I) VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM
2. Phân tích quan hệ kinh tế ViệtHàn trong khuôn khổ:” Đối tác hợp tác chiến lược” (từ
2.3 Quan hệ thương mại
Sau khi hai nước nâng cấp mối quan hệ ngoại giao lên thành mối quan hệ đối tác:” hợp tác chiến lược” mục tiêu đầu tiên mà hai nước cần hướng tới là: nâng quy mô trao đối thương mại mậu dịch giữa hai quốc gia lên 20 tỷ USD vào năm 2015. Để cụ thể hóa mục tiêu ấy từ năm 2009 quan hệ thương mại Việt Hàn phát triển nhanh chóng hiệu quả trên nhiều mặt.
* Về quy mô thương mại giữa hai nước: Chỉ trong vòng một thời gian ngắn (từ 2009 đến quý I năm 2011) trao đổi thương mại giữa hai quốc gia được thực hiện với tốc độ nhanh chóng: Năm 2007: kim ngạch thương mại hai chiều Việt- Hàn đạt 6,587 tỷ USD; năm 2008 là 8,850 tỷ USD; 2009 là 9,040 tỷ USD và đến tháng 7/2010 đã đạt được 6,476 tỷ USD. Năm 2010 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 12,85 tỷ USD tăng 42,7% so với năm 2009 trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,09 tỷ USD tăng 49,8% và nhập khẩu của Việt Nam là 9,76 tỷ USD tăng 40,6%. Trong tháng 01/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường này cũng đạt 1,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 451 triệu USD và nhập khẩu là hơn 1 tỷ USD. Số liệu thống kê của Vụ Thị trường
Châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho thấy, trong nhiều năm qua và tính đến ngày 31/7/2010, Hàn Quốc luôn là đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
* Về cơ cấu xuất khẩu: Sau năm 2009 tốc độ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tăng lên: Hàn Quốc vươn lên trở thành thị trường lớn thứ 4 trên thế giới nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Trong năm 2010 với tỷ trọng chiếm hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu tăng lên nguyên nhân chính do nước ta đã biết đa dạng hoá các mặt hàng khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, nếu như năm 2008 chỉ có 21 mặt hàng thì số lượng các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2009 và năm 2010 đã lên tới con số 29, tăng 8 mặt hàng so với năm trước
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc là: dầu thô, hải sản, dệt may, than đá, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, cà phê, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện…..
Nhìn vào biểu đồ chúng ta nhận thấy sự tăng trưởng rõ rệt của các nhóm hàng: dầu thô dệt may, thủy sản, than đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ năm 2010 so
với năm 2009. Ngành dệt may có những tăng trưởng đột biến sau khi có ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do. Nhóm hàng này được hưởng lợi tương đối lớn từ các cam kết trong AK FTA với mức thuế trung bình đối với hàng dệt được giảm từ 8% xuống 0%, mức thuế trung bình đối với hàng may được giảm từ 13% xuống 0%. Cùng các nước ASEAN, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại tự do với đề xuất phía Hàn Quốc chấp nhận ưu đãi cho Việt Nam hai công đoạn cắt và may. Chính những ưu đãi về thuế đã giúp mặt hàng dệt may tăng nhanh chóng về số lượng xuất khẩu trong 2 năm 2010 và 2011. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 1.174,46 triệu USD, tăng 114,6% so với cùng kỳ năm 2010. Nhựa, thủy hải sản, may mặc, cao su… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc, với kim ngạch cao, tăng từ 20-60% so với cùng kỳ năm 2010. Đối với mặt hàng cao su, chỉ tính riêng trong tháng 3/2011, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ 7 vào Hàn Quốc kim ngạch tăng 107,35% so với cùng kỳ năm 2010; mặt hàng cá và thủy hải sản cũng tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2010 và Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Nga…; Dệt, may cũng tăng tới 176,6% và Việt Nam là nhà cung cấp thứ hai của Hàn Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong những tháng đầu năm 2011 tăng mạnh là do nhu cầu thị trường Hàn Quốc tăng cao. Ngoài ra, giá cả các mặt hàng trong thời gian này đều tăng do biến động của thị trường tài chính, ảnh hưởng của các cuộc xung đột vùng Trung Đông và thời tiết khí hậu ảnh hưởng làm thiếu nguyên liệu cho các ngành chế biến nông sản, dầu thô, thủy sản. Vì thế Hàn Quốc chủ động nhập khẩu nhiều hàng hóa từ phía Việt Nam nhằm tăng nguồn hàng cung cấp đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa.
lược vào năm 2009 đã tạo nên sự tăng trưởng mạnh trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2010 đạt gần 9,8 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 11,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010.
