Trong quá trình nghiên cứu, nhà địa lí học luôn gắn bó với địa hình trong mọi hành động của mình, bất luận đó là việc nghiên cứu hiện trạng tự nhiên của một vùng địa lí hay là việc tác động lên địa hình trong những hoạt động quy hoạch và tổ chức lãnh thổ. Địa mạo học xem địa hình như những sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Trái đất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh 1;8. Trong cảnh quan địa lí, địa hình là thành phần quan trọng nhất đối với cấu trúc thẳng đứng của cấp cảnh và các cấp cấu tạo nên cấu trúc ngang của cảnh là các dạng và diện địa lí 17;107. Địa hình cùng với nền địa chất, kiểu địa hình, và cấp phân vị địa hình tương đương với cấp cảnh đã hình thành nên nền tảng rắn của cảnh địa lí, đồng thời là cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của các thành phần khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong cảnh. Nghiên cứu địa hình giúp chúng ta thấy được đặc điểm hình thái, cấu trúc của địa hình. Nguồn gốc phát sinh và các bước phát triển của các dạng địa hình và những tập hợp của chúng. Tính quy luật phát triển của địa hình trong từng môi trường địa lí đặc thù và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phân loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh. Tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến địa hình, từ đó có phương hướng khai thác và sử dụng hợp lí. Trong tất cả các lớp địa hình thì lớp địa hình đồi núi khác hẳn với các lớp địa hình bờ biển hải đảo và đồng bằng về hình thái, động lực và tuổi. Tây Bắc là khu có địa hình núi cao, mở rộng và đồ sộ nhất so với các khu địa lí khác ở Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do nơi đây có cấu tạo địa chất và lịch sử phát triển khá phức tạp. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ tới các thành phần tự nhiên khác trong cảnh quan địa lí Tây Bắc, đồng thời địa hình là nhân tố tự nhiên chịu ảnh mạnh mẽ từ các nhân tố khác và đặc biệt là con người trong quá trình hoạt động kinh tế trên địa hình núi khi chưa hiểu rõ về quá trình phát sinh, phát triển cũng như cấu trúc địa chất, địa hình và đặc điểm của từng dạng địa hình trong một khu vực. Vì vậy nghiên cứu để tìm ra cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển, hướng và cấu trúc địa hình của khu vực địa hình núi Tây Bắc là rất quan trọng. Từ đó giúp phân tích được tác động của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác và ngược lại. Qua đây, đề ra một số phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý khu vực địa hình núi Tây Bắc. Khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi Tây Bắc Việt Nam” nhằm giải quyết những yêu cầu thực tiễn và góp phần phát triển bền vững lãnh thổ vùng Tây Bắc.
Trang 1KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:ThS: Đào Thị Kim Quế Sinh viên thực: Trương Thị Thu Hằng
PHÚ THỌ, 2018
Trang 2Để hoàn thành được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học xã hội và nhân văn - Trường Đại học
Hùng Vương Đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Bộ môn Địa lí nói riêng đã dìu
dắt, dạy dỗ những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại
trường cũng như đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận một
cách tốt nhất
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự giúp đỡ vô cùng quý báu của
cô giáo, Th.S Đào Thị Kim Quế – giảng viên hướng dẫn khoa học đã hết lòng
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận
Cuối cùng em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và
động viên em trong suốt thời gian qua!
Em xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, ngày……tháng… năm 2018.
Sinh viên
Trương Thị Thu Hằng
Trang 3STT Tên bảng biểu Trang
1 Bảng 1.1 Hệ thống phân loại kiểu địa hình đồi núi
miền Bắc Việt Nam
2 Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Tây
Trang 4Việt Nam
3 Hình 2.3 Lược đồ địa hình khu Tây Bắc
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, nhà địa lí học luôn gắn bó với địa hình trongmọi hành động của mình, bất luận đó là việc nghiên cứu hiện trạng tự nhiên củamột vùng địa lí hay là việc tác động lên địa hình trong những hoạt động quyhoạch và tổ chức lãnh thổ
Địa mạo học xem địa hình như những sự vật có phát sinh, phát triển theologic tiến hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt Tráiđất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh [1;8]
Trong cảnh quan địa lí, địa hình là thành phần quan trọng nhất đối vớicấu trúc thẳng đứng của cấp cảnh và các cấp cấu tạo nên cấu trúc ngang củacảnh là các dạng và diện địa lí [17;107]
Địa hình cùng với nền địa chất, kiểu địa hình, và cấp phân vị địa hìnhtương đương với cấp cảnh đã hình thành nên nền tảng rắn của cảnh địa lí, đồngthời là cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của các thành phần khí hậu,thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong cảnh
Nghiên cứu địa hình giúp chúng ta thấy được đặc điểm hình thái, cấutrúc của địa hình Nguồn gốc phát sinh và các bước phát triển của các dạng địahình và những tập hợp của chúng Tính quy luật phát triển của địa hình trongtừng môi trường địa lí đặc thù và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phân loại địahình theo nguồn gốc phát sinh Tác động của các thành phần tự nhiên và conngười đến địa hình, từ đó có phương hướng khai thác và sử dụng hợp lí
Trong tất cả các lớp địa hình thì lớp địa hình đồi núi khác hẳn với các lớpđịa hình bờ biển hải đảo và đồng bằng về hình thái, động lực và tuổi
Tây Bắc là khu có địa hình núi cao, mở rộng và đồ sộ nhất so với các khuđịa lí khác ở Việt Nam Sở dĩ như vậy là do nơi đây có cấu tạo địa chất và lịch
sử phát triển khá phức tạp Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ tới các thành
Trang 6phần tự nhiên khác trong cảnh quan địa lí Tây Bắc, đồng thời địa hình là nhân tố
tự nhiên chịu ảnh mạnh mẽ từ các nhân tố khác và đặc biệt là con người trongquá trình hoạt động kinh tế trên địa hình núi khi chưa hiểu rõ về quá trình phátsinh, phát triển cũng như cấu trúc địa chất, địa hình và đặc điểm của từng dạngđịa hình trong một khu vực
Vì vậy nghiên cứu để tìm ra cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển, hướng vàcấu trúc địa hình của khu vực địa hình núi Tây Bắc là rất quan trọng Từ đó giúpphân tích được tác động của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác và ngượclại Qua đây, đề ra một số phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý khu vựcđịa hình núi Tây Bắc
Khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi Tây Bắc Việt Nam”
nhằm giải quyết những yêu cầu thực tiễn và góp phần phát triển bền vững lãnhthổ vùng Tây Bắc
2 Lịch sử nghiên cứu
Ở miền Bắc Việt Nam, Tây Bắc là khu vực có địa hình núi cao duy nhất
và có phổ đai đầy đủ nhất Việt Nam, đồng thời đây là khu vực có cấu tạo địachất được hoạt hóa nhiều lần và hoạt động Tân kiến tạo được nâng lên mạnhnhất ở Đông Dương Với những nét đặc trưng riêng về địa hình, nên đã có một
số công trình nghiên cứu nổi bật sau:
I.A Rezanov I.A, Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thế Thôn, đã có công trìnhnghiên cứu những nét cơ bản về lịch sử phát triển địa hình và tân kiến tạo miềnBắc Việt Nam [14]
A.E Đovjikov và một số tác giả khác đã đưa ra phân vùng kiến tạo miềnBắc Việt Nam, trong đó tác giả đã sơ lược về các yếu tố chính của kiến trúc[18]
Năm 1964, V.M.Fridland đã nghiên cứu ra bản đồ địa mạo miền Bắc ViệtNam và năm 1972, Lê Đức An đã đưa ra sơ đồ phân vùng địa mạo miền Bắc
Trang 7Việt Nam Đó là những công trình có giá trị trong mục đích phân vùng và phânloại địa mạo [17].
Năm 1971, Nguyễn Đình Cát đã có công trình nghiên cứu về lịch sử pháttriển kiến tạo miền Bắc Việt Nam [13]
Trong cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam”, Nhà xuất bản
khoa học và kĩ thuật Trần Quang Ngãi đã đề cập tới các điều kiện tự nhiên nhưđịa hình, địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, và phương hướng sử dụng vàcải tạo các điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc [12]
Trong cuốn “Địa chất Việt Nam phần miền Bắc” của Trần Văn Trị.
