa-kha-lin, Phòng số 6,… Năm

1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga Nhưnghai năm sau, ông đã khước từ danh hiệu này để phản đối chính quyền Nga hoàngkhông công nhận việc Gooc-ki được bầu làm viện sĩ Do bệnh phổi nặng, năm 1904ông sang Đức chữa bệnh và qua đời tại đây Khi gia đình và bạn bè đưa thi hài ôngvề nước, chính quyền Nga hoàng đã phải cho cảnh sát canh chừng cẩn mật vì sợ xảy

ra biểu tình

Sê-khốp đã để lại cho đời hơn năm trăm truyện ngắn Truyện của ông thườngđặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân bản sâu xa Hầu hết các cây bút kiệtxuất của thế giới thế kỷ XX (Faulkner, Hemingway, Marquez…) không ai là khôngtôn sùng và thừa nhận việc học hỏi từ ông Điều đó chứng tỏ, tính hiện đại và tínhluôn mới ở Sê-khốp lớn biết nhường nào Về phương diện này ta có thể khẳng định,hiếm có cây bút truyện ngắn nào của nhân loại bắt kịp ông

Sê-khốp là thiên tài trong lĩnh vực nắm bắt và phản ánh thực tại Chỉ đôidòng là ông có thể đi sâu vào bản chất sự việc Văn ông không khoa trương mà bìnhlặng, đầy suy tư Ông là bậc thầy trong nghệ thuật khai thác tâm lí, khai thác nhữngrung động tinh tế trong hồn ngưòi Đọc ông ta ngỡ như chạm phải một cung đàn,tuy khẽ nhưng dư âm của nó vẫn mãi vang vọng, có khi ngân vang suốt của đời ta

Chỉ hoạt động văn học trong ngót một phần tư thế kỷ mà lại phải chống chọivới bệnh tật trong hàng chục năm, Antôn Paplôvich Sêkhốp vẫn trở thành nhà cáchtân nghệ thuật kịch và bậc thầy truyện ngắn của Nga và thế giới Hơn trăm năm qua,bạn đọc toàn cầu vẫn nồng nhiệt đón đọc truyện ngắn của ông

Trang 5

1.2.2 Tác giả Nam Cao

Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đìnhnông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (naythuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam Học hết bậc Thành chung, NamCao vào Sài Gòn sống khoảng ba năm với một người cậu, có ý định tìm cách xuấtdương đi học Do ốm đau, ông phải trở về quê và không tìm được việc làm Sau đócó thời gian, Nam Cao phải dạy cho một trường tư thục ở Hà Nội, nhưng qua Nhậtkéo sang chiếm đóng, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật bằng nghề viết văn,làm gia sư Năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội Bịkhủng bố, ông phải tránh về quê và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ởđây Năm 1946, Năm Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam TrungBộ Sau đó, ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ ở Trung ương Năm

1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới Tháng 11 năm 1951, trên đường vào côngtác vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích bắt và sát hại

Nam cao viết văn từ năm 1936, lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm

thơ, soạn kịch Từ năm 1941, với tác phẩm Chí Phèo, nhà văn mới thực sự chứng tỏ

tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình Sau Cáchmạng tháng Tám, Nam Cao hăng hái đem ngòi bút phục vụ cách mạng và khángchiến, chân thành đặt lợi ích của cách mạng và kháng chiến lên trên hết Rất tiếc,ông đã sớm hi sinh khi sức sáng tạo đầy hứa hẹn Nam Cao được Nhà nước tặng

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 1996.

Những tác phẩm của Nam Cao phần lớn được sáng tác trước Cách mạng,đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong một thời kìtưởng chừng như bế tắc Nam Cao bước vào văn đàn khi đã có nhiều nhà văn đànanh vang danh như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, NguyênHồng…Nhưng tên tuổi của Nam Cao không bị lu mờ, trái lại, ông trở thành nhà vănnổi tiếng, là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam Có được thànhcông này là vì Nam Cao đã không giẫm lên lối mòn của những người đi trước trongquá trình sáng tạo nghệ thuật Nam Cao đã cố gắng chọn cho mình một hướng đimới mặc dù đối tượng chính trong những sáng tác của ông vẫn là người nông dân

