Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông trong giai đoạn từ 1991 – 2014 trở thành một trong những mối quan hệ bền chặt và thành công góp phần giúp ASEAN cân bằng ảnh h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TRẦN NGỌC DIỄM
QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ
CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ
(1991 – 2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN NGỌC DIỄM
QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ
CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ
(1991 – 2014)
Ngành: QUỐC TẾ HỌC Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ ĐỨC ĐỊNH
Hà Nội – 2017
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quan hệ Ấn Độ với ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông của Ấn Độ (1991 - 2014)”
là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Đức Định – Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn Trần Ngọc Diễm
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC ASEAN Community
Cộng đồng ASEAN ADMM ASEAN Defence Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ADMM+ ASEAN Defence Ministers Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng AEC ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN APSC ASEAN Political-Security Community
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN AITIG ASEAN – India Trade in Goods Agreement
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn ĐộASCC ASEAN Socio-Cultural Community
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN ASEAN Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BJP Bharatiya Janata Party
Đảng Nhân dân Ấn Độ CLMV Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam EAS East Asia Summit
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement
Hiệp định tự do thương mại MGC Mekong – Ganga Cooperation
Hợp tác tiểu vùng sông Mekong – sông Hằng NTP Nuclear Non – Proliferation Treaty
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Trang 5SAARC South Asian Association for Regional Cooperation
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SAFTA South Asian Free Trade Area
Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á SAPTA SAARC Preferential Trading Agreement
Hiệp định ưu đãi thương mại khu vực Nam Á
SEANWFZ Southeast Asian Nuclear Weapon Free Zone Treaty
Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân TAC Treaty on Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở khu vực Đông Nam Á RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực
Regional Comprehensive Economic Partnership WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
Trang 6Bảng 4 Số liệu xuất nhập khẩu trong thương mại song phương Việt
Nam - Ấn Độ
Tr 74
Bảng 5 Tình hình cán cân thương mại ASEAN – Trung Quốc và
ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2016
Tr 89
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU 9
Mục đích, ý nghĩa của đề tài 9
Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
Phương pháp nghiên cứu 16
Cấu trúc của luận văn 17
PHẦN NỘI DUNG 19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN 19
1.1 Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ 19
1.1.1 Tiền đề của sử điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ 19
1.1.2 Những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ 30
1.1.3 Vị thế của các đối tác trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ 32
1.2 Vai trò của ASEAN trong chính sách hướng Đông 34
1.2.1 Các mối liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và ASEAN 34
1.2.2 Nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN 37
1.3 Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đông 40
1.3.1 Mục tiêu của chính sách hướng Đông 40
1.3.2 Phạm vi và giai đoạn của chính sách hướng Đông 41
1.3.3 Hướng tiếp cận của chính sách hướng Đông 42
1.3.4 Bước phát triển sang “Hành động hướng Đông” 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA ẤN ĐỘ 46
2.1.Hợp tác Ẩn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông 46
2.1.1.Lĩnh vực chính trị - ngoại giao 46
2.1.2.Lĩnh vực kinh tế 50
Trang 82.1.3.Lĩnh vực an ninh – quốc phòng 58
2.1.4 Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật 57
2.2.Hợp tác Ấn Độ với Việt Nam trong khuôn khổ chính sách hướng Đông 66
2.2.1.Lĩnh vực chính trị - ngoại giao 67
2.2.2.Lĩnh vực kinh tế 70
2.2.3.Lĩnh vực an ninh – quốc phòng 79
2.2.4.Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật 84
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TỪ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỚI ASEAN VÀ TÌNH HÌNH AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 88
3.1.Tác động tới ASEAN 88
3.1.1.Tác động tích cực 88
3.1.2.Tác động tiêu cực 93
3.2.Tác động tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương 96
3.2.1.Tác động tới sự hiện diện các cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương 96
3.2.2.Tác động tới sự định hình cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương 101
PHẦN KẾT LUẬN 104
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Lý do chọn đề tài và ý nghĩa thực tiễn
Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng là lúc Ấn Độ phải đối mặt với những khó khăn mới trong quan hệ quốc tế cũng như tình hình khủng hoảng trong nước Ấn Độ cuối cùng quyết định mở cửa nền kinh tế sau hơn 4 thập niên theo đuổi chính sách hướng nội, tự cung tự cấp thì khu vực Đông Á – được xem là trung tâm chính của “điều kỳ diệu kinh tế châu Á” – là lựa chọn tự nhiên cho việc xác lập sự hội nhập và can dự kinh tế lớn hơn Bên cạnh đó, trật tự quốc tế mới nổi lên ở thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh cũng mang đến cho Ấn Độ một cơ hội để tái kết nối với các láng giềng xưa trên nền tảng những nguyên tắc mới phù hợp với yêu cầu thời đại Chính trong bối cảnh này, chính sách hướng Đông với trọng tâm hướng vào khu vực Đông Nam Á
và mở rộng hướng tới hội nhập khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ra đời Trong khi Ấn Độ hướng tới khu vực các quốc gia ASEAN với những chiến lược mới thì ASEAN lại cần đến Ấn Độ với tư cách là một thị trường tiềm năng cho những lợi ích kinh tế của khu vực Sự trùng hợp về lợi ích giữa Ấn Độ và ASEAN đã mở ra cơ hội hợp tác toàn diện với những cơ chế song phương và đa phương bền chặt trên cơ
sở chính sách hướng Đông kể từ khi chính thức được triển khai vào năm 1992 Quan
hệ Ấn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông trong giai đoạn từ
1991 – 2014 trở thành một trong những mối quan hệ bền chặt và thành công góp phần giúp ASEAN cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực thông qua các cơ chế hợp tác
Đối với riêng ASEAN, sự trỗi dậy của Ấn Độ và sự hiện diện của nước này ở khu vực cũng đang góp phần tạo nên sự thay đổi trật tự khu vực cả về kinh tế, chính trị và quân sự Tiến trình tăng cường hợp tác với Ấn Độ là một trong những nhân tố không thể không tính đến trên con đường phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất là khi Hiệp hội vừa bước vào giai đoạn triển khai đầu tiên của tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) Với chính sách hội nhập đúng đắn
Trang 10Đặc biệt, vào năm 2014, lãnh đạo Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) – ông Narendra Modi đã trở thành thủ tướng Ấn Độ cũng đưa ra quan điểm rằng chính sách hướng Đông nên chuyển thành “Hành động phía Đông – Acting East” với những thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và vẫn xác định ASEAN là trụ cột chính trong chiến lược này Từ đây, chính sách hướng Đông của Ấn Độ chuyển sang một bước ngoặt mới với những thúc đẩy thực chất hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong tình hình mới Với bước ngoặt mới “Hành động phía Đông” Ấn Độ không chỉ mong đợi để củng cố cam kết kinh tế với khu vực mà còn muốn nổi lên như là một nơi cân bằng an ninh vững chắc tiềm năng Trong khuôn khổ “Hành động hướng Đông” cả ASEAN và Ấn Độ cùng mong muốn tăng cường kết nối về vật chất, thể chế và tinh thần hướng tới sự gắn kết ngày càng chặt chẽ Như vậy, các nhà hoạch định chính sách cũng cần có cái nhìn đa chiều về quá trình tăng cường hợp tác và những tác động trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông, sẽ góp phần định hướng chiến lược đúng đắn nhằm phát huy những mặt tốt và khắc phục những hạn chế tồn đọng khi chuyển sang “Hành động phía Đông”
Đối với riêng Việt Nam, là một nước có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ từ xưa đến nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những tác động, điều chỉnh từ sự vươn lên nhanh chóng và việc triển khai chính sách hướng Đông của Ấn
Độ Trong khuôn khổ chính sách hướng Đông, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng có những bước tiến vượt bậc trong hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và nay khi được nâng cấp thành “Hành động hướng Đông”, bản thân Việt Nam cũng cần nhìn nhận đúng đắn về tiến trình hội nhập khu vực của Ấn Độ nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác vốn có của hai bên Đặc biệt, công tác dự báo triển vọng tương lai về tiềm năng và thách thức trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong khuôn khổ “Hành động
Trang 11hướng Đông” cũng vô cùng quan trọng, khi Việt Nam và ASEAN tiếp tục được xác định có vị thế quan trọng trong chiến lược này Ngoài ra, là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam cũng đóng một vai trò nhất định trong việc hoạch định chính sách và đánh giá tiến trình tăng cường hợp tác hai bên giữa ASEAN và một Ấn Độ đang trỗi dậy mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XXI
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm hướng tới trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau: Quan hệ Ấn Độ với ASEAN đã có bước phát triển ra sao trong khuôn khổ chính sách hướng Đông của Ấn Độ?
