Có thể nói không quá rằng, nhìn ở đâu cũng có lỗi chính tả: từ bài viết của học sinh đến các biển hiệu trên phố, thậm chí là các ấn phẩm là văn bản viết bằng tiếng Việt xét về phương diệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thanh Hoa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Thị Thuận
Trang 4Xin cảm ơn sự ủng hộ động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng của trường Đại học Tây Bắc;
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thanh Hoa,
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này;
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Điện Biên Đông, ngày 08 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Bùi Thị Thuận
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỤC VỤ CHO VIỆC
1.3.1.2 Đôi nét về ngữ âm tiếng Việt và chữ viết 15 1.3.1.3 Cách hiểu về lỗi chính tả trong tiếng Việt 31 1.3.2 Lỗi chính tả và việc dạy học trong tiếng Việt cấp THCS 34 1.3.2.1 Nhiệm vụ dạy học tiếng Việt cấp THCS 34 1.3.2.2 Nội dung dạy học tiếng Việt cấp THCS 34
Trang 61.4 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội – giáo dục huyện Điện Biên
1.4.2 Đặc điểm dân tộc Mông huyện Điện Biên Đông 38
1.4.3 Đặc điểm giáo dục học sinh dân tộc tại trường THCS Thị
Trấn, PTDTBT THCS Sa Dung, PTDTBT THCS Tân Lập 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LỖI
CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH DÂN TỘC MÔNG HUYỆN
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
43
2.1
Thực trạng chung về lỗi chính tả của học sinh Mông tại trường THCS Thị Trấn, PTDTBT THCS Sa Dung, PTDTBT THCS Tân Lập
43
2.2 Phân tích tình trạng lỗi theo nội dung chính tả 58 2.2.1 Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt và lỗi viết hoa 58
2.2.1.2 Lỗi viết hoa của học sinh ở trường THCS Thị Trấn, PTDTBT
Trang 72.3 Thử nhận diện nguyên nhân 68
3.1.1 Giúp học sinh có những hiểu biết đầy đủ về quy tắc chính tả 82 3.1.1.1 Quy tắc chính tả do một âm có nhiều cách viết 82
3.1.1.4 Quy tắc viết tên riêng tiếng nước ngoài 83 3.1.2 Giúp học sinh được làm quen với cách phát âm đúng 84
3.1.3 Giải pháp liên quan đến quá trình/chương trình học tập môn
3.1.4 Giải pháp xuất phát từ kết quả học tập tại trường THCS Thị 85
Trang 8Trấn, PTDTBT THCS Sa Dung, PTDTBT THCS Tân Lập
3.1.5 Giải pháp chú ý đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ khi khắc phục lỗi
3.1.6 Giải pháp tạo môi trường giao tiếp và sử dụng tiếng Việt cho
3.2.1 Khuyến khích học sinh có thói quen sử dụng từ điển 91 3.2.2 Giải pháp về công tác giảng dạy tiếng Việt cho học sinh Mông 92 3.2.3 Giải pháp về luyện ngữ âm tiếng Việt cho học sinh Mông 94 3.2.4 Giải pháp về luyện viết chính tả tiếng Việt cho học sinh Mông 95 3.3 Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Bảng 2.10 Tổng số lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh ba trường
qua khảo sát nghe viết chính tả chính tả học kỳ I 54 Bảng 2.11 Tổng kết lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh ba trường 56 Bảng 3.1 Lỗi chính tả của học sinh khối lớp 6 qua khảo sát bài
Bảng 3.5 Tổng số lỗi chính tả của học sinh ba trường qua khảo sát
Bảng 3.6 Lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh khối lớp 6 qua khảo
Trang 10Bảng 3.9 Lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh khối lớp 9 qua khảo
Bảng 3.10 Tổng số lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh ba trường
Bảng 3.11 Tổng kết lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh ba trường 115
Trang 11QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
BCH Hội khuyến học Ban chấp hành Hội khuyến học
HĐND – UBND Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân
PTDTBT THCS Phổ thông dân tộc Bán trú Trung học cơ sở
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, hiện tượng viết sai chính tả rất phổ biến trong cả nước Có thể nói không quá rằng, nhìn ở đâu cũng có lỗi chính tả: từ bài viết của học sinh đến các biển hiệu trên phố, thậm chí là các ấn phẩm là văn bản viết bằng tiếng Việt xét về phương diện chính tả, chữ viết (các chữ cái ghi âm, vần, vị trí các dấu thanh, viết hoa, ) dường như đều có vấn đề cần phải bàn
“Lỗi là những điều sai sót do không thực hiện đúng quy tắc” Lỗi chính tả
là do viết chính tả không đúng chuẩn "Chuẩn chính tả bao gồm chuẩn viết các
âm (phụ âm, nguyên âm, bán âm) và các thanh; chuẩn viết tên riêng (viết hoa); chuẩn viết phiên âm từ và thuật ngữ vay mượn" [27, tr 125] Chính tả trước hết là
sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân Do đó nó có một vị trí rất quan trọng Nó không chỉ quan trọng đối với mỗi cá nhân mà còn quan trọng với toàn xã hội Viết đúng chính tả và thực hành tốt các kĩ năng viết chữ không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp mà còn thể hiện năng lực tư duy và trình độ văn hóa của mỗi người
Đối với các trường Trung học cơ sở, viết đúng chính tả là một trong bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cần hoàn thiện cho học sinh, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, có nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau sinh sống, như Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Xinh Mun, Lào, Đây là vùng có núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Trước đây do hoàn cảnh xã hội, tùy thuộc điều kiện địa hình, dân tộc Mông thường sống quần tụ thành từng thôn bản từ vài ba nóc nhà đến vài chục nóc nhà, người Mông ít có điều kiện đi học, nhất là con gái lấy chồng rất sớm và đa số không được đi học Điều này
