Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới (2013-2020) (Trang 35)

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc coi là một chiến lƣợc quan trọng lâu dài, góp phần giải quyết viêc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của một số bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Đây cũng là vấn đề đƣợc các nhà lý luận, các tổ chức và các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị của các nhà lý luận, các nhà khoa học về xuất khẩu lao động

27

Nguyễn Lƣơng Trào (1993): Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đƣa lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài - Luận án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận án tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị; Nguyễn Văn Tiến (2002): Đổi mới cơ chế quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động - thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế; Nguyễn Tiễn Dũng – 2010: Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyễn Phúc Khanh (2004): Xuất khẩu lao động với chƣơng trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp - Đề tài khoa học cấp Bộ. Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các bài nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí viết về vấn đề này.

Các công trình nghiên cứu này nhìn chung đã tiếp cận vấn đề xuất khẩu lao đông của Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, tập trung nhiều vào việc phân tích đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung, hoặc về các khía cạnh chính sách, cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Tuy đề cập đến thực trạng và hƣớng phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nƣớc thuộc khu vực Đông Bắc á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, nhƣng các công trình này mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chung, tổng quát, chƣa đi sâu vào phân tích, đánh giá đầy đủ về nhu cầu tuyển dụng lao động nƣớc ngoài của khu vực cũng nhƣ hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thế giới, khu vực và bản thân Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng luôn hàm chứa những yếu tố có tác động không nhỏ tới việc tuyển dụng lao động ở từng nƣớc, hoạt động XKLĐ của nƣớc ta còn nhiều tồn tại,

28

khó khăn, có nhiều diễn biến phức tạp chƣa giải quyết đƣợc thì việc nghiên cứu, làm rõ cả về lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động nói chung, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản nói riêng cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp thúc đẩy hoạt động này tăng trƣởng ổn định và phát triển bền vững. Do đó, tiếp tục nghiên cứu về xuất khẩu lao động nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản nói riêng là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay khi mà mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ngày càng ấm lên.

29

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn.

Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể gồm có:

- Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Để đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động giữa các thời kỳ khác nhau dựa trên mối quan hệ hai nƣớc Việt Nam – Nhật Bản, từ đó đánh giá đƣợc tiềm năng và thách thức trong bối cảnh mới (2013-2020)

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để phân tích nhu cầu tuyển dụng lao động nƣớc ngoài của Nhật Bản qua các thời kỳ, phân tích thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản qua các năm để đánh giá đƣợc những cơ hội và thách thức đặt ra cho xuất khẩu lao động Việt Nam trong bối cảnh mới.

- Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Khảo sát thực tế nhằm lấy các thông tin về tình hình xuất khẩu lao động diễn ra ở các địa phƣơng, ở các doanh nghiệp.

- Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài.

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin tài liệu, điều tra khảo sát kết hợp với các phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá, trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

30

2.2. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu

Tác giả đƣa ra 2 bảng câu hỏi nhƣ sau:

+ Một bảng câu hỏi phỏng vấn đối với lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Để tìm hiểu về kế hoạch của doanh nghiệp trƣớc cơ hội đặt ra khi Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác chiến lƣợc toàn diện, dự định của doanh nghiệp trƣớc cơ hội và thách thức này.

+ Một bảng câu hỏi phỏng vấn đối với ngƣời lao động: Tìm hiểu xem nhu cầu lao động ra nƣớc ngoài, đặc biệt là xu hƣớng sang Nhật Bản làm việc khi có cơ hội.

Khi thiết kế câu hỏi tác giả chú trọng bám sát những biểu hiện của doanh nghiệp trong việc đón nhận cơ hội mới cũng nhƣƣ thái độ của ngƣời lao động trƣớc cơ hội đặt ra.

Tác giả cũng lựa chọn những doanh nghiệp hiện đang thực hiện kinh doanh xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài có uy tín, có số lƣợng đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài hàng năm ổn định. Đối với những ngƣời lao động, tác giả cũng lựa chọn ở nhiều ngành nghề, nhiều lứa tuổi và ở các trình độ khác nhau, bên cạnh đó sẽ lựa chọn một số lao động đã từng đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài về.

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu :

2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp :

- Các báo cáo/nghiên cứu về tình hình xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

- Các nghiên cứu về thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động.

- Các báo cáo/số liệu về hoạt động xuất khẩu lao động sang Nhật Bản và thị trƣờng trọng điểm.

31

- Các văn bản pháp luật, các chính sách của Việt Nam có liên quan đến mối quan hệ Việt – Nhật

2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp:

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu và nội dung phỏng vấn nhƣ sau :

- Phỏng vấn sâu các lãnh đạo doanh nghiệp : Nhận định những cơ hội cho xuất khẩu lao động sang Nhật Bản khi Việt – Nhật thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp, trở thành đối tác chiến lƣợc sâu rộng.

- Phỏng vấn sâu các cán bộ trực tiếp phụ trách mảng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản: Đánh giá cụ thể việc tận dụng cơ hội mối quan hệ Việt – Nhật nhằm nâng cao xuất khẩu lao động sang Nhật

- Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia chuyên nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Nhật.

2.3.3 Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin, tài liệu sơ cắp , thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: lý luận, tổng quan về thực tiễn và tài liệu của các cơ quan quản lý có liên quan.

32

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI

3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt nam sang Nhật Bản từ năm 1992 đến nay.