Trang 6

1.2.3 Ảnh hưởng của Sê-khôp đến Nam Cao

Trong tiến trình phát triển của mình, thế kỉ XIX có lẽ là thời kỳ rực rỡ nhấtcủa văn học Nga Nhiều tác phẩm lớn ra đời và có tầm ảnh hưởng trên thế giới đếncả những thế kỷ sau Nhờ mảnh đất hiện thực màu mỡ của cuộc đấu tranh cáchmạng và sự xuất hiện đúng lúc của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã bắtkịp những thành tựu của văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao Có lẽ nhờđó mà nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, văn học Nga là một trong những nền văn họcphong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhấtcủa nghệ thuật thế giới Nhận xét đó không hề thừa khi nước Nga sở hữu những têntuổi chói lọi như Puskin, Lermantop, Ðôxtôiepki, Tuôcghênhep, Tônxtôi Nhữngtác phẩm của các tác gia này là những mẫu mực, tinh hoa của nền nghệ thuật hiệnđại và có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến các nền văn học khác trên thế giới Giữavườn hoa đầy sắc hương ấy, Sê-khốp vẫn có một chỗ đứng riêng, một tiếng nóiriêng Tác phẩm của ông tác động mạnh mẽ đến bạn đọc và ít nhiều ảnh hưởng đếncác nhà văn giai đoạn sau Nam Cao cũng là một trong số những nhà văn chịu ảnhhưởng từ Sê-khôp

Xung quanh việc so sánh Sê-khốp với Nam Cao xuất hiện không ít những ýkiến khác nhau Gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng Sê-khốp và Nam Cao cónhiều sự khác biệt Ngoài phong cách đặc trưng được tạo bởi “cơ địa sáng tác” củamỗi nhà văn, giữa họ còn có sự khác nhau về thời đại, xứ sở, hoàn cảnh sống vàmôi trường văn hóa Vả chăng, nếu Nam Cao giống Sê-khốp tới độ như hai loại câycùng loài e rằng chúng ta đã không có một tác giả Nam Cao với tư cách một nhàvăn xuất sắc của dân tộc Cùng là những cây đại thụ trong dòng văn học hiện thựcphê phán nhưng Nam Cao không thể lẫn vào với Sê-khốp được Tuy vậy, dù sángtác của nhà văn có khác nhau như thế nào, theo chúng tôi, việc so sánh họ vẫn cóthể, bởi so sánh không chỉ nhằm tìm những tương đồng loại hình, mà còn làm lộ rõcá tính sáng tạo độc đáo riêng biệt của từng người

So sánh Nam Cao với Sê-khốp, các nhà nghiên cứu đều dựa trên cơ sở về mốiquan hệ tiếp xúc của Việt Nam với văn học ngước ngoài những thập niên đầu thế kỉ

XX như một hệ quả tất yếu của sự giao lưu văn hóa – văn học giữa các dân tộc anh

Trang 7

nhưng dưới nhà trường thuộc địa thời bấy giờ, Nam Cao sớm tiếp thu những tưtưởng văn hóa mới Chính “cơ hội” ấy, Nam Cao đã có một cuộc “gặp gỡ đầyduyên nợ” với văn hào Sê-khốp, một nhà văn hiện thực nổi tiếng của Nga cuối thế

kỉ XIX và là “người đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phánNga”

Mặt khác, theo hồi kí của Tô Hoài cũng như hồi ức của nhiều nhà văn quenbiết Nam Cao, điều thừa nhận rằng, Nam Cao luôn bày tỏ niềm say mê của mìnhđối với văn hào Sê-khốp Sê-khốp là nhà văn được Nam Cao yêu thích và nể phục.Vì thế điều chắc chắn, trong sáng tác của Nam Cao không thể không có những yếutố ảnh hưởng từ nhà văn này Kế thừa, học tập nhưng Nam Cao vẫn có những sángtạo cho riêng mình Hình tượng nhân vật của Nam Cao mang đầy đủ những tâm tư,tình cảm, nguyện vọng của con người Việt Nam lúc bấy giờ chứ không phải là sự

mô phỏng cứng nhắc từ những hình tượng trong sáng tác của Sê-khốp Nam Cao đãtrở thành nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại của nền văn học Việt Nam hiện đại màkhó có tên tuổi nào vượt qua được

1.3 Về hình tượng nhân vật người trí thức trong văn học

Nhân vật là đối tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm văn học Nhìn lạichiều dài lịch sử văn học của các quốc gia trên thế giới ta thấy xuất hiện nhiều loạinhân vật: người phụ nữ, người nông dân, người anh hùng, người trí thức… Mỗi loạinhân vật đều có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh, cuộc sống, diện mạo, tâm hồn,tính cách,… nhưng sâu sắc và phức tạp hơn cả, có lẽ là hình tượng người trí thức