Trang 13ảnh hưởng không nhỏ đến cách viết chính tả của học sinh nơi đây Ở tỉnh Điện Biên, không chỉ học sinh cấp Tiểu học mới viết sai chính tả, mà lỗi chính tả còn phổ biến ở học sinh cấp Trung học cơ sở Vì thế, nghiên cứu khảo sát lỗi chính tả, những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sai chính tả và tìm ra giải pháp khắc phục là việc vô cùng cần thiết, nhằm giúp các em khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp
Qua thực tế giảng dạy ở trường có nhiều học sinh Mông và qua quá trình công tác trong ngành giáo dục, chúng tôi nhận thấy rằng, học sinh Mông khi học Tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở khía cạnh phát âm, viết đúng chính tả Có thể nói rằng, vấn đề dạy học sinh Mông phát âm đúng hay viết đúng chính tả tiếng Việt đang là một trong những trở ngại rất đáng lưu ý
Hơn nữa, về lâu dài, trong công tác giáo dục ở miền núi, việc dạy tiếng Việt cho con em dân tộc ít người không những góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc
Trước tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh dân tộc Mông tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”
nhằm đóng góp ít nhiều vào quá trình dạy và học tiếng Việt cho học sinh người Mông các trường có con em người Mông học
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu tiếng Việt trong nhà trường nói chung và chính tả trong nhà trường nói riêng từ lâu đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Các công trình đã bàn về vấn đề này từ nhiều khía cạnh khác nhau Việc biên soạn sách giáo khoa cho phân môn tiếng Việt cũng được đặc biệt chú ý cải thiện và nâng cao chất lượng Hàng loạt sách tham khảo về tiếng Việt làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu hướng dẫn cho học sinh đã được xuất bản
Trang 14Trong quá trình học tập, chính tả có vai trò quan trọng không chỉ với
cá nhân mà còn đối với cả cộng đồng xã hội Viết đúng chính tả, phát âm chuẩn chính tả và thực hành tốt kĩ năng tạo lập văn bản sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp đồng thời thể hiện năng lực văn hóa của mỗi con người
Nhiều công trình điều tra, khảo sát về thực trạng sử dụng ngôn ngữ
của học sinh phổ thông cũng được trình bày Như Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa lỗi ngữ pháp cho học sinh (Nguyễn Minh Thuyết, Ngôn ngữ, số 3.1974) Hay của Phan Ngọc Chữa lỗi chính tả cho học sinh Hà Nội (NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1984); Hồ Lê – Lê Trung Hoa Sửa lỗi ngữ pháp
(NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1990) Những công trình này đã giúp cho giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có được những công cụ làm việc hữu ích
Trong thời gian gần đây, vẫn có nhiều tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách khá toàn diện về lỗi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong nhà trường và đã xuất bản các công trình của mình Cụ thể là:
Nhóm tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997) trong cuốn
“Tiếng Việt thực hành” của NXB Giáo dục đã nêu lên tương đối có hệ thống
về việc sử dụng ngôn ngữ từ chữ viết, chính tả đến việc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản Các tác giả cũng phân tích, lí giải thuyết phục về lỗi sử dụng ngôn ngữ mà học sinh thường mắc phải và nêu lên cách khắc phục
Các tác giả Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo
trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học sư
phạm 2009 đã đưa ra những khái niệm về chính tả và chuẩn chính tả, xây dựng được nội dung, yêu cầu và hình thức chính tả cho từng khối lớp học Trên cơ sở mục tiêu, nội dung chương trình, cuốn sách cũng nêu phương pháp, hình thức dạy học chính tả ở cấp tiểu học hiện nay
Tác giả Phan Ngọc trong sách Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả (NXB Thanh niên Hà Nội 2000), đã cung cấp cho chúng ta một số
Trang 15biện pháp dễ làm có tính công cụ để sửa lỗi chính tả một cách khoa học cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng Những công cụ mà Phan Ngọc nêu ra rất đa dạng
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Chính tả tiếng Việt (NXB Đà Nẵng
năm 2003) và trước đó nhóm tác giả Hoàng Tuyền Linh, Vũ Xuân Lương
trong Từ điển chính tả mini (NXB Đà Nẵng 1995) đã biên soạn sách để
hướng dẫn viết đúng chính tả Nguyễn Trọng Báu năm 2001 khi biên soạn
Từ điển chính tả tiếng Việt thông dụng (NXB Khoa học xã hội) cũng đã
nghiên cứu và hướng dẫn cách sử dụng từ điển chính tả tiếng Việt thông dụng để giúp cho giáo viên và học sinh tra cứu nhanh, thuận tiện các âm tiết, các từ dễ gây nhầm lẫn do phát âm không chuẩn hoặc do thói quen phát âm theo phương ngữ vùng miền phục vụ cho việc viết đúng chính tả tiếng Việt
Đáng chú ý là cuốn sách “Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục” do tiến sĩ Lê Trung Hoa chủ biên (NXB Khoa học xã hội, năm
2002) Nội dung của cuốn sách này thể hiện các tác giả đã khảo sát lỗi sử dụng ngôn ngữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết, công trình khoa học, luận văn Thạc sĩ…vv nghiên cứu vấn đề dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các địa phương có người dân tộc trong cả nước Đó là những đề tài như
Hoàng Ngọc Hiển (2005) “Nghiên cứu thực trạng dạy học và những khó khăn cơ bản trong quá trình học tiếng Việt của học sinh H’mông, tỉnh Thanh Hóa” (Luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh) Luận văn đã tìm hiểu những khó khăn
