MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐIQUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC (Trang 62 - 69)

I) VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN

VIỆT- HÀN HIỆN NAY VÀ TƯƠNG LAI

* Về cơ chế chính sách: Hai bên rà soát hiệp định khung ký kết đã ký giữa hai bên nhằm nâng tầm cải thiện xứng tầm với mối quan hệ: Đối tác hợp tác chiến lược. Về phía Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ chế hính sách để thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục loại bỏ những rào cản ảnh hưởng tới đầu tư của nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng vào Việt Nam như chính sách thuế vạn tải hàng hóa, cơ chế chính sách tài chính, tín dụng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Hai chính phủ cần quan tâm phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, tiền

tệ và pháp luật để khuyến khích và bảo đảm đầu tư song phương. Cần phải nhấn mạnh đến vai trò của Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và KHKT Việt Nam – Hàn Quốc. Cần phải đổi mới cơ cấu và cách thức làm việc của các phân ban trong Ủy ban liên chính phủ Việt Hàn để tăng cường hiệu quả thiết thực của các chương trình hợp tác. Tiếp tục tăng cường mối quan hệ trực tiếp giữa các tỉnh thành phố giữa các doanh nghiệp của hai nước với nhau để có thể thấy hết được thế mạnh và nhu cầu của nhau

* Trong lĩnh vực ODA vẫn chú trọng nâng cao hiệu quả nguồn vốn, thúc đẩy nhịp độ giải ngân. Trên cơ sở đó mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Qua ODA chúng ta có điều kiện tạo lập cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu.

* Trong lĩnh vực FDI đi liền lành mạnh hóa cải thiện môi trường đầu tư, cần mạnh dạn mở rộng các khoản mục, lĩnh vực đầu tư và phải có chính sách ưu đãi về thuế, giá thuế đất để thu hút luồng vốn FDI với công nghệ cao của Hàn Quốc. Nếu không có giải pháp mạnh khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vì hiện nay các quốc gia trong khu vực cũng đã có nhiều cải cách tăng sức hấp dẫn với FDI tranh thủ các thế mạnh của Hàn Quốc ví dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng, khai thác dầu khí khoáng sản, công nghệ phục vụ xuất khẩu, nuôi trồng chế biến nông lâm hải sản. Các quan hệ kinh tế phải gắn với quan hệ chính trị bảo đảm lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài ở tầm thế giới cũng như ở tầm khu vực song phương. Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài với quyền hạn và tính chủ động cao hơn vì vậy cần có quy định phù hợp về chuyển đổi hình thức đầu tư trong quá trình sửa đổi luật FDI. Chính phủ Việt Nam phải lựa chọn các dự án đầu tư có những chính sách về địa điểm thuế, tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp Hàn Quốc

_ Cần có các giải pháp nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu cuả Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc theo các chiến lược sản phẩm cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Tăng cường những mặt hành đã qua sơ chế và thành phẩm nâng cao giá trị của những mặt hàng xuất khẩu. Thực hiện ngiêm ngặt chế độ giao hàng, đúng mẫu và đúng chất lượng đã thỏa thuận. Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc. Từ những nghiên cứu thị trường Hàn Quốc, cần sớm quy hoạch những vùng sản xuất và chế biến tập trung (nhất là những hàng hóa nông sản thực phẩm) theo yêu cầu chất lượng của thị trường để hạ gíá thành sản phẩm. Phương tiện vận chuyển chủ yếu của hàng hóa hiện nay là: container nhưng chi phí còn rất cao nên có những nghiên cứu để khai thác thêm các phương tiện khác như: khai thông đường sắt liên vận quốc tế để phục vụ chuyên chở hàng hóa. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các phương thúc bán hàng ký gửi, lập kho ngoại quan, mở các chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng hóa Việt Nam tại các thành phố lớn của Hàn Quốc. Đàm phán để Hàn Quốc tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển hạ tầng và thương mại nhất là mặt bằng để để thành lập các trung tâm thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hay các cơ sở liên doanh chế biến của Việt Nam trên lãnh thổ Hàn Quốc

_ Ngoài ra để thoát khỏi tình trạng nhập siêu như hiện nay thì chính phủ Việt Nam cần đưa ra chính sách tích cực khuyên khích Hàn Quốc tham gia vào quá trình hàng xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc. Sụ tham gia của họ không chỉ đảm bảo cho sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc mà còn giúp Việt Nam phát huy được các tiềm năng sẵn có của mình. Hoàn thiện và quản lý các chiến lược cấp quốc gia về phát triển các ngành hàng xuất khẩu và phát huy lợi thế so sánh.

_ Tổ chức thực hiện và kiểm soát các chiến lược cho từng ngành hàng xuất khẩu. Xác định lợi thếc của từng loại hay từng nhóm hàng hóa của Việt Nam ở thị trường Hàn Quốc.

_ Bên cạnh đó xác định lại một số mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu xuất nhập khẩu với Hàn Quốc để tập trung vốn đầu tư cho hiệu quả. Việt nam nên tập trung một số mặt hàng tiềm năng để tập trung khuyến khích đầu tư.

_ Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu bao gồm: nghiên cứu, dự báo thị trường, phân tích thông tin tư vấn cho doanh nghiệp, dịch vụ giao nhận và thông quan, dịch vụ phân tích tài chính( có phân tích rủi ro về tỷ giá) dịch vụ pháp lý… Việt Nam cần có những chính sách phù hợp kể cả mở rộng thị trường cho các công ty cung ứng dịch vụ nước ngoài, để nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ này

_ Cần có một cơ chế thông thoáng hơn để hai phía Việt nam và Hàn Quốc chủ động trong các giao dịch tìm kiếm bạn hàng mới. Ngoài ra cần đẩy mạnh hợp tác theo cùng và lãnh thổ và địa phương để khai thác tiềm năng và thế mạnh của cả hai bên trong hợp tác sản xuất đàu tư và trao đối hàng hóa thương mại.

* Về hợp tác lao xuất khẩu lao động: Do hiện nay tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc rất cao. Vì ở ngoài lương cao hơn lương trong hợp đồng. Nhà nước nên có những chương trình xuất khẩu lao động cùng với chương trình trợ giúp việc làm cho những người lao động nước ngoài sau khi trở về nước để có thể phát huy được những kinh nghiệm quý báu họ đã tích lũy được trong thời gian ở nước ngoài đảm bảo được cuộc sống lâu dài sẽ giúp hạn chế được tình trạng phá vỡ hợp đồng như hiện nay của lao động Việt Nam. Không chỉ chú trọng vào xuất khẩu lao động giản đơn mà còn tăng cường lao động có trình độ cao kèm theo ràng buộc họ trở về Việt Nam làm việc đóng góp sau quá trình đào tạo. Ngoài ra

cần phải chú trọng nâng cao năng lực lao động Việt Nam làm việc cho các công ty có 100% vốn nước ngoài.

* Hợp tác du lịch

Hai bên cần tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước của mình nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch. Việt Nam đang quảng bá hình ảnh đất nước mình như là một sức hấp dẫn tiềm ẩn;” hidden charm” và Hàn Quốc đang tích cực quảng bá với hình ảnh:” xứ sở Kim Chi” xinh đẹp. Hai bên có thể cùng nhau đóng những bộ phim sẽ góp phần quảng bá hơn nữa hình ảnh đất nước con người văn hóa của hai quốc gia. Ngoài ra hai bên chính phủ cần có những chính sách đặc biệt dành cho khách du lịch của riêng hai quốc gia.

KẾT LUẬN

Thế giới đang bước vào một giai đoạn cực kỳ sôi động đầy cơ hội song cũng đầy thách thức. Các quá trình liên kết và hợp tác đa phương song phương của các nước các tổ chức trong khu vực cũng đang mở ra với sự đa dạng về hình thức và tốc độ rất cao. Mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Hàn cũng ra đời trong bối cảnh thời đại mà kinh tế là yếu tố có ý nghĩa quyết định tơí mọi mối quan hệ quốc tế. Động thái phát triển kinh tế Việt Hàn trải qua hai thòi kỳ với hai khuôn khổ ngoại giao khác nhau nhưng đã biết khai thác và tận dựng nguồn lực vốn có của hai quốc gia để luôn phát triển với xu thế đi lên góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của Việt Nam và chính sách toàn cầu của Hàn quốc. Trong điếu kiện suy giảm kinh tế toàn cầu và lạm phát như hiện nay mặc dù hia nước đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức nhưng với mối quan hệ hợp tác truyền thống sẵn có với những điểm tương đồng và tin cạy lẫn nhau, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ vượt qua khó khăn ổn định kinh tế xã hội và tiếp tục những bước phát triển mới. Thực tế cho thấy rằng Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn đầu tư vào Việt Nam tập trung vào các ngành có giá trị kinh tế cao các ngành kinh tế then chốt cho Việt Nam, đào tạo công nhân kỹ thuật cho Việt Nam. Hàn Quôc và Việt Nam cam kết và đẩy mạnh cải thiện cán cân thương mại phấn đấu đến năm 2015 giá trị ngoại thương Việt Hàn đạt 20 tỷ USD. Mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa nhằm tăng số lượng khách du lịch và thành lập văn phòng đại diện du lịch của Hàn Quốc tại Việt Nam

Những động thái này đã khẳng định xu hướng hợp tác kinh tế giữa hai bên sẽ tiếp tục trở thành một trong những xu hướng hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai. Trong tương lai chúng ta tin tưởng rằng động thái phát triển kinh tế Việt Hàn sẽ ngày cáng thành công hơn nữa đóng góp tích cực cho kinh tế của Việt nam và Hàn Quốc nói riêng vì sự hòa bình ổn định và phát triển

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiến sĩ Hoa Hữu Lân, Hàn Quốc câu truyện kinh tế về một con rồng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

2. Nhiều tác giả, Hàn Quốc - đất nước con người, Cơ quan thông tin hải ngọai Hàn Quốc, Seoul, 2003

3. Tiến sĩ Hoa Hữu Lân - Trần Lan Hương Quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam,Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, 1999

4. Nhiều tác giả, 10 năm đào tạo nghiên cứ Hàn Quốc tại Việt Nam,NXB

Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2002

5. Dương Phú Hiệp - Ngô Thanh Bình, Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI,

NXB thống kê

6. www.dad.mpi.gov.vn Trang web dữ liệu ODA của bộ kế họach và đầu tư

7. www.koica.kr.com

8. www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT HÀN TRONG KHUÔN KHỔ MỐIQUAN HỆ:” ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC (Trang 62 - 69)