3.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua

Lịch sử hình thành và phát triển của XKLĐ đã chứng minh XKLĐ là một loại hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát triển đất nƣớc của nhiều quốc gia. Có thể nói, trong chƣơng trình việc làm quốc gia, XKLĐ giữ một vị trí rất quan trọng, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lƣợc giải quyết việc làm. Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đây là một biện pháp xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, đồng thời tạo ra việc làm và vốn cho ngƣời lao động. Đầu tƣ cho XKLĐ không lớn mà ngƣời lao động lại nhanh chóng có đƣợc việc làm với thu nhập cao. Ngƣời đi XKLĐ vừa có điều kiện giúp gia đình họ thoát khỏi đói nghèo, lại vừa có vốn và tay nghề để tự tạo việc làm sau khi về nƣớc.

Điều này đòi hỏi nƣớc ta phải có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế xuất hiện cơ chế mới về hoạt động XKLĐ trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nƣớc và chức năng thực hiện kinh doanh dich vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp đƣợc cấp phép.

3.1.1.1. Chủ trương, chính sách xuất khẩu lao động.

Ngày 22/9/1999 chỉ thị số 41-CT/TW đƣợc Đảng và nhà nƣớc coi XKLĐ là "một hoạt động KT-Xã Hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc". Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm "có vai trò quan trọng trƣớc mắt và lâu dài". Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trƣơng phát triển và mở

33

rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nƣớc ta đã và đang đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trƣờng lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết thực hiện công tác XKLĐ của Bộ lao động - Thƣơng binh xã hội, đồng chí Bộ Trƣởng đã phát biểu:"Khi thực hiện đƣờng lối mở cửa, từng bƣớc hội nhập với nên kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ƣu thế nhất là trình độ văn hóa, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tƣơng đối rẻ so với các nƣớc trong khu vực. Với ƣu thế này, khả năng đƣa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, đặc biêt là ở khu vực châu á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia,… sẽ ngày càng tăng. Chƣơng trình XKLĐ phải gắn chặt với tạo việc làm trong nƣớc bằng cách dành ít nhất 50% ngoại tệ thu đƣợc để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nƣớc và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nƣớc."

Trong vòng hơn 10 năm qua rất nhiều chỉ thị, văn bản, chính sách, nghị định, thông tƣ đã đƣợc ban hành mà tiêu biểu là:

Các nghị định 370/HDBT ngày 9/11/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành quy chế về việc đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Bộ luật lao động nƣớc XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 06 năm 1995 quy định một số điều luật về việc XKLĐ . Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tạo việc làm cho ngƣời Việt Nam ở ngoài nƣớc.

Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1996 của chính phủ qui định chi tiết một số điều khoản của bộ luật lao động về đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm viêc có thời hạn tại nƣớc ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HDBT).

Nghị định số 152/200/ND-CP ngày 20 tháng 09 năm 2006 của chính phủ quy định việc ngƣời lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở

34

nƣớc ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế nghị định số 07/CP. Nghị định quy định rõ: "chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và ngƣời Việt Nam ở trong nƣớc và ngoài nƣớc thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nƣớc ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc sử dụng lao động Việt Nam".

3.1.1.2. Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam

Bƣớc vào giai đoạn này do trong những năm đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, các doanh nghiệp vừa thoát khỏi sự bao cấp của nhà nƣớc còn gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị trƣờng, đôi khi còn trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nƣớc. Giai đoạn 1992-1994 là một giai đoạn khó khăn và không thuận lợi với nƣớc ta, chỉ có một số ít doanh nghiệp là ký đƣợc hợp đồng đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với số lƣợng vào khoảng 5000 lao động.

Ngày 26/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Do đó việc xuất khẩu lao động và chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nƣớc ngoài. Nhờ có chủ trƣơng, chính sách và quy định pháp luật phù hợp, trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam có những bƣớc tiến dài, khẳng định đƣợc rằng đây là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Số lƣợng các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động này cũng tăng đáng kể. Tính đến 30/6/2010 có 167 doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nƣớc, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Hiện có hơn 200 doanh nghiệp đã đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt hoạt động xuất khẩu đa phần các doanh nghiệp này hoạt động khá

35

hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn nhƣ : VINACONEX, LOD, VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO ... bình quân hàng năm đƣa đƣợc trên dƣới 2000 lao động ra nƣớc ngoài làm việc.

Không chỉ dừng lại ở thị trƣờng truyền thống nhƣ Liên Xô, một số nƣớc XHCN Đông Âu và một số nƣớc Châu Phi, chúng ta đã tập trung nghiên cứu để mở rộng thị trƣờng nhập khẩu lao động. Cho tới nay, ta đã ổn định và phát triển các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tạo dựng quan hệ hợp tác lâu dài với thị trƣờng có tiềm năng thu hút lao động nƣớc ngoài với số lƣợng lớn nhƣ Malaysia, một số nƣớc Trung Đông… Tiếp cận và thí điểm đƣa lao động sang một số thị trƣờng khác có mức thu nhâp cao nhƣ Úc, Canada, Hoa Kỳ…

Do có cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động mà số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài có thời hạn gia tăng nhanh chóng.

Trong giai đoạn 1992-2002, số lƣợng lao động xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Năm 1992 có 810 lao động nhƣng tới năm 2002 đạt 46122 lao động, bình quân mỗi năm đƣa đƣợc 18306 lao động sang nƣớc ngoài làm việc, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnh hƣởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.

Từ năm 2003-2004, có sự gia tăng đột biến rất nhanh từ 46122 lao động tới 75000 lao động, tăng gần gấp đôi.

Năm 2005 cho thấy sự sụt giảm tổng số lao động so với năm 2004 từ

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới (2013-2020) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)