Trong giáo trình này tác giả đã nêu lên những quan điểm chính về kiến tạo miềnBắc Việt Nam, đặc biệt ở hệ uốn nếp Tây Bắc với đới phức nếp lồi Sông Hồng
và đới phức nếp lồi Sông Mã [13]
Trong cuốn “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập, tác
giả đã đưa ra hệ thống phân loại các kiểu địa hình miền Bắc Việt Nam Từ đó cócách phân loại phù hợp cho địa hình núi khu vực Tây Bắc [17]
Trong giáo trình “Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (phần khu vực)” của Đặng
Duy Lợi Trong giáo trình này tác giả đã nêu lên cấu trúc địa chất, lịch sử pháttriển, đặc điểm địa hình và tác động của địa hình Tây Bắc tới các thành phần tựnhiên trong khu [15]
Trong những công trình khoa học địa lí tiêu biểu của Lê Bá Thảo, cócông trình nghiên cứu về miền núi và con người, giúp cho chúng ta thấy đượcnguồn gốc phát sinh của miền núi, hình thái học miền núi
Luận án “Thiết lập cơ sở địa lý học phục vụ tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc Việt Nam" của tác giả Phan
Hoàng Linh, đã phân tích rõ đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Bắc
Trang 8Luận văn “Nghiên cứu tiềm năng Tây Bắc phát triển du lịch” của tác giả
Lê Minh An đã phân tích tiềm năng của địa hình khu Tây Bắc phát triển du lịch
Trong đề tài nghiên cứu về “Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam” của
tác giả Ngô Thị Ươm, trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm tựnhiên của khu vực Tây Bắc
Như vậy các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu đi vào nghiên cứu vềnguồn gốc hình thành, cấu trúc địa chất, địa hình và lịch sử phát triển khu vựcđịa hình núi Tây Bắc, từ đó thấy được tác động của địa hình tới các thành phần
tự nhiên khác, đồng thời thấy được tác động trở lại của các thành phần tự nhiên
và con người tới địa hình Đề xuất ra một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp
lý cho khu vực địa hình núi ở Tây Bắc
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu cơ sở lí luận về địa hình núi như:khái niệm, nguồn gốc hình thành, đặc điểm và phân loại của địa hình núi Từ đótìm hiểu đặc điểm, nguồn gốc – lịch sử hình thành và cấu trúc địa hình núi TâyBắc Việt Nam, và tác động của các thành phần tự nhiên, con người đến địa hìnhnúi Tây Bắc Đồng thời thấy được tiềm năng, ý nghĩa của địa hình núi Tây Bắctrong phát triển kinh tế và đề ra phương hướng khai thác và sử dụng hợp lý địahình núi Tây Bắc
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về địa hình núi
- Nghiên cứu về đặc điểm, nguồn gốc – lịch sử hình thành và cấu trúc địahình núi Tây Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến địahình núi Tây Bắc
- Tiềm năng, ý nghĩa của địa hình núi Tây Bắc trong phát triển kinh tế
Trang 9- Đề ra một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý địa hình núi TâyBắc.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Địa hình núi Tây Bắc Việt Nam
Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện chưa có sự thống nhất Một số
ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng Một số ý kiến lạicho rằng đây là vùng phía tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn
Theo Lê Bá Thảo, vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núiHoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã
Theo phương án phân vùng lãnh thổ của Viện chiến lược phát triển (đãđiều chỉnh ranh giới năm 2001 và năm 2004) cũng như theo các nghiên cứu gầnđây nhất về vùng Tây Bắc của Nguyễn Quang Mỹ và Viện nghiên cứu môitrường và phát triển bền vững: lãnh thổ vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh Hòa Bình,Sơn La, Điện Biên và Lai Châu
Trong khuôn khổ khóa luận, giới hạn lãnh thổ nghiên cứu vùng Tây Bắcđược giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núiSông Mã
5 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Bất kì một đối tượng địa lí nào đều gắn với một không gian cụ thể, đóchính là tính không gian của địa lí Trong không gian đó, các đối tượng địa lí
Trang 10được phản ánh những đối tượng đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ nàyvới lãnh thổ khác Trong một không gian cụ thể, các đối tượng địa lí có các quyluật hoạt động riêng gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó.
Do đó, quan điểm lãnh thổ là một quan điểm đặc thù của địa lí học
Áp dụng quan điểm lãnh thổ vào quá trình nghiên cứu, ta cần nghiên cứu
về đặc điểm, nguồn gốc hình thành, cấu trúc đại chất – lịch sử phát triển, vàthành phần tự nhiên của địa hình núi Tây Bắc như một lãnh thổ nhất định, trong
đó có mối quan hệ tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau giữa yếu tố địa hình vàthành phần tự nhiên như: khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng – sinh vật, đồng thời làmối quan hệ qua lại giữa lãnh thổ miền Tây Bắc với các lãnh thổ lân cận Và bất
cứ một sự thay đổi nào của một thành phần tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứuđều có ảnh hưởng tới khu vực và lãnh thổ xung quanh Đây là một vấn đề đángquan tâm trong khi nghiên cứu, khai thác và sử dụng lãnh thổ mà con ngườitrong thời đại ngày nay cần đặc biệt lưu ý
5.1.1 Quan điểm tổng hợp
Mỗi một thành phần tự nhiên đều có những quy luật và đặc thù riêng,nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động vao nhau một cáchsâu sắc Mỗi một thành phần là một thành phần nhỏ của một thành phần kháclớn hơn, nhưng lại là tổng thể của các thành phần khác nhỏ hơn Vì vậy khi nhìnnhận một vấn đề phải đứng trên quan điểm tổng hợp để thấy được sự tác độngqua lại lẫn nhau giữa các thành phần, và để thấy được sự kìm hãm của các thànhphần đó
Nghiên cứu về: “ Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi Tây bắc Việt Nam”nhằm hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành địa hình núi trên bề mặt Trái Đấtcũng như những đặc điểm, cấu trúc – lịch sử phát triển một địa hình núi trên thếgiới cũng như ở Việt Nam, mà đặc biệt trong địa hình núi Tây Bắc Việt Nam
5.1.3 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Trang 11Bất kì đối tượng địa lí nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại
và phát triển Các biến động đều xảy ra trong điều kiện địa lí nhất định vànhững xu hướng nhất định Xu hướng phát triển của chúng là đi từ quá khứ đếnhiện tại và hướng tới tương lai Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ nhìnthấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát họa bức tranhtoàn cảnh cho sự phát triển trong tương lai
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm địa hình núicũng như cấu trúc, lịch sử phát triển và ảnh hưởng của nó tới thành phần tựnhiên khác trong các khu vực khác nhau Ở Việt Nam đề tài về đặc điểm địahình núi cũng đang được nghiên cứu khá nhiều Khi chúng ta nghiên cứu mộtvấn đề chúng ta cần có cái nhìn về lịch sử để hiểu rõ hơn về đề tài và từ đó giúpchúng ta nghiên sâu và rõ hơn về tương lai Lãnh thổ Việt Nam với 3/4 diện tích
là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp Đặc biệt có Tây Bắc được đánh giá là khuvực có địa hình núi cao, mở rộng, chia cắt mạnh và đồ sộ nhất so với các khuđịa lí khác ở Việt Nam Đồng thời đây cũng là khu có cấu tạo địa chất được hoạthóa nhiều lần và hoạt động tân kiến tạo được nâng lên mạnh nhất ở ĐôngDương Chính những đặc điểm địa hình núi Tây Bắc nói trên đã chi phối, ảnhhưởng tới các thành phần tự nhiên khác trong khu vực và tạo cho Tây Bắc cónhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch
5.1.5 Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là một trong những cơ sở để đề tài hướng vào đó mà nghiêncứu và kết quả nghiên cứu lại được áp dụng vào thực tiễn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thực địa
Việc tiếp cận với đối tượng nghiên cứu cho phép thu nhận trực tiếpnhững thông tin cập nhật, cụ thể mà các tài liệu thành văn cũng như bản đồkhông có ưu thế hơn Với phương pháp này, giúp chúng ta có thể chủ động quansát, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn nhân dân địa phương và những
Trang 12người làm việc hay cơ quan có liên quan đến địa hình núi Tây Bắc Các kết quảđiều tra thực địa là cơ sở quan trọng để thẩm định lại số liệu nhận định trongquá trình nghiên cứu.
5.2.2 Phương Pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu nóichung và trong nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng Dựa vào số liệu đã thu thậpđược tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung,hiện tượng có quan hệ với nhau trong tổng thể
Tiến hành thu thập những tài liệu có liên quan đến đặc điểm địa hình núiTây Bắc Việt Nam Dựa trên nền tảng các tài liệu của công trình nghiên cứu,sách báo, báo cáo của tổng cục địa chất, khoáng sản Việt Nam, Viện Địa Lý,
….em đã tiến hành phân tích, tổng hợp, thông tin theo mục đích và nhiệm vụcủa đề tài
5.2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh
Phương pháp này được thực hiện ngay sau khi đã thu thập được tài liệu.Việc sử dụng phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong xử lí các tài liệu,phân tích, tổng hợp, so sánh và cho ra một kết quả cuối cùng
Đây là nhóm phương pháp rất qaun trọng được sử dụng trong quá trìnhthực hiện đề tài Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, sử dụng phương phápthống kê, xử lí số liệu tiến hành phân tích đặc điểm, nguồn gốc hình thành, cấutrúc địa chất – lịch sử phát triển và ảnh hưởng của địa hình núi đến các thànhphần tự nhiên khác trong khu vực địa hình núi Tây Bắc Việt Nam Tổng hợp lạinhững giai đoạn lịch sử phát triển cùng với các chu kì vận động kiến tạo pháttriển địa hình núi Tây Bắc
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luận đượcchia thành 3 chương:
Trang 13Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu về đặc điểm
địa hình núi Tây Bắc Việt Nam
Chương 2: Đặc điểm địa hình núi Tây Bắc và một số đơn vị địa hình
chính
Chương 3: Tác động của các thành phần tự nhiên và con người đến khu
vực địa hình núi Tây Bắc Đề xuất một số biện pháp khai thác và sử dụng hợp lýđịa hình núi Tây Bắc
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐẶC
ĐIỂM ĐỊA HÌNH NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm địa hình
Theo N.V Basenina (1967), đưa ra định nghĩa: “Địa hình là một tập hợp
có quy luật của các dạng trung địa hình, được quyết định do hướng và lịch sử phát triển kiến tạo, do cấu trúc bên trong, do tính chất của quá trình bóc mòn hay bồi tụ và giai đoạn phát triển”[17; 116].