Trang 12- Thực trạng quá trình tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông thông qua các lĩnh vực cơ bản như chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quốc phòng, văn hóa-giáo dục-khoa học kĩ thuật
- Xác định tác động từ quan hệ Ấn Độ - ASEAN với ASEAN cũng như vấn đề quốc tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cụ thể là đối với những cường quốc hiện diện tại khu vực cũng như tình hình an ninh – chính trị tại đây
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, để thích nghi với những thách thức mới của toàn cầu hóa, Ấn Độ đã linh hoạt điều chỉnh chính sách phát triển đất nước theo hướng thực dụng hơn, lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở để phát triển quan hệ với các nước lớn và nổi lên như một chủ thể đáng chú ý của khu vực châu Á – Thái Bình Dương Đối với khu vực Đông Á, Ấn Độ bắt đầu có những nỗ lực quyết định nhằm tái kết nối với các láng giềng ở khu vực này, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đưa ra chính sách hướng Đông tạo khuôn khổ cho việc tăng cường cải thiện quan hệ với ASEAN đã mở ra cho giới học giả các nước và Việt Nam những hướng nghiên cứu chuyên sâu về chính sách hướng Đông của Ấn
Độ từ giai đoạn hình thành và triển khai
ASEAN hiện là một trong số các khu vực tăng trưởng nhanh và năng động trên thế giới Với vai trò và thực lực ngày càng tăng, ASEAN đã cho thấy nhiều dấu hiệu
đã và đang trở thành khu vực tăng trưởng mới, do đó các đối tác “đều thừa nhận vai
Trang 13dự báo những cơ hội và thách thức cho triển vọng châu Á trong những năm tiếp theo, cũng như sự cân bằng quyền lực giữa các cường quốc tại ASEAN
Có thể kể tới một số nghiên cứu của nước ngoài như: “India and ASEAN: Partners at Summit” (Ấn Độ và ASEAN: Đối tác Hội nghị Thượng đỉnh) biên soạn bởi P.V.Rao vào năm 2008 hay Institute of Southeast Asian Studies, Singapore (ISEAS) (Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore) cũng xuất bản các bài nghiên cứu chuyên sâu của Satu P Limaya mang tên “India’s relations with Southeast Asia take a wing” (Tăng cường quan hệ của Ấn Độ với Đông Nam Á) trong tập san nghiên cứu Southeast Asia Affairs năm 2003 và “India and ASEAN – Towards Security Convergence” (2006) của tác giả Sudhir Devare (Ấn Độ và Đông Nam Á - Hướng đến an ninh chung) Đặc biệt, các nhóm tác giả từ ISEAS tại Singapore và Research and Information System for Developing Countries, New Delhi (RIS) (Hệ thống thông tin và nghiên cứu dành cho các quốc gia đang phát triển) đã cùng hợp tác xuất bản nhiều cuốn sách về quan hệ Ấn Độ - ASEAN như
“India – ASEAN Economic Relations: Meeting the challenges of Globalization” (2006) (Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN: Đối mặt với những thách thức của toàn cầu hóa); “India – ASEAN: Partnership in an Era of Globalization” (2004) (Quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN trong kỉ nguyên của toàn cầu hóa)… Các tác phẩm chủ yếu
1 Trương Tấn Sang (2013), “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong một Châu Á – Thái Bình Dương năng động
và thịnh vượng” Bài phát biểu của Chủ tịch nước Việt Nam tại Center for Strategic and International Studies,
http://asean.mofa.gov.vn/vi/vnemb.vn/tin_hddn/ns130729205454
Trang 14làm rõ một số thành tựu trong hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và an ninh – chinh trị của
Ấn Độ với ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông Ngoài ra, các tác phẩm trên hầu hết tập trung nghiên cứu những chiến lược triển khai trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ thông qua phân tích lợi ích cốt lõi của Ấn Độ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và phản ứng của ASEAN
Tại Việt Nam, cũng có một số đầu sách của các học giả có thể kể tới như: Phạm Thái Quốc (2013), “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các nước Đông Á” hay Võ Xuân Vinh (2013), “ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ” đã nêu bật những thành tựu đáng kể của công cuộc trỗi dậy của Ấn Độ
và những tác động của sự trỗi dậy đó với quan hệ quốc tế trong những năm đầu của thế kỉ XXI Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài phân tích, nghiên cứu chuyên sâu được đăng tải trong các tập kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Mối quan hệ Ấn Độ và Đông Nam Á: Cam kết chiến lược hay hội nhập khu vực năm 2009 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản tập hợp các bài viết về quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thời kì chính sách hướng Đông – tư liệu về quá trình hội nhập khu vực và điều chỉnh chính sách của Ấn Độ, hay tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1(64) tháng 3/2006 với bài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN: Tiến tới mối quan hệ lâu dài và bền vững” của Phan Minh Tuấn Ngoài ra, Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử của Võ Xuân Vinh với đề tài
“ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ” vào năm 2011 giới thiệu tổng quan về chính sách hướng Đông, đánh giá vai trò của ASEAN qua đó có thể tìm thấy những thông tin về tác động của chính sách hướng Đông tới bản thân Ấn Độ và khu vực ASEAN
Số lượng nghiên cứu nhiều và có chất lượng chuyên môn cao về Quan hệ Ấn Độ
- ASEAN đã nêu bật được những thành tựu quan trọng trong quá trình triển khai chính sách hướng Đông của Ấn Độ trong việc tăng cường hợp tác với ASEAN trên từng lĩnh vực cụ thể Hơn nữa, các tác phẩm không chỉ xét tới vai trò và đóng góp của ASEAN đối với chính sách hướng Đông của Ấn Độ mà còn phân tích tác động của chính sách hướng Đông đối với riêng Ấn Độ, ASEAN và quan hệ Ấn Độ - ASEAN Tuy nhiên những sản phẩm nghiên cứu đa phần chỉ phân tích những đóng
Trang 15góp tích cực từ thành tựu quan hệ Ấn Độ - ASEAN tới mỗi bên mà còn ít phân tích những tác động từ quan hệ đó tới các cường quốc hiện diện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Mỹ, Trung Quốc hay tình hình an ninh – chính trị tại đây Đa phần những tác động từ chính sách hướng Đông của Ấn Độ được phân tích dựa trên tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ mà chưa làm nổi bật những tác động khi đặt trong tương tác quyền lực với các nước lớn khác hiện diện trong khu vực chi phối quan hệ
Ấn Độ - ASEAN cũng như tình hình an ninh – chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương Theo người viết, chính việc tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông sẽ góp phần tác động đáng kể tới việc định hình cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt khi bước sang thế kỷ XXI Ngoài ra, các sản phẩm nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích “Chính sách hướng Đông” từ trước khi ông Narenda Modi đắc cử tổng thống Ấn Độ và tiến hành nâng cấp chính sách Hướng Đông sang “Hành động hướng Đông” mà hầu như chưa phân tích sâu nguyên nhân hình thành và bước phát triển khác so với chính sách cũ trước đây nhằm làm rõ một trong những bước tiến quan trọng của việc triển khai chính sách hướng Đông trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của bài luận văn là thực trạng quan hệ Ấn Độ với ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động từ quan hệ
đó tới ASEAN và tình hình an ninh – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương ASEAN trong chiến lược của Ấn Độ Ngoài ra, luận văn cũng sẽ nghiên cứu bước chuyển giao quan trọng sang “Hành động hướng Đông” với nền tảng Chính sách hướng Đông của Ấn Độ nhằm làm rõ bước tiến mới về mặt chính sách và chiến lược với những mục tiêu và cơ sở hợp tác mới phù hợp theo bối cảnh mới Dù quan hệ hợp tác Ấn Độ - ASEAN tăng cường toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhưng trong khuôn khổ bài luận văn sẽ chỉ giới hạn những tác động từ quan hệ này tới khu vực
Trang 16và hai thập niên đầu thế kỷ XXI, mà cụ thể là từ năm 1991 đến năm 2014
