Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới (2013-2020) (Trang 28)

Nhiều nƣớc trong khu vực nh Thái Lan, Philippine, Indonesia, Trung Quốc đều là những nƣớc đã tiến hành chƣơng trình XKLĐ từ lâu và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Để đạt đƣợc kết quả đó, các nƣớc này có các chủ trơng, kế hoạch cũng nhƣ các chính sách quản lý khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế - xã hội ở mỗi nƣớc.

- Philippine

Philippine thực hiện XKLĐ từ giữa những năm 1970, coi XKLĐ nhƣ một quốc sách, là một trong những chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, có sự phối hợp tham gia đồng bộ của tất cả các ngành, các cấp có liên quan.

Hiện nay, Philippine là một trong những nƣớc XKLĐ lớn nhất trên thế giới, có khoảng hơn 7,5 triệu lao động đang làm việc ở nƣớc ngoài, bình quân mỗi năm Philippine xuất khẩu trên 500.000 lao động ra nƣớc ngoài, nếu tính từ giữa những năm 1970 đến nay đã có hơn 15 triệu lợt ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc. Trong số lao động Philippine ở nƣớc ngoài có 75% làm

20

việc trên đất liền và 25% làm việc trên các tàu biển, 70% làm công nhân, giúp việc gia đình, làm tại nhà hàng, khách sạn, giải trí, 30% làm quản lý, điều hành các công ty. Mỗi năm, lao động ở nƣớc ngoài gửi về nƣớc từ 8-10 tỷ USD, XKLĐ trở thành một trong 4 lĩnh vực có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippine. Phƣơng châm phát triển XKLĐ của Philippine là phải kết hợp giữa việc phát triển thị trƣờng XKLĐ với việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động, coi giảm chi phí XKLĐ là một trong các biện pháp hữu hiệu để mở rộng thị trƣờng. Philippine xây dựng một cơ chế quản lý, điều hành hoạt động XKLĐ hoàn chỉnh từ trung ơng đến địa phƣơng, ở trong và ngoài nƣớc, ban hành nhiều luật lệ, chính sách ƣu đãi nhằm thúc đẩy XKLĐ và tránh những vụ việc tiêu cực trong XKLĐ. Hoạt động XKLĐ của Philippine do một cơ quan nhà nƣớc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành là Bộ Lao động và Việc làm. Cục quản lý lao động Philippine ở nƣớc ngoài (POEA) và Cục đảm bảo phúc lợi cho ngƣời lao động Philippine ở nƣớc ngoài (OWWA) trực thuộc Bộ này chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ. POEA có nhiệm vụ quản lý việc tuyển dụng, đa ra các chính sách để thúc đẩy hoạt động XKLĐ, cử cán bộ phụ trách lao động với tƣ cách là Tham tán hay Tùy viên lao động tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Philippine ở những nƣớc có đông ngƣời lao động đến làm việc; thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động của các công ty XKLĐ, cấp giấy phép cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài...

Chính phủ Philippine thực hiện chủ trƣơng vừa quản lý chặt chẽ, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động XKLĐ. Việc cấp giấy phép hoạt động XKLĐ cho các doanh nghiệp tƣ nhân có hạn chế và đƣợc thẩm định nghiêm ngặt về khả năng tài chính, tƣ cách và khả năng điều hành của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp và tính khả thi của hợp đồng ký kết. Các doanh nghiệp XKLĐ vi phạm các quy định sẽ bị thu hồi giấy phép, hoặc phải chấm

21

dứt hoạt động XKLĐ, không đƣợc cấp lại giấy phép hoạt động XKLĐ; đồng thời, có thể bị phạt không dƣới 6 năm tù và 20.000USD đối với hoạt động tuyển dụng LĐXK bất hợp pháp.

Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế và ngƣời lao động tham gia hoạt động XKLĐ. Ngƣời lao động Philippine đƣợc tự do tìm việc ở nƣớc ngoài không cần qua các công ty XKLĐ nhƣng phải ký hợp đồng lao động với phía tiếp nhận và làm thủ tục XKLĐ thông qua POEA. POEA quy định mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động Philippine ở nƣớc ngoài là 135 USD/tháng và không cấp giấy phép cho ngƣời lao động đi làm các công việc ở nƣớc ngoài có mức lƣơng thấp dƣới mức lƣơng này; đồng thời yêu cầu phía tiếp nhận có những điều kiện tối thiểu đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt cho lao động Philippine.