Theo I.X.Sukin, cho rằng: “Địa hình là thể tổng hợp các dạng dương và
âm khác nhau, liên quan tới nhau về mặt phát sinh và phát triển, dưới tác động của cùng một tổng hợp thể các lực tạo thành địa hình, trong một mối tương
Trang 14quan giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực thay đổi một cách đồng nhất trong thời gian và cuối cùng là ở một giai đoạn phát triển nhất định” [17; 116].
Địa mạo học xem địa hình như những sự vật có phát sinh, phát triển theologic tiến hóa và là kết quả của tác động tương hỗ và đồng thời lên bề mặt TráiĐất của các quá trình nội sinh và ngoại sinh Hai nhóm động lực này luôn đồngthời tồn tại và gây những tác động ngược nhau đối với mặt đất Tùy thuộc vàotương quan mạnh yếu giữa chúng mà địa hình mặt đất sẽ phát triển theo những
khuynh hướng khác nhau [1;8].
Ngày nay, địa hình là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoahọc và đời sống để mô tả diện mạo bề mặt lớp vỏ cứng của Trái đất Nó là tậphợp của vô vàn những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phâncách với nhau bởi những đường ranh giới rõ ràng, tức là tập hợp của các dạngđịa hình Ví dụ như quả đồi, con sông, gò đất, quả núi, đụn cát, bãi bồi,…[1;11]
Từ định nghĩa về địa hình của N.V Basenina và I.X.Sukin, tôi nhận thấyđịa hình phải đồng nhất về bốn phương diện mà khi đã thay đổi một mặt nào đóthì sẽ sang một kiểu địa hình khác, đó là:
1 Tập hợp các dạng trung địa hình âm và dương
2 Cấu tạo địa chất cùng với hướng và cường độ của các quá trình kiếntạo, nhất là Tân kiến tạo (nội lực)
3 Tính chất của các quá trình ngoại lực
4 Giai đoạn phát triển
Một tập hợp các dạng trung địa hình thì thường bao gồm nhiều dạng, nêntương quan về số lượng, diện tích và vị trí đều phải được chú ý, bởi đặc điểmnày sẽ quyết định cấu trúc ngang của cảnh, nghĩa là quyết định tập hợp các dạngđịa lí chủ yếu và thứ yếu để cấu tạo nên cảnh quan
Theo phương diện thứ hai thì ở những nơi sụt võng, nơi tương đối yêntĩnh, hay những nơi được nâng lên sẽ hình thành các kiểu địa hình khác nhautrong các khu vực đồng hướng Ví dụ như tại khu vực Tân kiến tạo nâng lên,
Trang 15với cường độ nâng lên từ yếu, trung bình, mạnh, rất mạnh, đã là cơ sở để phân
ra các địa hình đồi, núi thấp, núi trung bình, núi cao
Kiểu địa hình được dựa vào tác động của các quá trình ngoại lực nhưthủy triều, sóng, gió, trọng lực, cacxto, sinh vật và con người,… Khi có quátrình ưu thế rõ rệt, thì dựa vào tính chất ưu thế đó để xác định kiểu địa hình,nhưng gặp trường hợp có hai ba quá trình cũng chi phối, khó phân biệt chínhphụ, ta sẽ coi như một kiểu riêng, kiểu hỗn hợp: sông – hồ, sông – biển, hòa tan– sụt lở,…
Các giai đoạn phát triển của cùng một quá trình cũng tạo nên các kiểu địahình khác nhau
1.1.1.2 Khái niệm về nguồn gốc địa hình
Từ thời kì Phục Hưng, do những phát hiện của nghề khai khoáng, địa chấthọc và một số khoa học tự nhiên khác, bắt đầu có những tư duy khoa học vềnguồn gốc địa hình
Địa mạo học hiện đại đã giải thích được quá trình quá trình phát sinh,phát triển và quy luật phân bố của phần lớn các dạng địa hình trên bề mặt Tráiđất, từ cỡ lớn nhất là các khối lục địa và bồn địa đại dương đến những dạng nhỏhơn, thậm chí cả các dạng vi địa hình
Cũng như mọi sự vật trong tự nhiên, các dạng địa hình cũng là nhữngthành tạo có phát sinh, phát triển và cuối cùng thoái hóa để tạo ra những dạngđịa hình khác Nói cách khác, toàn bộ sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của địahình có thể được hệ thống hóa thành những dãy phát sinh nhất định và các dạng
cụ thể quan sát được ngày nay thể hiện những giai đoạn kế tiếp nhau của chúngtrong những dãy phát sinh ấy Sự phát sinh, phát triển phức tạp này phụ thuộcchặt chẽ vào hai nhóm động lực chủ yếu là nội lực và ngoại lực Các quá trìnhngoại sinh như quá trình gió, các loại dòng chảy của nước trên mặt, sóng biển,sóng hồ, các quá trình do hoạt động của băng tuyết, sinh vật,… còn các quátrình nội sinh bao gồm vận động kiến tạo của vỏ Trái đất, các quá trình lí hóa
Trang 16trong lòng đất, hoạt động của núi lửa, động đất, và cấu trúc địa chất Hai nhómđộng lực này luôn luôn cùng tồn tại, tranh giành ảnh hưởng với nhau và gây ranhững tác dụng ngược nhau đối với địa hình Tương quan giữa chúng quyếtđịnh sự vận chuyển vật chất trên bề mặt và trong lớp vỏ quả đất, đồng thời quyđịnh sự xuất hiện của các dạng địa hình trong từng trường hợp cụ thể
Tuy nhiên, trong cơ chế thành tạo các địa hình dạng cỡ lớn như các hệthống núi, các miền đồng bằng rộng lớn, các đại lục, đại dương, còn có nhữngđiều mang tính giả thuyết Những giả thuyết ấy thường dựa trên cơ sở họcthuyết kiến tạo địa máng, trong đó vai trò chủ yếu thuộc về vận động thẳngđứng, còn vận động ngang chỉ được xem như hợp phần thứ yếu
1.1.1.3 Khái niệm về tuổi địa hình
Xác định tuổi địa hình là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của khoahọc địa mạo Bởi vì nó cho phép khôi phục được lịch sử phát triển của địa hình,thấy được những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau mà nó trải qua, nghĩa là giảiquyết được những vấn đề cổ địa lí nói chung và cổ địa mạo nói riêng
Tuổi địa hình là khoảng thời gian, trong đó nó đã được hình thành và cácdạng của nó vẫn còn giữ được những đường nét chính cho tới ngày nay Nhưvậy, khi nói tới tuổi địa hình tức là nói tới tuổi của địa hình cổ mà bây giờ tacòn thấy được dạng tương đồng, dạng gần giống của nó Điều đó dễ hiểu bởi vìđịa hình luôn luôn biến đổi do chịu tác động liên tục của các quá trình ngoạisinh và nội sinh, còn nếu như một dạng địa hình đã bị biến đổi hoàn toàn thì nó
đã trở thành dạng địa hình khác và tuổi của dạng địa hình mới này cũng đã kháchẳn [1;17]
Tuổi của dạng địa hình có thể khác với tuổi của các bộ phận thành phầncủa chính nó, ngay ở một nơi các dạng địa hình thuộc những cấp khác nhau lại
có tuổi khác nhau
Trang 17Dạng địa hình bóc mòn việc xác định tuổi gặp khó khăn bởi vì bề mặt địahình không trùng với bề mặt đất Vì vậy phải xác định gián tiếp qua tuổi củatrầm tích đồng sinh với bề mặt bào mòn của địa hình.