Luận văn chọn mốc thời gian năm 1991 vì đây là năm Ấn Độ thực hiện công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế cũng như sự thay đổi về nhận thức buộc Ấn Độ phải thừa nhận rằng vị trí của Ấn Độ trên thế giới đã giảm đi một cách đáng kể trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh Lúc đó, lãnh đạo Ấn Độ mới bắt đầu nhấn mạnh vào những cách thức thực tế để mang lại sức mạnh và sự thịnh vượng của Ấn Độ Những thay đổi trong nhận thức dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại mở đầu
là sự ra đời chính sách hướng Đông của chính phủ Ấn Độ và chính thức công bố vào năm 1992 Điểm kết thúc của phạm vi thời gian là năm 2014 do đây là thời điểm chính phủ mới của Ấn Độ, ông Narendra Modi lên cầm quyền và quyết định có những điều chỉnh bước ngoặt đối với chính sách hướng Đông sang chiến lược
“Hành động hướng Đông” mà nước này đang thực hiện
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài luận văn, các cách tiếp cận trong Quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do sẽ được sử dụng để phân tích quá trình hợp tác trong khuôn khổ chính sách, lợi ích của sự tương tác, quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN cũng như tác động từ quan hệ Ấn Độ - ASEAN với khu vực và tình hình an ninh – chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương Phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành được sử dụng rộng rãi khi xem xét các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp nghiên cứu định tính và đánh giá thông qua việc tổng hợp các số liệu kinh tế cũng được áp dụng Ngoài ra,
Trang 17Luận văn cũng vận dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu quốc tế như phương pháp phân tích chính sách, phân tích tác động, nghiên cứu khu vực và phân tích hợp tác quốc tế…
Phương pháp phân tích chính sách được áp dụng nhằm nghiên cứu và phân tích những tiền đề xây dựng và phát triển chính sách hướng Đông thông qua công cuộc đổi mới chính sách đối ngoại của Ấn Độ vào những năm cuối thế kỷ XX Cụ thể trong luận văn, sẽ nghiên cứu những nguyên nhân và nội dung của quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại mà một trong những biểu hiện cụ thể là việc xây dựng chính sách hướng Đông với những bước phát triển qua mỗi giai đoạn
Phương pháp phân tích tác động được vận dụng để tìm hiểu về tác động từ nền tảng quan hệ song phương và quá trình phát triển chính sách hướng Đông tới vị thế của ASEAN trong khuôn khổ chính sách Ngoài ra, phương pháp trên cũng được sử dụng để đánh giá về những tác động tích cực và tiêu cực trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN tới mỗi bên cũng như tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Phương pháp nghiên cứu khu vực nhằm xác định khu vực ảnh hưởng cơ bản và triển khai của chính sách hướng Đông từ đó phân tích tác động qua lại giữa khu vực
và chính sách đó, cũng như tác động từ quá trình tăng cường quan hệ tới tình hình khu vực Người viết cũng sẽ kết hợp nghiên cứu những bối cảnh quốc tế, điều kiện ngoài khu vực phù hợp nhằm có cái nhìn toàn diện về những tác động trên
Phương pháp phân tích hợp tác quốc tế nhằm xác định khả năng tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN thông qua khuôn khổ chính sách hướng Đông với những nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN và đánh giá thành tựu tiến trình hợp tác trong quan hệ hai bên
5 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở tác động tới quan hệ của Ấn Độ với ASEAN
Chương 2: Thực trạng quan hệ Ấn Độ với ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông của Ấn Độ
Trang 18Chương 3: Tác động từ quan hệ Ấn Độ - ASEAN và tình hình an ninh – chính trị của khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Trang 19PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN 1.1 Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ
1.1.1 Tiền đề của sử điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Thứ nhất, là dựa trên xu thế chung trong quan hệ quốc tế và các vấn đề toàn cầu
Năm 1991 là năm đánh dấu cho sự thay đổi trong lịch sử chính sách ngoại giao và ngoại giao kinh tế của Ấn Độ trong bối cảnh hậu Chiến tranh lạnh Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan rã, những thay đổi to lớn từ tình hình quốc tế đã tác động và tạo ra những xu thế mới trong quan hệ quốc tế Thế giới thay đổi sau khi trật tự hai cực tan rã Sau chiến tranh Lanh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới và nhiều trung tâm quyền lực khác nổi lên nhưng chưa thể đối trọng được với sức mạnh của Mỹ
Trong lĩnh vực an ninh, nhờ vào sự giảm thiểu đáng kể vũ khí hạt nhân chiến lược,thế giới đang chuyển đổi từ răn đe bằng chiến tranh hạt nhân sang răn đe bằng vũ khí thông thường trên cấp độ toàn cầu Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do
lo sợ về học thuyết “cùng tận diệt” từ cả hai cực khiến cho chiến tranh khó xảy ra hơn và biện pháp răn đe bằng hạt nhân phát huy hiệu quả Quá trình chạy đua vũ trang hạt nhân, khiến cả hai siêu cường luôn ở thế cân bằng và bản thân hai siêu cường cũng lo sợ về khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân, nên đều có động cơ để kiểm chế lại đối thủ
Vào giữa những năm 1980, Mikhail Gorbachev đã đưa ra chính sách tái cơ cấu (perestroika) và công khai (glasnost), đặt nền móng cho việc xác định lại những
ưu tiên trong nước và các mối quan hệ quốc tế Trên thực tế, giới lãnh đạo Liên Xô
đã đưa ra các sáng kiến nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ Những nỗ lực của Liên Xô được thể hiện rõ nhất bằng Hiệp ước cắt giảm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung năm 1987 Đầu tháng 6/1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã có quyết định mang tính lịch sử tại Washington, cắt giảm nhiều vũ khí hạt nhân chiến lược và một số
Trang 20kho vũ khí hóa học Các nước thành viên của NATO và hiệp ước Warsaw cũng đã
ký hiệp định tạo điều kiện cho việc cắt giảm đáng kể lượng vũ khí ở châu Âu
Do chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng phân cực nổi lên, với Mỹ là siêu cường duy nhất Thế giới có xu thế hòa dịu hơn khi mối đe dọa về nguy cơ chiến tranh hạt nhân dần được giảm bớt Nhưng đồng thời, sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cực đoan và những tranh chấp về sắc tộc ở một số nơi trên thế giới đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình quốc tế Thách thức an ninh ngắn và dài hạn như xung đột khu vực gia tăng hay vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự không ổn định xung quanh quá trình cải cách ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ và các quốc gia từng đi theo chế độ Xã hội chủ nghĩa Khía cạnh an ninh đang dần được mở rộng bao gồm các vấn đề như phát triển quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, bảo
vệ môi trường, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền
Trong lĩnh vực kinh tế, ba cực chính về kinh tế vẫn là Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á Mỗi khu vực này chiếm khoảng ¼ tổng lượng GDP toàn cầu Sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt quá tính toán về địa - chính trị Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia
Toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế cũng là một xu thế quan trọng khác trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Nền kinh tế của các quốc gia không còn hoạt động tự túc trong phạm vi quốc gia mình Sự phát triển mạnh mẽ của nên thương mại thế giới làm cho nền kinh tế của các nước quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên, thể hiện đặc biệt rõ trong vai trò ngày
Trang 21càng lớn của các công ty xuyên quốc gia Điều này thúc đẩy hầu hết các nước, kể cả các nước lớn điều chỉnh chiến lược, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế với bên ngoài