Nhà văn cũng là một trí thức nên khi viết về nhân vật trí thức, chính là lúc họđang viết chuyện của đời mình, của lòng mình, của giới mình Ở đây, nhà văn vànhân vật dường như đã có mối dây đồng cảm sâu sắc Dù ở những nền văn học khácnhau nhưng người trí thức chưa bao giờ là một kiểu nhân vật bị các nhà văn bỏquên Sáng tác của O.Henry (Mỹ), V Huygo, Bandăc (Pháp), Lỗ Tấn (Trung Quốc)

… đều dành sự quan tâm đặc biệt cho mảng đề tài này

Trong văn học Nga, nhân vật người trí thức được tái hiện thành công trong

Ônêghin trong Épghênhi Ônêghin của Puskin, như Pétsôrin trong Nhân vật của thời đại chúng ta của Lecmontov Họ thuộc tầng lớp trên và thường không phải lo

Trang 8

sống trong xã hội Sa hoàng Họ đã hoài phí đời mình vào những cuộc ăn chơi vôbổ; càng sống càng thấy chán; và một cái chết thật trong đấu súng, hoặc một cáichết về tinh thần - đó là sự kết thúc cho cả một đời dằn vặt Đến Sê-khốp, sau ngótnửa thế kỷ, loại nhân vật trí thức trở đi trở lại trong trang văn của ông.Đó là nhữngcon người sống trong những cảnh đời thừa, vô vị, nhàm tẻ, đơn điệu, trống rỗng, tựhuyễn hoặc mình và đầu độc bầu không khí chung quanh mà tiêu biểu là nhân vật

Bê-li-cốp ở truyện ngắn Người trong bao.

Còn trong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí

thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn Đó là các nhân

vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn,muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cảicách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ

Một hình ảnh trung thực về người trí thức trong xã hội thuộc địa phải đếnNam Cao mới xuất hiện Trước ông, trong văn học hiện thực còn chưa có Đến vớinhững sáng tác của nhà văn làng Đại Hoàng này, người trí thức vừa trong chật vậtcủa sự mưu sinh, vừa trong bi kịch của những thất vọng và bế tắc tinh thần Khơisâu được vào trong những bi kịch của người trí thức trong xã hội thuộc địa - đó lànét đặc trưng và cũng là đóng góp của Nam Cao trong giai đoạn kết thúc văn họchiện thực Việt Nam trước 1945

Viết về thân phận người trí thức nghèo trong số phận chung của người trí

thức, Sống mòn là cuốn tiểu thuyết kết thúc sự nghiệp viết của Nam Cao trước

1945; cũng là cuốn tiểu thuyết kết tinh trọn vẹn gương mặt hiện đại của văn học

Việt Nam - sau 30 năm hình thành và phát triển Trước Sống mòn, và như là sự bổ

sung và hoàn thiện cảnh ngộ “sống mòn” là những kiếp "đời thừa", qua số phận của

những Điền và Hộ trong Nước mắt, Giăng sáng, Đời thừa

Sê-khôp và Nam Cao đã tái hiện thành công hình tượng nhân vật người tríthức cùng xã hội tối tăm, buồn tẻ đang dần hủy hoại nhân cách, tài năng của họ

2 Hình tượng người trí thức trong sáng tác của Nam Cao và Sê-khôp

2.1 Sự gặp gỡ, tương đồng

2.1.1 Về nội dung

Trang 9

2.1.1.1 Bi kịch “tha hóa” và “chết mòn”

Người trí thức trong trang văn của Sê-khôp và Nam Cao luôn bị bủa vây bởicuộc sống tù túng, sống không ra sống, đang dần dần mất đi những phẩm chất tốtđẹp vốn có

Nhiều nhân vật trí thức của Sê-khôp vì sự thăng tiến mà dễ dàng bán rẻ danh

dự và nhân phẩm (Cái chết của một viên chức, Anh béo anh gầy, Mặt nạ…)

M.Gorki đã tinh tường nhận thấy: “Không ai hiểu được một cách rõ ràng và tinh tếcho bằng Antôn Paplôvích cái chất bi kịch của những chuyện vặt vãnh trong cuộcsống, trước anh chưa hề có ai vẽ ra được trước mắt người đời một cách chân xácđến tàn nhẫn như vậy cái cảnh nhục nhã đáng buồn của đời họ trong cõi hỗn mangtối tăm của cuộc sống trưởng giả hàng ngày”