Dạng địa hình tích tụ, tuổi địa hình được xác định dễ dàng hơn bởi vì bềmặt địa hình trùng với bề mặt đại chất, nghĩa là nếu xác định được tuổi địa chấtcủa trầm tích thì sẽ xác định được tuổi của bản thân dạng của địa hình tích tụ
Đối với dạng địa hình bị chôn vùi, tuổi của nó được xác định theo tuổicủa trầm tích phủ trên và trầm tích nằm dưới bề mặt của nó
1.1.1.4 Khái niệm núi
Theo Phùng Ngọc Đĩnh, Núi là dạng địa hình dương có độ cao tương đốitrên 200m so với các địa hình tạo mặt bằng xung quanh Trên bản đồ địa hình,
nó được giới hạn bề mặt bởi các đường bình độ khép kín tăng dần trị số vàotrung tâm Trên mặt cắt, nó tạo nên khúc gãy chuyển một cách đột ngột từ sườnnúi sang địa hình xung quanh Núi có thể đứng đơn lẻ hoặc tập hợp thành dãynúi, vùng núi, hoặc miền núi hoặc rộng lớn hơn tạo nên cảnh quan miền núi[11;135]
Miền núi là khu vực rộng lớn của bề mặt Trái đất, được nâng cao trên mặtnước biển – đại dương hoặc đồng bằng lân cận, bao gồm tập hợp các ngọn núi,dãy núi, khối núi, dải núi, đặc điểm nổi bật là có độ chia cắt ngang và chia cắtsâu rất lớn Chia cắt ngang là mức độ chia cắt bề mặt khu vực theo chiều ngang,được thể hiện bởi mật độ lưới sông, suối trong khu vực, đơn vị tính là km/km2.Chia cắt sâu là chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi với bề mặt xâm thực địa phương(thường là đáy các thung lũng sông suối trong khu vực) Độ chia cắt sâu lớnđồng nghĩa với năng lượng địa hình của khu vực cũng lớn tương ứng [11; 135 –137]
Dãy núi là tập hợp của nhiều ngọn núi nằm kề liên tục với nhau có đườngsống núi và đường phân thủy thống nhất và kéo dài dạng tuyến [1;239] Một sốdãy núi điển hình ở Việt Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã,…
Trang 18Dải núi (hệ thống núi) là tập hợp của nhiều dãy núi tạo thành một thểthống nhất có liên quan với nhau về nhiều mặt [1;239] Ví dụ như dải An đét(Andes), dải Trường Sơn Úc,…
Khối núi là tập hợp của nhiều ngọn núi liên tục theo dạng khối [1;239]
Ví dụ như khối núi Ahacga trong hoang mạc Xahara
Cao nguyên là những nơi có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng
có diện tích phân bố đáng kể, có độ cao từ vài trăm mét trở lên tạo vách rõ khichuyển sang các địa hình xung quanh, và thường có cấu trúc đơn giản, các lớp
đá gần nằm ngang [8;151] Ví dụ như cao nguyên Sơn La, cao nguyên MộcChâu
Sơn nguyên là những khu vực rộng lớn trên bề mặt Trái đất gồm các caonguyên, các dãy núi và khối núi bị chia cắt bởi các thung lũng hoặc các lòngchảo rộng lớn, các thung lũng sông, bồn địa nhỏ,…[8;152]
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh địa hình núi
Hơn một thế kỉ nay, các nhà bác học đã đưa ra nhiều ý kiến để cắt nghĩa
về quá trình tạo núi Có người cho rằng núi được tạo nên là do Trái đất nguyênngày xưa là một khối lửa khổng lồ bị nguội dần đi Và vì nguội đi như thế nên
bề mặt Trái Đất phải “co rút” lại để cho phù hợp với thể tích của nhân Trái Đấtphải thu nhỏ đi Vì vậy mà xuất hiện trên bề mặt Trái Đất những nếp nhăn cókích thước lớn mà bây giờ chúng ta gọi là núi
Nhiều nhà khoa học lại đưa ra ý kiến độc đáo khác như ý kiến về lục địatrôi, về phóng xạ, về trọng lực,…Các ý kiến đó đều có giá trị khoa học củachúng nhưng chưa giải quyết được triệt để vấn đề tạo núi
Đến ngày nay, người ta cho rằng núi được tạo nên chủ yếu từ hai nguồnphát sinh chính là nội lực và ngoại lực Nếu như nội lực chiếm ưu thế thì độ caotương đối và độ cao tuyệt đối của núi tăng, các thung lũng bị chia cắt sâu hơn,sườn trở nên dốc mạnh, tác động xâm thực hay xói mòn lớn Trái lại, nếu nhưngoại lực chiếm ưu thế thì địa hình hạ thấp xuống, các đỉnh núi bị san bằng đi
Trang 19nhanh chóng, sườn thoải ra, quá trình xâm thực giảm bớt, sông có độ dốc kém.Nếu quá trình hạ thấp cứ tiếp tục thì đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ thấy một
bề mặt không phù hợp với bề mặt của các vỉa đá cấu tạo Đỉnh của các nếp uốnhình như bị một lưỡi dao vô hình phạt ngang Bề mặt của chúng được gọi là bềmặt san phẳng và bản thân miền núi cũng trở thành một bán bình nguyên
1.1.2.1 Nguồn gốc nội lực
Nội lực là quá trình hình thành địa hình liên quan tới các nguồn nhiệt tạo
ra trong thạch quyển Nguồn nhiệt này sinh ra do quá trình phân hủy các nguyên
tố phóng xạ (urani, thori), do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do thay đổi mật
độ vật chất theo quy luật trọng lực Sự tăng nhiệt độ cao làm vật chất nóng chảy,tăng thể tích Quá trình này dẫn tới các đá trầm tích bị uốn nếp hoặc nứt vỡ làmthay đổi cấu trúc ban đầu tạo nên cấu trúc mới từ đó làm biến đổi bề mặt củathạch quyển
Trong quá trình tạo núi, vận động kiến tạo đóng vai trò chủ yếu Quanghiên cứu, các nhà bác học cho rằng: núi và vật chất tạo núi là đá, được cấu tạo
từ trong lòng đất mà ra, dưới ảnh hưởng của các lực bắt nguồn từ các vận độngcủa vật chất bên trong Trái Đất Những lực tạo núi đó có tên là nội lực Biểuhiện của nội lực chính là các dao động và các vận động tạo núi Hoạt động củanúi lửa và của các trận động đất là những biểu hiện cụ thể nhất của nội lực đanglàm thay đổi địa hình của miền núi
Chẳng khác gì một người khổng lồ bị lớp vỏ rắn bên ngoài của Trái Đấtđóng đai lại, khối mắc-ma nóng chảy ở bên trong luôn luôn cựa quậy và vùngvẫy tìm cách thoát ra bên ngoài, đẩy những khối trầm tích dày hàng chụckilomet lên thành núi
Hiện nay, tồn tại hai quan điểm khác nhau về quá trình tạo núi do nội lực
tạo thành Đó là quan điểm của thuyết kiến tạo “Địa máng” và quan điểm của thuyết “kiến tạo mảng”[8]
Trang 20Theo quan điểm của thuyết kiến tạo “Địa máng” cho rằng miền núi ứng
với miền có quá trình tạo núi Đó là miền đã diễn ra các pha nâng cao uốn nếptạo núi sau thời kì sụt lún mạnh của địa máng Miền núi còn có thể hình thànhbởi các đứt gãy sâu dạng khối trong các miền nền hình thành từ trước do ảnhhưởng của các pha nâng cao uốn nếp của các địa máng nằm liền kề Địa hìnhmiền núi hiện nay là kết quả của quá trình nâng cao Tân kiến tạo diễn ra từ kỉNeogen tới ngày nay (N – Q) với cường độ nâng cao lớn hơn cường độ bóc mònbồi tụ
Theo quan điểm của thuyết “kiến tạo mảng” thì miền núi được hình
thành do sự va chạm giữa các mảng thạch quyển khi di chuyển ngược chiềunhau hoặc do quá trình tách giãn trong nội bộ mảng ở lục địa Khi hai mảngthạch quyển va chạm nhau sẽ dẫn tới hiện tượng một mảng luồn xuống, mảngkia chờm lên trên Mảng chờm lên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dâng cao
Trong quá trình tạo núi vai trò của ngoại lực được thể hiện rõ nét trong độcao cũng như tính phân tầng của địa hình núi
Thứ nhất về độ cao núi Từ lâu người ta đã nhận thấy những đỉnh núi caonhất trên cùng một đới khí hậu thường xấp xỉ bằng nhau Điều này nói lên sựphụ thuộc của độ cao miền núi với khí hậu và được giải thích như sau: Cùng với
Trang 21quá trình nâng lên tạo núi, tốc độ bóc mòn cũng ngày một tăng cho đến một lúctốc độ của cả hai quá trình đối lập kia vừa bằng nhau thì núi không tiếp tục caolên nữa Độ cao đó của đỉnh núi duy trì cho đến khi tốc độ nâng lên thua tốc độbóc mòn Tốc độ bóc mòn phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí hậu, sau đótrong một chừng mực nhất định còn phụ thuộc cả vào độ cứng của đá thành tạotrên núi Vì vậy ngay trong cùng một đới khí hậu các đỉnh núi cao nhất cũng cósai biệt nhất định về độ cao, mặc dù như trên đã nói chúng thường cao xấp xỉnhư nhau.