Về mặt tư tưởng, có sự xuất hiện ngày càng phổ biến các quan điểm về tính dân chủ trong thị trường, xã hội dân sự, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ, nền kinh tế thị trường Sự sụp đổ của hệ thống Liên bang Xô Viết, đã để lại cho Mỹ và các đồng minh bài học quan trọng trong việc hoạch định chính sách Nguyên tắc trong thị trường, tài sản tư và cạnh tranh được coi là nhân tố thiết yếu duy trì sức khỏe của nền kinh tế Các tiêu chuẩn và thể chế liên kết trong xã hội phương Tây thời kỳ chiến tranh Lạnh sẽ không thể đáp ứng với bối cảnh mới và chắc chắn sẽ trải qua sửa đổi để hoàn thiện Chính trị quốc tế sẽ bị tác động bởi những tư tưởng như trên nhưng sẽ không thống trị ở mức độ tương tự như hệ tư tưởng của hai cực trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh Các học giả sẽ tiếp tục định hình và làm rõ các định hướng trong lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị nhưng chắc chắn sẽ trong một bầu không khí cởi mở và linh hoạt hơn
Các nước bao gồm cả những nước lớn đều chủ động và tích cực mở rộng quan hệ với tất cả những chủ thể có khả năng hợp tác hiệu quả, không phân biệt chế
độ chính trị - xã hội khác nhau nhằm xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra bối cảnh quốc tế để phát triển kinh tế trong nước Điều này trở thành một đòi hỏi khách quan, tất yếu của môi trường toàn cầu mới dưới tác động của khoa học – công nghệ đưa đến sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa Tóm lại, sự hợp tác xảy ra đồng thời với sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc thế giới và khu vực, nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia cũng như ảnh hưởng đối với nhau, đối với các khu vực và các nước yếu hơn trong tiến trình điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn Quá trình này càng làm cho toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra nhanh hơn, đồng thời thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích quốc gia của các nước với
Trang 22Vấn đề giải trừ quân bị: chính sách giải trừ quân bị của Ấn Độ hướng đến một thế giới không có vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm cả vũ khí hạt nhân Ấn Độ công khai ủng hộ giải trừ quân bị không phân biệt đối xử ở cấp toàn cầu và phải có thời hạn, tiến hành theo từng giai đoạn và phương thức kiểm tra Ấn Độ thể hiện rõ quan điểm này trong Kế hoạch Hành động của Rajiv Ganghi mà Ấn Độ trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) năm 1998 Trong bối cảnh đó, những vấn để nổi cộm trong tiến trình phát triển suốt thập kỷ đầu của thế kỷ XXI nảy sinh từ việc Ấn
Độ từ chối ký kết NPT, Ấn Độ chứng minh rõ ràng cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua một loạt hành động và thay đổi chính sách Ấn Độ thiết lập các
cơ sở hạt nhân dân dụng tuân theo quy định an toàn của IAEA, ký kết Nghị định bổ sung với IAEA, xây dựng hệ thống luật kiểm soát xuất khẩu tương ứng với luật của NGS và đưa chính sách của Ấn Độ tương đồng với tinh thần của NPT dù không chính thức tham gia vào Hiệp ước
Yếu tố cốt yếu trong học thuyết hạt nhân của Ấn Độ (được tiết lộ thông qua Thông cáo báo chí Chính phủ vào ngày 4 tháng 1 năm 2003) là xây dựng và duy trì một “hàng rào tối thiểu đáng tin cậy” cụ thể là: i) "No First Use" tức là vũ khí hạt nhân sẽ chỉ được sử dụng để trả đũa cho một cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ
Ấn Độ hoặc các lực lượng quân đội của Ấn Độ; ii) Không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân Tuy nhiên, trong trường hợp
có một cuộc tấn công lớn chống lại Ấn Độ, hoặc các lực lượng quân đội Ấn Độ ở bất cứ nơi nào kể cả bằng vũ khí sinh học hoặc hóa học, Ấn Độ sẽ vẫn có thể trả đũa bằng vũ khí hạt nhân
Trang 23Về chủ nghĩa khủng bố: Ấn Độ đã là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố trong hàng thập kỷ Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ấn Độ phải đối mặt với tình hình trong nước không ổn định với mối đe dọa khủng bố ở Punjab, Jammu & Kashmir Mặc dù, những vụ khủng bố ở bang Punjab bắt đầu có dầu hiệu lắng xuống vài cuối nhừng năm 1992, nhưng số lượng các vụ nổ do những kẻ khủng bố gây ra vẫn tiếp tục diễn ra ở Janmu và Kashmir Từ năm 1988 đến 1992, có 14.542 các vụ khủng bố với 9.863 kẻ khủng bố bị bắt và một số lượng lớn vũ khí, thuốc nổ được các lực lượng Janmu và Kashmir thu giữ2 Nguy hại hơn, theo phía Ấn Độ, hầu hết các vụ khủng bố diễn ra ở Janmu và Kashmir lại đều do phía Pakistan hậu thuẫn3 Thêm vào đó, những nhóm ly khai lại tăng cường hoạt động ở một số bang Đông Bắc tiếp giáp với Myanmar và Trung Quốc Do đó, vấn đề này đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong vài thập kỷ qua
Ấn Độ đã thông qua một chính sách không khoan nhượng đối với khủng bố và lên
án nó cũng như chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa cực đoan dưới bất kỳ hình thức hoặc biểu hiện nào Ấn Độ nhấn mạnh đến thách thức của khủng bố đối với an ninh quốc tế trong các cuộc gặp song phương và tại các diễn đàn khu vực và quốc tế Năm 1996, Ấn Độ đã đề xuất Dự thảo Công ước Toàn diện về Khủng bố Quốc tế tại Liên Hợp Quốc và hiện đang ủng hộ việc thông qua sớm của nó
Bước sang thế kỷ XXI, Nam Á ngày càng trở nên dễ bị tấn công bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo của Hồi giáo với mối quan hệ của Pakistan với Taliban và các nhóm quân đội hoạt động tích cực ở Kashmir là vấn đề gây lo âu cho Ấn Độ Trong trường hợp Pakistan, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sự kiện 11/09 làm xấu đi mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp giữa Ấn Độ và Pakistan Ấn Độ khẳng định rằng vụ tấn công khủng bố vào tòa nhà Quốc hội ở New Delhi tháng 12 năm 2001 là do những phần tử khủng bố Pakistan thức hiện Đối với ASEAN, Hàn
2 Võ Xuân Vinh (2005), “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: các nguyên nhân hình thành”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr 66
3 Prakash Nanda (2003), Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look – East Policy, Lancer Publishers & Distributors, New Dehli, pg.265
Trang 24Quốc và Nhật Bản, chủ nghĩa khủng bố có tác động thúc đẩy mối quan hệ giữa Ấn
Độ và các đối tác này Do sự hợp tác không thực sự hiệu quả giữa Ấn Độ và các nước Nam Á, mà một trong những yếu tố cản trở là Pakistan, Ấn Độ đã hướng tầm nhìn sang khu vực Đông Á
Các cơ chế quản trị toàn cầu: theo đánh giá của Ấn Độ, các cơ cấu hiện tại của quản trị toàn cầu bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế và Liên Hợp Quốc như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã không đủ đáp ứng bối cảnh quốc tế mới như khủng hoảng chính trị và kinh tế hiện nay và do đó cộng đồng quốc tế cần có cơ cấu mới về quản trị toàn cầu để đối phó với những thách thức xuyên quốc gia Ấn
Độ nỗ lực cải tổ Liên Hợp Quốc, bao gồm cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Với hình ảnh tầm vóc ngày càng tăng của Ấn Độ, một số quốc gia đã công khai tuyên bố ủng hộ Ấn Độ giành ghế trong Ủy ban thường trực Hội đồng Bảo an
mở rộng Chính sự hỗ trợ gần như áp đảo trong cuộc bầu cử Ấn Độ giành ghế vào
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nói lên tất cả Tuy nhiên, để nói một cách khách quan và thực tế, đó sẽ là một con đường dài và khó khăn để bước đi trước khi có thể đạt được chiến dịch cải cách đáng kể trong cấu trúc hiện tại của quản trị toàn cầu
Thứ hai là do sự bất ổn ở khu vực Nam Á và sự thiếu hội nhập trong SAARC Khu vực Nam Á, nơi có bảy nước gồm Ấn Độ và 6 quốc gia khác là Bangladesh, Buhtan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri-lanka, tất cả đều là các thành viên của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) và Afganistan Từng là một trong những trung tâm văn hoá rực rỡ của loài người, nơi ra đời của đạo Phật, song
do thời gian dài bị thực dân nước ngoài đô hộ, bị phân chia và mâu thuẫn nhau, nên vẫn thuộc vào nhóm các nước kém phát triển Sau thời kỳ thực dân, khu vực Nam Á
bị bao trùm bởi những mâu thuẫn, sự bất bình đẳng và những nghịch lý (không chỉ những dòng chảy sắc tộc xuyên biên giới mà còn có vô số các bất hòa sắc tộc – tôn giáo) Vấn đề gây bất ổn nghiêm trọng ở khu vực Nam Á và có tác động lớn đến tiến
Trang 25trình hội nhập ở khu vực bao gồm chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố
và sự chia rẽ trong xã hội