Các nhân vật của Sê-khốp ban đầu là những con người tốt đẹp, có ước mơnhưng sau đó vì sự đưa đẩy của cuộc đời hoặc sự trì trệ của tâm hồn mà đánh mất đibản tính, khát vọng tốt đẹp ban đầu Anh sinh viên Vaxiliep vốn là một chàng traitốt, không thích đến những nơi ô tạp, có cái nhìn đầy thiện cảm với cuộc đời Trongkhi hết thảy đều khinh miệt những cô gái điếm và nhạc công, đầy tớ trong các nhàchứa, anh lại lên tiếng bên vực cho họ: “Tất cả họ đều giống loài vật hơn là loàingười, nhưng họ vẫn là con người, ở họ vẫn có tâm hồn Cần phải hiểu, sau đó sẽ

đánh giá họ” (Cơn bệnh thần kinh) Thế nhưng đến cuối cùng, vì không thể thay

đổi được cái xã hội ô trọc, vì mãi ám ảnh bỡi những cô gái đáng thương, anh ta đã

hóa điên Trong truyện I-ô-nứt, Sê-khốp miêu tả một thanh niên yêu đời, muốn làm

vệc có ích cho xã hội nhưng do thiếu một thế giới quan tiến bộ, do ươn hèn, yếuđuối nên đã bị môi trường dung tục ở tỉnh nhỏ làm cho tha hóa Chỉ sau bốn năm ởtrong môi trường đó, y đã trở thành một tên béo ị, mắt híp, ích kỉ, lạnh lùng, thamlam, chỉ lo lắng tới việc là giàu, sống một cuộc đời tẻ nhạt, chán ngắt Các nhân vậtcứ trượt dài theo bánh xe của số phận, đánh mất dần thiện lương của mình trong cái

xã hội tối tăm của nước Nga lúc bấy giờ

Sê-khốp được coi là “ca sĩ của những cái vặt vãnh”, “ca sĩ của đời thường”,ông đưa nghệ thuật xích gần lại cuộc sống Ít đề cập đến những cái lớn lao, Sê-khốpquan tâm đến những việc rất nhỏ của cuộc sống nhân sinh Ông từng nói: “Hãy làm

Trang 10

sao cho trên sân khấu tất cả sẽ vừa phức tạp và cũng vừa đơn giản như trong cuộcsống Người ta ăn, chỉ ăn thôi, ấy vậy mà trong lúc đó hạnh phúc của họ hình thànhvà cuộc đời của họ tan vỡ” Rất yêu cái đẹp, mong ước tả các điển hình tích cực,nhưng trong “thời buổi ốm đau” khi “nhà văn không phải là thợ làm bánh kẹo,người trang điểm, kẻ mua vui”, Sêkhốp buộc phải khuấy bút vào “vũng bùn cuộcđời” Tuy tả cái tiêu cực nhưng Sêkhốp tin rằng “các nhà văn hiện thực thường cóđạo đức hơn cả các đại giáo chủ” bởi vì “có những người càng làm quen với vũngbùn cuộc đời càng trở nên trong sạch hơn” Miêu tả sự “tha hóa” của người trí thức,Sê-khốp muốn chữa căn bệnh thế kỉ của nước Nga thời đó.

Bi kịch “tha hóa”, “chết mòn” được thể hiện rõ hơn trong các sáng tác củaNam Cao Ông đặc biệt quan tâm miêu tả người trí thức nghèo Họ là nhân vật

chính trong tiểu thuyết Sống mòn và nhiều truyện ngắn khác như Nước mắt, Mua nhà, Đời thừa, Cười, Quên điều độ, Trăng sáng, Nhỏ nhen, Cái mặt không chơi được… Người trí thức nghèo trong xã hội cũ ở những tác phẩm của Nam Cao

thường là những người có bản chất lương thiện, gần với người lao động Họ có ýthức về công bằng xã hội và đều có những mơ ước về sự nghiệp Nhưng cuộc đời cũ

đã không cho phép thực hiện những mơ ước và đẩy họ vào những cảnh sống tùtúng, bế tắc phải kiếm sống, chạy theo miếng cơm manh áo

