1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐIQUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

69 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Tính c p thi t c a đ tài ấp thiết của đề tài ết của đề tài ủa đề tài ề tài Với xu thế hội nhập chung trên toàn thế giới cùng đường lối mà Đảng và NhàNước Việt Nam đã nêu ra rằng: Việt Na

Trang 1

L I C M N ỜI CẢM ƠN ẢM ƠN ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ củaGS.TS Hoa Hữu Lân người đã giúp tôi từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành đề tài.Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Đông phươnghọc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2011

Sinh Viên:

Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang

Trang 2

DANH M C CÁC T VI T T T ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ừ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT

ASEAN: Association ò Southeast Asia Nations

BOT: Build- Operation- Transfer

EDCF: Eonomic Development Cooperation Fund

EPS: Employment Permit System

FDI: Foreign Direct Investment

GDP: Gross Domestic Product

IT: Information Technology

IMF: International Monetary Fund

OECD: Organization for Economic Cooperation and DevelopmentAFTA: Asean Free Trade Area

GATT: General Agreement on Tariffs anh Trade

WB: World Bank

WTO: World Trade Organization

Trang 3

DANH M C B NG ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ẢM ƠN

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo ngành tính từ (1/1/2007 đến 20/12/2008) chỉ tính các dự án còn hiệu lực Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo địa phương ( tính hết ngày 20/2/2008) chỉ tính các dự án có hiệu lực

Bảng 3: Số liệu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2009

Biểu đồ 1: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2010 so với năm 2009

Bảng 4: Một số dự án có quy mô lớn của Hàn Quốc vào Việt Nam

từ năm 2001 đến nay

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG 3

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục đích của đề tài 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2009) 9

1 Hoàn cảnh ra đời 9

2 Nội dung của hiệp định quan hệ hợp tác toàn diện 10

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN (2001-2009) 13

I) VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM 13

1 ODA HÀN QUỐC 13

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG 13

1.2 LĨNH VỰC VÀ HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM 14

2) QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM (TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2009) 17

2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM 18

2.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC 23

3) QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TỬ NĂM 2001 ĐẾN 2009 24

3.1 QUY MÔ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 24

3.2 CƠ CẤU XUẤT KHẨU 25

3.3 CƠ CẤU NHẬP KHẨU 27

3.4 CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 28

4) HỢP TÁC LAO ĐỘNG 28

5) DU LỊCH 30

II PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐI QUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC” 31

Trang 5

1 Vài nét về nội dung của tuyên bố thiết lập quan hệ:”Đối tác hợp tác chiên lược” 31

1.1 Hoàn Cảnh Ra đời 31

1.2 Nội dung của hiệp định quan hệ hợp tác chiến lược 32

2 Phân tích quan hệ kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổ:” Đối tác hợp tác chiến lược” (từ năm 2009 đến nay) 36

2.1 Viện trợ ODA 37

2.2 Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam 38

2.3 Quan hệ thương mại 42

2.4 Hợp tác lao động 47

2.5 Du Lịch 48

CHƯƠNG III) MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 49

1 NHẬN XÉT VỀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT HÀN 49

2 HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI THÔNG QUA ĐỘNG THÁI KINH TẾ PHÁT TRIỂN 54

a) Đối với Việt Nam 54

b) Đối với Hàn Quốc 56

3 HẠN CHẾ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 57

4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT- HÀN HIỆN NAY VÀ TƯƠNG LAI 62

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 6

M Đ U Ở ĐẦU ẦU

Hàn Quốc - một quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á nằm trên bán đảo TriềuTiên là một quốc gia được cộng đồng thế giới biết đến với sự ngưỡng mộ và thánphục trước sự vươn lên mạnh mẽ thần kỳ về kinh tế Điểm xuất phát từ một nướcnghèo nàn lạc hậu với 3/4 là đồi núi, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, Hàn quốc

đã vươn lên trở thành một con rồng Châu Á, trở thành một trong 10 nền kinh tế lớnnhất thế giới hiện nay ”Kỳ tích sông Hàn” hay:”Con rồng Đông á” là những danh

từ mà bạn bè quốc tế gọi nhằm để ngợi ca những thành tựu kỳ diệu vượt bậc mà

“xứ xở Kim Chi” đã làm được trong hơn một nửa thế kỷ qua Ngày nay cả thế giớibiết đến Hàn Quốc với những sản phẩm điện tử nổi tiếng của những tập đoàn như:Sam Sung, Daewoo, LG… Hàn quốc đang dẫn đầu vị trí những nước có ngànhcông nghệ thông tin hiện đại là một trong những thị trường nhiều sức hấp dẫn trêntất cả các lĩnh vực

Việt nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á- một trong những khuvực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới Vị trí địa lý của Việt Nam rấtthuận lợi trong việc giao lưu với các nước Đông Bắc Á trong đó có Hàn Quốc.Trong quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế hiện nay, Việt Nam rất cần phươngthức quản lý mới, vốn và công nghệ, mở rộng thị trường để hội nhập quốc tế vàkhu vực Việt Nam cần có sự hợp tác và giúp đỡ của những nước phát triển đitrước như Hàn Quốc Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiên nay, mỗi quốcgia không thể phát triển trong vòng tròn khép kín mà phải mở rộng giao lưu liênkết với các quốc gia khác Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin của cuộccách mang khoa học kỹ thuật của xu thế hội nhập cùng phát triển, đồng nghĩa vớiviệc phải thắt chặt quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau Ra đời trong bốicảnh ấy mối quan hê hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc tuy mới thiết lập(22/12/1992) nhưng đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như chính trị,

Trang 7

văn hóa giáo dục, hợp tác lao động và du lịch đặc biệt là kinh tế, thương mại.Trong đó quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trước khi thành lập chínhthức cho đến nay đã phát triển theo khuynh hướng đi lên toàn diện hợp tác chiếnlược Hàn Quốc hiện là 1 trong 5 nước dẫn đầu về FDI tại Việt Nam và là bạn hànglớn có lưu lượng thương mại lớn nhất tại Việt Nam.

1 Tính c p thi t c a đ tài ấp thiết của đề tài ết của đề tài ủa đề tài ề tài

Với xu thế hội nhập chung trên toàn thế giới cùng đường lối mà Đảng và NhàNước Việt Nam đã nêu ra rằng: Việt Nam sẽ trở thành đối tác tin cậy làm bạn vớitất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triểnkhu vực và thế giới thì chắc chắn mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đạtđược những thành quả tốt đẹp trong tương lai Từ việc nhận thức được xu hướngphát triển và vai trò quan trọng của mối quan hê này đặc biệt trong lĩnh vực kinh tếtôi quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với tên gọi: Phân tíchđộng thái phát triển trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 2001 đếnnay” Hi vọng với những gì tìm hiểu chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể toàn diện và sâusắc hơn về động thái phát triển của mối quan hệ kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổmối quan hệ chính trị từ: “Quan hệ Đối tác toàn diện thế kỷ 21” tới mối quan hệ:”Đối tác hợp tác chiến lược”vào năm 2009

2 M c đích c a đ tài ục đích của đề tài ủa đề tài ề tài

Mục đích của luận văn này phân tích chiều hướng phát triển của mối quan hệkinh tế Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hai giai đoạn đựơc coi là dấu mốc quantrọng trong mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia: từ năm 2001 đến năm 2009 và

từ năm 2009 đến nay Từ đó tìm hiếu hiệu quả kinh tế xã hội cũng như những mặtcòn hạn chế đối với mỗi quốc gia thông qua động thái phát triển kinh tế Việt_ Hàn

từ 2001 đến nay Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệkinh tế Việt Hàn trong hiện tại và tương lai