Là quốc gia thuộc khu vực Nam Á, song vị thế của Ấn Độ lại khác hẳn so với các quốc gia khác trong khu vực Về vị trí địa lý, Ấn Độ có chung đường biên giới với tất cả các quốc gia Nam Á khác Trong khi đó không có quốc gia Nam Á nào (ngoại trừ Afghanistan và Pakistan) có chung đường biên giới với các nước còn lại Xét về tương đối, Ấn Độ có thể được coi là quốc gia ổn định nhất trong khu vực Nam Á, với những bước phát triển nhanh và vượt bậc về kinh tế So về dân số, lãnh thổ, GDP, hình ảnh của Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang trỗi dậy trong nền kinh tế thế giới và dần đóng vai trò lớn hơn trên vũ đài quốc tế, Ấn Độ đều vượt trội hơn các quốc gia Nam Á khác trong khu vực Ấn Độ cũng là nước mạnh nhất về quân sự và kinh tế, khiến nhiều nước trong khu vực Nam Á nhỏ hơn cảm thấy lo sợ về quyền bá chủ của Ấn Độ
Ấn Độ nằm ở một vị trí được bao bọc bởi những nước láng giềng khó khăn
và Ấn Độ phải đối mặt với nhiệm vụ phức tạp của việc duy trì an ninh trong nước và
ở khu vực để mục tiêu cơ bản của nó là phát triển kinh tế không bị cản trở Hiện nay,
Ấn Độ đang bắt đầu nỗ lực nhiều hơn để cải thiện mối quan hệ với đối tác láng giềng ở khu vực Nam Á, đồng thời cũng củng cố ảnh hưởng của mình bằng cách gia tăng các gói cứu trợ nhằm làm dịu đi tình hình căng thẳng trong khu vực Nam Á
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là nền tảng cho sự phát triển của khu vực Nam Á Ý tưởng xây dựng hợp tác khu vực Nam Á hiện đại ngày nay lần đầu xuất hiện trong một hội nghị Quan hệ châu Á diễn ra ở Delhi vào tháng 4/1947 Những bước đi vững chắc đầu tiên cho sự thành lập của SAARC là vào năm 1977 với đề xuất của Tổng thống Bangladesh, ông Ziaur Rahman Đến tháng 12/1985, lãnh đạo các quốc gia Nam Á gặp gỡ ở Dhaka và kí kết Hiến chương Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á Đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nước thành viên SAARC
đã tiến hành cải cách ở trong nước đi đôi với thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế SAARC vẫn tồn tại trong hơn 27 năm qua và đã có các biện pháp tự do hoá
Trang 26được áp dụng từ thập niên 1990, nhóm các nền kinh tế Nam Á đến nay vẫn là nhóm được bảo hộ nhiều nhất trong nền kinh tế toàn cầu, kém mở cửa, kém thu hút đầu tư nước ngoài4
Ở lĩnh vực kinh tế, nổi bật là việc ký kết Hiệp định thương mại ưu đãi (SAPTA) vào năm 1993 mở đường cho sự mở rộng thương mại bên trong khu vực, tuy nhiên cũng không thu được nhiều kết quả khả quan Thành công của SAPTA nằm ở việc chấp thuận sự đa dạng đối với mức độ phát triển của mỗi quốc gia trong khu vực SAPTA cho phép các nước trong SAARC lựa chọn các chủng loại hàng hóa cho thương mại ưu đãi và xem xét đến những nhượng bộ đặc biệt cho các quốc gia ít phát triển nhất trong khu vực Tuy nhiên, theo phân tích của bản thân các thành viên SAARC thì mức độ tự do hoá thuế quan của SAPTA rất thấp, chủ yếu áp dụng cho từng sản phẩm một SAPTA thực chất chỉ ưu tiên cho các thành viên kém phát triển chứ chưa được coi là một thoả thuận thúc đẩy thương mại khu vực Năm
1996, một nhóm chuyên gia Liên Chính phủ của SAARC đã được huy động để nghiên cứu và đưa ra những đề xuất nhằm chuyển đổi SAPTA thành Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) Năm 2006, SAPTA được chuyển đổi thành Hiệp định Thương mại tự do Nam Á với thoả thuận về tiến trình tự do hoá thuế quan trong vòng 10 năm nhằm thu được lợi ích lớn từ hội nhập kinh tế khu vực, nhưng kết quả thực tế đến nay vẫn thấp Hiệp hội hầu như chưa đóng được vai trò gì đáng
kể giúp các nước thành viên giải quyết những vấn đề nội bộ cấp thiết của mình
Do tính chất đặc trưng của khu vực Nam Á, mà có lẽ SAARC là tổ chức khu vực duy nhất trên thế giới tồn tại những bất ổn chính trị dẫn đến hợp tác trong các lĩnh vực không được hiệu quả đặc biệt là ở lĩnh vực kinh tế Ngay từ khi thành lập,
cơ chế hợp tác này đã mang trong mình rất nhiều hạn chế Ấn Độ lo ngại các nước
sử dụng diễn đàn này để chỉ trích và cô lập mình trong những tranh chấp song phương trong khi Pakistan lại lo ngại thông qua tổ chức này, Ấn Độ sẽ nắm vai trò
4 India’s foreign policy approaches in the post Cold War period, foreign-policy-approaches-in-the-post-cold-war-period
Trang 27Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã khiến Ấn Độ mất đi một chỗ dựa khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng đã kèm theo những rối loạn nghiêm trọng về mặt xã hội trong nhiều năm Lạm phát gia tăng, các khoản trợ cấp nhà nước tăng nhanh, lượng tiền chuyển về từ nước ngoài từ nửa cuối những năm 1980 giảm mạnh, ngân sách giành cho các ngành đầu tư không sinh lợi lại tăng lên một cách nhanh chóng…tất cả làm cho nền kinh tế Ấn Độ sa sút một cách toàn diện khiến chính phủ Ấn Độ phải tiến hành phát động và thực hiện một cuộc cải cách toàn diện vào năm 1991 Ngoài ra, quyết định hội nhập vào nền kinh tế thế giới còn được định hướng bởi sự đáp ứng bối cảnh mới khi thế giới đang dần bước vào quá trình toàn cầu hóa và nhận thức về sự tụt hậu về kinh tế của Ấn Độ so với Trung Quốc và phần còn lại của châu Á
Trong giai đoạn đầu, Ấn Độ quyết định thay đổi đường lối chính sách đối ngoại và đối ngoại kinh tế, trong đó cụ thể là quyết định mở cửa cho đầu tư nước ngoài Ấn Độ cải cách toàn diện trên lĩnh vực kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế vĩ
mô, điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ tập trung, quan liêu, thực hiện các chính sách nhằm
tự do hóa nền kinh tế trên các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, thương mại và tích cực gắn kết Ấn Độ với nền kinh tế thế giới Trong hai thập kỷ tiếp theo, Ấn Độ dần
5 India’s foreign policy approaches in the post Cold war period, foreign-policy-approaches-in-the-post-cold-war-period
Trang 28Nhu cầu tăng cường hội nhập tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương Hiện nay, Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm của quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XXI và cũng là trung tâm của những ngòi nổ xung đột tiềm
ẩn đáng quan tâm nhất Đây là khu vực chiếm khoảng 40% diện tích lãnh thổ thế giới6 và có sự góp mặt của bảy trong số mười quốc gia đông dân nhất trên thế giới7 Ngoài ra, với nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng và có sự góp mặt của một trong 3 trung tâm kinh tế hiện đại chủ chốt của thế giới là Đông Bắc Á Về chính trị - quân sự, châu Á – Thái Bình Dương có sự hiện diện của 3/5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Trung Quốc, Nga) và có sự ganh đua tranh giành ảnh hưởng ngày càng rõ rệt giữa một bên
là cường quốc muốn duy trì trật tự cũ (Mỹ, Nhật Bản) với một bên là cường quốc đang trỗi dậy muốn thiết lập một trật tự mới (Trung Quốc, Nga)8
Năm 1935, nhà tư tưởng vĩ đại và cũng là người sáng lập nên nước Cộng hòa
Ấn Độ Nehru đã nói rằng “Thái Bình Dương có khả năng sẽ thay thế Đại Tây Dương như một trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai Tuy không phải là
6 Nguyễn Thế Kỷ, “Vị trí, vai trò quan trọng của Ấn Độ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nạm - Ấn Độ: Bối cảnh mới – Tầm nhìn mới, NXB Lý luận chính trị, tr 19
7 Võ Xuân Vinh (2005), “đã dẫn”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr 67
8 Nguyễn Thế Kỷ, “đã dẫn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Việt Nạm - Ấn Độ: Bối cảnh mới – Tầm nhìn mới, NXB Lý luận chính trị, tr 19
Trang 29một quốc gia ở Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ sẽ phải có được ảnh hưởng quan trọng ở đó”9 Ấn Độ không phải là một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, nhưng với vị trí địa lý cận kề, quy mô dân số và diện tích lớn, tầm ảnh hưởng văn hóa – ngoại giao cũng như tiềm lực chính trị - quân sự của mình, Ấn Độ hoàn toàn có đủ
sự quan tâm và lợi ích để quan tâm trọn vẹn vào tiến trình phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương Ấn Độ xác định rõ lợi ích ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì tuyến giao thương huyết mạch trên eo biển dẫn tới hoạt động an ninh, thương mại trên biển của Ấn Độ cũng gắn liền với các eo biển này Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có ảnh hưởng an ninh và lợi ích chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ và là nơi có các chủ thể quan trọng đối với Ấn Độ