Để tăng cƣờng sức cạnh tranh của LĐXK, chính phủ Philippine có các kế hoạch nâng cao tay nghề cho LĐXK cũng nhƣ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ và ILO trong việc giáo dục, giúp đỡ pháp lý, đào tạo nghề cho lao động. POEA tổ chức các lớp học giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động trƣớc khi đi XKLĐ. Việc tuyển chọn ngƣời đi XKLĐ làm giúp việc gia đình ở nƣớc ngoài dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe tốt và trình độ ngoại ngữ khá, ngƣời lao động phải trải qua một khóa học về các công việc giúp việc gia đình, học cách sử dụng các đồ dân dụng hiện đại, cách giao tiếp, ứng xử, sau đó đƣợc cấp giấy chứng nhận đào tạo để tham gia vào hoạt động XKLĐ.

Philippine thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động trở về tái hòa nhập cộng đồng nhƣ tuyển dụng lại với mức lƣơng cao hơn, khuyến khích, tạo điều kiện cho ngƣời lao động dùng vốn của mình để kinh doanh, sản xuất. Nhà nƣớc không đánh thuế thu nhập và thuế chuyển tiền về nƣớc đối với ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, khuyến khích ngƣời thân nhận tiền do lao động

22

Philippine ở nƣớc ngoài gửi về sử dụng vào những mục đích thiết thực, có lợi cho bản thân và xã hội, đặc biệt là đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh.

- Thái Lan

Chính phủ Thái Lan có chính sách lâu dài và rõ ràng về XKLĐ từ những năm 1970. Với sự hỗ trợ của chính phủ, hoạt động XKLĐ của Thái Lan đƣợc thực hiện khá thuận lợi thông qua các công ty môi giới. Tính trung bình từ 1973 - 2002, Thái Lan xuất khẩu khoảng 117.360 lao động và thu về hơn 3 tỷ USD mỗi năm. LĐXK của Thái Lan hầu hết có nguồn gốc từ vùng nông thôn, nơi có cuộc sống còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế nhƣ miền Bắc và Đông Bắc, có trình độ văn hóa thấp và không có nghề chuyên môn. Năm 2003, 67% LĐXK của Thái Lan từ khu vực Đông Bắc và 19% từ miền Bắc, trình độ học vấn là 77,70% ở cấp phổ thông cơ sở.

Thái Lan XKLĐ chủ yếu vào thị trƣờng khu vực Đông Á, chiếm 80-88% tổng số LĐXK của Thái Lan, trong đó Đài Loan là thị trƣờng chính, tiếp nhận khoảng 60% tổng số LĐXK vào khu vực này.

Thái Lan xuất khẩu lao động phổ thông sang các nƣớc làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, phục vụ và nấu bếp, lao động lành nghề làm việc trong các ngành điện tử, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm và chủ yếu xuất khẩu lao động có tay nghề cao sang các nƣớc khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Khoảng 70% lao động Thái Lan tại Đài Loan làm việc trong các công ty xây dựng, xí nghiệp may, lắp ráp điện tử và giúp việc gia đình.

Cũng nhƣ Philippine, Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ, cho phép và khuyến khích các công ty tƣ nhân tham gia hoạt động XKLĐ, ngƣời dân Thái Lan đƣợc tự do đi lao động ở nƣớc ngoài theo năm kênh khác nhau: tự đi; đi cùng ngƣời chủ tuyển dụng nƣớc ngoài; đi với tƣ cách là thực tập sinh đến các nƣớc có chế độ tiếp nhận thực tập sinh làm việc tạm thời nh ngƣời học việc; thông qua các công ty XKLĐ tƣ nhân và thông qua Bộ Lao

23

động và Phúc lợi xã hội. Có 52% lao động Thái Lan đi XKLĐ thông qua các công ty XKLĐ tƣ nhân, 41% đi theo cách riêng của cá nhân và chỉ gần 1% thông qua Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.