Trang 8

3 Đ i t ối tượng và phạm vi nghiên cứu ượng và phạm vi nghiên cứu ng và ph m vi nghiên c u ạm vi nghiên cứu ứu

Đối tượng của đề tài này này là tập trung phân tích và đánh giá động thái pháttriển của mối quan hệ kinh tế Việt Hàn trên các lĩnh vực kinh tế như: Viện trợ pháttriển, Đầu tư trực tiếp, Quan hệ thương mại, Hợp tác lao động và Du lịch trongkhuôn khổ của mối quan hệ chính trị: Đối tác toàn diện và Đối tác hợp tác chiếnlược

4 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu

Ở luân văn này tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứư tổng hợp vàphân tích các nguồn thông tin dữ liệu, đánh giá số liệu trên cơ sở tham khảo các tàiliệu có liên quan phục vụ cho đề tài

Tổng hợp so sánh phân kỳ quan hệ kinh tế Việt Hàn trong hai giai đoạn vớihai khuôn khổ chính trị khác nhau: quan hệ đối tác toàn diện và quan hệ đối táchợp tác chiến lược

5 Bố cục và nội dung khóa luận

Ngoài lời mở đầu và lời kết bố cục của luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Phân tích động thái phát triển quan hệ kinh tế Việt Hàn trongkhuôn khổ mối quan hệ:”Đối tác toàn diện” từ năm 2001 đến năm 2009

Chương 2: Phân tích động thái phát triển kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổmối quan hệ:” Đối tác hợp tác chiến lược”

Chương 3: Một số giải pháp và đánh giá về quan hệ kinh tế của hai nước

Trang 9

CH ƯƠN NG I: PHÂN TÍCH Đ NG THÁI PHÁT TRI N C A M I QUAN H ỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ ỂN CỦA MỐI QUAN HỆ ỦA MỐI QUAN HỆ ỐI QUAN HỆ Ệ KINH T VI T HÀN TRONG KHUÔN KH : “Đ I TÁC TOÀN DI N” (T ẾT TẮT Ệ Ổ: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (TỪ ỐI QUAN HỆ Ệ Ừ VIẾT TẮT NĂM 2001 Đ N NĂM 2009) ẾT TẮT

1 Hoàn c nh ra đ i ảnh ra đời ời

Có thể khẳng định mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã có từ rất lâu đờimang tính truyền thống Từ trong lịch sử trung đại đã có những dấu tích minhchứng cho sự hợp tác giao lưu đó Tại Việt Nam vào thế kỷ 12 - 13, khi nhà Trầnlên thay nhà Lý, một hoàng tử của nhà Lý là Lý Long Tường đã sang Cao Ly tứcHàn Quốc ngày nay và định cư ở đây

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quan hệ giao lưu giữa hai nước bị gián đoạntrong một thời gian dài Từ năm 1975 đến năm 1982, Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán tư nhân qua trung gian

Từ năm 1983 Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp và một

số quan hệ phi chính phủ Ngày 20/4/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký thỏa thuậntrao đổi văn phòng liên lạc giữa hai nước Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng ngoại giaoViệt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang

Ok kí tuyên bố chung thiết lập ngoại giao quan hệ giữa hai nước cấp đại sứ, mởđầu một chương mới cho quan hệ Việt - Hàn Kể từ khi ký hiệp định hai nuớc đãtiến hành rất nhiều cuộc thăm viếng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và ký nhiềuhiệp định quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của mối quan hệ này trên tất

cả các lĩnh vực văn hóa giáo dục chính trị kinh tế thương mại

Trên cơ sở sự thành công nhanh chóng và toàn diện của mối quan hệ Việt Hàntrên nhiều lĩnh vực, lãnh đạo cấp cao của hai nước đã quyết định nâng cấp mốiquan hệ ngoại giao từ quan hệ song phương lên thành: Quan hệ đối tác toàn diệntrong thế kỷ 21” vào tháng 8 năm 2001.Từ ngày 22 tới ngày 25/8/2001 Chủ Tịch

Trang 10

Nước Trần Đức Lương cùng Tổng Thống Hàn Quốc Kim Te Chung ra tuyên bốchung trong việc thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới là:”Quan hệ đối tác toàndiện trong thế kỷ 21” Với tuyên bố chung này quan hệ Việt Hàn được mở rộngnâng cao lên một bước mới.

2 N i dung c a hi p đ nh quan h h p tác toàn di n ội dung của hiệp định quan hệ hợp tác toàn diện ủa đề tài ệp định quan hệ hợp tác toàn diện ịnh quan hệ hợp tác toàn diện ệp định quan hệ hợp tác toàn diện ợng và phạm vi nghiên cứu ệp định quan hệ hợp tác toàn diện

Trong tuyên bố chung khi hai nước quyết định thiết lập mối quan hệ:” Đối táctoàn diện trong thế kỷ 21” đã nêu rõ:

_ Hai bên tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thương mại đầu tư văn hóa,giáo dục nghệ thuật báo chí, thể thao du lịch và giao lưu thanh niên của hai nước_Thỏa thuận gặp gỡ cấp Bộ trưởng Ngoại giao thường niên và phối hợp thúcđẩy Việt Nam gia nhập WTO Hai bên thể hiện sự tin tưởng cho rằng: Cuộc gặp gỡcấp cao lần này cùng với tuyên bố chung nâng cấp mối quan hệ ngoại giao từ quan

hệ song phương trở thành quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21sẽ đánh dấumốc mới trong quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc sẽ thúc đẩy và phát triển hơn nữaquan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia

_ Hai bên đã nhất trí cùng nhau tăng cường trao đổi các đoàn công tác tiếp tụckhuyến khích các ngành, các địa phương và doanh nghiệp 2 nước đảy mạnh sự hợptác trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, lao động khoa học kỹ thuật, dầu khí, điệnlực

_ Về phía chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam trong quátrình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thông qua nguồn vốn ODA thông quacác dự án đầu tư trực tiếp qua các chương trình chuyển giao công nghệ từ phía HànQuốc

_ Chính phủ Hàn Quốc đưa ra những chính sách khuyến khích các doanhnghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các thành phố củaHàn Quốc ký kết hợp tác với các thành phố của Việt Nam, Hàn Quốc tiếp tục viện

Trang 11

trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi với Việt Nam để phía Việt Nam thực hiện các

dự án cơ sở hạ tầng về kinh tế xã hội

_ Hai bên hướng tới một số mục tiêu chủ yếu đó là xây dựng lòng tin thôngqua việc mở rộng các cuộc viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao tạođộng lực phát triển và khắc sâu sự hợp tác toàn diện của Việt Nam và Hàn Quốctrong thế kỷ mới, đảm bảo sự hợp tác của Việt Nam vì một bán đảo Triều TiênKết luận: Quan hệ đối tác toàn diện Việt Hàn là một bộ phân của chiến lượcđối ngoại của Nhà Nước mục tiêu trước hết là đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dàicủa nhà nước Việt Nam, cụ thể là tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững, thịnhvượng và tiến bộ xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc dựa trên các nguyên tắc: tôntrọng chủ quyền quốc gia lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,bình đẳng thúc đẩy hòa bình ổn định an ninh và thịnh vượng trong khu vực Châu ÁThái Bình Dương và trên thế giới