Các nỗ lực của Ấn Độ để tăng cường sự hiện diện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có thể được coi là một phần trong chiến lược phát triển mối liên kết kinh tế và hợp tác an ninh với các quốc gia chủ chốt trong khu vực để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc nhằm gia tăng vị thế và đảm bảo lợi ích chiến lược của Ấn
Độ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong khi vẫn duy trì các mối quan hệ kinh tế cùng có lợi với Trung Quốc.Một số nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã nhận xét tổng quan rằng Trung Quốc chính là một đối thủ cạnh tranh về kinh tế dài hạn và có thể là cả quân sự của Ấn Độ Mối quan hệ giữa hai cường quốc đang trỗi dậy của châu Á có xu hướng được miêu tả bằng sự ganh đua và cạnh tranh địa chính trị hơn là sự hợp tác10 Ấn Độ chủ trương đối diện và hóa giải các thách thức nảy sinh trong quan hệ với Trung Quốc: “Ngày nay chúng ta phải đối mặt với một Trung Quốc mới Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm thêm các lợi ích một cách mạnh mẽ hơn so với quá khứ nhờ vào những điều kiện mà nước này có được sau 30 năm cải
9 Võ Xuân Vinh (2005), “đã dẫn”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr 67
10 Walter C Ladwig (2009), “Delhi’s Pacific Ambition: Naval Power, “Look East,” and India’s Emerging Influence in the Asia-Pacific”, Asian Security, No 2(5), pg 5
Trang 30cách…Chúng ta cần phải đưa ra các biện pháp để đối mặt với những thách thức tinh
vi do Trung Quốc tạo ra”11
Nhu cầu đảm bảo an ninh vùng Đông Bắc: Vùng Đông Bắc Ấn Độ chia sẻ hơn 95% đường biên giới với các nước láng giềng, bởi vậy khu vực này khá đặc biệt
và có mối liên hệ xuyên biên giới từ trong lịch sử Ngoại trừ Arunachal Pradesh và Meghalaya, tất cả những bang khác ở khu vực này đều đã chứng kiến những vụ bạo loạn nghiêm trọng kể từ khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947 Vùng Đông Bắc hiện này là sự pha trộn của những chính trị gia, những kẻ bạo loạn, những hoạt động kinh tế trái phép và quân đội Ngoài ra, vùng Đông Bắc là trận địa biên phòng trong cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962, và một phần bang Arunachal Pradesh vẫn là khu vực tranh chấp giữa hai nước Ấn Độ lo ngại sâu sắc về sự leo thang bất ổn và bạo loạn cũng như về sự nâng cấp cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở dọc đường biên giới Bởi vậy, Ấn Độ luôn tăng cường củng cố địa vị an ninh của mình nhằm phản ứng nhanh chóng với bất cứ bước đi nào của Trung Quốc ở phía bên kia biên giới
Ngoài ra, Ấn Độ có chính sách tập trung vào xây dựng kết nối trong nước và với cả khu vực bên ngoài, đặc biệt với tất cả các nước láng giềng Nhìn nhận thị trường tiềm năng ASEAN là khu vực địa lý cận kề và nhìn nhận khu vực Đông Bắc
là cửa ngõ ra vào ASEAN, là khu vực cho sự đầu tư bên ngoài của các quốc gia ASEAN, và một con đường tự nhiên để vận chuyển hàng hóa bằng tàu vào Myanmar và khu vực phía trên Myanmar Ấn Độ cũng mong muốn tăng cường mối liên hệ chiến lược với các nước láng giềng phía đông Ấn nhằm kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng và sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng Đông Bắc xa xôi
1.1.2 Những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Trước năm 1990, hầu hết các nhà lãnh đạo Ấn Độ đều có sự đồng thuận với những ý tưởng của Nehru về một chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết và sự
11 Pranab Mukherjee (2008), “India's Security Challenges and Foreign Policy Imperatives”, Address at National Defence College, New Delhi, http://mediavigil.blogspot.com/2008/11/indias-security-challenges- and-foreign.html
Trang 31đoàn kết của thế giới thứ 3 Tuy nhiên, sau năm 1990, giới lãnh đạo Ấn Độ nhận thấy cần phải giải thích lại những ý tưởng của Nehru, tiếp biến và xây dựng lại chính sách đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu mới Trong bối cảnh mới, một trong những nội dung nổi bật của đường lối đối ngoại nhằm mục tiêu mở rộng tầm chiến lược, bảo vệ lợi ích của đất nước, nâng cao vai trò của Ấn Độ trong hội nhập quốc tế và khu vực
Điều này thể hiện rõ trong những lời phát biểu của Thủ tướng Narasimha Rao trong cuộc họp Quốc hội ngày 3/9/1992: “Thế giới đã thay đổi, các nước đều đã thay đổi, và không gì có thể biện minh nếu Ấn Độ không thể thay đổi Chúng ta đều phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế, nhưng chúng ta không bao giờ thay đổi nguyên tắc và mục tiêu” Từ 2 mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại là: bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ; tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế), từ đầu thập niên 1990 có thêm ba mục tiêu:
- Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, trong đó chú trọng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới, các nước láng giềng phía Đông nhằm tận dụng các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế
- Đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế
- Nâng cao vị thế và vai trò của Ấn Độ ở khu vực và thế giới, đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc ở châu Á và trên thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI Chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ có sự chuyển biến đột phá thể hiện những thay đổi trong nhận thức của Ấn Độ Thứ nhất, là sự chuyển dịch từ xây dựng một
“xã hội chủ nghĩa” sang xây dựng một xã hội “tư bản hiện đại” Thứ hai, Ấn Độ chuyển từ một chính sách đối ngoại nhấn mạnh vào chính trị sang nhấn mạnh vào kinh tế khi nhận ra sự tụt hậu về kinh tế với các nước châu Á nhất là với Trung Quốc Thứ ba, Ấn Độ chuyển từ cương vị nước lãnh đạo “thế giới thứ 3” sang khả năng Ấn Độ có thể nổi lên như một cường quốc bằng chính sức mạnh tổng thế của mình Thứ tư, Ấn Độ không còn mang kiểu tư duy “chống phương Tây” như trước đây do cần có sự gắn kết với những giá trị chính trị phương Tây với cương vị là nền dân chủ lớn nhất thế giới Thứ năm, chính sách đối ngoại của Ấn Độ chuyển dịch từ
Trang 32chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa hiện thực Ấn Độ phải thừa nhận về vị trí bị giảm
đi đáng kể trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh Do đó, lãnh đạo Ấn Độ bắt đầu nhấn mạnh vào những cách thức thực tế mang lại sức mạnh và sự thịnh vượng cho quốc gia
Theo tác giả Varun Sahni liệt kê về những yếu tố chiến lược quan trọng chi phối chính sách đối ngoại của Ấn Độ bao gồm: đòi hỏi về quyền tự trị chiến lược; chuyển đổi trạng thái và mong muốn hình thành trật tự toàn cầu; đòi hỏi về công nghệ; nhu cầu năng lượng; yêu cầu của khu vực và yêu cầu của cộng động hải ngoại12 Do vậy, chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau chiến tranh Lạnh mang tính chất thực tiễn, chú trọng nội dung kinh tế, phát huy vị thế và đảm bảo không gian chiến lược – an ninh của Ấn Độ trong trật tự thế giới mới13 Triển khai chính sách đối ngoại đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, đa dạng hóa, đa phương hóa nhưng thực tế,
có trọng tâm, ưu tiên trong từng giai đoạn, tránh phụ thuộc vào các nước lớn Ngoài
ra Ấn Độ cũng chủ trương ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và tự do khai thác nguồn tài nguyên theo luật quốc tế, phản đối chính sách dùng vũ lực áp đặt, xâm chiếm lãnh thổ của nước khác, chống chính sách đe dọa nước nhỏ
1.1.3 Vị thế của các đối tác trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Sau nhiều thập kỉ chìm trong khủng hoảng, Ấn Độ đang trỗi dậy mạnh mẽ trên tiến trình trở thành một cường quốc Thế giới bắt đầu quan tâm tới sự trỗi dậy của Ấn Độ khi hai nhà lãnh đạo của Ấn Độ và Mỹ kí kết Hiệp định hạt nhân dân dụng vào tháng 3 năm 2006 trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Bush Hiệp định lịch sử này không chỉ là một trong những bước ngoặt trong quá trình thay đổi chính sách đối ngoại của Ấn Độ kể từ sau chiến tranh Lạnh mà còn đánh dấu sự