Độ cao tối đa của đỉnh núi thường bắt gặp ở vành đai chí tuyến, vì ở đâythiếu tác nhân bóc mòn chủ yếu là nước
Thứ hai là tính phân tầng của địa hình núi Sự thay đổi của khí hậu khôngchỉ diễn ra theo vĩ độ mà còn diễn ra theo cả độ cao Điều đó đã ảnh hưởng tớiđịa hình và là nguyên nhân của việc phân chia địa hình núi thành một số tầngvới những đặc trưng riêng biệt của chúng Hiện tượng này được nghiên cứu kĩhơn ở vùng ôn đới, bao gồm 3 tầng:
Tầng băng hà bắt đầu từ trên đường ranh giới tuyết hiện đại Trong phạm
vi tầng này đang hình thành những đấu băng, những đỉnh hình tháp
Tầng ngoại vi băng hà bắt đầu từ trên đường ranh giới rừng cho đếnđường ranh giới tuyết vĩnh cửu Ở đây quá trình phong hóa vật lí diễn ra rấtmạnh Các vật liệu phong hóa rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực hay đượccuốn đi nhờ nước mưa và nước tuyết tan trong điều kiện độ dốc lớn và thực vậtthưa thớt Trong phạm vi của tầng này người ta tìm thấy những địa hình băng hàhình thành từ Pleixtoxen đang bị các quá trình ngoại lực khác phá hủy
Tầng ôn đới là tầng có thực vật và đất che phủ Đỉnh núi tròn, sống núirộng Hiện tượng rửa trôi trên sườn và đào sâu lòng sông, suối là quá trình địamạo chủ yếu
Theo nhiều tác giả, việc có mặt hay không của tầng băng hà và ngoại vibăng hà là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt núi cao và núi trung bình Vì
Trang 22vị trí của tầng địa hình nói trên có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu địaphương, nên không thể có một độ cao tuyệt đối được dùng là tiêu chuẩn để phânđịnh núi cao và núi trung bình ở mọi khu vực trên Trái đất Điều này giải thích
vì sao có sự sai khác rất lớn về ranh giới này: 1500m – 2000m – 2500m
1.1.2.3 Mỗi quan hệ giữa nội lực và ngoại lực
Nhìn chung các quá trình nội lực có khuynh hướng tăng tính gồ ghề của
bề mặt thạch quyển, còn các quá trình ngoại lực thì có khuynh hướng ngược lại
Và trong quá trình hình thành địa hình, thông thường ứng với dạng địa hình lớnthì nội lực đóng vai trò chủ yếu, còn đối với dạng địa hình nhỏ thì vai trò chủyếu là ngoại lực
Mặc dù các quá trình nội lực và ngoại lực đối lập nhau, song chúng vẫnảnh hưởng lẫn nhau để phát triển Ở những nơi vỏ Trái Đất hạ thấp, quá trìnhtích tụ phát triển, bề dày trầm tích tăng Chính sự tăng khối lượng trầm tích dẫntới vùng hạ thấp lún sâu hơn trong vỏ Trái Đất Tại đây nhiệt độ tăng cao, cáclớp trầm tích dưới bị nóng chảy, thể tích tăng, nén ép các tầng trầm tích phíatrên nó, làm uốn nếp rồi nâng cao bề mặt đất
Trong sự hình thành núi, các quá trình ngoại lực không ngừng phá hủy đárồi vận chuyển đi đến nơi khác ngay từ khi quá trình nâng cao Nhưng sở dĩ núivẫn tiếp tục nhô cao hơn trước chính là do tốc độ nâng cao lớn hơn tốc độ củacác quá trình ngoại lực
1.1.3 Phân loại địa hình núi
Theo Phùng Ngọc Đĩnh và Đào Đình Bắc núi được phân loại theo độ cao
Trang 23các phần vết tích của bề mặt san bằng bóc mòn nguyên vẹn chưa bị phân cắt.Giữa các đỉnh núi cao là thung lũng hẹp trắc diện dọc dốc Địa hình núi kiểuAnpơ là đặc trưng địa hình núi cao.
Núi trung bình: núi có độ cao tuyệt đối từ 2000m – 3000m, chúng có thểtập trung tạo nên một miền riêng biệt hoặc phân bố ở rìa các vùng núi cao.Trong vùng địa hình núi trung bình các vết tích bề mặt san bằng tương đối rõ vàphân bố rộng rãi Hình thái bề mặt đỉnh thường tròn và rộng phát triển các sảnphẩm tàn tích và sườn tích
Núi thấp: núi có độ cao không đáng kể tạo nên một mực thấp nhất của địahình miền núi Có ý kiến cho rằng núi thấp có độ cao tuyệt đối khoảng 1000mtrở xuống, hoặc núi thấp có thể đạt tới độ cao 2000m trên mực nước đại dương.Trừ một số núi thấp mang tính chất tàn dư hoặc núi sót Nhìn chung địa hình núithấp được hình thành chủ yếu liên quan tới vận động tạo núi cường độ nhỏ Núithấp có thể tạo nên các diện tích phân bố độc lập hoặc ở phần rìa của miền núicao hoặc núi trung bình Vết tích của bề mặt san bằng rát phổ biến và bảo tồntốt trong vùng núi thấp Về hình thái bình thường có bề mặt đỉnh rộng và tròn,sườn thoải và thung lũng rộng
Theo cách phân loại trên, ở Việt Nam nhóm địa hình đồi núi rất phongphú, từ cao xuống thấp có các kiểu địa hình núi cao, núi trung bình, núi thấp,sơn nguyên, cao nguyên, đồi và bán bình nguyên
Kiểu núi cao : có độ cao tuyệt đối trên 2500m, chiếm tỉ lệ diện tích rấtnhỏ tập trung ở khu vực Tây Bắc, nhưng rất đáng chú ý vì chúng có hệ thốngđai cao địa lí đầy đủ nhất cần phải nghiên cứu kỹ, nếu thực sự muốn tìm hiểu vềđặc điểm của tự nhiên Việt Nam Do được nâng mạnh tới trên 2000m và do tínhchất cứng rắn của đá cấu tạo, chủ yếu là granit và xyenit mà chúng có địa hìnhsắc sảo kiểu Anpo chứ không dạng vòm như núi nâng Tân kiến tạo khác, điểnhình là đỉnh phanxipang cao 3143m, với nhiều răng cưa hẹp, có nơi chỉ đủ đặtbước chân người, nhiều mũi kim nhọn hoắt, dốc đứng
Trang 24Sườn núi rất dốc, đến 35 – 400 nhất là ở nơi gần đỉnh và dưới chân, giápvới các thung lũng, độ dốc có khi tới 45 – 500 hay hơn nữa Sự dao động về độcao tương đối cũng rất lớn, so với các thung lũng dưới chân độ cao của đỉnhchênh tới 1500 – 2000m, có nơi tới 3000m ( Phanxipang 3143m, Lào Cai112m) Do đó, tại khu vực núi cao quá trình đất lở , đa lở và hoạt động xâmthực của sông ngòi diễn ra mãnh liệt Các thung lũng thường là những hành langhẹp, vách đứng, nên được gọi chúng là nhát xẻ Trắc diện dọc lao thẳng xuống,nước chảy xiết, hoàn toàn không có tích tụ, những nón phóng vật nhiều khi baogồm cả những tảng đá lớn.
Kiểu núi trung bình: có đỉnh cao từ 1500 – 2500m, phân bố tại vùng cócường độ nâng Tân kiến tạo 1000 – 2000m, thấy ở phía Bắc, Tây Bắc, BắcTrung Bộ và Nam Trung Bộ Hình dáng vòm – khối tảng khá rõ và cấu tạo chủyếu từ nham biến chất và macma và macma granit xâm nhập Độ chia cắt sâu cóthể đạt 1000 – 1500m, cho nên thung lũng hẹp, sườn dốc 25 – 300 Do đó cácquá trình đất lở, đất trượt nhiều khi mang tính chất tai họa Các khe rãnh pháttriển, khiến cho hình dáng sườn rất phức tạp
Kiểu núi thấp: độ cao từ 500 – 1500m, hình thành tại các nơi có cường độnâng Tân Kiên tạo 500 – 1000m, gặp thấy ở khắp mọi miền, nhưng thành nhữngkhu vực rộng lớn thì chie thấy ở khu vực Tây Bắc và Nam Trung Bộ Ở phíaBắc và Đông Bắc chỉ là những khối núi rời rạc trừ cánh cung Ngân sơn, còn ởBắc Trung Bộ chỉ là một dải hẹp biên giới Việt – Lào Độ chia cắt sâu đã giảmxuống 300 – 800m, độ dốc còn 15 – 200 Cấu trúc nham đa dạng, đủ các loại đátrầm tích, biến chất, macma Qúa trình tích tụ vãn yếu, vì thế thung lũng vẫnhẹp, không thể khai thác được, trừ tại những nơi có đứt gãy mạnh cắt qua đểsông tranh thủ phá rộng
Kiểu sơn nguyên có độ cao tuyệt đối của núi do vùng cường độ nâng Tânkiến tạo, nhưng điểm khác nhau mấu chốt là vùng đỉnh vẫn giữ được dạng đồithấp lượn sóng với độ cao tương đối 25 – 100m Nguyên nhân có thể do xâm
Trang 25thực giật lùi của sông suối chưa đủ thì giờ để cắt xẻ bề mặt san bằng cổ như sơnnguyên Đà Lạt, hoặc do tính chất nham thạch như sơn nguyên đá vôi, mà vẫnquen gọi là cao nguyên, vì chỉ chú ý đến các cánh đồng và thung lũng cacxto,không tính đến các khối núi đá vôi chiếm tỉ lệ diện tích lớn hơn bao quanh hayngăn cách chúng
Kiểu cao nguyên: so với kiểu sơn nguyên thì kiểu cao nguyên có độ caotương đối trên bề mặt dưới 25m, đạt tiêu chuẩn của đồng bằng Ở Việt Nam chỉ
có cao nguyên bazan, do lớp dung nham khi còn lỏng đã bao phủ hết các điểmnhấp nhô của nền móng cũ Mặt khác do tuổi rất trẻ, Polioxen – Đệ tứ, cho nênxâm thực nước chảy chưa kịp chia cắt