Nhằm tăng cƣờng khả năng XKLĐ, Thái Lan thành lập trung tâm tìm kiếm việc làm để phục vụ những ngƣời muốn tìm việc làm ngoài nƣớc, trang bị cho họ những kiến thức và quy trình tuyển dụng nhƣ kiểm tra sức khỏe, nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng. Trung tâm này là đầu mối để các công ty XKLĐ và các chủ sử dụng tuyển dụng lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc; Thành lập các trung tâm đặc biệt nhằm đối phó với các hành vi lừa đảo và trái phép trong XKLĐ ở 36 tỉnh trên cả nƣớc, nhất là các khu vực có nhiều LĐXK và tỷ lệ khiếu kiện cao trong các vấn đề tìm việc làm ở nƣớc ngoài nh miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan.

Để bảo vệ ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, Chính phủ Thái Lan quy định chỉ XKLĐ tới các thị trƣờng có quy định mức lƣơng tối thiểu đối với lao động Thái Lan. LĐXK Thái Lan khi đến nƣớc tiếp nhận phải đến khai báo tên và địa chỉ tại Đại sứ quán Thái Lan ở nƣớc sở tại để đƣợc giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp; tích cực đàm phán với chính phủ các nƣớc tiếp nhận nhằm hạn chế những rủi ro, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi của ngƣời lao động, đền bù cho ngƣời lao động bị chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn,...

Để hỗ trợ cho ngƣời LĐXK, Thái Lan thành lập Quỹ hỗ trợ cho lao động ngoài nƣớc nhằm giúp đỡ những lao động gặp rủi ro và không có tiền trở về cũng nhƣ hỗ trợ những lao động gặp khó khăn trƣớc khi đi. Thái Lan cũng chỉ định ba ngân hàng chuyên cho những ngƣời muốn đi XKLĐ vay tiền với lãi suất thấp để giúp họ tránh đƣợc những rủi ro trong tìm kiếm nguồn tài chính đi XKLĐ. Tuy nhiên, chỉ có 12% số lao động đi XKLĐ vay tiền từ Nhà nƣớc, khoảng 22,7% vay tiền từ những cơ sở tƣ nhân và 15% vay tiền từ ngƣời thân.

24

Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ đƣợc các cơ quan chức năng của nhà nƣớc (Cục Việc làm - Bộ Lao động Thái Lan) và các công ty XKLĐ tƣ nhân thực hiện, các cơ hội, thông tin về việc làm ở nƣớc ngoài đƣợc phổ biến rộng rãi, công khai, đẩy đủ cho tất cả mọi ngƣời lao động.

Thái Lan chú trọng đến việc tăng chất lƣợng nguồn XKLĐ, chính phủ quy định tất cả lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài trƣớc khi xuất cảnh phải tham gia khóa học định hƣớng miễn phí của Cục Việc làm - Bộ Lao động Thái Lan về các kiến thức cơ bản nhƣ văn hóa, điều kiện sống, hợp đồng lao động, lƣơng và các quy định liên quan đến ngƣời lao động cũng nhƣ quyền đƣợc hởng các phúc lợi xã hội của họ. Hàng năm chính phủ và các công ty XKLĐ mở các khóa đào tạo cho lao động nông thôn để chuẩn bị đi XKLĐ, khoảng 80.000 - 120.000 lao động, tập trung vào các ngành nghề cơ khí, điện tử, thợ hàn, xây dựng, lái xe, mỹ thuật công nghiệp và dịch vụ.

- Trung Quốc

Trung Quốc hiện là một trong những nƣớc XKLĐ đứng đầu trong khu vực và trên thế giới. XKLĐ của Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1970 và đã tăng lên một cách đáng kể cùng với tốc độ gia tăng cải cách kinh tế và chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài trong những năm gần đây.