Trong năm 2010, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 57,5 triệu USD, tăng 389% so với cùng kỳ, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 927 triệu USD, tăng 201,5% so với cùng kỳ, chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch; khí đốt hoá lỏng đạt 1 triệu USD, tăng 164,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,01% trong tổng kim ngạch; sau cùng là sữa và sản phẩm sữa đạt 9,7 triệu USD, tăng 138,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,1% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2010 có độ suy giảm: Phân bón các loại đạt 35,9 triệu USD, giảm 50,7% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là clanhke đạt 1,2 triệu USD, giảm 45,1% so với cùng kỳ, chiếm 0,01% trong tổng kim ngạch; ôtô nguyên chiếc các loại đạt 318,5 triệu USD, giảm 30,9% so với cùng kỳ, chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch; sau cùng là thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 19,8 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch.
Sắt thép các loại đang dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 1,2 tỉ USD, tăng 84,9% so với cùng kỳ, chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch; đứng thứ hai là vải các loại đạt 1,1 tỉ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ, chiếm 11,4% trong tổng kim ngạch. Trong quý I/2011, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc là hơn 2, 8 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước và là thị trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hoá cho Việt Nam (chỉ xếp sau Trung Quốc). Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hàn
Quốc là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 349 triệu USD, tăng 206%; sắt thép: 325 triệu USD, tăng 79%; vải: gần 300 triệu USD, tăng 32%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: 274 triệu USD, tăng 47%;… Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng mạnh sau 2 năm 2010 và 2011
* Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc luôn trong tình trạng nhập siêu rất cao trong 2 năm vừa qua. Năm 2010, Nhập siêu từ Hàn Quốc chỉ xếp sau Trung Quốc với mức thâm hụt là 6,67 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2009 và gấp hơn hai lần xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Chỉ trong tháng 01/2011, mức thâm hụt thương mại với Hàn Quốc cũng đã lên tới 0, 55 tỷ USD. Việc thâm hụt thương mại với Hàn Quốc luôn ở mức cao trong 2 năm vừa qua chủ yếu là do nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh. Hàng hoá từ Hàn Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam và lên đến 11,5% trong năm 2010. Là bởi sau khi hai nước trở thành đối tác chiến lược dòng vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc dành cho Việt Nam đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu cho các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc đó là: nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, xăng dầu các loại, sắt thép, ôtô nguyên chiếc các loại, linh kiện & phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu, mỹ phẩm và đồ dùng gia đình. Trong đó đứng đầu là sắt thép các loại đạt 1,2 tỷ USD tăng gần 85% so với năm 2009.
Trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để thực hiện tại Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) trong giai đoạn 2010-2011 được Bộ Tài chính xây dựng, thuế suất thuế nhập khẩu của rất nhiều mặt hàng từ Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ giảm mạnh kể từ năm 2011. Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế
chủ yếu dùng để chở người (nhóm 8703) nhập khẩu từ Hàn Quốc chỉ còn phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu 5% thay vì 8%; phụ tùng của các loại xe này được giảm thuế suất, thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 15%. Động cơ điện máy ghi âm, máy ghi hình, màn hình, máy chiếu, phụ kiện điện tử giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống còn: 15%, 5%, 7% thay vì mức 20%, 8% và 10%. Chính những ưu đãi về thuế mà Việt Nam dành cho các mặt hàng nhập khẩu của Hàn Quốc thúc đẩy sự xâm nhập của những mặt hàng này vào thị trường Việt Nam.