Kiểu đồi: có độ cao tuyệt đối 500m và độ cao tương đối 25 – 200m, sườndốc đến thoải 8 – 150 Ở Việt Nam, những quả đồi riêng lẻ trong lòng đồng bằnghay đứng ven biển thì có độ cao tương đối chẳng khác gì núi Vì thế tất cả vẫnđược gọi là núi, vì cao bao nhiêu thì chênh với đồng bằng và bờ biển bấy nhiêu.Vùng đồi rộng nhất Việt Nam là vùng đồi Đông Bắc từ chân cánh cung Ngânsơn đến chân cánh cung Duyên Hải Tại vùng đồi, quá trình xâm thực bóc mónvẫn là ưu thế, nhất là tại các đồi diệp thạch, nhưng quá trình tích tụ đã mạnh lên,đôi nơi đã có thung lũng rộng với nhiều bậc thềm và bãi bồi cho nên đã đượccon người khai phá từ lâu đời
Kiểu bán bình nguyên: hình thành tại vùng Tân kiến tạo ổn định, nơi ranhgiới giữa vùng nâng và vùng sụt Đó là một bề mặt lượn sóng còn được gọi làđồng bằng đồi hay đồi bằng, nói lên tính chuyển tiếp của nó giữa đồi và đồngbằng, với độ cao tuyệt đối 100 – 200m, độ cao tương đối dưới 25m, độ dốc dưới
80 Ở Việt Nam, các bán bình nguyên hiếm, tuy nhiên vẫn thấy ở rìa các đồngbằng lớn như ở vùng trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang vàĐông Nam Bộ Đôi khi cũng thấy ở miền đồi núi như vùng Ea Sup ở phía tâyĐắk Lắk, hoặc phía bên trong các đồng bằng Duyên Hải như các bán bìnhnguyên ở Móng Cái, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận
Trang 26Theo Đào Đình Bắc, dựa vào nguồn gốc hình thành thì núi được chia rathành núi kiến tạo, núi xâm thực và núi lửa [1;240], cụ thể như sau:
Núi kiến tạo có quá trình hình thành chịu sự chi phối chủ yếu của các yếu
tố kiến tạo gây nên sự biến dạng vỏ Trái đất Trong đó, hướng vận động nângcao giữ vai trò chủ đạo Tùy thuộc vào đặc điểm của sự biến dạng, núi đượcchia thành hai loại núi uốn nếp và núi khối tảng
Núi uốn nếp là núi được hình thành liên quan tới quá trình nâng cao uốnnếp Những uốn nếp này có thể tạo nên một uốn nếp đứng riêng rẽ hoặc nhiềunếp uốn tạo nên vùng núi
Núi khối tảng được hình thành bởi các chuyển động khối tảng của vỏ TráiĐất theo phương thẳng đứng do hoạt động của đứt gãy ở những khu vực đã trảiqua quá trình nâng cao uốn nếp Ở những nơi này các đá bị nén chặt, cứng rắnbởi ép nén cơ học, sự biến chất, sự kết tinh của các thể macma nên chúng mấttính dẻo và khả năng biến dạng dẻo
Vì vậy khi xuất hiện các lực kiến tạo trở lại, vỏ Trái Đất ở đây không cònkhả năng uốn nếp thành nếp uốn mà bị đứt ra thành các tảng riêng biệt dichuyển tương đối theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang Những tảng nânglên tạo nên khối núi, những tảng hạ xuống tạo nên thung lũng hoặc vùng trũnggiữa núi
Núi lửa là biểu hiện của quá trình macma phun trào trên bề mặt Trái Đất.Núi xâm thực được hình thành do quá trình bóc mòn, xảy ra ở những khuvực có mặt đất có cấu trúc nằm ngang, hầu như không bị biến vị, nâng cao sovới mặt biển (cao nguyên) bị chia cắt sâu sắc, khiến cho đao động độ cao trở lênđáng kể
Theo Vũ Tự Lập trong cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam, lớp địa hìnhđồi núi có 7 nhóm kiểu địa hình, chủ yếu phân hóa theo cường độ nâng lên Tânkiến tạo Nhóm đồi xâm thực – bào mòn phát triển tại khu vực có vận động tânkiến nâng lên yếu Các nhóm núi uốn nếp – khối tảng thấp, trung bình và cao
Trang 27tương ứng với các khu vực nâng lên trung bình, mạnh và rất mạnh Tại các khuvực sụt bù trừ hoặc hạ thấp tương đối, phát triển nhóm thung lũng xâm thực –tích tụ và nhóm bồn địa xâm thực – kiến tạo giữa núi Địa hình dung nham núilửa bazan đệ tứ, tuy đã được quá trình nước chảy cải tạo lại, nhưng do nguồngốc phát sinh đặc biệt nên xếp thành một nhóm riêng Dưới đây là bảng hệthống phân loại kiểu địa hình đồi núi miền Bắc Việt Nam.
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại kiểu địa hình đồi núi miền Bắc Việt Nam
Lớp địa hình Nhóm kiểu địa hình Kiểu địa hình
Nhóm kiểu địa hìnhdung nham núi lửa đệ
tứ đã được các quátrình ngoại lực cải tạolại
Kiểu đồi thấp lượn sóng, cónền địa chất dung nhambazan Đệ tứ, với tập hợpcác dạng địa hình núi lửa
mà miệng đã bị các quátrình nước chẩy cải tạo lại,các dòng dung nham và cáckhối tro bọt đã được cácquá trình bào mòn – xâmthực gọt thành các đồi thoảibào mòn – sườn tích xenthung lũng rộng xâm thực –bồi tụ
Kiểu đồi thấp bào mòn –xâm thực có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại cáckhu vực tân kiến tạo nânglên rất yếu với tập hợp cácdạng đồi thấp xen bán bìnhnguyên cổ và thung lũngrộng xâm thực – bồi tụ
Kiểu đồi thấp bòa mòn –xâm thực có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại khuvực tân kiến tạo nâng lênrất yếu, với tập hợp cácdạng đồi thấp xen thung
Trang 28Lớp đồi núi uốn nếp –
khối tảng, cấu trúc địa
chất phức tạp, già trẻ
lại ở mức độ khác
nhau tùy theo cường
độ nâng lên tân kiến
tạo từ rất yếu (dưới
lũng xâm thực – bồi tụ cóchỗ bị đầm lầy hóa
Kiểu đồi trung bình bàomòn – xâm thực, có nền địachất phức tạp, hình thànhtại khu vực tân kiến tạonâng lên yếu, với tập hợpcác dạng đồi trung bình xennhững mảnh bán bìnhnguyên cổ và thung lũngxâm thực – bồi tụ
Kiểu đồi trung bình bàomòn – xâm thực, có nền địachất phức tạp, hình thànhtại khu vực tân kiến tạonâng lên yếu, tập hợp cácdạng đồi trung bình xenthung lũng xâm thực – bồitụ
Kiểu đồi cao bào mòn –xâm thực, có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại khuvực tân kiến tạo nâng lênyếu, tập hợp các dạng đồicao xen những mảnh bánbình nguyên cổ và thunglũng xâm thực – bồi tụ.Kiểu đồi cao bào mòn –xâm thực có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại khuvực tân kiến tạo nâng lênyếu, với tâp hợp các dạngđồi cao xen thung lũng xâmthực - bồi tụ
Nhóm kiểu thung lũng
Kiểu thung lũng bồi tụ xâm thực rộng có nền địachất phức tạp, hình thànhtại hạ lưu các sông lớn, tạicác vùng hạ thấp kiến tạo
Trang 29-miền núi, có nền địa
chất phức tạp, hình
thành tại các khu vực
hạ thấp kiến tạo, với
quá trình bồi tụ - xâm
thực , hoăc do hoạt
động xâm thực – bồi
tụ tại các khu vực tân
kiến tạo nâng lên từ
yếu đến mạnh
với tập hợp các dạng bãibồi, thềm bồi tụ rộng vàthềm hỗn hợp
Kiểu thung lũng xâm thực –bồi tụ , có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại cáckhu vực tân kiến tạo nânglên yếu, với tập hợp cácdạng bãi bồi, thềm bồi tụhẹp, thềm hỗn hợp và thềmcấu trúc dạng đồi
Kiểu thung lũng xâm thực
có nền địa chất phức tạp,hình thành tại các khu vựcnúi được tân kiến tạo nânglên từ trung bình đến mạnh,với tập hợp các thềm cấutrúc dạng đồi, thềm hỗnhợp
lũ tích, đồng bằng lũ tích –bồi tích
Kiểu lòng chảo và bồn địa
có nền địa chất phức tạp,hình thành tại các vũng –
hồ Neogen cũ, với tập hợpcác dạng địa hình đồngbằng lũ tích – bồi tích vàđồi cuội kết Neogen
Kiểu ngọn núi thấp xâmthực – bào mòn có nền địachất phức tạp, nham khóphá hủy xen nham dễ phá
Trang 30Nhóm kiểu núi thấp
uốn nếp – khối tảng có
nền địa chất phức tạp,
hình thành tại các khu
vực tân kiến tạo nâng
lên trung bình chịu tác
động của các quá trình
xâm thực – bào mòn,
nhão trôi, trượt đất
hủy, hình thành tại khu vựctân kiến tạo nâng lên từ yếuđến trung bình , với tập hợpcác dạng địa hình núi thấpxen đồi cao và thung lũngxâm thực – tích tụ
Kiểu núi thấp uốn nếp –khối tảng, có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại khuvực tân kiến tạo nâng lêntrung bình, với tập hợp cácdạng địa hình núi thấp xâmthực – bào mòn xen cácmảnh bề mặt san bằng cổ
và thung lũng xâm thực –tích tụ
Kiểu núi thấp uốn nếp –khối tảng, có nền địa chấtphức tạp, hình thành tại khuvực tân kiến tạo nâng lêntrung bình với tập hợp cácdạng địa hình núi thấp xâmthực – bào mòn, các thunglũng xâm thực – tích tụ, cácgấu lũ tích, gấu đất trượt
Nhóm kiểu núi – trung
dễ phá hủy, hình thành tạikhu vực tân kiến tạo nânglên mạnh với tập hợp cácdạng địa hình núi trungbình xâm thực – bào mònxen các mảnh bề mặt sanbằng cổ và thung lũng xâmthực
Kiểu núi trung bình uốnnếp – khối tảng, có nền địa
Trang 31tại khu vực tân kiếntạo nâng lên mạnh,chịu tác động của cácquá trình xâm thực –bào mòn, đất đá lởtrượt.