Trước cách mạng, không có nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc, có tầm triết

lý, tổng hợp khái quát cao về tình trạng chết mòn của con người như nhà văn Nam Cao Mỗi nhân vật của ông là một kiểu đời thừa, một lối sống mòn, một cách chết mòn Một cuộc sống vô lý, vô ích, vô nghĩa, “chết mà chưa làm gì cả”, “chết trong

lúc sống”, “chết mà chưa sống” Nam Cao không chấp nhận sự sống của con ngườichỉ là sự tồn tại sinh học Ông coi đó không phải là cuộc sống xứng đáng của conngười: “Có thú vị gì cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật,chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày?” Cuộc sốngxứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, theo quan niệm của Nam Cao, làphải có đời sống tinh thần cao đẹp, sống với đầy đủ giá trị của sự sống Xuất phát từ

tư tưởng đó, Nam Cao đã đồng cảm sâu sắc và đau đớn vô hạn trước bi kịch của

Trang 11

những con người muốn sống có ý nghĩa bằng sự cống hiến của mình mà rốt cuộcphải sống như một kẻ vô ích, một “người thừa”

Nam Cao đã phản ánh trung thực cuộc sống mòn mỏi, bế tắc của tầng lớp tríthức tiểu tư sản, đồng thời phản ánh một xã hội đen tối, ngột ngạt trước chiến tranhđế quốc Ông không tô hồng bản chất của tầng lớp mình Trái lại, ông mổ xẻ, phêphán lối sống mòn thật thảm hại, kéo lê cuộc sống vô nghĩa, tẻ nhạt của mình quanhững ngày vô vị, một lối sống mà theo Nam Cao là không xứng đáng với cuộcsống con người Lối sống này bắt nguồn từ tâm lý yếu đuối, bất lực trước hoàn cảnh(do điạ vị kinh tế bấp bênh, do tính chất hay dao động, do dự của giai cấp tiểu tưsản Việt Nam trước cách mạng) Nguyên nhân của bi kịch trên căn bản là do chế độ

xã hội và một phần do chính những người trí thức tiểu tư sản chưa có tư tưởng tích

cực vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo đói, bạc bẽo Thứ trong Sống mòn đã

từng “thích làm một việc gì có ảnh hưởng đến xã hội ngay” và mong muốn đem

“những sự đổi thay lớn lao đến cho xứ sở mình” Hơn một lần Thứ mơ ước: “Mìnhcũng là một vĩ nhân, một anh hùng, vượt lên trên sự tầm thường để chỉ nghĩ đếnmột cái gì vĩ đại thôi Y nghĩ đến những phương kế để xoay ngược lại, đồng thờixếp đặt cho người với người ổn thoả hơn” Những con người mang hoài bão lớn ấykhi chạm trán với cuộc đời đều nếm trải đắng cay, đau đớn, đều lâm vào tình trạng

“sống mòn”

Nhưng dẫu bị “áo cơm ghì sát đất”, tuy “sống mòn” nhưng họ chưa hoàn toàncạn kiệt hết niềm tin, niềm hi vọng, vẫn khao khát được sống, được cống hiến, đượcphát triển; vẫn khao khát mỗi cá nhân được phát triển “đến tận độ” để góp vào

“công việc tiến bộ chung” của loài người Cao cả và đẹp đẽ biết bao lý tưởng nhânvăn của Nam Cao được gửi gắm qua những dòng suy ngẫm của nhân vật Thứ về sựsống: “Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình vàvợ con mình có cơm ăn, áo mặc thôi Sống là để làm một cái gì cao đẹp hơn nhiều,cao quý hơn nhiều Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển đến tận độnhững khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình Phải gom góp sức lực củamình vào công việc tiến bộ chung Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì chonhân loại”

Trang 12

2.1.1.2 Bi kịch “con người thừa”

Trong thời kì cuối những năm 80, vấn đề được Sê-khốp quan tâm đến khánhiều là sự khủng hoảng của giới trí thức, tình trạng hoang mang dao động, bế tắc,thái độ không can thiệp vào đời sống của những con người thiếu lí tưởng, thiếu nghịlực, hoảng sợ trước thế lực phản động trong thời kì đen tối của nước Nga Nhữngtruyện của Sê-khốp trong giai đoạn những năm 90 và cuối đời rất đa dạng Nhà văntiếp tục phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt và

ngưng đọng với những ảnh hưởng độc hại của nó (truyện Người trong bao, Cây phúc bồn tử, Về tình yêu, ) Nhưng dù đi theo hướng nào, mục đích cuối cùng Sê-

khốp là chỉ ra bi kịch “con người thừa” của người trí thức, hướng đến thức tỉnh ýthức của con người và khát vọng vươn tới một cuộc sống có ý nghĩa hơn

Hàng loạt nhân vật của Sêkhốp từ anh sinh viên, thầy giáo trẻ đến vị giáo sưgià, ông bác sỹ bừng tỉnh, đốn ngộ, nhận ra cuộc sống tồi tệ, tẻ nhạt của mình và

muối rời bỏ nó (Sinh viên, Ba năm, Câu chuyện tẻ nhạt, Thầy giáo dạy văn, Iônứts…).