trong việc học tiếng Việt của học sinh dân tộc, trong quá trình dạy tiếng Việt của giáo viên; từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Việt cho học sinh là người dân tộc thiểu số
Tóm lại, các công trình tiêu biểu mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên đã phản ánh được tầm quan trọng của dạy học chính tả cũng như thực trạng và
Trang 16giải pháp dạy học chính tả theo vùng phương ngữ và việc dạy học viết cho học sinh dân tộc Tuy nhiên, các công trình trên đa phần còn mang tính định hướng chung cho dạy học chính tả tiếng Việt chứ chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho địa bàn cụ thể
là huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Chính vì vậy, tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của học sinh dân tộc Mông ở địa bàn này và đưa ra một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là vấn đề cấp thiết đối với người làm công tác trong ngành giáo dục như chúng tôi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh tại ba trường THCS trên địa bàn huyện Điện Biên Đông
Phạm vi khảo sát lỗi là các bài kiểm tra học kì môn Ngữ văn cũng như các bài nghe (đọc) – viết chính tả của học sinh từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 tại các trường: THCS Thị Trấn; PTDTBT THCS Sa Dung và PTDTBT THCS Tân Lập
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới việc xác định những đặc điểm lỗi chính tả của học sinh dân tộc Mông khi viết tiếng Việt Trên cơ sở mục đích này, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lí thuyết về chính tả tiếng Việt
- Khảo sát thực trạng lỗi chính tả của học sinh ba trường THCS trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh dân tộc Mông
- Đề xuất các giải pháp và tiến hành thực nghiệm khắc phục lỗi chính tả của học sinh dân tộc Mông
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.2.1 Phương pháp thống kê
Trang 17Tập hợp bài kiểm tra học kỳ I kết hợp với hoạt động nghe (đọc) - viết chính tả để khảo sát, phân tích, kết hợp với quan sát, phỏng vấn học sinh để thu thập thông tin về chính tả Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành lập bảng các lỗi chính tả
6 Những đóng góp của Luận văn
- Lần đầu tiên, lỗi chính tả của học sinh ba trường huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên được thu thập, khảo sát, phân tích, miêu tả
- Lần đầu tiên, nguyên nhân các lỗi này được chỉ ra
- Từ đó, đề xuất ra giải pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh giúp
các em nói và viết tốt hơn, hướng tới chuẩn chính tả chung
7 Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân lỗi chính tả của học sinh dân tộc Mông huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
Chương 3: Đề xuất cách chữa lỗi chính tả tiếng Việt cho học sinh dân tộc Mông huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
Trang 18Trong quá trình học tập, chính tả có vai trò quan trọng không chỉ với
cá nhân mà còn đối với cả cộng đồng xã hội Viết đúng chính tả, phát âm chuẩn chính tả và thực hành tốt kĩ năng tạo lập văn bản sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp đồng thời thể hiện năng lực văn hóa của mỗi người
Nhiều công trình điều tra, khảo sát về thực trạng sử dụng ngôn ngữ
của học sinh phổ thông cũng được trình bày Như Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa lỗi ngữ pháp cho học sinh (Nguyễn Minh Thuyết, Ngôn ngữ, số 3.1974) Hay của Phan Ngọc Chữa lỗi chính tả cho học sinh Hà Nội (NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1984); Hồ Lê – Lê Trung Hoa Sửa lỗi ngữ pháp
(NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1990) Những công trình này đã giúp cho giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có được những công cụ làm việc hữu ích
- Nhóm tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997) trong
cuốn “Tiếng Việt thực hành” của NXB Giáo dục đã nêu lên tương đối có hệ
thống về việc sử dụng ngôn ngữ từ chữ viết, chính tả đến việc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản Các tác giả cũng phân tích, lí giải thuyết phục về lỗi
sử dụng ngôn ngữ mà học sinh thường mắc phải và nêu lên cách khắc phục
Trang 19- Các tác giả Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo
trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học sư
phạm 2009 đã đưa ra những khái niệm về chính tả và chuẩn chính tả, xây dựng được nội dung, yêu cầu và hình thức chính tả cho từng khối lớp học
- Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Chính tả tiếng Việt (NXB Đà Nẵng
năm 2003) và trước đó nhóm tác giả Hoàng Tuyền Linh, Vũ Xuân Lương
trong Từ điển chính tả mini (NXB Đà Nẵng 1995) đã biên soạn sách để
hướng dẫn viết đúng chính tả Nguyễn Trọng Báu năm 2001 khi biên soạn
Từ điển chính tả tiếng Việt thông dụng (NXB Khoa học xã hội) cũng đã
nghiên cứu và hướng dẫn cách sử dụng từ điển chính tả tiếng Việt thông dụng để giúp cho giáo viên và học sinh tra cứu nhanh, thuận tiện các âm tiết, các từ dễ gây nhầm lẫn do phát âm không chuẩn hoặc do thói quen phát âm theo phương ngữ vùng miền phục vụ cho việc viết đúng chính tả tiếng Việt
- Đáng chú ý là cuốn sách “Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục” do tiến sĩ Lê Trung Hoa chủ biên (NXB Khoa học xã hội,
năm 2002) Nội dung của cuốn sách này thể hiện các tác giả đã khảo sát lỗi
sử dụng ngôn ngữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện
- Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết, công trình khoa học, luận văn Thạc sĩ…vv nghiên cứu vấn đề dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các địa phương có người dân tộc trong cả nước Đó là những đề tài như