chất phức tạp, hình thànhtại khu vực tân kiến tạonâng lên mạnh, với tập hợpcác dạng địa hình núi trungbình xâm thực – bào mònxen các mảnh bề mặt sanbằng cổ và thung lũng xâmthực
Kiểu núi trung bình uốnnếp – khối tảng, có nền địachất phức tạp, hình thànhtạo khu vực tân kiến tạonâng lên mạnh, với tập hợpcác dạng địa hình núi trungbình xâm thực – bào mòn,các thung lũng xâm thực,các gấu lũ tích, gấu đất, đá
lở trượt
Nhóm kiểu núi – trungbình uốn nếp – khốitảng, có nền địa chấtphức tạp, hình thànhtại khu vực tân kiếntạo nâng lên mạnh,chịu tác động của quátrình xâm thực – bàomòn, đất đá lở trượt
Kiểu ngọn núi cao uốn nếp– khối tảng, có nền địa chấtphức tạp, nham khó pháhủy xen nham dễ phá hủy,hình thành tại khu vực tânkiến tạo nâng lên từ mạnhđến rất mạnh, với tập hợpcác dạng địa hình núi caoxen núi trung bình và thunglũng xâm thực
Kiểu khối núi cao nhammacma, hình thành tại khuvực tân kiến tạo nâng lênrất mạnh, với đường đỉnhhẹp rất dốc, dạng mũi kimhoặc răng cưa, các nhát xẻtrẻ, các vách đá lở, đất lở.Như vậy có rất nhiều cách phân loại núi, tuy nhiên cách phân loại núi của
Vũ Tự Lập phù hợp với cách phân loại địa hình núi Tây Bắc
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 32Phía Bắc giáp nước CHND Trung Hoa với đường biên giới 310 km Phía Tây và Tây Nam giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới 560
có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc phòng
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên chung miền Tây Bắc
1.2.2.1 Tây Bắc là miền có hoạt động địa máng mạnh nhất ở Việt Nam và được nâng mạnh nhất trong hoạt động Tân kiến tạo
Nằm trong địa máng Đông Dương, Tây Bắc là miền uốn nếp tây ViệtNam, đầu mút đông nam của dải uốn nếp lớn Tetit, vì vậy nét đặc trưng cơ bảncủa miền về mặt kiến tạo là miền có hoạt động kiến tạo mạnh nhất ở Việt Nam
Các cấu trúc cổ dạng dải của các phức nếp lồi, lõm xen kẽ chạy songsong theo hướng tây bắc – đông nam thuộc địa máng Tây Bắc và Bắc TrườngSơn được bảo tồn và nâng lên mạnh mẽ trong tân kiến tạo
Kết quả của vận động trên đã tạo nên các dãy núi cao đồ sộ ở khu vựcTây Bắc và được tiếp nối bởi các dãy núi cùng hướng ở Bắc Trường Sơn để tạothành một mạch núi thống nhất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng cấutrúc chủ yếu của địa hình Việt Nam
Trang 33Các mạch núi theo hướng nghiêng chung thấp dần về phía biển, đồng thờithung lũng sông mở rộng dần làm thành các đồng bằng ven biển càng thu hẹpdần với địa hình đảo nghiêng ăn ra sát biển của dãy núi Trường Sơn Bắc.
1.2.2.2 Địa hình miền Tây Bắc có cấu trúc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và tính chất cổ trẻ lại
Nét đặc trưng về cấu trúc địa hình không chỉ thể hiện ở hướng Tây Bắc –Đông Nam mà còn có tính chất cổ trẻ lại của núi non, sông ngòi của miền đượcbiểu hiện rõ hơn hết so với mọi nơi khác trên lãnh thổ đất nước Tính chất cổ trẻlại của địa hình thể hiện ở sự tương phản giữa địa hình núi và các cao nguyêncao so với các thung lũng sông sâu, dốc, nước chảy xiết, lòng sông hẹp, lắmthác ghềnh Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, quá trình xâm thực diễn ra mạnh
mẽ cũng là đặc điểm địa mạo nổi bật của miền
1.2.2.3 Ảnh hưởng gió mùa cực đới tới miền Tây Bắc đã giảm sút và biến tính mạnh
Đặc trưng cơ bản của miền về mặt khí hậu là sự giảm sút ảnh hưởng củagió mùa cực đới biến tính về phía tây và phía nam Dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ
sộ chạy dọc phần đông của miền ngăn cản sự sâm nhập trực tiếp của gió mùađông bắc vào khu vực Tây Bắc làm cho mùa đông Tây Bắc hanh khô hơn vì hầunhư không có mưa phùn Nếu so trên cùng vĩ độ và độ cao thì tại khu vực TâyBắc có nhiệt độ trung bình năm cao hơn khu vực Đông Bắc từ 2 – 30C Sự suyyếu và biến tính dần của gió mùa cực đới khi di chuyển xuống phía nam cùngvới sự tăng lượng bức xạ mặt trời đã làm tăng dần nhiệt độ trung bình năm,giảm dần biên độ năm và rút ngắn tháng có mùa đông lạnh Các dãy núi sắp xếpsong song và thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam lại tạo điều kiện chogió mùa đông nam mang khối khí từ biển Đông theo các thung lũng lùa sâu vàotrong nội địa làm giảm độ lục địa cho phần rìa tây của miền Mặt khác các dãynúi này lại gây hiệu ứng phơn đối với gió mùa Tây Nam, tạo nên hoạt động củagió tây khô nóng (còn gọi là gió Lào), ở đồng bằng ven biển và ở phần nam của
Trang 34khu vực Tây Bắc Ngoài ra quan hệ giữa cấu trúc sơn văn và hoàn lưu gió mùa
đã tạo nên sắc thái riêng về sự phân hóa mưa trong miền với mùa mưa đến sớm
Sự tăng dần tính chất nhiệt đới về phía nam tạo điều kiện cho sự đi lêncủa luồng di cư sinh vật phương nam Malaixia – Indonesia Thành phần thựcvật phương nam chiếm ưu thế trong thành phần rừng tại khu vực Bắc TrườngSơn với ranh giới phía Bắc tới sông Chu (200B), và có thể vượt lên vĩ độ caohơn tới phần nam của khu vực Tây Bắc
1.2.3 Đặc điểm các thành phần tự nhiên
1.2.3.1 Địa chất, địa hình
Khu Tây Bắc thuộc miền uốn nếp Tây Việt Nam, nằm trong địa mángTêtit và biểu hiện rõ rệt nhất đặc điểm cấu trúc dạng dải của các đới tướng kiếntrúc xếp song song theo hướng tây bắc – đông nam Cụ thể, khu Tây Bắc gồmmột hệ thống các phức nếp lồi và phức nếp lõm dạng dải, hẹp ngang sắp xếpxen kẽ nhau theo hướng tây bắc – đông nam: Hoàng Liên Sơn – sông Đà – sông
Mã – Sầm Nưa - Pu Hoạt – sông Cả
Theo Đovjikov và các tác giả khác thì khu Tây Bắc gồm 11 đới tướngkiến nằm trong kiến trúc uốn nếp Indoxini Trong đó các đới Phanxipang, sông
Mã – Pu Hoạt là những đới nâng tinh thạch cổ tiền Cambri, sớm trở thànhnhững đới dương ổn định ngay sau chu kì kiến tạo Calêdoni Đây cũng là khu
có cấu tạo địa chất được hoạt hóa nhiều lần và hoạt động tân kiến tạo nâng lênmạnh nhất ở Đông Dương
Lãnh thổ Tây Bắc là vùng địa hình núi cao, mở rộng đồ sộ nhất so với các
Trang 35khu địa lí khác ở Việt Nam Bao bọc ba mặt bắc, đông, tây là những dãy núi,khối núi lớn địa hình đội cao và giữa là hệ thống các mạch núi xen sơn nguyên,cao nguyên đá vôi, các bồn địa, vùng trũng lớn nhỏ mà địa thế thấp hẳn xuống
Sự tương phản giữa địa hình nâng cao ở bắc, tây bắc và địa hình giảmthấp đột ngột ở phần nam và đông nam của khu chi phối rất lớn các đặc điểmkhí hậu, quá trình xâm thực ngoại lực và ảnh hưởng của các quá trình này tớicác khu đồng bằng lân cận
Các dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Bắc:
Địa hình núi núi cao: Phân bố chủ yếu ở sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn,dọc biên giới Việt - Trung độ cao > 2600m
Địa hình núi trung bình: Phân bố chủ yếu ở phía bắc tỉnh Lai Châu, đôngbắc tỉnh Lai Châu, khu vực núi sông Mã độ cao 1700 - 2600m
Địa hình núi thấp: phân bố ở hạ lưu sông Đà, Yên Châu, Bắc Yên, PhùYên, tây Hòa Bình có độ cao 700 - 1700m
Địa hình đồi và cao nguyên: Kéo dài từ Phong Thổ tới sát vùng NinhBình, với các cao nguyên lớn như: Mộc Châu - Nà Sản (Sơn La), Xín Chải - TảPhình ở tỉnh Lai Châu
Bên cạnh đó còn có địa hình thung lũng giữa núi chiếm tỉ lệ nhỏ so vớidiện tích toàn vùng Đây là dạng địa hình tương đối bằng, hình thành các cánhđồng lúa nước tập trung, điển hình là cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên),Phù Yên (Sơn La)
Lưu vực sông Đà chạy dọc lãnh thổ Tây Bắc theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Hai bên sông Đà hình thành những dãy núi đá vôi kế tiếp nhau và có độcao giảm dần từ Bắc xuống Nam, kéo dài từ Sìn Hồ (Lai Châu) đến Mai Châu(Hoà Bình)
Địa hình khu Tây Bắc điển hình cho địa hình nhiệt đới được trẻ hóa với
độ chia cắt sâu phổ biến từ 750 – 1000m, chia cắt ngang phổ biến 0,6 0,7km/km2 Các khối núi cao cấu tạo từ đá granit, đỉnh sắc, nhọn, sườn dốc, độ
Trang 36-dốc sườn trên 350 khá ưu thế Độ cao trung bình của khu Tây Bắc vào khoảng
800 – 1000m
Cấu trúc địa hình Tây Bắc gồm ba mạch sơn văn lớn:
Sơn mạch lớn nhất án ngữ phần đông của khu, nằm giữa sông Hồng, Nậm
Mu, sông Đà là dãy Hoàng Liên Sơn phát triển trên khối nâng cổ Nguyên sinhPhanxipang
Dãy núi sông Mã – Pu Hoạt chạy dọc biên giới Việt – Lào là phức nếp lồilõm kéo dài 500km có cấu trúc địa chất và địa hình cũng rất phức tạp
Dải núi , sơn – cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, nằm kẹpgiữa sông Đà và sông Mã, kéo dài 400km, rộng 10 – 25km, bao gồm các bề mặttương đối bằng phẳng trên dưới 1000m, xen kẽ những dãy núi, những bồn địagiữa núi
1.2.3.3 Khí hậu
Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình phức tạp của miền Tây Bắc đã chi phốitác động của hoàn lưu khí quyển tạo nên những dị thường của khí hậu và tạonên sự phân hóa khí hậu, khiến cho khí hậu ở đây có những nét khác biệt so vớicác miền khác và giữa các khu vực trong miền Các nhà khí hậu học đã nhậnđịnh rằng: “Trong miền khí hậu phía Bắc, vùng Tây Bắc thể hiện nhiều nét dịthường nhất so với khí hậu chung toàn miền” Khí hậu Tây Bắc thể hiện rõ nétnhất sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa
Nằm khuất bên sườn tây dãy Hoàng Liên Sơn vùng núi Tây Bắc có khí hậunhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, tuy nhiên so với vùng Đông Bắc của Bắc
Bộ, mùa đông ở đây ấm và khô hanh hơn
Bức xạ tổng cộng ở Tây Bắc khá cao, khoảng 126,8 – 132,6 kcal/cm²/năm,chỉ thua nền bức xạ của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình ở phía namnước ta.Tổng số giờ nắng ở Tây Bắc cũng khá cao, vào khoảng 1611,0 – 2032,4giờ/năm, ngang với tổng số giờ nắng ở Thanh Hóa – Nghệ An
a Chế độ gió
Trang 37Thuộc vùng đồi, núi cao cho nên chế độ gió lãnh thổ Tây Bắc ít thể hiện
rõ điều kiện hoàn lưu gió mùa của khu vực Cụ thể tốc độ gió trung bình tháng,năm ở các nơi khá thấp và tần suất lặng gió thường rất cao, chiếm khoảng 50 -60% tần suất của tất cả các hướng
Các tháng từ đầu đến giữa hè do bị ảnh hưởng của áp thấp nóng phía tây
ở một số khu vực thấp kiểu địa hình thung lũng, bồn địa của Tây Bắc (sông Mã,Yên Châu) gió fơn khô nóng (gió Lào) rất thịnh hành với số ngày khô nóng khácao
Dưới đây là bảng nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm của một số trạm
ở khu vực núi Tây Bắc
Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở Tây Bắc
Tháng
Cả năm
Trang 39
Trạm Hoà Bình
0 5 10 15 20 25 30 35
Xét phân hóa không gian của nhiệt độ trung bình năm lãnh thổ Tây Bắccho thấy ở những khu vực thấp dưới 700m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảngtrên 20C, lên đến khoảng 1700 m nhiệt độ trung bình năm chỉ còn khoảng15C, còn ở các khu vực cao trên 2500 – 2700m, nhiệt độ trung bình năm chỉvào khoảng 12 - 10C
Ở các vùng thấp của lãnh thổ Tây Bắc thời kỳ nóng nhất là từ tháng VIđến tháng VIII, nhiệt độ trung bình tháng vào khoảng 26 - 28C, thời kỳ lạnhnhất là các tháng XII - I, nhiệt độ trung bình tháng khoảng 12 - 17C Ảnhhưởng rõ nét đến bộ mặt lớp phủ thực vật, đời sống con người, cây trồng vậtnuôi là số tháng lạnh Ở Tây Bắc những vùng thấp hàng năm có thể có 2 - 3tháng lạnh (tháng lạnh: tháng có nhiệt độ trung bình 18 C), những khu vựcnúi, cao nguyên 700 – 900m có khoảng 4 – 5 tháng lạnh, những vùng núi caohơn có thể có khoảng 6 – 7 tháng lạnh và hơn nữa
c Chế độ mưa
Lãnh thổ vùng Tây Bắc có chế độ mưa mùa hè của vùng nhiệt đới Tổnglượng mưa năm ở đây khá lớn, trung bình từ 1500mm - 2000mm/năm Phân bốlượng mưa theo không gian lãnh thổ biến đổi phức tạp, chủ yếu phụ thuộc vào
Trang 40điều kiện địa hình, các thung lũng bị núi che khuất là những khu vực ít mưatổng lượng mưa năm có thể xuống đến khoảng 1200 – 1500mm/năm, ở nhữngkhu vực núi cao, trên các sườn đón gió, lượng mưa năm còn có thể đạt tới2500mm/năm
Bảng1.2 Lượng mưa trung bình tháng và năm ở Tây Bắc
Tháng
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm Cả Lai
Châu 28.7 34.4 63.9 132.2 269.4 420 471.8 359.6 151.6 87.7 45.7 21.5 2086.6Điện
Biên 24.9 27.3 62.0 111.4 208.5 253.0 324.0 321.0 161.6 65.2 31.9 21.3 1612.1Sơn
La 20.7 25.7 53.0 113.6 200.0 238.4 279.5 252.5 132.7 64.4 37.2 15.5 1433.2Hòa
Bình 21.4 15.6 42.2 104.9 246.4 269.2 291.6 340.7 272.2 195.2 57.9 16.5 1847.3
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tây Bắc.
Mùa mưa, thời kỳ có tổng lượng mưa tháng ≥ 100mm/tháng ở vùng TâyBắc kéo dài 5 tháng, từ tháng IV-IX Mùa khô, thời kỳ có tổng lượng mưa tháng
50mm/tháng trung bình kéo dài 3 - 4 tháng tại nhiều khu vực, cá biệt một sốnơi như Cò Nòi, Yên Châu, sông Mã mùa khô có thể kéo dài tới 5 - 6 tháng
Như vậy, ta nhận thấy mùa mưa ở Tây Bắc chịu ảnh hưởng chủ yếu củagió mùa Tây Nam và địa hình Mùa mưa ở phía Bắc băt đầu từ tháng 5 và kếtthúc vào tháng 10 Tại phần phía nam của khu có mùa mưa đến sớm và kết thúcsớm hơn từ tháng 4 đến tháng 9 do đón gió mùa tây nam mang theo khối khíTBg gây hội tự nhiệt đới và khối khi Tm, nhưng lại tương đối khuất gió mùađông nam mang theo khối khí Em
Biểu đồ 1.5 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Lai Châu [10]