Mối quan hệ đối tác toàn diện là quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnhvực trong tất cả các quan hệ đa phương và song phương Quan hệ này nhằm đốiphó với những thách thức thức lớn các vấn đề lớn của thế giới, khu vực trong đóhai bên là đối tác của nhau thể hiện qua sự điều hòa, phối hợp ủng hộ lẫn nhautrong phạm vi quốc tế và khu vực về phương hướng quan hệ hợp tác toàn diện.Mối quan hệ này được xác định dựa trên nhu cầu lợi ích chiến lược của hai nướcViệt Nam và Hàn Quốc: mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, mốiquan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh chính trị phù hợp vói các quy địnhcủa WTO, của các định chế quốc tế và luật pháp của Việt Nam và Hàn Quốc khác.Tuyên bố chung đã mở ra một trang mới cho mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc,thúc đẩy sự hợp tác giao lưu chặt chẽ giữa hai quốc gia một cách toàn diện trên tất

cả các lĩnh vực kinh tế chính trị văn hóa giáo dục, công nghệ thông tin… ,Đặc biệttrong lĩnh vực kinh tế sau khi hai nước ký kết tuyên bố chung nâng cấp mối quan

Trang 12

hệ ngoại giao lên mức:” Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” đã tạo động lực giúpquan hệ kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ cao và đạt hiệu quả mang tínhtoàn diện ở nhiều lĩnh vực

Trang 13

CH ƯƠN NG II PHÂN TÍCH QUAN H KINH T VI T HÀN TRONG KHUÔN Ệ ẾT TẮT Ệ

KH M I QUAN H Đ I TÁC TOÀN DI N (2001-2009) Ổ: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (TỪ ỐI QUAN HỆ Ệ ỐI QUAN HỆ Ệ

Sau khi hai nước Việt Nam và Hàn Quốc ký kết hiệp định hợp tác toàn diện(25/8/2001), từ năm 2001 đến năm 2009 quan hệ kinh tế hai bên đã được phát triển

cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mở rộng toàn diện trên nhiều lĩnh vực: từ viện trợODA, Đầu tư trực tiếp, Quan hệ thương mại Hợp tác lao động và Du lịch

I) VI N TR PHÁT TRI N C A HÀN QU C DÀNH CHO VI T NAM Ệ Ợ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ỂN CỦA MỐI QUAN HỆ ỦA MỐI QUAN HỆ ỐI QUAN HỆ Ệ

1 ODA HÀN QU C ỐI QUAN HỆ

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG

Sau những thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và trở thành nền kinh tếlớn thứ 10 trên thế giới, kể từ những năm 1970 Hàn Quốc đã thành lập các quỹ hỗtrợ phát triển với mục đính hỗ trợ và giúp đỡ các nền kinh tế kém phát triển vàđang phát triển trên thế giới Kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nuớc được thiếtlập (22 /12/1992) Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhận viện trợ củaHàn Quốc Điều đáng nói là quy mô vốn ODA của Hàn Quốc không lớn như NhậtBản và Trung Quốc nhưng số lượng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Namvẫn tăng lên theo từng năm và Việt Nam trở thành một trong số những nước nhậnnhiều viện trợ của Hàn Quốc

ODA là từ viết tắt trong tiếng Anh của:” Official Development Asistance” cónghĩa là phát triển chính thức Định nghĩa sớm nhất về ODA được đưa ra bởi tổchức hợp tác kinh tế Châu Âu nay là OECD từ những năm 60 của thế kỷ 20 Địnhnghĩa này như sau: ” ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức chínhquyền nhà nước hay địa phương của một nước viện trợ cho các nước đang pháttriển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của những nướcnày Nó mang tính chất trợ cấp ít nhất là cho không 25%”( từ ngày 1/1/1973) Định

Trang 14

nghĩa nêu trên đã đề cập được khá đầy đủ các khía cạnh của ODA đó là nước nhậnviện trợ, hình thức nhận viện trợ và mục đích viện trợ Nói cách khác ODAhay:”hỗ trợ phát triển chính thức” là một hình thức đầu tư nước ngoài Gọi là:” hỗtrợ” vì các khoản vay này thường không có lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gianvay dài, đôi khi còn gọi là:”viện trợ” Gọi là:” phát triển” vì mục tiêu danh nghĩacủa những đầu tư này là phát triển và nâng cao phúc lợi xã hội ở các nước đượcđầu tư Gọi là “chính thức” vì nó thường cho nhà nước vay.

Từ sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập năm 1992 thì ViệtNam luôn trở thành một nước nhận viện trợ nhiều nhất từ Hàn Quốc điều nàykhẳng định Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam Vào năm 2000trước khi hai nước ký kết hiệp đinh ngoại giao:” Đối tác toàn diện” viện trợ ODAcủa Hàn Quốc dành cho Việt Nam là: 4.864 triệu USD thì đến năm 2008 chỉ tínhriêng viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc dành cho Việt Nam đạt khoảng 17, 5triêu USD

1.2 LĨNH V C VÀ HÌNH TH C VI N TR ODA C A HÀN QU C CHO VI T NAM ỰC VÀ HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM Ợ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỐC CHO VIỆT NAM ỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM

Những lĩnh vực ưu tiên của Hàn Quốc dành cho Việt Nam gồm có:

Thứ nhất: Phát triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con ngườinhư giáo dục đào tạo và y tế

Thứ hai : Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và các vùng khókhăn,nghèo đói

Thứ ba: Xây dựng thể chế cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổisang nền kinh tế thị trường

Thứ tư: Phát triển nông nghiệp và nông thôn

Về hình thức viện trợ ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam thông qua haihình thức cơ bản đó là: Viên trợ không hoàn lại và Cho vay tín dụng ưu đãi Cácnguồn viện trợ chủ yếu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam được thông qua 2 tổ

Trang 15

chức chủ yếu:

Cục hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA: quản lý số viện trợ không hòan lại.Qũy hợp tác và phát triển kinh tế Hàn Quốc EDCF: Quản lý các khoản vay ưuđãi

Thứ nhất về viện trợ không hoàn lại.

Tính đến năm 2009 chính phủ Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam khoảng 80trUSD không hoàn lại tập trung cho các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực vànhững nhu cầu cơ bản của con người như: y tế, dạy nghề tăng cường năng lựcnghiên cứu, chính sách, khoa học công nghệ, gửi chuyên gia thanh niên sang côngtác tại Việt Nam Hằng năm Hàn Quốc nhận khoảng 150 học viên của Việt Namsang học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc Ngoài ra còn hỗ trợ đào tạo giáo dục(xây dựng trường dạy nghề tại Nghệ An), (xây dựng các bệnh viện tuyến huyện tạimiền Trung) Trong những năm gần đây Hàn Quốc đã tập trung ưu tiên đào tạo cán

bộ Việt Nam về công nghệ thông tin bao gồm cả việc hoạch định xây dựng chínhsách, các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể Trong các dự án phát triển của Hàn Quốc dànhcho Việt Nam nổi bật có hai dự án

-Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương tại miền Trung phía HànQuốc hỗ trợ khoảng 35 tr USD

-Xây dựng trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Nam và HànQuốc do bộ bưu chính viễn thông làm chủ quản

_ Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam xây dựng các nhà trường tiểu học tại haitỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi Đây là chương trình tài trợ không hoàn lại trị giá

2 triệu USD để xây dựng 40 trường tiểu học tại các tỉnh Miền Trung như : QuảngBình, Quảng Ngãi và kéo dài trong vòng 2 năm

Thứ hai hình thức cung cấp tín dụng ưu đãi.