Hoàng Ngọc Hiển (2005) “Nghiên cứu thực trạng dạy học và những khó khăn cơ bản trong quá trình học tiếng Việt của học sinh H’mông, tỉnh Thanh Hóa” (Luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh) Luận văn đã tìm hiểu những khó khăn
trong việc học tiếng Việt của học sinh dân tộc, trong quá trình dạy tiếng Việt của giáo viên; từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Việt cho học sinh là người dân tộc thiểu số
Trang 20Tóm lại, các công trình tiêu biểu mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên đã phản ánh được tầm quan trọng của dạy học chính tả cũng như thực trạng và giải pháp dạy học chính tả theo vùng phương ngữ và việc dạy học viết cho học sinh dân tộc Tuy nhiên, các công trình trên đa phần còn mang tính định hướng chung cho dạy học chính tả tiếng Việt chứ chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho địa bàn cụ thể
là huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Chính vì vậy, tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của học sinh dân tộc Mông ở địa bàn này và đưa ra một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là vấn đề cấp thiết đối với người làm công tác trong ngành giáo dục như chúng tôi
1.2 Vấn đề chính tả và chính tả tiếng Việt
Để làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ của luận văn, ở đây chúng
tôi sẽ trình bày những thu nhận của mình về chính tả và chính tả tiếng Việt
1.2.1 Chính tả
Theo “Từ điển tiếng Việt” chính tả là “cách viết chữ được coi là
chuẩn” [Hoàng Phê, 1992, tr173] Như vậy, theo nghĩa gốc của từ này, chính
tả là phép viết đúng, là cách viết hợp với chuẩn và những quy định mang tính quy ước xã hội, được mọi người trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thủ
Ở Việt Nam, trên đại thể hệ thống quy tắc chính tả là những quy định mang tính quy ước xã hội về cách viết các từ, viết các chữ hoa, cách dùng dấu câu, cách viết các từ phiên âm hoặc chuyển tự Do đó, chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép con người vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân
Như vậy, nói về chính tả chúng ta phải nói về cách viết chữ của một ngôn ngữ cụ thể nào đó Cách viết này là sự quy định có tính chất xã hội bắt buộc gần như tuyệt đối Khi đó, nó không cho phép cá nhân vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo riêng một cách tùy tiện
Trang 211.2.2 Một số nội dung của chính tả tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất toàn dân Tiếng Việt nói chung và ngữ âm tiếng Việt nói riêng, vào thời điểm nào cũng vậy, luôn luôn ở trong quá trình chưa thật ổn định nhìn từ góc độ chuẩn hóa
Chuẩn ngữ âm bao gồm chuẩn chính âm và chuẩn chính tả Nhiều ý kiến cho rằng phải có chuẩn chính âm trước rồi mới có chuẩn chính tả, đấy là nguyên lí Nhưng, với tiếng Việt, chuẩn chính âm là sự phát âm, còn chuẩn chính tả đã hình thành và tương đối ổn định trong một thời gian dài Để góp phần cho ngôn ngữ có chính âm, chuẩn chính tả giữ vai trò quan trọng
1.2.2.2 Chuẩn chính tả
“Chính tả được hiểu là quy tắc viết từ (từ thường, từ hoa, từ vay mượn, từ viết tắt, số từ, con số ngày, giờ, tháng, năm, v.v hay cách thức dùng dấu chấm câu (dấu: chấm, phẩy, than, hỏi, chấm hỏi, chấm lửng, hai chấm, ba chấm (chấm lửng); dấu ngoặc: đơn, kép, vuông; dấu gạch: ngang, dưới, chéo và cách thức ghi dấu thanh như thanh ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng Chuẩn chính tả được hiểu là chuẩn áp dụng cho văn phong quy phạm, được dùng làm thước đo trong ngôn ngữ nhà trường, áp dụng chính thống trong ngôn ngữ truyền thống
và ngôn ngữ của các văn bản quản lí nhà nước” [17, tr.109]
"Chuẩn chính tả bao gồm chuẩn viết các âm (phụ âm, nguyên âm, bán âm) và các thanh; chuẩn viết tên riêng (viết hoa); chuẩn viết phiên âm từ và
Trang 22thuật ngữ vay mượn" [29, tr.125]
Như vậy, có thể hiểu chuẩn chính tả là cách viết đúng, hợp với chuẩn
và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng thức ngôn ngữ viết Đó là những quy định mang tính xã hội cao, được mọi người trong cộng đồng chấp nhận và mọi người đều phải tuân theo Những cách viết chữ không đúng so với chuẩn được coi là sai chính tả
a) Quy tắc chữ cái ghi âm vị trong âm tiết
Đó là xác định cách viết đúng cho các âm vị trong âm tiết Trong tiếng
Việt về chữ i/y, có quy tắc như sau:
Khi đứng liền sau phụ âm đầu trong âm tiết mở, âm chính /i/ được viết
là i, trừ trường hợp đứng liền sau các phụ âm h, k, l, m, s, t hoặc trong các tên riêng có thể viết là i hay y tùy theo ý muốn chủ quan của người viết hay người được mang tên riêng đó (Ví dụ: Tẩn Mí Khé; Tống Mỹ Linh hay Tống Mĩ Linh; ) Năm 1980, để đảm bảo thống nhất chính tả trong sách giáo khoa, Bộ
Giáo dục đã phối hợp với Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam quy định các
trường hợp âm chính /i/ đứng liền sau phụ âm đều viết là i Tuy nhiên, quy
định này chỉ áp dụng đối với sách giáo khoa phổ thông Trong các loại văn bản khác (văn bản quy phạm pháp luật, sách báo, ) mỗi người viết một khác
Do thẩm mĩ, có người thích viết y vì cho rằng y đẹp hơn
Có nghiên cứu cho rằng: /i/ viết là i đối với các từ thuần Việt: ỉ thác,
ầm ĩ ; viết y đối với các từ gốc Hán (y tá, hội ý, ) Tuy nhiên, các từ Hán Việt như hi hữu, trí tuệ, thống trị, thi vị, hùng vĩ âm /i/ thường chỉ viết là i
b) Quy tắc ghi dấu thanh
Trong tiếng Việt, các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng được đặt trên đầu
chữ cái ghi âm chính, còn dấu nặng đặt dưới chữ cái ghi âm chính Căn cứ khoa học của quy định này là sự gắn bó giữa thanh điệu với phần vần, đặc biệt
