NHẬN XÉT VỀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT HÀN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐIQUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC (Trang 49 - 54)

I) VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM

1. NHẬN XÉT VỀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT HÀN

Từ năm 2001 đến nay Việt Nam và Hàn Quốc đã trải qua những bước phát triển nổi bật trong lĩnh vực chính trị: từ mối quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21 vào năm 2001 trở thành mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009. Cùng với sự thành công trên trường chính trị, động thái phát triển kinh tế của hai nước luôn theo xu hướng đi lên nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Khi so sánh động thái phát triển kinh tế Việt Hàn trong khuôn khổ của 2 mối quan hệ ngoại giao ta nhận rõ chiều hướng tiến tới của mối quan hệ này từ: từ đơn giản đến toàn diện từ song phương tới đa phương và sự mở rộng về quy mô số lượng chất lượng trong tất cả cá lĩnh vực kinh tế mà hai quốc gia tham gia hợp tác.

* Trong lĩnh vực viện trợ ODA: Trong khuôn khổ của mối quan hệ:”Đối tác toàn diện” Hàn Quốc đã tập trung vốn ODA vào: lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, lĩnh vực xử lý môi trường và lĩnh vực phát triển nông thôn qua hei hình thức cơ bản là: hình thức cung cấp tín dụng ưu đãi và hình thức viện trợ không hoàn lại. Từ 2008 đến 2009, Hàn Quốc cung cấp 17,5 triệu USD không hoàn lại và hai nước đã ký cam kết 1 tỷ USD vay ưu đãi trong giai đoạn 2008 - 2011. Trong khuôn khổ của mối quan hệ:” Đối tác hợp tác chiến lược” phía Hàn Quốc quyết định nâng mức viện trợ ODA cho Việt Nam từ 0, 09% GDP lên 0, 25% GDP trong thời gian tới. Cùng với sự mở rộng về quy mô vốn ODA, lĩnh vực nhận viện trợ ODA Hàn Quốc được mở rộng đa dạng hơn: hướng tới các ngành công nghệ thông tin, hướng tới các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp phụ trợ hướng tới các vấn đề mang tính quốc tế như: biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng tái sinh, công nghệ sạch công nghệ cao sáng tạo ra các sản phẩm khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu……

* Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp: Nếu như trong khuôn khổ của mối quan hệ:” Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp và xây dựng thì sau khi hai nước trở thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vôn đầu tư FDI có sự dịch chuyển một cách đa dạng và toàn diện sang các lĩnh vực dịch vụ như: bất động sản, du lịch, tài chính ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, thị trường bản lẻ. Sự dịch chuyển trong nguồn vốn FDI phù hợp với nhu cầu hợp tác chặt chẽ của hai nước trong tất cả các ngành nghề tại tất cả các lĩnh vực kinh tế.Trước năm 2009 các nhà đầu tư Hàn Quốc không tập trung vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vì sự thất thường của thời tiết khí hậu Việt Nam có tính rủi ro cao. Sau năm 2009 nông nghiệp hiện cũng là một ngành thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Vào đầu tháng 9/2010 có 20 DN Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu máy nông nghiệp, chế biến nông nghiệp, chế biến thủy sản, trồng trọt và nông nghiệp đã tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cũng như tìm hiểu môi trường, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Sau năm 2009 nhận thấy sự thay đổi về quy mô các dự án đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam chuyển dần từ quy mô vừa và nhỏ sang quy mô lớn do các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc đầu tư, tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ quan trọng như sản xuất công nghiệp nặng của Tập đoàn Posco, sản xuất chế tạo (Kumho, Samsung), sản xuất xi măng, đóng tàu (Hyundai), luyện kim, phân bón; Hệ thống phân phối (Lotte), bất động sản (Keangnam), tài chính (Keb, Hana Bank, KB Bank).... Tính đến tháng 23/3/2011, Hàn Quốc có 2739 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,3 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam luôn nằm trong tốp 3 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Quy mô và tốc độ tăng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng cùng với sụ phát triển của mối quan hệ chính trị. Nếu năm 2002

trong khuôn khổ chính trị đối tác toàn diện đầu tư trực tiếp nước Hàn Quốc vào Việt Nam với 149 dự án với số vốn 269, 5 triệu USD thì đến nay trong khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiên lược có 2284 dự án với tổng số vốn đầu tư là 22, 4 tỷ USD gấp 15 lần trong vòng 8 năm. Cũng nhận thấy sự thay đổi tích cực vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo cơ cấu lãnh thổ trong khuôn khổ của mối quan hệ chính trị đối tác hợp tác chiến lược: Đã có sự mở rộng tai các địa phương vúng sâu vùng xa còn khó khăn và tập trung vốn đều tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả đầu tư một cách toàn diện mang lợi ích kinh tế và tính xã hội.