12 Udai Bhanu Singh, “Quan hệ quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam đầu thế kỷ XXI: Mối quan hệ đối tác chiến lược chín muồi”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.376
13 Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Chí Thảo, “Quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ và tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới – Tầm nhìn mới, tr 374
Trang 33từ đó xây dựng chính sách đối ngoại hiệu quả
Nếu coi Ấn Độ là tâm đường tròn thì các đối tác xoay quanh tạo thành một hình tròn khép kín Đối tác đầu tiên là khu vực láng giềng trực tiếp (Immediate Neighbours: Pakistan, Trung Quốc, Nepal, Bangladesh, Sri-lanka) Thư ký Ngoại giao Ấn Độ Shivshankar Menon đã từng nhấn mạnh: “khu vực được chú trọng đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ chắc chắn phải là các nước láng giềng Chỉ khi có được khu vực ngoại biên hòa bình và thịnh vượng thì Ấn Độ mới có thể tập trung vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhất Do đó Ấn Độ phải đặt ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ gần gũi hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng và cam kết xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh và bền vững với tất cả các nước láng giềng của mình”14
Ra khỏi khu vực Nam Á, Ấn Độ hướng trọng tâm vào mối quan hệ với các cường quốc Vai trò của các cường quốc được thể hiện rõ trong những chuyển biến
về cách nhìn nhận của bản thân Ấn Độ về vai trò của mình ở Nam Á trong mối quan
hệ với các nước lớn Ấn Độ đã phải “phối hợp chặt chẽ với các cường quốc để giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị ở Nepal và Sri Lanka” hay “cũng đã ủng hộ sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ với tư cách là quan sát viên của SAARC” Do vậy, “củng cố vững chắc quan hệ chính trị và kinh tế với Mỹ trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia hàng đầu của Ấn Độ Đồng thời Ấn Độ không để bối cảnh mới làm xấu đi mối quan hệ Nga - Ấn vốn tốt đẹp từ thời Liên Xô Kể từ khi
14 Shri Shivshankar Menon (2007), “The Challenges ahead for India’s foreign policy”, Speech at the Observer Research Foundation, New Delhi
Trang 34Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí quan trọng và là đối tác chiến lược của Ấn Độ Trong khi đó quan hệ Ấn Độ với châu Âu, Nhật Bản cùng ngày càng có sức nặng và được đa dạng hóa”15
Đối tác tiếp theo bao gồm khu vực láng giềng mở rộng được chia thành các nước láng giềng chiến lược (Iran, Afganistan, Trung Á và Myanmar) - Ấn Độ và Myanmar có đường biên giới dài và là cầu nối kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Nam Á và Đông Nam Á Đối tác tiếp theo trong khu vực láng giềng mở rộng là khu vực có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia là khu vực đang nổi châu Á – Thái Bình Dương
1.2 Vai trò của ASEAN trong chính sách hướng Đông
1.2.1 Các mối liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và ASEAN
Cùng nằm trong khu vực châu Á rộng lớn, Ấn Độ và ASEAN có sự gắn kết
về địa – chính trị, văn hóa truyền thống, quan hệ kinh tế mậu dịch hai bên có lịch sử giao lưu lâu đời Ấn Độ là nước từ lâu đã có quan hệ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á thông qua những sự tiếp xúc đầu tiên có nguồn gốc từ thời tiền sử và tiếp tục cho đến khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa Có thể thấy các dấu tích văn hóa và tôn giáo chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á Cố Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu từng nói “Trên khía cạnh lịch sử, Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đối với Đông Nam Á cả về kinh tế và văn hóa Các nền văn minh ở khu vực đã thật sự mang bản sắc Ấn Độ.”16
Về thương mại,
Giao thương bằng đường biển giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã có từ thiên niên kỷ thứ I TCN và phát triển ngày một mạnh mẽ từ những thập niên đầu sau Công nguyên Từ cảng cổ Tamralipti ở cửa sông Hằng, các chuyến tàu sẽ đi dọc
15 Mohan, C Raja (2006), “India’s New Foreign Policy Strategy”, Draft paper at a Seminar by China reform Forum and the Carnegie Endowment for International Peace, Beijing,
http://carnegieendowment.org/files/Mohan.pdf
16 Datta – Ray S.K (2009), Looking East to Look West: Lee Kwan Yew’s Mission India, Penguin Books, New Delhi, India, pg 13
Trang 35theo bờ biển vịnh Bengal và Myanmar, hoặc đi thẳng qua vịnh này để tới bán đảo Malay Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á trở thành một mắt xích quan trọng trong tuyến đường biển kéo dài từ Vịnh Persian qua Ấn Độ Dương, Biển Đông lên tới Nhật Bản Không chỉ có các hoạt động buôn bán song phương, Đông Nam Á nhờ vào vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền từ Ấn Độ Dương
và Thài Bình Dương còn là nơi trung chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ với Địa Trung Hải, Trung Quốc, Nhật Bản Vào thế kỷ thứ III, thứ IV, trong khi thương mại đường biển Ấn Độ - La Mã bị suy giảm thì các chuyến tàu chở hàng từ Ấn Độ vào Đông Nam Á vẫn gia tăng
Cũng vào giai đoạn này, cùng các nhà buôn, các nhà truyền đạo, tín đồ tôn giáo và các nhà thám hiểm đã di cư tới Đông Nam Á Trong thời kỳ Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh, làn sóng người Ấn di cư sang Đông Nam Á cũng tăng vọt, chủ yếu tới để làm việc trong các đồn điền cao su, chè, cà phê ở các nước Malaya (mà hiện nay là Malaysia), Singapore, Myanmar Nguyên nhân là do những hoạt động khai thác ở các nước thuộc địa của thực dân Anh Một số cư dân Ấn Độ giàu có đã thành lập các cơ sở kinh doanh hàng vải vóc, buôn bán gia vị Ngoài ra, người Ấn còn làm việc với tư cách là thư ký, kỹ sư, thầy giáo Hơn 1,5 triệu người lao động
Ấn (người Tanmil) từ Nam Ấn đã được thống kê vào năm 1931 trên các thuộc địa của Anh17
Về văn hóa,
Cũng tương tự như mối liên hệ về kinh tế, ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á đã bắt đầu từ trước công nguyên Nền tảng đầu tiên góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á là việc những dòng người nhập
cư đến nhiều nơi tại Đông Nam Á bằng con đường trên bộ và trên biển Việc truyền tải văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á chính là một trong những thành tựu vĩ đại nhất
17 Nguyễn Trường Sơn (2015), Hướng về phía Đông một chiến lược lớn của Ấn Độ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 21
Trang 36lý xã hội
Trong quá trình hình thành xã hội có giai cấp, nhiều bộ tộc Đông Nam Á đã thành lập nên các vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như ở bán đảo Malay, Campuchia, Việt Nam và trên các đảo Java, Sumatra, Borneo và Bali
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Đông Nam Á Các tầng lớp cư dân từ các vương quốc trên đã tiếp thu cả chữ viết, các văn bản, tôn giáo và một số thành tựu khác của văn hóa Ấn
Độ Sự giao thoa văn hóa thể hiện qua các ký tự Pali, Sanskrit đã góp phần cấu thành nên ngôn ngữ, văn tự cổ của ngôn ngữ Đông Nam Á, những di sản văn hóa như chùa chiền, tượng Phật, tên địa danh, lối sống…
Về an ninh,
Ngoài có chung biên giới trên bộ với một số nước là Myanmar, Ấn Độ còn có biên giới trên biển với bốn nước là Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia và được đánh dấu biên giới trên hai nhóm đảo Andaman và Nicobar Khoảng cách giữa đảo Great Nicobar của Ấn Độ và đảo Sabang của Indonesia chưa đến 100 dặm và luồng biển giữa hai đảo là lối vào eo biển Malacca – nút thắt ở Đại Tây Dương Những căng thẳng hay bất ổn ở khu vực này đều có thể ảnh hưởng tới an ninh của
Ấn Độ Hơn nữa Ấn Độ và Myanmar còn có đường biên giới dài từ những vùng đất Arunachal Pradesh, Nagaland, Manipur, Mizoram và Assam đều có vị trí rất quan
Trang 37có một vị trí địa – chính trị quan trọng Thủ tưởng cho rằng “Trong quá khứ, văn hóa Ấn Độ đã du nhập vào những nước này bằng nhiều con đường khác nhau Các mối liên hệ đó đang được nối lại và tương lai sẽ nhìn thấy một liên minh gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Đông Nam Á”19