Sê-khôp đã tái hiện những con người thừa với cuộc sống vô vị, nhàm tẻ, đơnđiệu, trống rỗng, tự huyễn hoặc mình và bị đầu độc bởi bầu không khí chung

quanh Trong Người vợ chưa cưới, nhân vật Xaxa nói với Nađia sự ngạc nhiên

thấy những người quanh anh, chẳng ai chịu làm việc gì “Có trời mà biết tại saokhông một ai làm gì cả ( ) Nếu như má cô, bà nội cô không làm gì chẳng hạn thìphải có người nào đó làm việc thay các vị, các vị đã cướp mất cuộc sống của ngườikhác, lẽ nào cái đó lại là trong sạch, lại không nhơ nhuốc?” Nhân vật cô giáo Masa

trong Ba chị em nói: “Phải biết tại sao mình sống? Nếu không tất cả chỉ là nhảm

nhí Tất cả chỉ là vô nghĩa”

Nam Cao cũng tập trung khắc họa hình tượng nhân vật “con ngườithừa” trong giới trí thức trước Cách mạng tháng Tám 1945 Nhân vật Hộ trong

truyện ngắn Đời thừa (1943) là một con người thừa như vậy Nhân vật Hộ tự ý thức

về “con người thừa” của mình với tâm trạng đau xót, chán chường: “Sự cẩu thảtrong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chươngthì thật là đê tiện Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn là những cái vô vị, nhạt

Trang 13

nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấyloãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi Hắn chẳng đem một chút mới

lạ gì đến văn chương Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa” Bi kịch

của Hộ chính là ở chỗ nhận thức được sự nghèo nàn, nhạt nhẽo của những trangviết, khác với nghề văn chân chính là phải sáng tạo Điều rất khổ tâm đối với Hộmặc dù biết rằng mình phải viết vội, viết cẩu thả để kiếm sống, không xứng đángvới nhà văn chân chính nhưng Hộ vẫn say mê văn chương: “Chính tôi làm cái thântôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ” Hộ vẫn tha thiết yêu quý nghề: “Tuy khổ thìkhổ thật nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưachắc tôi đã đổi”

Nhân vật của Nam Cao luôn khao khát có việc làm, có tiền, có cuộc sống đầy

đủ, không phải lo đến cơm áo gạo tiền Thứ trong Sống mòn là những nhân vật như

thế Đó là hoàn cảnh của một thanh niên trẻ tuổi mang nhiều mơ ước, khao khát cócông việc nhưng không tìm ra việc; trong cảnh thất nghiệp, may mắn tìm được chânmột nhà giáo dạy tư để nuôi thân và để vực gia đình Anh chỉ muốn kiếm đủ tiền đểnuôi vợ nuôi con, để yên thân, nhưng dù làm việc đến kiệt sức, hà tiện đến vắt ruộtmà vẫn túng thiếu Những con người xung quanh Thứ vì miếng cơm manh áo màtrở nên ích kỉ, nhỏ nhen, ti tiện (San, Oanh, Đích) Thế giới bên trong nhân vật dầnđược hé mở và thông qua những tự bạch của nhân vật trước mắt người đọc hiểnhiện một con người có đời sống tinh thần phức tạp, nhiều khát vọng, muốn sống cóích, để lại cái gì cho đời

Có thể nói, âm điệu chủ đạo trong sáng tác của Sê-khốp và Nam Cao vềngười trí thức là sự vùng vẫy của con người tự ý thức về mình, song bất lực trướccuộc đời và trở thành “con người thừa” đối với xã hội

2.1.2 Về nghệ thuật xây dựng hình tượng người trí thức

2.1.2.1 Truyện không có cốt truyệnNhiều nhà nghiên cứu đã nói tới kiểu truyện không có cốt truyện của Sê-khốpvà Nam Cao, coi đây là một trong những cách tân nghệ thuật lớn của hai nhà văn.Bởi, cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tácphẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong

Trang 14

một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Nógiữ vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự.