Tính đến năm 2009 chính phủ Hàn Quốc đã cấp và cam kết 188tr USD tín

Trang 16

dụng ưu đãi cho 06 dự án trong đó có 3 dự án thuộc về lĩnh vực xử lý môi trườngđang được triển khai, tiến độ cụ thể như sau:

Quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng ( 20tr USD)

Vào cuối tháng 9 năm 2003, công ty môi trường đô thi Hải Phòng đã chínhthức triển khai dự án” quản lý và xử lý chất thải rắn ở đô thị Hải Phòng” với tổngvốn đầu tư gần 24, 8 tr USD nhằm xây dựng chương trình tổng hợp quản lý thugom, xử lý chất thải rắn theo công nghệ mới, chống ô nhiễm môi trường Phần lớnvốn đầu tư được lấy hơn 19, 6 tr USD được lấy từ vốn vay ưu đãi của chính phủHàn Quốc.Khoản còn lại được lấy từ vốn đối ứng trong nước Dự án trang bị thùngrác 60 phương tiện thu gom rác, 1bãi đổ rác mới với tiêu chuẩn hợp vệ sinh và mộtnhà máy xử lý chất thải rắn công suất 200 tấn rác trong 1 ngày.Ngoài việc thi côngcác hạng mục công trình, nhà thầu Hàn Quốc sẽ bàn giao công nghệ về quản lý và

xử lý chất thải cho công ty môi trường đô thi Hải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải Vĩnh Phúc

Ngày 23/6/2006 tại Hà Nội Bộ trưởng Bộ tài chính và ngân hàng xuất nhậpkhẩu Hàn Quốc đã ký hiệp định vay 19,5 tr usd của Qũy hợp tác và phát triển HànQuốc (EDCF) cho dự án xử lý chất thải tại Vĩnh Phúc Dự án này có tổng số vốnđầu tư lên tới 20tr USD =314 tỉ VND trong đó vốn ODA của Hàn Quốc chiếmkhoảng80% Địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này là xã miền núiMinh Quang, huyện Tam Đảo nơi có đồng bào dân tộc Sán Dìu Với mục tiêu giảmthiểu tối đa những thiệt hại của ô nhiễm môi trường do phương thức phân loại chấtthải được sử dụng trước đây, dự án sẽ xây dựng dự án chất thải rắn với việc sửdụng hệ thống rác hữu cơ với công suất hữu cơ 200 tấn/ngày

Dự án xử lý chất thải rắn tại tỉnh Ninh Bình

Đây là một dự án được sử dụng vốn vay của EDCF cho vay với mức vốn là

20, 97 USD để thực hiện dự án thiết lâp một hệ thống quản lý và thu gom rác thải

Trang 17

nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay do các bãi chứa rác hiện

có gây nên

Trong thời gian qua phía Hàn Quốc đã cử đoàn thẩm định đến 3 dự án trongdanh mục 2006-2008 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm:

Dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự án mở rộng nhà máy nước Thiện Tân (Đồng Nai)

Dự án xây dựng đường hành lang ven biển phía Nam đồng tài trợ với ADBCác dự án sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc từ năm 2001 đến năm 2009 đãgóp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam như: xây dựng

cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho công nhânViệt Nam

2) QUAN H Đ U T TR C TI P C A HÀN QU C DÀNH CHO VI T NAM (T Ệ ẦU Ư ỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM (TỪ ẾT TẮT ỦA MỐI QUAN HỆ ỐI QUAN HỆ Ệ Ừ VIẾT TẮT NĂM 2001 Đ N 2009) ẾT TẮT

* ĐỊNH NGHĨA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới WTO tại trang web chínhthức của của tổ chức này: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): (Foreign DirectInvestment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được mộttài sản ở một nước khác là (nước thu hút vốn đầu tư) cùng với quyền quản lý tàisản đó

Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI đối với những công cụ tài chínhkhác Trong phần lớn trường hợp cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ởnước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong trường hợp đó nhà đầu tư thường là:”Công ty mẹ” và các tài sản được gọi là:” Công ty con” hay:” Chi nhánh công ty”.Hàn Quốc là một trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất nước ngoàivào Việt Nam Đặc biệt sau khi hai nước trở thành đối tác toàn diện trong thế kỷ 21quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra sôi nổi và có hiệu quả Tính

Trang 18

đến hết tháng 9/2009 số dự án đầu tư còn hiệu lực là 2284 dự án với tổng số vốnđầu tư đăng ký là 22, 4 tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất về số dự án và thứ 2 về vốnđăng ký trong tổng số 88 nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào ViệtNam.

2.1 Đ U T TR C TI P C A HÀN QU C DÀNH CHO VI T NAM ẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM Ư TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ỰC VÀ HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỐC CHO VIỆT NAM ỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM

a

PHÂN THEO NGÀNH

Nếu như trước năm 2001 giai đoạn (1992- 2000) Hàn Quốc chủ yếu đầu tưvào các lĩnh vực: dệt may, lắp ráp điện tử sau khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoạigiao trở thành đối tác toàn diện từ ( 2001- 2009) Các nhà đầu tư Hàn Quốc tậptrung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 1873 dự án có tổngvốn đầu tư trên trên 14,4 tỷ USD, chiếm 78,4% trong tổng số dự án và 56,8% tổngvốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 412 dự án, tổng vốn đầu tưđăng ký dịch vụ là 6,7 tỷ USD chiếm 20% về số dự án và 42,5% về tổng vốn đầu

tư đăng ký Số còn lại thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 4,6% về số dự án

và 1,1% về tổng vốn đầu tư (số liệu tính đến hết ngày31/12/2008 ) Giai đoạn 1992đến 2000 trước khi thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện số dự án cũng như vốnđầu tư của Hàn Quốc tăng nhẹ năm 1992 có 9 dự án với tổng vốn đầu tư 108,6triệu USD năm 2000: 36 dự án với số vốn đầu tư là: 67,4 triệu USD thì năm 2001sau 1 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đối tác toàn diện số dự án đã tăng lên gấpđôi là 75 dự án với số vốn 109,3 triệu USD Số vốn đầu tư và số dự án tăng lênnhanh chóng mạnh mẽ nhất từ năm 2007 có 1655 dự án với tổng vốn đầu tư là:11,5 tỷ USD Với những số liệu trên đây cho thấy tốc độ đầu tư trực tiếp của HànQuốc vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về số lượng dự án cũng như quy môvốn sau khi Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ ngoại giao trở thành đối táctoàn diện vào năm 2001

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành (tính từ ngày

Trang 19

01/01/2007 đến 20/12/2008- chỉ tính các dự án có hiệu lực)

đầu tư(USD)

Vốnđiều lệ(USD)

Nguồn Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư-Cục đầu tư nước ngoài

Qua số liệu trên cho thấy đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đang đi đúng tiến

độ của kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là chú trọng thu hút đầu

tư công nghiệp và xây dựng Ngành công nghiệp dầu khí cũng là ngành đang đượckhuyến khích đầu tư vào Việt Nam

Trong lĩnh vực dịch vụ, Hàn Quốc cũng là một quốc gia đi đầu và đạt đượcnhiều thành tựu tốt đặc biệt phải kể đến dự án Công Ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Keangnam-Vina xây dựng khu khách sạn nhà ở văn phòng cho thuê cao