1.2.2 Nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN
Để khắc phục sự sa sút của thị trường Liên Xô và Đông Âu và do lo ngại bị các quốc gia phương Tây chi phối, điều khiển sẽ buộc Ấn Độ từ bỏ quan điểm của riêng mình từ những năm 1980 cố thủ tướng Ragiv Gandhi đã đề xướng tư tưởng
“Hướng Đông” nhằm chú ý hơn tới mối quan hệ với Trung Quốc và các nước nằm ở phía Đông Ấn Độ Từ đó tư tưởng hướng Đông của Ấn Độ dần hình thành và phát triển Theo ý kiến của giáo sư Tilottama Mukherjee nêu trong bài viết in trong Kỷ yếu “45 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và triển vọng” xuất bản tại Hà Nội năm 2017, thì điều lý thú là chính cố Thủ tướng Singapore Lí Quang Diệu đã phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Ấn Độ P.V Narasimha Rao năm 1994 rằng Thủ tướng P.V Narasimha Rao là người đã “đưa Ấn Độ hướng Đông, hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năng động” Đến năm 1995-96, lần đầu tiên cụm từ “Chính sách Hướng Đông” đã được chính thức nêu trong Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Sau đó, trong Báo cáo thường niên 2006-07, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã xác định năm 1992 là năm khởi đầu của Chính sách Hướng
18 Singh M (2012), “India and Myanmar: A partnership for Progress and Regional Development”, Address to think-tank’s and business community at an event organized by Myanmar Federation of Chambers of Commerce and Industry and the Myanmar Development Resource Institute, Yangon
19 Nguyễn Trường Sơn (2015), đã dẫn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 27
Trang 38Đông, lấy mốc thời gian khi Ấn Độ trở thành Đối tác Đối thoại Thành phần (Sectorial Dialogue Partner) của ASEAN làm cơ sở Như vậy, vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN được xác định ngay từ đầu trong chính sách hướng Đông và được
Ấn Độ quan tâm đặc biệt mong muốn tăng cường quan hệ ở thời kỳ sau Chiến tranh lạnh ASEAN trong chiến lược của Ấn Độ nhằm các mục tiêu lâu dài về kinh tế, chính trị và an ninh của nước này ở khu vực Đây không chỉ là khu vực có vị trí địa – chiến lược quan trọng trên con đường giao thương quốc tế mà sau gần ba thập niên
ra đời và phát triển, ASEAN ngày càng chứng tỏ là một tổ chức hợp tác khu vực năng động, thành công, có quan hệ đối ngoại với nhiều nước lớn ở châu Á và thế giới
Về kinh tế, thị trường Đông Nam Á là thị trường lớn, truyền thống quen thuộc
và có nhiều mặt có thể bổ sung cho kinh tế của Ấn Độ, trở thành một thị trường phát triển thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ Mối quan hệ về kinh tế - thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ không ngừng được thắt chặt thông qua việc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ vào tháng 10/2003, vào tháng 8/2009 ký kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) được coi như một Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa (FTA về hàng hóa), hiệp định
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ
Về an ninh – chính trị, tăng cường ảnh hưởng và sự có mặt của Ấn Độ, từng bước nâng cao hình ảnh của một cường quốc Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á nhằm cạnh tranh và tạo thế cân bằng tương đối trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật, đặc biệt là khi Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ, có quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN trong chiến dịch vận động giành ghế Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như nâng cao vai trò hàng đầu của Ấn Độ trong Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam – Nam
Trang 39Chiến lược quân sự trên biển năm 2007 của Ấn Độ cũng khẳng định “khu vực lợi ích chiến lược của Ấn Độ bao gồm các nút thắt ra vào Ấn Độ Dương – nhất
là eo biển Malacca” – tức là trùng với khu vực Ấn – Thái Bình Dương Sự gián đoạn
ở các nút thắt ở hướng Tây (vịnh Bengal) hoặc hướng Đông ở eo biển Malacca đi vào biển Đông đều không có lợi cho Ấn Độ20
Tại Ấn Độ Dương, Ấn Độ chiếm một vị trí trung tâm và chiến lược trong khu vực Lợi ích quốc gia về chính trị, an ninh và kinh tế không tể tách rời liên kết giữa
Ấn Độ với Ấn Độ Dương Một lượng lớn lợi ích kinh tế, thương mại nước ngoài của
Ấn Độ phụ thuộc vào Ấn Độ Dương Tới gần 92 – 95% hàng hóa thương mại của
Ấn Độ đi qua Ấn Độ Dương, trong đó khoảng 55% tổng lượng hàng hóa của Ấn Độ được chuyên chở qua eo biển Malacca Ngoải ra, vấn đề an ninh năng lượng cũng là một trong những yếu tố quyết định sự quan tâm và can dự ngày càng tăng của Ấn
Độ ở khu vực Đông Nam Á, vì Ấn Độ có nhu cầu rất lớn về năng lượng cho sự phát triển trong nước Ấn Độ Dương là trung gian những tuyến đường biển quan trọng nhất kết nối khu vực sản xuất dầu mỏ vùng Vịnh với các quốc gia tiêu thụ ở châu Á
và cũng là tuyến đường chở dầu quan trọng của Ấn Độ khi có tới 65% tàu chở dầu của Ấn Độ đi qua21 Bởi vậy, giữ cho Ấn Độ Dương là một khu vực hòa bình từ một cường quốc đang lên và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia ven biển và láng giềng trong khu vực luôn luôn là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Một trong những nhân tố khiến Ấn Độ thắt chặt quan hệ với ASEAN là hoạt động tăng cường của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương dưới vỏ bọc của cái gọi là sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển", một mạng lưới thương mại mà Ấn Độ cho là hàm chứa âm mưu tạo ra một thế trận bao vây Ấn Độ Để chống lại âm mưu này, Ấn Độ phải tăng cường sức mạnh trên biển và phải vượt ra ngoài Ấn Độ Dương để tiến vào Biển Đông, thông qua các quan hệ đối tác quân sự và cả kinh tế với những nước liên
20 India Navy (2007), Freedom to use the Sea: India’s Maritime Military Strategy, Integrated Headquarters, Ministry of Defence (Navy), New Delhi, pg 60
21 Trần Nam Tiến (2016), Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố HCM, tr 34
Trang 40quan Sự hiện diện ngày một gia tăng của hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Ấn
Độ Dương khi Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước Nam Á Trung Quốc cũng đang triển khai hải quân xâm nhập vào khu vực Ấn Độ Dương
1.3 Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đông
1.3.1 Mục tiêu của chính sách hướng Đông
Trong quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại, Ấn Độ dần dần hình thành những nội dung căn bản của chính sách hướng Đông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo an ninh quốc gia Chính sách hướng Đông cũng chính là một trong những nội dung nội bật của đường lối đối ngoại nhằm những mục tiêu trong bối cảnh quốc tế mới của Ấn Độ Chính sách hướng Đông được triển khai trong một quá trình, được bổ sung những yếu tố mới do yêu cầu của chính bản thân Ấn Độ trước những thay đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước Tuy không phải
là quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, song nhận rõ tầm quan trọng trong vị trí địa chiến lược của khu vực này, Chính phủ Ấn Độ dưới thời của Thủ tướng Narasimha Rao công bố “Chính sách hướng Đông” (The Look East Policy)
Ấn Độ với “Chính sách hướng Đông” đã đẩy nhanh sự hiện diện sang khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, chủ động can dự “cuộc chơi nước lớn” tại đây22
Về cơ bản, mục tiêu của chính sách hướng Đông của Ấn Độ là đưa nước này trở thành cường quốc kinh tế và quân sự không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm
vi toàn thế giới và được phân chia triển khai thành hai nhóm mục tiêu chủ yếu:
Một là, nhóm mục tiêu chính trị - chiến lược: Ấn Độ hướng tới xây dựng,
mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc thiết lập và thắt chặt mối quan hệ với các đối tác khu vực Đông Nam Á Từ đó, tăng cường ảnh hưởng và sự có mặt của Ấn Độ, từng bước nâng cao hình ảnh của một nước lớn, cạnh tranh và tạo thế cân bằng tương đối trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật
22 Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2014), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr 198