Các kiểu cốt truyện của Sê-khốp thời kì sáng tác ban đầu cực kì phong phú vàthường mang tính hư cấu, tưởng tượng Phương thức tổ chức truyện ngắn của Sê-khôp thường đi ra ngoài khuôn khổ quen thuộc hay ít ra cũng là biến dạng khuônmẫu có sẵn Truyện của ông thường ít có cốt truyện hiểu theo nghĩa thông thường,nhưng lại luôn luôn có sự vận động bên trong tạo thành một kiểu cốt truyện củariêng Sê-khốp Ông chối bỏ những kiểu truyện có cốt truyện căng thẳng, xung đột,lộ liễu, kiên cưỡng Sêkhốp chủ trương “cốt truyện càng đơn giản càng tốt” Ôngkhông nhấn mạnh các biến cố Ngay ở những truyện có biến cố lớn, gay cấn,

Sêkhốp cũng không dùng giọng điệu gay gắt và màu sắc đậm để gây ấn tượng (Hai

kẻ thù, Phòng số 6, Trong khe núi) Sêkhốp không chú trọng vào xung đột nổi

trong truyện mà dụng công xây dựng xung đột chìm bằng cách tăng ý nghĩa tượngtrưng của từng chi tiết, tạo dòng chảy ngầm, mạch ngầm văn bản, chất trữ tình củavăn tự sự

Truyện về đề tài người trí thức của Nam Cao cũng thường có cốt truyện rấtđơn giản Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, truyện ngắn Nam Cao phần lớn làtruyện tâm lí, không ít tác phẩm chỉ là sự mô tả thuần túy quá trình phát triển củadòng ý thức, sáng tác của ông vì thế ít biến cố và sự kiện Kết cấu truyện ngắn tâmlí của Nam Cao thường được xây dựng theo nguyên tắc liên tưởng nhằm giải thíchmột cách chi tiết và cặn kẽ nguồn mạch của mọi hiện tượng và quá trình đời sống.Hầu hết truyện tâm lí của Nam Cao có thể xem là truyện triết học đời sống, trong đóviệc trực tiếp nhận thức mối liên hệ nhân quả giữa vật chất và ý thức, môi trường vàcon người, hoàn cảnh và tính cách, xã hội và cá nhân… trở thành nội dung cơ bảncủa nhận thức thẩm mĩ Ông không chỉ giải phóng tổ chức sự kiện ra khỏi tính cốsự, mà còn giải phóng nhân vật ra khỏi chức năng khái quát tính cách thuần túy vớinhững luật lệ khắt khe của các mô hình nghệ thuật lí tưởng Cốt truyện rộng vớinhững bước chuyển tự do, những kết thúc đột ngột trong các truyện của nhà văn chothấy ông có năng lực như thế nào trong việc hư cấu những truyện ngắn cuốn hútngười đọc

Trang 15

Miêu tả những bi kịch đời thường của những người tri thức, sáng tác của khốp và Nam Cao đã mở ra một trang mới cho chủ nghĩa hiện thực mà nguyên tắcsáng tác hàng đầu là tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Trong sáng táccủa hai ông không có những anh hùng hay những tội đồ khét tiếng, mà bất cứ conngười nào, cho dù là những “y”, “thị”, “hắn”, “gã” đều có thể trở thành những nhânvật điển hình; những sự kiện vặt vãnh: hai người bạn học cũ – một béo một gầy lâungày mới găp nhau, anh gầy có hành vi khúm núm, nịnh bợ khi biết anh béo làm

Sê-quan to (Anh béo anh gầy), những tính toán xung Sê-quanh việc mua cái ghế mây (Giăng sáng) cũng trở thành nội dung chính của tác phầm, có ý nghĩa nhân sinh sâu

sắc

2.1.2.2 Giọng kể lạnh lùng, khách quan

Người kể chuyện có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật tự sự vì nó gắnvới giọng điệu, điểm nhìn và cách dẫn chuyện Mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm đều cókiểu người kể chuyện riêng của mình Lạnh lùng, khách quan là đặc điểm chungtrong giọng kể của hai nhà văn Sê-khốp và Nam Cao

Có thể thấy Sêkhốp nhấn mạnh tính khách quan, tính chân thực trong mô tảvà cách mô tả độc đáo, ngắn gọn, chân thành, không khuôn sáo Trong thời kỳ sángtác đầu, vào những năm 80 thế kỷ XIX, Sê-khốp bị chê trách là khách quan đếnlạnh lùng, thiếu thế giới quan Nghệ thuật tự sự độc đáo của ông chưa được hiểu