70 tầng với tổng vốn đầu tư 500 tr USD

Trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư Nghiệp dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc tronglĩnh vực này là ít bởi tính rủi ro của đầu tư cao.Bởi thời tiết và khí hậu của ViệtNam thất thường dễ gây mất mùa, hạn lụt Cả hai năm 2007-2008, nguồn vốn củaHàn Quốc cho lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp gần 16 triệu USD chiếm 0,14% tổng

số vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam

b PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Các dự án đầu tư của Hàn Quốc dành cho Việt Nam chủ yếu tập trung theohình thức 100% vốn nước ngoài với 1698 dự án có tổng vốn đăng ký 11,8 tỷ USD

Trang 20

chiếm 84,7% về số dự án và 74,2% về tổng vốn đầu tư đăng ký

Tiếp đến là hình thức liên doanh với 250 dự án có tổng vốn đăng ký với trên 3

tỷ USD chiếm 12,5% số dự án và 19%số vốn đăng ký Số còn lại theo hình thứcHợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần Năm 2007 đã xuất hiện thêmloại hình thức đầu tư mới đó là: BOT Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữacác nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng cơ sở hạ tầngcông nghiệp (giao thông, cấp nước, điện dầu khí) Hình thức đầu tư mang lại hiệuquả tương đối lớn và cũng thu hút nhiều nhà đầu tư Dự án BOT duy nhất của HànQuốc vào Việt Nam cho đến nay là dự án của tập đoàn Kỹ Sư và Xây Dựng GS,với

dự án xây dựng công trình đường bộ dân dụng và kinh doanh bất động sản tạithành phố Hồ Chí Minh vào 12/2007

Tuy nhiên đến năm 2008 các hình thức đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Namcòn 3 hình thức mà vắng mặt 2 hình thức đầu tư vốn đã từng có số lượng vốn vàthu hút được nhiều sự quan tâm đó là: hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thứcBOT Về thời hạn kinh doanh, phần lớn các dự án liên doanh và 100% vốn đầu tưnước ngoài có thời hạn từ 10 đến 15 năm trong khi đó hợp đồng hợp tác kinhdoanh là từ 3 đến 25 năm Trong số các dự án đã đăng ký tỷ lệ các dự án có thờihạn kinh doanh là từ 40 đến 50 năm là các dự án lớn có mức vốn từ 50 đến 100triệu USD

c PHÂN BỔ CÁC DỰ ÁN THEO ĐỊA BÀN LÃNH THỔ

Tính đến hết ngày 20/12/2008 Theo Cục đầu tư và Bộ kế hoạch Đầu tư Trừ

02 dự án khai thác thăm dò dầu khí, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã có mặt ở 42 địaphương của cả nước, tập trung tại các tỉnh có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đốiphát triển theo thứ tự sau

(1) Thành phố Hồ Chí Minh với 610 dự án có tổng vốn đăng ký 3,19 tỷ USDchiếm 30,4% về số dự án và 20% tổng vốn đầu tư

Trang 21

(2) Đồng Nai với 221 dự án có tổng vốn đăng ký 2,5 tỷ USD, chiếm 11,8%

STT ĐỊA PHƯƠNG SỐ DỰ ÁN

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ(USD)

VỐNĐIỀU LỆ(USD)

Trang 22

Nguồn: Cục đầu tư và Bộ kế hoạch đầu tư

d TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Trong số các dự án của Hàn Quốc có hiệu lực nói trên đã có khoảng 1200 dự

án đi vào sản xuất kinh doanh và có doanh thu Trong số các dự án của Hàn Quốcvào Việt Nam có một số dự án lớn tập trung vào ngành công nghiệp như:

1 Dự án công ty TNHH Posco-Việt Nam, sản xuất thép tại tỉnh Bà RịaVũng Tàu, tổng vốn đầu tư 1,12 tỷ USD

khách sạn cao cấp văn phòng cho thuê tại Hà Nội tổng vốn đầu tư 500 tỷ USD hiện

dự án đang trong quá trình xây dựng

3 Dự án xây dựng đường cao tốc tại thành phố Hồ Chí Minh của tậpđoàn GS Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư lên tới 340 tr USD

178,58tr USD)

5 Công ty trách nhiệm hữu hạn DAEHA kinh doanh khách sạn 5 sao tại

Hà Nội vốn đầu tư lên tới 177,4 triệu USD

6 Trong công nghiệp sản xúất ô tô có công ty ô tô Việt Nam - DaeWootại Hà Nội, vốn đầu tư đăng ký là 32,3tr USD, vốn pháp định là 10tr USD Là công

ty 100% vốn của Daewoo hoạt động từ năm 1996 có hiệu quả có sản phẩm xuất

Trang 23

khẩu, thị phần xe DAEWOO tại Việt Nam chiếm 15%, công ty có lãi từ năm 2000

7 Đặc biệt trong lĩnh vực sửa chữa đóng tầu biển có công ty TNHH tầubiển HUYNDAI-VINASIN tại Khánh Hòa vốn đầu tư có 149,49 tr USD giữa 4công ty thuộc tập đoàn HUYNDAI (chiếm 70% vốn pháp định) với tổng công tyđóng tàu Việt Nam (có 30% vốn pháp định) Nhà máy hoạt động từ năm 1999 và làmột trong những trọng điểm đóng tàu của Việt Nam

8 Trong lĩnh vực y tế có dự án bệnh viện đa khoa Kwang Myung ViệtNam quy mô 1000 giường bệnh có khả năng khám chữa bệnh cho 6000 -7000người trên một ngày

2.2 Đ U T TR C TI P C A VI T NAM SANG HÀN QU C ẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM Ư TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ỰC VÀ HÌNH THỨC VIỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỐC CHO VIỆT NAM

Tính đến hết tháng 10 năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam mới đầu tư sangHàn Quốc 6 dự án với tổng vốn đầu tư 1, 96 triệu USD bao gồm:

_ Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ biển Sài Gòn, Giấy phép số 2311/GP cấpngày 17/2/2003 là liên doanh giữa Công ty TNHH Thiên Lộc Phát với Ông Hag-Yeol Ryu để kinh doanh nhà hàng Việt Nam tại Seoul Hàn Quốc, tổng vốn đầu tưlà: 144000 USD, trong đó bên Việt Nam góp thêm là: 72.000 USD

_ Công ty VEAM Korea, giấy phép số 2465/GP cấp ngày 21/3/2005 là liêndoanh giữa Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp và Công ty Hans PartCo , Ltd P&H INC Hàn Quốc để thu mua linh kiện, phụ tùng ô tô cho VEAM, hỗtrợ phát triển sản phẩm mới và những hoạt dộng kinh doanh khac liên quan đếnôtô, dự án có tổng vốn đầu tư là : 970000 USD

_ Công ty TNHH Công nghiệp ShinSung, Giấy chứng nhận đầu tư số:11/BKH-ĐTRNN cấp ngày 8/12/2006 là dự án 100% vốn Việt Nam của công tytrách nhiệm hữu hạn Đạt Thành đẻ sản xuất nhựa PE, PP, HA tổng số vốn đầu tư150.000 USD

_ Công ty liên doanh K& V số giấy chứng nhận đầu tư 19/BKH –ĐTRNN

Trang 24

cấp ngày 2/2/2007 là dự án 100% vốn Việt Nam của Công ty Hoàng Ngcoj SơnHàn với mục tiêu sản xuất thép, tiếp thị, xúc tiến kinh doanh xuất khẩu và phânphối sản phẩm nhựa tái sinh, tổng vốn đầu tư lên đến : 300.000 USD