Trung Quốc chủ yếu XKLĐ thông qua dự án xây dựng ở nƣớc ngoài, XKLĐ qua các đại lý dịch vụ việc làm có hợp đồng cung ứng lao động và xuất khẩu thuyền viên. Trung Quốc XKLĐ sang các thị trƣờng chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nƣớc Trung Đông và đặc biệt là Mỹ. Trung Quốc XKLĐ sang các nƣớc làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, may mặc, dịch vụ gia đình và giải trí, xuất khẩu thuyền viên, trong đó, xuất khẩu thuyền viên tàu đánh cá là một phần quan trọng trong XKLĐ của Trung Quốc.

Việc quản lý hoạt động XKLĐ của Trung Quốc cũng đƣợc tập trung vào một cơ quan nhà nƣớc là Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc,

25

Bộ này chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và các văn bản liên quan đến hoạt động XKLĐ. Chính phủ Trung Quốc quy định các đại lý dịch vụ việc làm phải thực hiện đƣợc đầy đủ các dịch vụ liên quan đến hoạt động XKLĐ nhƣ thông tin thị trƣờng lao động, giới thiệu việc làm và tuyển lao động, ký kết hợp đồng lao động, đào tạo ngoại ngữ và tay nghề, trợ giúp xã hội, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao ðộng. Thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động của các đại lý này thông qua các điều kiện thành lập, tiêu chuẩn hoạt động của các đại lý, thực hiện kiểm tra giấy phép hoạt động và đình chỉ những đại lý không đạt yêu cầu. Đồng thời, tăng cƣờng thông tin cho nhân dân các chính sách về XKLĐ, các điều kiện của các đại lý dịch vụ việc làm hợp pháp và các tiêu chuẩn dịch vụ của các đại lý này thông qua hệ thống thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời lao động đối với hoạt động XKLĐ, nhất là cảnh giác với hoạt động bất hợp pháp.

Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng quy chế bảo vệ quyền và quyền lợi của ngƣời lao động Trung Quốc ở nƣớc ngoài để có các cơ sở hợp pháp về quản lý và thanh tra việc làm nƣớc ngoài. Đặc biệt, chú trọng tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc khác trong việc đấu tranh ngăn chặn, các hoạt động XKLĐ bất hợp pháp và di cƣ bất hợp pháp để bảo vệ ngƣời lao động Trung Quốc ở nƣớc ngoài.

Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động XKLĐ của một số nước trong khu vực

- Chính phủ các nƣớc đều coi XKLĐ là chiến lƣợc, là quốc sách lâu dài nên đều có chƣơng trình quốc gia về XKLĐ. Vấn đề hợp tác lao động thƣờng xuyên đƣợc đề cập đến trong các cuộc trao đổi cấp cao và đƣợc thể hiện trong các thỏa thuận song phƣơng với nƣớc ngoài; đồng thời, thƣờng

26

xuyên theo dõi diễn biến tình hình của các nƣớc tiếp nhận lao động để chiếm lĩnh thị trƣờng XKLĐ.

- Vấn đề quản lý nhà nƣớc về XKLĐ đều tập trung vào một cơ quan của chính phủ, đó là Bộ Lao động. Vai trò của Đại sứ quán tại nƣớc ngoài đƣợc đặc biệt quan tâm, thông qua phát huy vai trò của Tùy viên lao động tại các nƣớc đó để thẩm định các hợp đồng và quản lý lao động.

- Công tác bảo vệ quyền lợi của LĐXK ở nƣớc ngoài đƣợc chú trọng; đồng thời, thành lập các quỹ hỗ trợ cho ngƣời lao động khi đi XKLĐ hay gặp khó khăn khi đang làm việc ở nƣớc ngoài.

- Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế và ngƣời lao động tham gia tìm việc làm ở ngoài nƣớc. Các ngành chức năng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả chƣơng trình việc làm ở ngoài nƣớc.

- Công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động trƣớc khi đi đƣợc đặc biệt chú ý với việc hình thành trung tâm đào tạo quốc gia và quản lý nhà nƣớc về đào tạo LĐXK.

- Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ đƣợc chú trọng, có sự tham gia của cả cơ quan chức năng và các công ty hoạt động XKLĐ, các thông tin về cơ hội về việc làm ở nƣớc ngoài đƣợc phổ biến công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới (2013-2020) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)