đúng Sê-khốp còn bày tỏ quan điểm của mình trong truyện Những ngọn lửa in

năm 1888: “Nghệ sĩ không nên là quan toà đối với các nhân vật của mình và nhữngđiều chúng nói mà chỉ nên là người chứng kiến vô tư Ngay từ năm 27 tuổi, Sêkhốp

đã ý thức rất rõ về sứ mạng ngòi bút của mình: “Văn học được coi là có tính nghệthuật vì nó vẽ tả cuộc sống như vốn có trong thực tế Mục tiêu của văn học là sựthật tuyệt đối và trung thực (…) Đối với các nhà hoá học thì trên trái đất không cógì bẩn Nhà văn cũng phải khách quan như nhà hoá học; anh ta phải từ bỏ tính chủquan trong đời và biết rằng những đống phân trong phong cảnh cũng đóng vai tròrất đáng nể, còn các dục vọng xấu xa cũng gần gũi cuộc sống như các dục vọng tốtlành”

Trang 16

Nam Cao, có lẽ, ảnh hưởng từ Sê-khốp chất giọng lạnh lùng ấy Đọc vănNguyên Hồng, độc giả cảm nhận sự đồng cảm sâu sắc, thấm thía của nhà văn dànhcho nhân vật Dường như ta nghe rõ tiếng kêu thống thiết, nước mắt Nguyên Hồngtuôn trào khóc cho bất hạnh của nhân vật Trái lại, ấn tượng ban đầu của bạn đọckhi tiếp xúc với truyện của Nam Cao, là một giọng lạnh lùng, tỉnh táo, sắc lạnh.Trước hết, giọng văn sắc lạnh, tỉnh táo xuất phát từ ngôn ngữ người kể chuyện.Cách gọi các nhân vật trí thức là “hắn”, “thị” , “y”… xác lập khoảng cách giữa nhàvăn và nhân vật, đồng thời tạo nên sự xa cách, lạnh lùng.

Nếu chỉ xét bề ngoài của ngôn ngữ thì dường như nhà văn lạnh lùng, tànnhẫn với nhân vật nhưng phải thật tinh tế ta mới nhận ra được những điều ẩn chứađằng sau câu chữ Nhà văn xưng hô như vậy là để đảm bảo được sự khách quan,người đọc từ đó, cảm nhận cũng thật khách quan điều mà tác giả miêu tả Có lẽ, khinhà văn viết những dòng này thì ông cũng phải đau đớn, khổ tâm, dằn vật nhiều lắm

bởi cái tha hóa của người trí thức, bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền đang hủy hoại cuộc

sống của họ Ngòi bút của Nam Cao dữ dội nhưng cái tình của ông gửi gắm ở ngônngữ lại thật đằm thắm, thiết tha Một niềm trắc ẩn, mênh mang tình người… Nhưvậy, tuy viết bằng giọng lạnh lùng, khách quan nhưng ẩn đằng sau ấy là tấm lòngtha thiết, thương yêu của Sê-khốp và Nam Cao dành cho các nhân vật của họ

Nhân vật chính của truyện Khóm phúc bồn tử là một viên công chức Ước

mơ lớn nhất của lão là mua được một trang trại nho nhỏ có bụi phúc bồn tử và về an

cư ở đó suốt đời Tất cả mọi việc làm, mọi ý nghĩ của lão đều nhằm một mục đíchduy nhất là thực hiện ước mơ này; cuối cùng, lão đã đạt được ước mơ tầm thườngđó nhưng lão đã trở thành một kẻ hoàn toàn sa đọa về tinh thần Trong truyện này,Sê-khốp lại một lần nữa lên án hành động lẩn trốn vào bao của giới trí thức

Ngày đăng: 11/01/2019, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia HàNội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia HàNội
Năm: 1999
2. Nam Cao (2008), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Thanh niên, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngắn
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận Văn học so sánh, Nxb Đh quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận Văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đh quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
4. Hà Minh Đức (chủ biên, 2000), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
6. Phương Lựu (2002), Từ Văn học so sánh đến Thi học so sánh, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Văn học so sánh đến Thi học so sánh
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
7. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhàvăn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
8. Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Anh Vũ (tuyển chọn – 2002), “Sống mòn” – tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống mòn” – tácphẩm và dư luận
Nhà XB: Nxb Văn học
9. Sê-khôp (2009), Truyện ngắn, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn
Tác giả: Sê-khôp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
10.Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận Thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11.Tuấn Thành – Anh Vũ (tuyển chọn – 2002), “ Chí Phèo” – tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chí Phèo” – tác phẩm và dưluận
Nhà XB: Nxb Văn học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w