_ Công ty liên doanh JPC số giấy chứng nhận đầu tư là : 25 BKH- ĐTRNN,cấp ngày 7/3/2007 với tổng vốn đầu tư là 147.000 USD, mục tiêu sản xuất, kinhdoanh, tiếp thị và phân phối sản phẩm, thuê thiết bị máy móc

_ Công ty TNHH thương mại và môi giới Hàn Việt, số giấy chứng nhận đầu

tư 71/BKH-ĐTRNN, cấp ngày 12/10/2007 với tổng vốn đầu tư 250.000 USD mụctiêu: buôn bán lẻ các loại thực phẩm nông sản, sợi vải quần áo, phụ liệu

3) QUAN H TH Ệ ƯƠN NG M I GI A VI T NAM VÀ HÀN QU C T NĂM 2001 Đ N ẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TỬ NĂM 2001 ĐẾN ỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TỬ NĂM 2001 ĐẾN Ệ ỐI QUAN HỆ Ử NĂM 2001 ĐẾN ẾT TẮT 2009

3.1 QUY MÔ TH Ư TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAMƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC NG M I GI A VI T NAM VÀ HÀN QU C ẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ỆN TRỢ ODA CỦA HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM ỐC CHO VIỆT NAM

Ngay sau khi Việt Nam và Hàn Quốc quyết định nâng cấp mối quan hệ songphương lên thành mối quan hệ: “Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” quan hệ thươngmại hai nước tiếp tục có những bước phát triển nổi bật Năm 2006, kim ngạch buônbán giữa hai nước đạt 4, 71 tỷ USD gấp 10 lần so với kim ngạch hai nước từ hồimới thiết lập quan hệ vào năm 1992 Kim ngạch thương mại giữa hai nước khôngngừng tăng lên Tính đến cuối tháng 11/2008 kim ngạch buôn bán song phương đạttrên 9,213 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu củaViệt Nam sang Hàn Quốc là xấp xỉ 2tỉ USD, tăng 49,5 % và kim ngạch xuất khẩu

từ Hàn Quốc đạt 7, 135 tỷ USD tăng 41, 47 % Bất chấp những biến động trong thịtrường kinh tế và tài chính nhưng về cơ bản trao đổi thương mại hai chiều vẫn duytrì ở mức cao Hàn Quốc trở thành đối tác trao đổi thương mại lớn thứ 6 của ViệtNam sau Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Singapo, Đài loan Quy mô trao đổi thương mại giữahai bên gấp 20 lần so với năm 1992

Trang 25

3.2 C C U XU T KH U ƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ẤU XUẤT KHẨU ẤU XUẤT KHẨU ẨU

Tính đến hết năm 2009 Hàn Quốc đang chiếm giữ vị trí là thị trường xuấtkhẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và EU Kể từ sau khi FTA HànViệt (năm 2007) được ký kết cả số lượng và kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩucủa Việt Nam gia tăng mạnh

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc gồm có: thủyhải sản, dầu thô, than đá, máy móc thiết bị điện và phụ tùng, đồ gia dụng quần áogiầy dép, đồ gỗ, thủy sản chế biến, cao su, sắn lát cà phê Trong đó các mặt hàngthủy sản vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch caonhất, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ta Năm 2001 Việt Nam

và Hàn Quốc đã ký kết được thỏa thuận về kiểm dịch hàng thủy sản với Hàn Quốc,theo đó Hàn Quốc công nhận giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm do Cục Quản lýChất lượng và Vệ sinh thú y Thủy Sản Việt Nam cấp Mặt khác Hàn Quốc là mộtthị trường có nhu cầu lớn, trong khi sản lượng đánh bắt trong nước liên tục suygiảm và nhu cầu tiêu dùng trong nước tương đối cao Việt nam đã tiếp cận được thịtrường thủy sản tại Hàn Quốc Tính chung 6 tháng đầu năm 2009 Hàn Quốc đãnhập khẩu 43,776 tấn hải sản từ Việt Nam với giá trị lên tới 128,7 triệu USD trong

đó cá là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm mặt hàng hải sản xuất khẩusang Hàn Quốc (12,8%)

Tiếp theo là các mặt hàng giày dép cao su, đồ gỗ, cà phê, cao su, than đá lànhững mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm 2009 Theothống kê của Tổng cục Hải Quan, doanh số nhập khẩu than đá từ Việt Nam củaHàn Quốc là tăng lên 221% trong vòng 2 năm từ 29/6/2007 đến 29/6/2009

Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan cho biết trong 8 tháng đầu năm

2009 kim ngạch xúât khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USDtăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước

Trang 26

Bảng 3: Số liệu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 8 tháng đầu năm 2009

Trang 27

SP MÂY TRE CÓI THẢM USD 3131517

có lợi thế về vị trí địa lí như Trung Quốc, Đài Loan Thế nhưng, cần ghi nhận rằngxuất khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu củaHàn Quốc Năm 2003, tỉ trọng của nó là 0.31%, đứng thứ 35 trong số các nướcxuất khẩu vào Hàn Quốc Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sangViệt Nam chiếm 1.32% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, giữ vị trí thứ 15trong tổng số các thị trường nhập khẩu của nước này

3.3 C C U NH P KH U ƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ẤU XUẤT KHẨU ẬP KHẨU ẨU

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu từ năm 2001 đến năm 2009 không có nhiều biếnđộng Nhóm hàng nông sản chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩutrong khi đó nhóm hàng chế tạo đạt tỷ lệ cao từ 75% dến 80%.Việt Nam nhập khẩu

Trang 28

từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc trang thiết bi điện tử, vận tải, hóa chất vật liệuxây dựng, nguyên liệu cho sản xuất dệt may và các sản phẩm hóa học như phânbón thuốc trừ sâu Đầu tư của Hàn Quốc cho Việt Nam tăng đã làm gia tăng việcnhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu trung gian phục vụ cho việc sản xuấtcủa các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, trong khi đó thì sản phẩm được tạo ra chủyếu phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu sang các nước thứ 3 làm cho nhậpkhẩu gia tăng mà xuất khẩu không tăng.

Trong những năm 2008 và 2009 gần đây kim ngạch nhập khẩu từ thị trườngHàn Quốc trong một số mặt hàng cũng có xu hướng giảm Mặt hàng xăng dầu thì

số lượng nhập khẩu của 7/2009 giảm 26, 2% so với tháng 7/2008 và giảm 57, 2%

so với tháng 8/2008 Kim loại thường nhập khẩu tháng 8/2009 giảm 20, 7% so vớitháng 8/2008

3.4 CÁN CÂN TH Ư TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAMƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC NG M I ẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Một trong những đặc điểm của mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốccũng như Việt Nam với nhiều nước khác đó là Việt Nam vẫn luôn ở trong tìnhtrạng nhập siêu và mức độ nhập siêu càng lớn Tăng trưởng của quan hệ thươngmại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là do sự gia tăng của những mặt hàng nhập khẩucủa Việt Nam từ Hàn Quốc còn xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăngnhưng mức độ tăng không đáng kể Chính vì vậy mà thâm hụt mậu dịch của ViệtNam với Hàn Quốc lớn Cán cân thương mại Việt Nam và Hàn Quốc bất hợp lýtrong đó Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu ở mức cao Nếu năm 1995 ViệtNam nhập siêu hơn 1 tỷ USD thì năm 2002 Việt Nam nhập siêu gần 1,8 tỷ USD,Năm 2004 Việt Nam nhập siêu 2,5 tỷ USD và năm 2005 con số này đã lên tới 2,74

tỷ USD Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc luôn chiếm khoảng 30-45% tổngnhập siêu của Việt Nam và là mức nhập siêu song phương lớn nhất so với nhữngnước khác