là với âm chính Điều còn chưa thống nhất là vị trí của dấu thanh trong trường
Trang 23hợp âm chính là nguyên âm đôi, được ghi bằng hai chữ cái
- Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa tức là trường hợp nguyên âm đôi đứng
trong các âm tiết không có âm cuối (âm tiết mở) thì đặt dấu thanh ở chữ cái
thứ nhất ghi âm chính Ví dụ: bìa, lụa, lửa,
- Đối với các kí hiệu iê, uô, ươ, tức là trường hợp nguyên âm đôi đứng
trong những âm tiết có âm cuối (âm tiết khép hoặc nửa khép) thì đặt dấu thanh ở
chữ cái thứ hai ghi âm chính Ví dụ: biển, chiều, thuyền, nhuộm, lượn,
c) Quy tắc viết tên riêng
* Quy tắc viết tên riêng Việt Nam:
Trước năm 60 của thế kỉ XX khá phức tạp Cụ thể như sau:
- Chữ cái đầu của họ và tên người được viết hoa, còn tên đệm (nếu có) không viết hoa Đối với họ kép hoặc tên kép thì bộ phận được nối với nhau
bằng gạch nối và viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên Ví dụ: Bạch Cư-
dị, Hồ Xuân- hương, Hồ Chí minh,
- Chữ cái đầu của tên địa lí được viết hoa, nếu tên gồm hai tiếng trở lên
thì giữa các tiếng có gạch nối, ví dụ: Hà- nam, Thiên- mụ, Vũng- chùa
Từ những năm 60, người ta đã thống nhất viết hoa chữ cái đầu của mỗi
bộ phận tạo thành tên riêng, kể cả tên người lẫn tên địa lí, đồng thời bỏ gạch nối giữa các bộ phận ấy, trừ tên riêng là tiếng dân tộc thiểu số có các bộ phận
cấu tạo gồm nhiều âm tiết Ví dụ: Tôn Thất Thuyết, Khơ - mú, Ê- đê,
* Quy tắc viết tên riêng nước ngoài: Trên sách báo và các văn bản nói
chung thường có 4 cách viết tên riêng nước ngoài:
(1) Dịch nghĩa sang tiếng Việt và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên
riêng tiếng Việt Ví dụ: Hồ Chết, Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế,
(2) Phiên âm qua âm Hán Việt Ví dụ: Đỗ Phủ, Luân Đôn,
(3) Phiên âm trực tiếp, theo cách phát âm của nguyên ngữ Ví dụ: Vích-
to Hu-gô, Crix-tô-phô-rô, Cô-lôm-bô, Pa-ri, Mát-xcơ-va,
Trang 24(4) Giữ nguyên dạng nếu nguyên ngữ sử dụng chữ La tinh hoặc chuyển tự
nếu nguyên ngữ sử dụng hệ chữ khác Ví dụ: Victor Hugo, UNICEP, ASEAN,
1.2.3 Đặc điểm của chính tả tiếng Việt
a Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm Về cơ bản, chính tả tiếng Việt
là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết về cơ bản thống nhất với nhau Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy Từ việc xác định chính xác âm thanh của lời nói sẽ giúp viết đúng chính tả Khi viết chính tả tiếng Việt cần tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc ngữ âm học Tức là, cách viết của từ phải biểu hiện đúng
ngữ âm của từ: phát âm thế nào thì viết thế ấy Bởi vì tiếng Việt là chữ ghi âm
vị nên nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản nhất Nó thể hiện ở chỗ cách viết của mỗi từ thể hiện đúng âm cần đọc của từ Nguyên tắc ngữ âm học chi phối hầu hết cách viết các chữ trong bộ chữ tiếng Việt Chẳng hạn: /b/ ghi là b, /t/ ghi là t, /m/ ghi là m v.v Quan hệ giữa âm và chữ về cơ bản là quan hệ 1 - 1
- Nguyên tắc truyền thống Có nghĩa là chính tả không thay đổi thói
quen từ lâu đời Trong chữ viết tiếng Việt có những cách viết chấp nhận quy
định từ xa xưa để lại như là cách viết các chữ c, k, q cho một âm đầu /k/ Âm đầu /k/ khi đứng trước các chữ ghi nguyên âm /i, iê, e/ trong âm tiết th́ viết là chữ k; nhưng khi đứng trước các chữ ghi nguyên âm /a, ă, o/ vv thì lại viết bằng con chữ c Nguyên tắc truyền thống trong chính tả tiếng Việt khiến cho
chữ viết không còn phản ánh ngữ âm đương đại một cách trung thực, tiết kiệm, gây nhiều rắc rối cho việc học chữ, nhất là đối với trẻ em
b Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa Trong thực tế, muốn viết
đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người đọc viết đúng chính tả Ví dụ: giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng trong việc
xác định hình thức của từ này Nhưng nếu đọc gia đình, da thịt hay ra vào thì
Trang 25học sinh dễ dàng viết đúng chính tả Từ thực tế đó, chúng tôi nhận thấy chuẩn chính tả có những đặc điểm chính sau đây:
1 Chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, đòi hỏi
người viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả Chữ viết có thể chưa hợp lý nhưng khi đã được thừa nhận là chuẩn chính tả thì người cầm bút không được tự ý viết khác đi Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lí – không hợp lí, hay – dở mà chỉ có sự phân biệt đúng – sai, không lỗi – có lỗi
2 Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối cho nên ít
bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) Sự tồn tại nhất nhất hàng thế kỉ của nó đã tạo nên ấn tượng
về một cái gì “bất di bất dịch”, một tâm lí ổn định mang tính bảo thủ, cố hữu
3 Ngữ âm phát triển, nhưng chính tả không thể giữ mãi tính chất cố hữu của mình Do vậy, nếu không có quy định mang tính chất pháp lệnh kịp
thời chính tả dần dần cũng có một sự biến động nhất định, điều đó được thể
hiện ở chỗ, bên cạnh chuẩn mực chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại song song với nó, ví dụ “phẩm zá” bên cạnh “phẩm giá”, “xinh đẹp” bên cạnh “sinh đẹp”,… Với một tình trạng có nhiều cách viết như vậy đòi hỏi chữ viết của một ngôn ngữ phải tiến hành chuẩn hóa
1.3 Lỗi chính tả
1.3.1 Khái niệm lỗi và lỗi chính tả
1.3.1.1 Khái niệm lỗi
Do tính chất là luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chỉ đưa ra khái niệm “lỗi”
để làm việc Theo đó, chúng tôi sử dụng quan niệm chung về lỗi mà nhiều
“Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng” đều sử dụng, cụ thể là:
Lỗi mà người học (trong khi nói hoặc viết một ngôn ngữ, có thể là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai hay một ngoại ngữ) là tình trạng người học sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn viết một từ, cùng một đơn vị ngữ
Trang 26pháp, thực hiện một hoạt động nói năng v.v ) theo cách mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đầy đủ với chuẩn
đã được cộng đồng nói thứ tiếng đó chấp nhận và tôn trọng
1.3.1.2 Đôi nét về ngữ âm tiếng Việt và chữ viết
a) Đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt
Trong tiếng Việt, âm tiết (hay tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên, rất dễ nhận biết Khi nói cũng như khi viết, mỗi âm tiết được tách bạch rõ ràng F.de Saussure nhận xét rằng trong ngôn ngữ không chỉ có các âm mà có cả các đoạn âm L.R Zinder thì cho rằng sự phân chia lời nói tự nhiên thành những đơn vị nhỏ hơn là không thể xảy ra Âm tiết chính là nơi giao nhau giữa kích thước của việc phân đoạn lời nói và khái niệm nội dung ngữ âm
Ví dụ: Tôi đang học bài Chúng ta nghe được những khúc đoạn tự nhiên trong chuỗi lời nói đó như sau: Tôi/ đang/ học/ bài Câu này có 4 âm tiết
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ rõ ràng Mỗi âm tiết ở dạng tối
đa thường gồm ba phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu Phần vần tối đa lại bao gồm ba âm: âm đệm, âm chính và âm cuối Còn tối thiểu, âm tiết tiếng Việt phải có âm đầu, âm chính và thanh điệu Âm chính luôn luôn phải là một nguyên âm Cấu tạo của âm tiết chia thành hai bậc như sau:
I Âm đầu Vần Thanh điệu
II Âm đệm Âm chính Âm cuối
Trang 27- Mỗi âm tiết luôn mang một thanh điệu nhất định (có sáu thanh điệu)
Về mặt nghĩa, âm tiết tương ứng với một hình vị, có thể dùng độc lập như một
từ đơn, hoặc được dùng như một thành tố cấu tạo nên từ (hình vị) Trên chữ viết, cách xác định kí hiệu ghi âm tiết như sau:
dưới con chữ thứ hai, ví dụ: tiền, luyến, thuyền Âm tiết gồm các âm vị sau:
1 Âm vị âm đầu (phụ âm)
Trong âm tiết tiếng Việt, âm đầu là âm đứng ở vị trí thứ nhất của âm
tiết Âm đầu được xác định trong các âm tiết sau: hà, mai, hài, bàn, ghế
* Số lượng và phân loại âm vị âm đầu: Phần lớn các nhà nghiên cứu có
quan điểm giống nhau về số lượng âm vị âm đầu là 22 âm vị Có quan điểm
cho rằng âm đầu gồm 23 âm khi thêm phụ âm /p/
Trường hợp phụ âm /p/, có tác giả cho rằng, âm vị này chỉ xuất hiện trong các âm tiết là từ phiên âm (đèn pin) nên không thừa nhận là phụ âm đầu tiếng Việt Tuy nhiên, có thể thấy sự xuất hiện của /p/ trong các từ địa danh và tên riêng (Sa Pa, Pa Cá, ) Vì vậy /p/ cũng được coi là phụ âm đầu của tiếng
Trang 28Việt Toàn bộ số lượng âm vị âm đầu tiếng Việt được trình bày như sau:
Thanh hầu Bẹt quặt
Tắc Ồn
Không bật hơi
Thứ nhất, dựa vào phương thức phát âm: Người ta phân biệt:
- Phương thức tắc: là phương thức phát âm mà theo đó luồng hơi trước khi phát ra bị chặn đứng hoàn toàn hay bế tắc hoàn toàn Dựa vào vị trí luồng hơi thoát ra ngoài, người ta phân biệt: Phụ âm tắc mũi: luồng hơi thoát ra
đằng mũi: /m, n, ŋ/; Phụ âm tắc: luồng hơi thoát ra đằng miệng Trong đó phân biệt hai loại phụ âm bật hơi /t`/ và phụ âm không bật hơi /t/
- Phương thức xát: Là phương thức phát âm mà luồng hơi trước khi thoát ra ngoài bị chặn đứng không hoàn toàn hay bị cản trở không hoàn toàn Dựa vào vị trí luồng hơi đi ra chính giữa miệng hay hai bên mà người ta phân
biệt: Phụ âm xát tức là luồng hơi đi ra giữa miệng /f, v, s, z/; Phụ âm bên tức
là luồng hơi đi ra hai bên miệng /l/
- Phương thức rung: theo phương thức này phát âm bị rung lên /ʐ/ Thứ hai, dựa vào bộ phận cấu âm: Có các loại phụ âm sau:
Trang 29Phụ âm hai môi /b, m/; Phụ âm môi - răng /f, v/
- Phụ âm lưỡi Trong đó ta phân biệt: Nhóm phụ âm đầu lưỡi: đầu lưỡi quặt /ʈ, ş, ʐ/ và đầu lượt bẹt /d, t, t`, s, z, n, l/; Nhóm phụ âm mặt lưỡi /c, ɲ /; Nhóm phụ âm cuối lưỡi hay gốc lưỡi /k, χ, γ, ŋ/
- Phụ âm họng hay thanh hầu /h/
Thứ ba, dựa vào thanh tính, tức là độ rung động của dây thanh: Phụ âm
hữu thanh: khi phát âm có độ rung nhẹ: /b, d, v, z, ʐ, γ/; Phụ âm vô thanh: khi phát âm dây thanh không rung động: /t, ʈ, c, k, f, s, ş, χ, h/
* Chữ viết của âm vị âm đầu (phụ âm)
Các âm vị phụ âm đầu trong tiếng Việt có hình thức chữ viết như sau:
Trang 3014 /ʐ/ R rõ ràng, rổ,
17 /k/ k, c, q kẻ, kể, kiếp, cá, cờ, cốm, quân, quanh,
18 /ŋ/ ng, ngh nghĩ, nghe, nghề, nghiệp, nga, ngó,
19 /χ/ Kh khi, khấp khểnh,
20 /γ/ g, gh ghi, ghế, gà gô, gỗ,
21 /a/ a, ă ăn, áo, anh,
Trong 22 phụ âm đầu, những âm vị có nhiều hình thức chữ viết là những trường hợp đáng chú ý:
- Âm vị âm đầu được ghi bằng hai chữ cái là 9 /f, t`,ʈ , z, c, ɲ, ŋ, χ, γ /
- 3 âm vị / k, ŋ, γ/ có hai hình thức chữ viết, nhưng không được sử dụng một cách tự do, mà phải sử dụng theo quy tắc ngữ âm Âm vị âm đầu /k/ có lúc viết là “k”, có lúc viết là “c”, lúc khác lại viết là “q” Hoặc như âm vị /γ/ tùy từng trường hợp có thể ghi bằng hai cách là “g”, “gh” Hoặc như âm vị /ŋ/
có lúc ghi “ng”, có lúc ghi “ngh” Quy tắc kết hợp như sau:
q (quả, quê, ) khi đứng trước bán âm /-w-/
/γ/ gh (ghế, ghi ) Khi kết hợp với nguyên âm hàng trước / i, e, ε,
εˇ, ie/
Trang 31- Âm vị /z/ có ba hình thức chữ viết (d, gi, g), nhưng không có một căn
cứ ngữ âm nào cho sự khác biệt này về chữ viết Ví dụ: hai từ “dâu da” và
“giâu gia”, viết “dâu da” hay “giâu gia”? Theo thói quen, nhiều người thường viết là “dâu da”, chứ ít khi viết “giâu gia” Nhưng khi tìm trong quyển “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, mục từ “dâu da” [22, tr.249] thì thấy viết:
“dâu da x giâu gia” (x viết tắt từ xem) Lật tiếp sang mục từ “giâu gia” [22, tr.298] thì lại thấy ghi: “giâu gia cv dâu da d Cây to cùng họ với trẩu, lá hình bầu dục, quả tròn, mọc từng chùm, ăn hơi chua.” (cv: cũng viết)
Như vậy, hai từ “dâu da” và “giâu gia” đều cùng tồn tại, đều có thể sử
dụng trong khi viết và nói, không có từ nào là sai, người dùng muốn viết cách
nào cũng được Một số (cặp) từ tiêu biểu thuộc loại này như: dàn/ giàn (mướp), (trôi) dạt/ giạt, dẫm /giẫm (đạp), dong/ giong (buồm)
* Khả năng kết hợp của âm vị âm đầu: Kết hợp với tất cả các nguyên
âm và âm đầu vần Tuy nhiên, có một số trường hợp cần lưu ý như sau:
Nhóm phụ âm môi /p, b, m, f, v/ không kết hợp với âm đầu vần (trường hợp thùng phuy, khăn voan là hãn hữu) Nhóm phụ âm đầu lưỡi /t`, t, d, n, ʈ,
s, z, l, ş, ʐ/ có thể kết hợp với tất cả nguyên âm và âm đầu vần (riêng phụ âm
/n/ và /ʐ/ kết hợp hạn chế với âm đầu vần (trường hợp noãn bào, ruy băng là
Trang 32hãn hữu) Nhóm phụ âm mặt lưỡi /c/ và /ɲ/ kết hợp được với tất cả các
nguyên âm và âm đầu vần Nhóm phụ âm cuối lưỡi /k, ŋ, χ, γ/ có thể kết hợp
với tất cả nguyên âm và âm đầu vần, trừ phụ âm /γ/ kết hợp hạn chế với âm
đầu vần (chỉ có một trường hợp: góa) Nhóm phụ âm thanh hầu /q/, và /h/:
Kết hợp được với các nguyên âm và âm đầu vần
2 Âm đầu vần (âm đệm)
Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, âm đệm đứng ở vị trí thứ hai của âm tiết, vị trí thứ nhất của phần vần Âm đệm còn gọi là âm nối, tiền chính âm Không giống như phụ âm đầu, âm đệm có thể khuyết (zêrô)
* Số lượng âm đầu vần: Trong tiếng Việt chỉ có một bán âm /-w-/ làm
âm đệm Âm vị này có đặc điểm gần giống nguyên âm /u/ (nguyên âm hàng sau, tròn môi, có độ há hẹp) nhưng phát âm rất lướt
* Chữ viết của âm vị âm đầu vần: Âm đệm /-w-/ có hai hình thức thể hiện trên chữ viết là o và u
Viết o khi đứng trước các nguyên âm có độ há rộng và hơi rộng /ε, a, ă/ (loan, ngoằn nghoèo, oách, choắt ) Viết u khi đứng trước nguyên âm có độ
há hẹp và hơi hẹp /i, ε, ie/ và sau phụ âm /q/ (huệ, huy, quang, huyền )
* Khả năng kết hợp của âm đầu vần:
Âm đệm /-w-/ không xuất hiện sau phụ âm môi /p, b, m, f, v/ và trước nguyên âm tròn môi /u, o, ɔ, uo/ (ngoại lệ: thùng phuy, khăn voan, xe buýt); xuất hiện hạn chế sau các phụ âm /n, ʐ/ (noãn bào, ruy băng)
3 Âm chính (nguyên âm)
Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, vị trí thứ hai trong phần vần
* Số lượng và phân loại âm vị âm chính
Âm vị đảm nhiệm vị trí này là các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi,
bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi Cụ thể như sau: Nguyên âm
Trang 33đơn: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ/ Nguyên âm đôi: /ie, ɯɤ, uo /
Nguyên âm tiếng Việt như sau:
13 nguyên âm đơn
9 nguyên âm dài
3 nguyên âm đôi ie ɯɤ uo
Âm chính là âm hạt nhân của âm tiết, âm mang “đường nét” cơ bản của thanh điệu Trong cấu tạo âm đoạn của âm tiết tiếng Việt, âm đầu có thể khuyết, nhưng vần không bao giờ khuyết; trong cấu tạo của vần, âm đầu vần và
âm cuối vần có thể khuyết, nhưng âm chính không bao giờ khuyết Âm chính
có mặt trong tất cả các loại âm tiết, từ âm tiết gồm một yếu tố đến âm tiết gồm
bốn yếu tố đoạn tính Ví dụ: Trong âm tiết à âm chính là nguyên âm /a/ Trong
âm tiết huệ thì âm chính là /e/ Trong âm tiết hoan thì âm chính là /a/ Số lượng
âm chính hệ thống nguyên âm tiếng Việt được trình bày như sau:
Âm sắc Vị trí của lưỡi,
hình dáng môi
Độ mở của miệng
Trước, không tròn môi
Sau Không tròn môi Tròn môi
Trang 34Để phân biệt nguyên âm trong bảng hệ thống nguyên âm, người ta dựa vào 4 tiêu chí:
- Chiều hướng của lưỡi: khi phát ra một nguyên âm, lưỡi có thể dịch chuyển qua ba vị trí, đó là đưa về phía trước, lùi về phía giữa, kéo hẳn về phía
sau Theo đó ta có: Nguyên âm dòng trước Ví dụ: /i, e, ε/; Nguyên âm dòng
giữa Ví dụ: /ɯ, ɤ, a/; Nguyên âm dòng sau Ví dụ: /u, o, ɔ/
- Độ mở của miệng: khi phát ra một nguyên âm, miệng có thể mở theo
4 độ mở tạo ra 4 loại nguyên âm khác nhau: Nguyên âm rộng: /a, ă/; Nguyên
âm hơi rộng: /ε, ɔ/; Nguyên âm hơi hẹp: /e,ɤ, a/; Nguyên âm hẹp: /i, ɯ, u/
- Hình dáng của môi: môi có thể chúm tròn hoặc không để tạo ra hai
loại nguyên âm, đó là: Nguyên âm tròn môi Ví dụ: / u, o, ɔ, uo/; Nguyên âm không tròn môi Ví dụ: /i, e, ε , ɯ , ɤ/
- Trường độ của nguyên âm: nguyên âm phát ra có thể kéo dài hay rút ngắn Theo đó dựa vào trường độ, nguyên âm được chia thành hai loại:
Nguyên âm dài /i, ɯ, u, e, ɤ, o, ε, a, ɔ/; Nguyên âm ngắn / ɤˇ, ɔˇ, εˇ, ă/
* Sự thể hiện của âm vị âm chính bằng chữ viết
Các âm vị nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt có các hình thức thể hiện trên chữ viết như sau:
Trang 35Những trường hợp mỗi âm vị có một hình thức chữ viết dễ nhận biết,
dễ nhớ Những trường hợp âm vị có hai hay nhiều hơn hai hình thức chữ viết cần lưu ý để tránh nhầm lẫn:
- Khi không có âm đệm như: lía, kia, chia, tim, tin …
- Trường hợp viết i/y đều đúng trong trường hợp có âm tiết
mở, khuyến khích học sinh viết i: châu Mĩ/ châu Mỹ, địa lí/ địa lý, bác sĩ/ bác sỹ,…)
+ Căn cứ vào nghĩa: tai + Trường hợp âm tiết có độ cao bằng nhau: ỉ eo, ầm ĩ
y
- Trường hợp âm tiết có một nguyên âm (y trong y tế)
- Âm tiết có âm đệm (đứng sau âm đệm) như: tuy, thúy,…
- Đứng sau nguyên âm ngắn /a/ như (ây)
- Đứng trước ê khi chữ đó không có âm đầu như: yêu, yết, yếm
Trang 36- Căn cứ vào nghĩa: tay
/ă/ ă Trong các âm tiết ăn, chăn
a Các âm tiết có vần ay và au như tay, hay, cau, cháu
/ie/