Bảng 4: Một số dự án lớn của Hàn Quốc vào Việt Nam (từ năm 2001 đến nay) Tên dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ Mục tiêu hoạt

động

Công ty TNHH Posco_ Viet nam

1.128.000.000 451.000.000 Sản xuất sắt thép Công ty TNHH 1thành viên Keangnam_Vina 800.000.000 100.000.000 KD khách sạn, hoạt động nhà ở chung cư cao cấp Công ty TNHH Hi

Brand Việt Nam

660.000.000 99.000.000 KD Bất động sản Công ty TNHH Posco SS. ViNa 620.425.000 200.000.000 Sản xuất thép gia công ống thép Công ty TNHH phát triển đô thị Charm( khu đô thị mới Tóc Tiên)

600.000.000 150.000.000 Đầu tư xây dựng,

KD hạ tầng khu đô thị

Nguồn: (Bộ kế hoạch và đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài)

tác chiến lược quy mô trao đổi thương mại của hai nước tăng lên một cách rõ rệt chỉ tính riêng tính năm 2010 kim ngạch thương mại đạt 12.05 tỷ USD trong khi đó kim ngạch thương mại hai nước vào năm 2008 chỉ đạt 9,2 tỷ USD sau hai năm tăng gần 30%. Về cơ cấu xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng có sự đa dạng với 29 mặt hàng xuất khẩu. Về nhập khẩu chiếm vị trí dẫn đầu vẫn là những mặt hàng đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy: như sắt, kim loại. Xu thế gia tăng của những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam thể hiện được phương hướng hợp tác của hai nước trong thời kỳ hợp tác chiến lược đó là Hàn Quốc giúp Việt Nam phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Cán cân thương mại hai nước vẫn trong tình trạng nhập siêu song sau năm 2009 được đánh giá là theo xu hướng tích cực bởi Việt Nam đã tận dụng nhiều ưu đãi từ AKFTA trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. Nếu như trong khuôn khổ của mối quan hệ:” Đối tác toàn diện “Việt Nam vẫn chưa được hưởng lợi thế tù Hiệp định thương mại Asean_ Hàn Quốc ( AKFTA) làm cho tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc luôn chiếm mức nhập siêu song phương lớn nhất. Sau năm 2009 (1/1/2010) xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tận dụng được ưu đãi từ AKFTA. Tỷ lệ này đặc biệt cao đối với các nhóm hàng hóa như nguyên liệu (gần 100%), khoáng sản chế biến (trên 95%), sản phẩm da (trên 70%), dệt may (88%). Ngược lại, hàng xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam không tận dụng được nhiều ưu đãi trong AKFTA, với tỷ lệ sử dụng mẫu quy tắc xuất xứ chỉ đạt khoảng 3%. Đây cũng là minh chứng rõ ràng để kết luận AKFTA không làm tăng nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc. Nhập siêu vẫn là do nhu cầu nội địa có đòi hỏi lớn về trang thiết bị máy móc cho quá trình sản xuất các nhà máy các khu công nghiệp

động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc không những tăng lên mà đang có sự chuyển biến dần về chất: Lao động Việt Nam không chỉ được làm việc tại những lĩnh vực truyền thống như: xây dựng, may mặc, mà còn được làm việc tại những lĩnh vực mới như: ngư nghiệp, lâm nghiệp giúp lao động Việt Nam tại các tỉnh miền Trung có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn trong khuôn khổ của mối quan hệ: “Đối tác hợp tác chiến lược” đã được chính phủ Hàn Quốc đảm bảo nhiều hơn những quyền lợi của người lao động về chế độ lương, nghỉ và chế độ bảo hiểm, thông qua Hiệp định Tư pháp thì hiện nay 100% nhân viên Việt Nam làm việc chính thức tại Hàn Quốc đã được đóng bảo hiểm. Lực lượng lao động Việt Nam không chỉ làm việc trong những ngành nghề giản đơn mà đã xuất hiện tại các nghề đòi hỏi có trình độ tay nghề cao như: công nghệ thông tin, sản xuất chế tạo máy.

Du lịch là một phần trọng tâm nằm trong chiến lược tăng cường hợp tác trao đổi giữa hai quốc gia trong khuôn khổ: mối quan hệ hợp tác chiến lược”. Văn phòng du lịch trao đổi văn hóa của Hàn Quốc đã được mở tại Việt Nam, số lượng khách du lịch từ hai nước đã tăng lên một cách đáng kể nhiều chương trình quảng bá giao lưu giữa hai quốc gia diễn ra thường niên sôi nổi và hiệu quả

Động thái phát triển kinh tế Việt Hàn trong hai thời kỳ với hai khuôn khổ ngoại giao khác nhau đều có xu hướng phát triển đi lên từ hợp tác trên quy mô đơn giản thành hợp tác trên quy mô toàn diện có sự mở rộng nâng cao cả về chất và lượng. Qua sự phân tích động thái phát triển kinh tế Việt Hàn trong hai thời kỳ ta nhận thấy rõ sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của Hàn Quốc và Việt Nam trên từng lĩnh vực kinh tế khác nhau qua từng thời kỳ. Dù trong hoàn cảnh của khủng hoảng kinh tế, làm phát từ hai nước song động thái phát triển kinh tế Việt Nam Hàn Quốc vẫn luôn theo xu hướng đi lên tăng cường toàn diện và bổ sung trên tất cả các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐIQUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w