Trang 29

4) H P TÁC LAO Đ NG Ợ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ

Hàn Quốc là một thị trường xuất khẩu lao động mới của Việt Nam nhưngđược đánh giá là một thị trường lớn và có nhiều tiềm năng Xuất khẩu lao độngViệt Nam sang Hàn Quốc là một nội dung trong chương trình hợp tác giữa hainước Sau khi Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp mối quan hệ ngoại giao thì hai bênchính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác lao động giữa haiquốc gia Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác lao độngtheo hình thức thẻ cấp phép lao động (EPS: Employment Permit System) vào năm

2004 Lao động được đưa sang làm việc theo hình thức:” thẻ vàng” sẽ được hưởngmức thu nhập ngang bằng lao động sở tại và được đảm bảo bằng một tổ chức nhànước chứ không phải do các nhà doanh nghiệp như trước đây Từ năm 2005 laođộng Việt Nam không những làm việc trong những môi trường truyền thống nhưxây dựng, nông nghiệp mà họ còn được làm việc tại những ngành nghề yêu cầutrình độ cao như: thương mại Công nghệ sinh học, công nghệ Na No,

Người lao động có thẻ vàng sẽ được cấp visa làm việc trong vòng 3 năm.Trong năm 2005 đã có 100 lao động Việt nam làm việc trong lĩnh vực lập trình tạiHàn Quốc Những năm sau số lượng này dần tăng lên Trong 6 tháng đầu năm

2008 Việt Nam có 6.089 lao động nhập cảnh mới và 1.774 lao động được tái tuyểndụng Tính đến hết năm 2009 Việt Nam hiện đứng dầu danh sách có lao động nhậpcảnh Hàn Quốc theo chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) Hàn Quốccũng là một thị trường lớn và đầy sức hấp dẫn với lao động Việt Nam Hàn Quốc

đã cam kết nhận thêm lao động Việt Nam và có những chính sách ưu đãi nhất định.Tính đến hết tháng 3 năm 2009 có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tạiHàn quốc Các lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc với số tiền lương từ

1000 - 1500 USD trên 1 tháng Lao động Việt Nam với sự chăm chỉ trình độ taynghề tốt được các doanh nghiệp Hàn Quốc đáng giá cao nhất trong 15 nước phái

Trang 30

cử lao động tới Hàn Quốc hiện nay

Quan hệ hợp tác lao động giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã được thực hiện kháthành công Đó là việc đào tạo và tuyển chọn cán bộ quản lý, kỹ thuật viên và côngnhân Việt Nam làm việc tại các công ty Hàn Quốc có vốn đầu tư tại Việt Nam.Hàn Quốc là một trong số những nước có vốn đầu tư lớn tại Việt Nam mà các dự

án đó đa số với quy mô vừa và nhỏ cần rất nhiều lao động Trong quá trình làmviệc tại các công ty Hàn Quốc một môi trường hiện đại mang tính quốc tế, laođộng Việt Nam đã được rèn luyện nâng cao kỹ năng trình độ kiến thức chuyênngành Có thể khẳng địnhcác nhà đầu tư Hàn quốc vào Việt Nam đã có nhữngđóng góp đáng kể trong việc đào tạo lao động và giải quyết việc làm tại Việt Nam.Tính đến năm 2009 đã có 300 công ty Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam đã tạo việclàm cho 100.000 công nhân Việt Nam

5) DU L CH ỊCH

Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng được chú trọng từ sau khihai nước nâng cấp mối quan hệ ngoại giao trở thành:” Đối tác hợp tác chiếnlược”năm 2001 Hai nước đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển về du lịch.Năm 2002 Hiệp định hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết.Ngày 1.7.2004 Việt Nam đưa ra chính sách miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc

có thời gian lưu trú dưới 15 ngày cùng những chương trình quảng bá du lịch ViệtNam của Korea Air( điểm đến là Vịnh Hạ Long và Hà Nội) Chính những chínhsách từ phía hai quốc gia đã làm gia tăng lượng khách Hàn Quốc tới Việt Nam.Năm 2001 có khoảng 75000 luợt khách song con số này đã tăng nhanh qua cácnăm 2002: 100.000 lượt người, 2004: 323.000, năm 2005 là : 317.200 năm 2006:339.000 người Trung bình mỗi năm số lượng khách tăng 30% đặc biệt sau khiViệt Nam miễn thị thực cho khách Hàn Quốc tỷ lệ khách du lịch Hàn Quốc tớiViệt Nam đã tăng lên 50-80% Việt Nam đang quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước

Trang 31

có :” sức hấp dẫn tiềm ẩn” với bạn bè trên thế giới cùng với những chương trìnhgiới thiệu quảng cáo tiếp thị về du lịch đất nước và con người nhằm gia tăng lượngkhách Hàn Quốc nói riêng và lượng khách nước ngoài nói chung

Lợi thế của Việt Nam là tình hình chính trị ổn định trong khi đó một số nướckhác đang khủng bố và bạo lực hoành hoành Số lượng khách du lịch tới Việt Namngày càng tăng Theo thống kê của tổng cục Du lịch Việt Nam: Số lượng ngườiHàn Quốc đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2009 con số đã lên tới 740.000lượt người tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái Ngoài ra luợng khách du lichcủa Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng gia tăng hằng năm khoảng 26.000người Việt Nam tới thăm Hàn Quốc Từ năm 2001 đến năm 2009 lượng khách dulịch Việt Nam sang Hàn Quốc luôn tăng ở mức 22,4% mỗi năm Hoạt động du lịchgiữa hai nước không những đem lại lợi ích về mặt kinh tế, tạo việc làm cho một số

bộ phận lao động mà còn đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước gópphần vào việc quan trọng tăng cường mối quan hệ hai nước

II PHÂN TÍCH Đ NG THÁI PHÁT TRI N QUAN H KINH T VI T HÀN TRONG ỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ ỂN CỦA MỐI QUAN HỆ Ệ ẾT TẮT Ệ KHUÔN KH M I QUAN H :” Đ I TÁC CHI N L Ổ: “ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN” (TỪ ỐI QUAN HỆ Ệ ỐI QUAN HỆ ẾT TẮT ƯỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM C”

1 Vài nét v n i dung c a tuyên b thi t l p quan h :”Đ i tác h p tác chiên ề tài ội dung của hiệp định quan hệ hợp tác toàn diện ủa đề tài ối tượng và phạm vi nghiên cứu ết của đề tài ập quan hệ:”Đối tác hợp tác chiên ệp định quan hệ hợp tác toàn diện ối tượng và phạm vi nghiên cứu ợng và phạm vi nghiên cứu

l ượng và phạm vi nghiên cứu c”

1.1 Hoàn C nh Ra đ i ảnh Ra đời ời

Năm 2001 mối quan hệ Việt Hàn được nâng cấp lên thành mối quan hệ: “Đốitác toàn diện trong thế kỷ 21” chính sự phát triển trong mối quan hệ về chính trị lànền tảng thúc đẩy mối quan hệ của hai nước phát triển toàn diện và đạt được nhiềuthành tựu trên tất cả các lĩnh vực như: văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục, lao động,hợp tác khoa học kỹ thuật Sự thành công nhanh chóng hiệu quả trong việc hợp tácgiao lưu giữa hai quốc gia trong vòng 8 năm (2001- 2009) là động lực khiến lãnhđạo cấp cao hai nước quyết định nâng cấp mối quan hệ chính trị lên một bước mới