iê Khi âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm chính, âm cuối (tiền, tiêu )
ia Khi âm tiết không có âm cuối (chia, bịa, phía )
yê Khi có âm đệm và âm cuối (tuyến, khuyên ) hoặc khi mở đầu
âm tiết (yến, yên )
ya Khi âm tiết có âm đệm, không có âm cuối (khuya)
/ɯ
ɤ/
ươ Khi âm tiết có âm cuối (mượn, tươi, nước, lượng, )
ưa Khi âm tiết không có âm cuối (mưa, tựa )
/uo/ ua Khi âm tiết không có âm cuối (mua, búa )
uô Khi âm tiết có âm cuối (tuổi, muộn, suối )
* Khả năng kết hợp của âm vị âm chính
- Khả năng kết hợp của nguyên âm với phụ âm cũng có tính quy luật: Các âm vị nguyên âm tiếng Việt đều có khả năng kết hợp với tất cả các
âm vị phụ âm đầu, trừ nguyên âm đôi /uo/ không kết hợp với phụ âm /p/, /f/
và nguyên âm đôi /ie/ không kết hợp với phụ âm đầu /γ/
- Khả năng kết hợp của nguyên âm với âm đầu vần hạn chế hơn Các
nguyên âm tròn môi /u, o, ɔ, uo/ và các nguyên âm /ɔˇ, ɯɤ / không kết hợp
với âm đầu vần Các nguyên âm còn lại đều có khả năng kết hợp với âm đầu
vần (trường hợp âm tiết có phụ âm đầu và âm đầu vần, ví dụ: hoa, huyền, )
4 Âm vị âm cuối
Âm vị âm cuối đứng ở vị trí cuối vần và cũng là vị trí cuối âm tiết Đó
là âm kết thúc âm tiết Âm đảm nhiệm vị trí này là bán nguyên âm cuối hoặc phụ âm cuối Vị trí của âm vị âm cuối có thể khuyết
* Số lượng âm vị âm cuối
Trang 37Âm vị âm cuối có 8 phụ âm (bốn phụ âm tắc vô thanh và bốn phụ âm
mũi - hữu thanh), hai bán nguyên âm /-w/ và /-j/ Bán nguyên âm cuối /-w/ có cấu âm gần giống nguyên âm /u/ và bán nguyên âm cuối /-j/ có cấu âm gần giống nguyên âm /i/ (là nguyên âm hàng trước, không tròn môi và độ mở hẹp)
Các âm vị âm cuối tiếng Việt được trình bày trong bảng dưới đây:
* Sự thể hiện trên chữ viết của âm vị âm cuối
Tám âm vị phụ âm cuối chỉ có một hình thức thể hiện trên chữ viết Hai
âm vị bán âm nguyên cuối đều có hai hình thức thể hiện trên chữ viết Cụ thể:
Trang 389 /-w/ o Sau nguyên âm rộng và hơi rộng
u Sau nguyên âm hẹp, hơi hẹp, ngắn
y Sau các nguyên âm ngắn
* Khả năng kết hợp của âm vị âm cuối
Trong tiếng Việt, trên chữ viết, phần lớn các nguyên âm có thể kết hợp
với phụ âm cuối ng và c; chỉ một số ít nguyên âm kết hợp với phụ âm cuối nh
và ch Nhưng nếu các nguyên âm có kết hợp với phụ âm cuối ng và c thì không kết hợp với phụ âm cuối nh và ch; ngược lại, nếu các nguyên âm có sự kết hợp với âm cuối nh và ch thì không kết hợp với phụ âm cuối ng và c, trừ nguyên âm /ε/ Cụ thể các nguyên âm kết hợp với phụ âm cuối ng và c:
(nguyên âm hàng sau, (nguyên âm hàng sau, (nguyên âm hàng trước không tròn môi) tròn môi) không tròn môi)
- Các nguyên âm kết hợp với phụ âm cuối nh và ch: inh ich; ênh êch;ach
5 Âm vị thanh điệu
Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ
âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết Âm tiết tiếng Việt được cấu tạo đồng thời bởi hai âm vị âm đoạn và đơn vị siêu âm đoạn Trong âm tiết, hai đơn vị không bao giờ vắng mặt là âm chính và thanh điệu
thanh điệu
Trang 39* Số lượng và phân loại âm vị thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (thanh không dấu), thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu Đó là:
- Tiêu chí cao độ: Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp Đó là sự đối lập về âm vực
- Tiêu chí âm điệu: Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu Về mặt đường nét, thanh điệu tiếng Việt có thể chia ra làm hai loại lớn là thanh điệu đi ngang, bằng phẳng và thanh điệu không bằng phẳng
Số thanh Tên gọi thanh Chữ viết Ví dụ
* Khả năng kết hợp của âm vị thanh điệu
- Thanh ngang: xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép Ví
dụ: cây cam, mưa xuân Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat, lac
Trang 40- Thanh huyền: có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết
khép, ví dụ: là, sàn, hằng, làm
- Thanh ngã: không thể xuất hiện trong các âm tiết khép Ví dụ: xã, vững vàng, hoẵng, sững sờ
- Thanh hỏi: xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết
khép Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, lủng củng
- Thanh sắc: có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết Ví dụ: nhất quyết,cố gắng, chính thức, phấn đấu, kế sách
- Thanh nặng: xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết Ví dụ: đụng
độ, chợ xuân, lợi lộc, lạm dụng, trục trặc, quen thuộc
b) Đặc điểm chữ viết tiếng Việt
Chữ Quốc ngữ La tinh, ngày nay gọi là chữ Quốc ngữ, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII do các giáo sĩ phương Tây xây dựng, trên cơ sở chữ viết ngôn ngữ của họ - tức chữ viết La tinh nhằm thuận lợi cho công việc hành đạo Chữ viết La tinh đã trở thành thứ chữ quen thuộc, phổ biến của người Việt Nếu xem năm 1651 là năm chữ Quốc ngữ ra đời thì tính đến nay, hệ thống chữ viết này đã có gần 400 năm tuổi
Nói về vai trò của chữ Quốc ngữ, Võ Văn Sen cho rằng: “Từ năm 1945 đến nay, tiếng Việt và chữ ghi âm của nó, chữ Quốc ngữ, đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước Khó có thể hình dung phong trào “diệt giặc dốt”, “bình dân học vụ” trong những ngày đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sẽ như thế nào nếu không có mấy chục chữ La tinh với cách ghép vần đơn giản, dễ dạy, dễ học! Giá trị của chữ Quốc ngữ là điều không ai có thể phủ nhận vì nó gắn chặt với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Nó là tài sản của quốc gia và cần phải được trân trọng như tài sản của quốc gia” [25, tr.8] Chữ Quốc ngữ được xây dựng
trên hệ thống chữ cái La tinh, là chữ ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