Trang 32

trở thành “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” sau chuyến thăm của tổng thốngHàn Quốc Lee Muyng Park và phu nhân tới Việt Nam vào tháng 10 năm 2009 Vớituyên bố chung này đã nâng tầm mối quan hệ giao lưu Việt Hàn từ mối quan hệsong phương phát triển toàn diện theo bề ngang trên nhiều lĩnh vực thành mối quan

hệ ngoại giao mang tính chiều sâu chặt chẽ gắn bó vì lợi ích của nhân dân hai nước

vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới Hai vị nguyênthủ đã nhất trí tăng cường hơn nữa việc trao đổi giao lưu hợp tác giữa hai nướcViệt Nam và Hàn Quốc trong các lĩnh vực sau:

1.2 N i dung c a hi p đ nh quan h h p tác chi n l ội dung của hiệp định quan hệ hợp tác chiến lược ủa hiệp định quan hệ hợp tác chiến lược ệp định quan hệ hợp tác chiến lược ịnh quan hệ hợp tác chiến lược ệp định quan hệ hợp tác chiến lược ợp tác chiến lược ến lược ượp tác chiến lược c

a Hợp tác chính trị

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa việc trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao hainước, đồng thời nỗ lực thu xếp tiếp xúc song phương bên lề các hội nghị đaphương Hai bên cũng nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu giữa các Bộ ngànhthuộc chính phủ các địa phương và quốc hội hai nước

Nhắm nâng cao quan hệ hợp tác và đối thoại trong các lĩnh vực ngoại giao anninh quốc phòng, hai bên thỏa thuận cơ chế đối thoại chiến lược thường niên cấpthứ trưởng Ngoại giao với sự tham gia của các Bộ, Ngành liên quan Hợp tác quân

sự và giao lưu công nghiệp quốc phòng, giữa hai nước thời gian qua đã phát triểntích cực và trong thời gian tới sẽ có những chính sách tăng cường hơn nữa

b Hợp tác về kinh tế

Hai nước đã quyết định nỗ lực để đưa kim ngạch thương mại hai nước lênthành 20 tỷ USD vào năm 2015 đồng thời cũng nỗ lực phát triển về sự cân bằngcủa cán cân thương mại song phương Trong tuyên bố chung này Hàn Quốc đánhgiá cao sự nỗ lực của phía Việt Nam trong việc phát triển kinh tế thị trường thôngqua việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa và đã công nhận Việt Nam là lànước có nền kinh tế thị trường

Trang 33

Hai nước quyết định thành lập Tổ nghiên cứu chung để nghiên cứu khả năngthúc đẩy và tính khả thi của:” Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Việt Nam”nhằm mở rộng hợp tác thương mại đầu tư Phía Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tụckhuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam và đề nghị

để các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào các lĩnh vực khai thác chế biếnkhoáng sản, ngân hàng và xây dựng cơ sỏ hạ tầng nhất là dự án xây dưng đườngsắt đoạn TpHồ Chí Minh – Nha Trang, đường sắt cao tốc TP HCM_ Cần thơ vàđường sắt đô thị Hà Nội

Hai quốc gia coi dự án lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực Sông Hồngđoạn qua Hà Nội là dự án hợp tác tiêu biểu giữa hai thủ đô Hà Nội _ Seoul PhíaViệt Nam sẽ nhanh chóng xem xét phê duyệt dự án trên để hai bên tiếp tục hợp tác

và phát triển trong quá trình lập và triển khai các quy hoạch chi tiết, đảm bảo sựtham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong dự án này và đưa dụ án này thành

dự án mang tầm quóc gia

c Hợp tác phát triển và khoa học kỹ thuật

Phía Việt Nam khẳng định nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đã đóng góp đáng

kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Phía Hàn Quốc cũngkhẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với phía Việt Nam như một đối tác hợp tác trọngđiểm trong thời gian tới

Hai bên quốc gia đều nhất trí khẳng định trong lĩnh vực hợp tác phát triển vàkhoa học kỹ thuật kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc hữu ích cho sự phát triểnkinh tế của Việt Nam và hai bên đã thỏa thuận hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vựcsau: kế hoạch phát triển trung hạn, chính sách tài chính, kế hoạch phát triển đất đai,chính sách kỹ thuật công nghiệp, khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực,việc làm chính sách môi trường phát triển nông thôn sẽ tăng cường trao đổi thôngtin kinh nghiệm

Trang 34

Phía Việt Nam mong muốn phía Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong pháttriển xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết kế đào tạo nhân lực trong ngành dệtmay da giày Phía Hàn Quốc cam kết sẽ tích cực xem xét đề nghị trên của phíaViệt Nam

Hai bên đánh giá cao quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực lao độngviệc làm, đánh giá cao việc duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ giũa các cơ quan laođộng của hai chính phủ trong các lĩnh vực như: dạy nghề chứng chỉ dạy nghề quốcgia, sử dụng lao động và an toàn lao động công nghiệp và thỏa thuận tiếp tục tăngcường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này Đồng thời hai phía chính phủ cũng thỏathuận tập trung thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như: thông tin hóahọc, viễn thông, phát thanh truyền hình và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vựcthông tin truyền thông

Phía Hàn Quốc giới thiệu chính sách :”tăng trưởng xanh, ít khí thải”của HànQuốc như một phần trong nỗ lực nhằm tạo động lực tăng trưởng mới trong bốicảnh giá năng lượng tăng cao và để giải quyết vấn đề trái đất nóng lên Phía ViệtNam đánh giá cao chính sách này từ phía Hàn Quốc và mong muốn được hợp tác

và chia sẻ với Hàn Quốc trong lĩnh vực này

Phía Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của phía Hàn Quốc đối với Việt Namtrong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như xây dựng cơ chế pháp luật đào tạo nhânlực Hai bên đã quyết định trong thời gian tới Hàn Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm về

kỹ thuật năng lượng nguyên tử với phía Việt Nam

d Hợp tác tư pháp lãnh sự

Hai bên chính phủ đã nhất trí về tính cần thiết phải mở rộng quan hệ hợp táclãnh sự để đáp ứng sự gia tăng về con người giữa hai nước Hai bên đã thỏa thuậntiến hành các biện pháp cần thiết để sớm phê chuẩn Hiệp dịnh chuyển giao người

đã bị kết án tù và thúc đẩy ký kết hiệp đinh tương trợ tư pháp giữa hai nước Trong

Ngày đăng: 11/01/2016, 21:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tiến sĩ Hoa Hữu Lân, Hàn Quốc câu truyện kinh tế về một con rồng.Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc câu truyện kinh tế về một con rồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
2. Nhiều tác giả, Hàn Quốc - đất nước con người, Cơ quan thông tin hải ngọai Hàn Quốc, Seoul, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc - đất nước con người
3. Tiến sĩ Hoa Hữu Lân - Trần Lan Hương Quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam,Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế Việt Nam-HànQuốc, Việt Nam
4. Nhiều tác giả, 10 năm đào tạo nghiên cứ Hàn Quốc tại Việt Nam,NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2002 Khác
5. Dương Phú Hiệp - Ngô Thanh Bình, Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI, NXB thống kê Khác
6. www.dad.mpi.gov.vn Trang web dữ liệu ODA của bộ kế họach và đầu tư Khác
9. www.hanquocngaynay.com của Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w